Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Vai trò và vị trí của dự án trong qui hoạch phát triển



tải về 3.15 Mb.
trang25/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   57

4.2. Vai trò và vị trí của dự án trong qui hoạch phát triển

4.2.1. Định hướng ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020


Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững với những mục tiêu như sau:

* Mục tiêu tổng quát của ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2010 là: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

* Mục tiêu cụ thể của ngành Lâm nghiệp:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân năm đạt từ 5,5% đến 6,0%.

- Nâng độ che phủ rừng lên 42%; diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha.

- Nâng cao năng suất rừng trồng lên 30 m3/ha/năm.

- Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD.

- Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.


4.2.2. Vị trí, vai trò của dự án đối với Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp và đối với Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp


Đối với Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp: Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trong đó đặt ra mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh những mục tiêu về nâng cao độ che phủ, năng suất, chất lượng rừng, đề án cũng hướng đến việc thay đổi cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho đến khai thác và tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu các loại hình tổ chức quản lý rừng theo hướng đa dạng hóa loại hình tổ chức quản lý rừng, huy động mọi các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư phát triển rừng.

Dự án sẽ hỗ trợ triển khai thực hành tốt các hoạt động trong ngành lâm nghiệp theo hướng hiện đại hóa ngành lâm nghiệp để phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

Đối với Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển: Vùng mục tiêu dự án được xác định là vành đai ven biển thuộc các xã có tính dễ tổn thương cao với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc phục hồi và quản lý bền vững rừng ven biển góp phần quan trọng trong việc tăng cường tính thích ứng của khu vực được lựa chọn.

4.2.3. Vị trí, vai trò của dự án đối với qui hoạch phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng và Miền Bắc Trung bộ


Hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng là khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc góp phần rất lớn trong tăng trưởng GDP toàn quốc, Tổng thu ngân sách năm 2013 của hai tỉnh là 75.600 tỷ VNĐ từ các nguồn thu chính là công nghiệp, du lịch và xuất khẩu thuỷ sản. Dự án góp phần quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai cho các tỉnh, khi các khu rừng ven biển được phục hồi và quản lý bền vững.

Đối với 6 tỉnh miền Trung, nơi có địa hình hẹp có nhiều cảnh quan đẹp, có nhiều cảng biển, có lợi thế phát triển kinh tế biển và du lịch, nhưng luôn chịu áp lực của bão, lũ. Dự án góp phần tăng hiệu quả cho các ngành khác khi đai rừng ven biển được thiết lập và quản lý bền vững.


4.2.4 Vị trí, vai trò của dự án đối với Chiến lược ứng phó với Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh


Các khuôn khổ hợp tác quốc gia mới giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới sẽ được chuẩn bị trong năm tài chính (FY) 2017. Hai trong số các cải cách ưu tiên trong Chiến lược quốc gia (SCD) vừa hoàn thành gần đây bao gồm (i) tăng cường tính chống chịu trước biến đổi khí hậu và các lợi ích từ giảm thiểu (ii) hiện đại hóa nông nghiệp và quản lý các tài sản tự nhiên. Tầm quan trọng của rừng ven biển trong việc giảm tổn thương với biến đổi khí hậu ở các vùng của Việt Nam đã được thừa nhận trong các cải cách trước đây.

Các khuyến nghị bao gồm gia tăng đầu tư để các thành phố và các cộng đồng nông thôn giảm được những tác động trực tiếp và những tổn thương do biến đổi khí hậu. Cải thiện cơ sở thông tin sử dụng để thông báo kế hoạch và đầu tư; tăng cường phối hợp và lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu giữa các ngành và các cấp chính quyền. Ở cấp tỉnh và thành phố, thiết kế kế hoạch sử dụng đất có tính đến rủi ro thiên tai. Cải cách ưu tiên về hiện đại hóa nông nghiệp và quản lý tài sản tự nhiên. Cải cách, phát triển kinh tế, đặc biệt là liên quan đến đất đai và thị trường đất, vai trò và điều kiện hoạt động của các công ty nhà nước. Các khuyến cáo nắm bắt cơ hội được tạo ra bởi các mô hình tiêu thụ thay đổi của xã hội Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu, bao gồm sản phẩm gỗ.


4.2.5 Đánh giá chung về sự phù hợp của dự án đối với chính sách quốc gia, của ngành và của vùng


Biến đổi khí hậu là vấn đề thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước khí hậu), Nghị định thư Kyoto và ký Thỏa thuận Pa-ri tại Niu-Y-oóc (Mỹ) ngày 22-4-2016. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua một số văn bản quy phạm pháp luật, như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh, v.v. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 - 2020

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, 26/8/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày Phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình đầu tư mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững với những mục tiêu tổng quát là: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Biến đổi khí hậu cũng tác động tới rừng và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Rừng rất đặc biệt bởi nếu không quản lý tốt sẽ góp phần gây ra biến đổi khí hậu nhưng rừng cũng là nạn nhân của biến đổi khí hậu. Dự án triển khai trên địa bàn vùng ven biển” triển khai trên 8 tỉnh, với chiều dài trên 900 km bờ biển. Dự án sẽ bảo vệ rừng hiện có, trồng mới để tăng diện tích rừng, quản lý rừng bền vững, giúp giảm nhẹ những thiệt hại do bão lũ và thiên tai, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư vùng ven biển, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội là hoàn toàn phù hợp với các chủ chương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển của ngành Lâm Nghiệp.



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương