Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai dự án



tải về 3.15 Mb.
trang26/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   57

4.3. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai dự án

4.3.1. Một số điều kiện thuận lợi


- Tài nguyên rừng ở vùng ven biển có giá trị đa dạng sinh học cao: Những giá trị đa dạng sinh học này đã cung cấp một nguồn lợi đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Rừng ven biển nói chung và rừng ngập mặn nói riêng hầu hết là rừng bản địa đã xuất hiện và tiến hóa lâu dài ở nước ta. Ở các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thực vật, động vật ven biển. Đây là lợi thế quan trọng trong việc khôi phục rừng ven biển một cách nhanh chóng, đặc biệt đối với các loài cây mọc nhanh ưa sáng.

- Lực lượng lao động dào: Vùng kinh tế ven biển là nơi tập trung đông dân cư, có lịch sử phát triển lâu dài, nhiều vùng kinh tế trọng điểm, nhiều khu đô thị, công nghiệp, có trình độ sản xuất cao. Các nguồn lực về con người và điều kiện kinh tế sẽ là nguồn đóng góp đáng kể cho công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển.Thực tế trong những năm qua, đời sống người dân ven biển gắn liền với rừng phòng hộ ven biển với việc khai thác thủy hải sản dưới tán rừng, nuôi trồng, canh tác thủy sản. Người dân cũng đã nhận thức rõ ràng rừng phòng hộ ven biển đóng góp không nhỏ cho đời sống của họ đồng thời bảo vệ họ giảm nhẹ các thiên tai. Nhiều người dân đã tự giác bảo vệ rừng, trồng lại rừng bằng công sức của họ, tiêu biểu như ở Quảng Bình.

- Kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng đã được tích lũy: Thông qua các dự án bảo vệ và phát triển rừng, kinh nghiệm, quản lý và trình độ năng lực của cán bộ lâm nghiệp đã được tích lũy. Nhiều mô hình trồng và bảo vệ rừng trên đất ngập mặn và rừng trên đất cát đã được xây dựng. Nhiều mô hình bảo vệ, phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân đã được xây dựng. Đây là cơ sở để nhân rộng nhằm phát triển sinh kế cho nhân dân trong vùng và thu hút nhiều bên liên quan tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Nhận thức về vai trò, giá trị, và dịch vụ của rừng ven biển ngày càng được cải thiện và nâng cao: Nhận thức của các ngành, các cấp và các cộng đồng dân cư về vai trò đặc biệt quan trọng của rừng trong việc phòng hộ ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại của các thảm hoạ tự nhiên (đặc biệt là bão), lấn biển, cố định bờ biển tạo ra các khu vực đồng bằng màu mỡ vùng ven biển, cung cấp dinh dưỡng cho hệ sinh thái, duy trì năng suất thuỷ hải sản, hỗ trợ cho quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển. Vùng ven vùng dự án có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông, phát triển kinh tế biển, bảo vệ án ninh, quốc phòng. Tài nguyên rừng và đất rừng trong vùng dự án bao gồm rừng tự nhiên, rú cát tự nhiên và rừng trồng là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái vùng ven biển, cửa sông và đầm phá.

- Được sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam: Những năm gần đây, Chính phủ và chính quyền địa phương đã quan tâm mạnh mẽ thông qua các chính sách củng cố đê biển, chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu, các chương trình trình trồng rừng phòng hộ ven biển. Các động thái này đã và đang tạo ra xu thế diễn biến tăng dần của rừng phòng hộ ven biển. Những năm qua, nhiều chính sách đã được ban ban hành và đang tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý đầu tư quản lý bảo vệ rừng ven biển. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 về một số chính sách bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2015 ban hành quy chế rừng phòng hộ; Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/4/2016 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây Trang, Sú, Mấm đen, Vẹt dù, Bần chua; Thông tư số 69 /2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ- TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sự quan tâm hỗ trợ của quốc tế: Những năm gần đây, chúng ta được ủng hộ mạnh mẽ từ bạn bè quốc tế trong việc trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho phát triển rừng phòng hộ ven biển. Đây là điều kiện tiền đề cho việc hội nhập quốc tế trong việc ứng phó với diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu.


4.3.2. Một số khó khăn, hạn chế


- Vùng tác nghiệp đầu tư của dự án khó khăn: Ven biển vùng dự án dài nhưng hẹp, đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ, nên độ dốc xuống bờ biển cao, các dòng sông ngắn chảy mạnh dẫn đến đất đai manh mún, bị chia cắt, thuộc nhiều ngành quản lý. Vùng dự án trải dài trên 8 tỉnh, với 257 xã, đây là những khó khăn cho các hoạt động của dự án.Điều kiện lập địa ở một số vùng tương đối khó khăn cho việc khôi phục rừng ven biển, đặc biệt là những vùng bãi cát, vùng nước ngập triều sâu. Đất ngập mặn ven biển ở một số nơi có lượng bùn mỏng, nghèo dinh dưỡng do lượng phù sa các sông thấp.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết bất thường: Hàng năm, vùng ven biển phải hứng chịu trung bình khoảng 10 trận bão lớn nhỏ, được coi là thiên tai lớn nhất tác động tới kinh tế xã hội vùng ven biển. Mùa khô, các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nền nhiệt cao ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng xấu, nhất là đất cát nghèo dinh dưỡng, hút nước chậm, thoát nước nhanh, độ liên kết kém vì vậy khả năng thích nghi cho cây trồng lâm nghiệp rất khó khăn nhất là vào mùa khô hạn. Các thềm đất ven vùng đầm phá, cửa sông ít phù sa, hàm lượng dinh dưỡng thấp, độ dày lớp đất bùn mỏng, nhiều cát vì vậy khó khăn cho việc gây trồng rừng cây ngập mặn bảo vệ đê điều.

- Các hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học ven biển rất nhạy cảm và mỏng manh, dễ bị suy thoái: Trên thực tế, những tác động của thiên tai và con người đã làm suy giảm hệ sinh thái ven biển. Tình trạng dân cư tập đông ở vùng ven biển cũng tạo ra sức ép lớn đối với tài nguyên, môi trường, và nhu cầu cao về sử dụng đất đai và tài nguyên rừng. Nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng càng ngày càng lớn, đe dọa mạnh tới vùng đất cát đã được trồng rừng cố định. Nhu cầu về lâm sản, thủy sản tự nhiên trong rừng cũng tác động tới các giá trị của hệ sinh thái rừng ven biển. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân vẫn còn ở tình trạng nghèo hoặc cận nghèo, đời sống phụ thuộc nhiều vào các khu rừng ven biển, đặc biệt là các khu rừng ngập mặn đã gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

- Chính sách về quản lý rừng ven biển mặc dầu đã được ban hành nhưng vẫn còn thiếu và còn nhiều bất cập: Hầu hết các văn bản pháp luật và chính sách hiện hành chủ yếu quan tâm tới rừng trên núi, chưa có chính sách cụ thể cho những vùng đặc thù ven biển. Chính sách đầu tư chưa thỏa đáng, đặc biệt là các định mức lâm sinh chưa phù hợp, đặc biệt đối với rừng trên đất cát. Vì vậy việc khôi phục lại rừng gặp rất nhiều khó khăn. Quy hoạch rừng ven biển còn chưa được chú ý, thường được xác định chung trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng, khoáng sản, thủy lợi,… chưa kết hợp được với quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số diện tích rừng trên cát được chuyển đổi sang mục đích khác một cách tùy tiện chưa tính đến tác động môi trường, như chuyển đổi sang đất canh tác, du lịch, khai khoáng, xây dựng,.. Nhiều vùng ven biển có những điểm du lịch lớn, có nhiều mỏ khai thác than. cảng than nên môi trường sống của rừng ngập mặn bị ô nhiễm khá nặng.

- Nguồn lực trong ngành lâm nghiệp còn hạn chế: Hầu hết các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ chưa có ban quản lý rừng phòng hộ ven biển. Lực lượng cán bộ quản lý còn mỏng trong khi đó rừng phòng hộ manh mún, nhỏ lẻ, xen kẽ với dân. Lực lượng cán bộ lâm nghiệp chuyên trách ở các xã có rừng hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Hầu hết cán bộ kiểm lâm địa bàn trình độ còn hạn chế trong việc tham mưu cho chính quyền xã trong phát triển rừng. Hệ thống khuyến lâm ở vùng ven biển thiếu nghiêm trọng. Chính vì vậy, vùng ven biển chưa phát huy được hết vai trò và lợi thế của ngành lâm nghiệp.

Do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xu hướng chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng, bãi bồi sang các hoạt động sản xuất có lợi nhuận cao như nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng gây khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay rất nhiều đầm thuỷ sản được quây đắp tuỳ tiện ngay cả trong chỉ giới 100m bảo vệ đê biển làm chết rừng ngập mặn, vi phạm pháp lệnh đê điều, ảnh hưởng xấu đến an toàn đê biển. Mâu thuẫn giữa phát triển đầm nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ phát triển rừng ngập mặn phòng hộ ven biển là vấn đề nổi cộm cần được giải quyết trong những năm tới.Sản xuất hàng hóa của các hoạt động lâm nghiệp rất hạn chế, trong khi đó các giá trị về sinh thái và môi trường lại chưa được nhìn nhận đúng đắn, nên các tỉnh chưa thực sự ưu tiên bảo vệ phát triển rừng phòng hộ ven biển.

CHƯƠNG 5: LÝ DO SỬ DỤNG VỐN ODA VÀ THẾ MẠNH CỦA NHÀ TÀI TRỢ, ĐÁNH GIÁ CÁC RÀNG BUỘC CỦA NHÀ TÀI TRỢ



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương