Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Kinh nghiệm và khả năng của WB trong các chương trình, dự án WB đã và đang tài trợ cho Việt Nam



tải về 3.15 Mb.
trang28/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   57

5.3. Kinh nghiệm và khả năng của WB trong các chương trình, dự án WB đã và đang tài trợ cho Việt Nam


Ngân hàng thế giới (World Bank) đã và đang là nhà tài trợ chính cho nhiều dự án Lâm nghiệp ở Việt Nam điển hình như: Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp; Dự án Bảo vệ rừng và PTNT tại các tỉnh Đồng Nai, Đắc Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Bình Phước (FPDP-WB1); Dự án Bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh (CWPDP-WB2); Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (FSDP-WB3) tài trợ trồng hơn 73.000 ha rừng tại 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ an, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Theo định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành lâm nghiệp đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên sử dụng nguồn vốn của WB vào việc hỗ trợ Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ vì World Bank có khả năng cung cấp các khoản vay ưu đãi dài hạn (thời gian vay từ 25 năm trong đó có thời gian ân hạn dài 5 năm) và với lãi suất ưu đãi nên rất phù hợp với các lĩnh vực đầu tư tạo ra nhiều lợi ích như đầu tư trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Do vậy, dự án đề xuất Nhà tài trợ WB là phù hợp do WB có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này cũng như đã tài trợ nhiều dự án Lâm nghiệp đạt hiệu quả đầu tư cao và thành công điển hình như Dự án ngành Lâm nghiệp (FSDP-WB3).

5.4. Các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ WB


Ngân hàng Thế giới sẽ chủ yếu xem xét tài trợ cho dự án từ nguồn vốn vay ưu đãi của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới theo đúng quy định của Việt Nam và quy chế của Ngân hàng Thế giới. Chính phủ Việt Nam sẽ cam kết cung cấp đủ vốn đối ứng cho dự án vốn vay.

Đề xuất dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” được xây dựng theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ ban hành Hướng dẫn chung lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức; Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/8/2016 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.

Quá trình triển khai thực hiện dự án sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành của Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, về thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt các nội dung đối với kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trong dự án sẽ tuân thủ theo các quy định về hướng dẫn mua sắm và hướng dẫn lựa chọn tư vấn của NHTG, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Dự án sẽ áp dụng chính sách an toàn về các dân tộc thiểu số (OP/BP 4.10) và tái định cư (OP/BP 4.12) cũng như các quy định trong nước về môi trường và chính sách an toàn về môi trường OP/BP 4.01 của NHTG. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng khung chính sách an toàn (tái định cư, dân tộc thiểu số, môi trường) trình NHTG xem xét và chấp thuận trước khi đàm phán dự án.

5.5. Những điểm khác biệt về thủ tục và khả năng hài hoà


a. Chính sách an toàn

Chuyên gia an toàn môi trường và xã hội của WB đã nhấn mạnh vào tác động tiềm năng của các hợp phần dự án. Việc thực hiện chính sách an toàn xã hội được khẳng định ngay khi vùng dự án cũng như phạm vi thực hiện dự án được xác định xong sau khi tham với các tổ chức chính phủ và địa phương (14).

Các tác động về môi trường có thể là không đáng kể lên rừng và môi trường sống tự nhiên được tạo ra từ các tiểu dự án liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ tại địa phương.Các biện pháp giảm nhẹ thích hợp đã được thu thập và xây dựng thành các kế hoạch quản lý môi trường kèm theo sẽ được xác định. Tác động kinh tế xã hội tiềm năng của dự án bằng việc hỗ trợ bảo vệ và quản lý rừng ngập mặn hiện có hoặc sẽ được trồng và rừng phòng hộ ven biển. Việc thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế ven biển và mô hình đồng quản lý cho các cộng đồng hoặc hộ gia đình (bao gồm quản lý tổng hợp vùng ven biển) cho là rất tích cực sẽ mang lại lợi ích cho các bên hưởng lợi (ví dụ nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn, chi trả dịch vụ môi trường rừng từ carbon, thủy sản, các lợi ích từ rừng phòng hộ).

Để đối phó với các tác động này, cần phải xây dựng các công cụ bảo đảm an toàn như được liệt kê dưới đây thông qua các công cụ: Đánh giá tác động xã hội (SA), Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) với các phụ lục, Khung Chính sách tái định cư (RPF), và Khung Chính sách Dân tộc thiểu số (EMPF), và Khung tiến trình (PF). Bản dự thảo đảm bảo an toàn và tóm tắt của các tài liệu công cụ hướng dẫn đảm bảo an toàn đáp ứng được các yêu cầu của NHTG được tham vấn rộng rãi và công bố thông tin.



b. Về mua sắm, đấu thầu

Chính sách về mua sắm mới của NHTG có hiệu lực từ 1/7/2016 sẽ được áp dụng cho dự án này. Theo đó, nhóm chuẩn bị dự án của Bộ NN và PTNT phải xây dựng một bản Chiến lược mua sắm của dự án vì sự phát triển (PPSD), đây là điều kiện bắt buộc theo khung chính sách mua sắm mới của NHTG. PPSD sẽ giúp xử lý việc các hoạt động mua sắm sẽ hỗ trợ như thế nào cho các mục tiêu phát triển dự án và đem lại giá trị đồng tiền tốt nhất theo phương pháp tiếp cận quản lý được rủi ro, thể hiện được bối cảnh và thị trường trong nước. PPSD cũng sẽ cung cấp các thông tin đầu vào cốt lõi cho chương Mua sắm trong Cẩm nang thực hiện dự án mà sẽ hướng dẫn việc thực hiện dự án (PIM).

Để xây dựng PPSD, việc đánh giá năng lực và quản lý rủi ro mua sắm đối với các Cơ quan thực hiện dự án (Ban Quản lý dự án) sẽ được thực hiện ở cấp trung ương và cấp tỉnh thông qua các bảng câu hỏi chi tiết theo mẫu của NHTG. Dựa trên các thông tin được cung cấp, cán bộ chuyên môn của NHTG đã trực tiếp tiến hành khảo sát thí điểm tại tỉnh Quảng Bình và Hải Phòng.

Căn cứ trên kết quả khảo sát, đánh giá, việc sắp xếp bố trí các nội dung liên quan đến hoạt động mua sắm (ngưỡng áp dụng mỗi phương pháp mua sắm, ngưỡng xem xét của NHTG) sẽ được xây dựng dựa theo quy định tại: Chính sách mua sắm trong Tài trợ dự án đầu tư và Các vấn đề khác về hoạt động mua sắm (Procurement Policy in Investment Project Financing and Other Operational Procurement Matters).

Các quy định mua sắm trong Tài trợ dự án đầu tư đối với Bên vay (Procurement Regulations for Investment Project Financing Borrowers). Tài liệu này tương đương với các Hướng dẫn về mua sắm và Tuyển chọn tư vấn (hay còn được gọi là Quyển đỏ và Quyển xanh) đang áp dụng cho các dự án trước ngày 1/7/2016.

Việc lập kế hoạch mua sắm sẽ do MBFP và các PPMU chủ động thực hiện. MBFP sẽ là đầu mối theo dõi tổng hợp kế hoạch mua sắm tổng thể và kế hoạch mua sắm hàng năm của Dự án để phục vụ công tác điều phối. Các kế hoạch này sẽ đưa ra những thông tin về sắp xếp các gói thầu, phương pháp mua sắm và lịch thời gian cho mỗi gói, cũng như đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Các kế hoạch mua sắm hàng năm sẽ được NHTG xét duyệt và chỉ được triển khai thực hiện sau khi nhận được thư không phản đối của NHTG. Các mục trong kế hoạch mua sắm được gộp thành các hạng mục hàng hóa, công trình xây lắp và dịch vụ tư vấn. Trong mỗi hạng mục, việc chia các gói thầu phải dựa trên nguyên tắc kinh tế và hiệu quả trong triển khai và bàn giao hàng hóa, công trình xây lắp và dịch vụ... dựa trên các kết quả đã được xác định trong PPSD.

Bản Kế hoạch mua sắm cho 18 tháng đầu tiên của dự án được xây dựng sử dụng ý tưởng và phương pháp tiếp cận trong PPSD.

Các phương pháp đấu thầu, ngưỡng áp dụng và giới hạn để được WB xem xét trước áp dụng cho dự án này được mô tả ở bảng dưới đây. Trong quá trình thực hiện dự án, các giới hạn này có thể thay đổi một cách thích hợp theo WB để đảm bảo dự án triển khai thuận lợi mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào.



Bảng 30. Tóm tắt sắp xếp đấu thầu

Phân loại

Giá trị hợp đồng (USD)

Phương thức lựa chọn nhà thầu

Ngân hàng xem xét trước

Hàng hoá và dịch vụ phi tư vấn

>=$3,000,000

ICB

Tất cả hợp đồng ICB

<$3,000,000

NCB

2 hợp đồng NCB đầu tiên trong kế hoạch đấu thầu dự án được thông qua với Ngân hàng

<$100,000

Chào hàng cạnh tranh

Không áp dụng

N/A

Hợp đồng trực tiếp (DC)

Sự điều chỉnh cho tất cả hợp đồng DC phải được cung cấp trong kế hoạch đấu thầu để xem xét trước

N/A

Tự thực hện Force acounts

Tất cả hợp đồng

Xây lắp

>=$20,000,000

ICB

Tất cả hợp đồng ICB

<$20,000,000

NCB

2 hợp đồng NCB đầu tiên trong kế hoạch đấu thầu dự án được thông qua với Ngân hàng

<$200,000

Chào hàng cạnh tranh

Không áp dụng

N/A

Hợp đồng trực tiếp (DC)

Sự điều chỉnh cho tất cả hợp đồng DC phải được cung cấp trong kế hoạch đấu thầu để xem xét trước

Dịch vụ tư vấn

>$500,000

Ưu tiên phương thức QCBS

Tất cả các hợp đồng

>=$300,000

QCBS, QBS, FBS, LCS

Tất cả các hợp đồng

<$300,000

CQS

Tất cả hợp đồng

N/A

SSS

Tất cả hợp đồng

N/A

IC

Không áp dụng


PHẦN IV: NỘI DUNG DỰ ÁN

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN

Các phương án đầu tư của dự án được thực hiện trong 4 hợp phần, dưới đây là các nội dung của các hợp phần:

Hợp phần 1: Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển

Tiểu hợp phần 1.1: Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch quản lý tổng hợp không gian vùng ven bờ


  • Phát triển các công cụ bằng hình ảnh để đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tham vấn các cộng đồng;

  • Phát triển các kịch bản phát triển trong tương lai;

  • Xây dựng hướng dẫn và trình tự quy hoạch tổng hợp không gian ven bờ để thực hiện và tham khảo trong tương lai.

Tiểu hợp phần 1.2: Nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp thông qua liên kết vùng và hợp tác sản xuất

Đầu tư cho các trung tâm vùng bền kỹ thuật, công nghệ để họ hỗ trợ địa phương sản xuất giống, đặc biệt là giống cây bản địa.

Tiểu hợp phần 1.3: Định giá rừng và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển.

- Thí điểm và nhân rộng các công trình chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các địa phương vùng ven biển trong lĩnh vực thủy sản và các bon rừng;

- Thực hiện định giá rừng để hỗ trợ phát triển Kế toán nguồn vốn tự nhiên.

Đây là hợp phần rất quan trọng và rất phức tạp. Các nội dung được đưa vào hợp phần này dựa vào nguồn tài chính, khung thời gian và theo hướng hỗ trợ cho việc bảo vệ rừng ven biển.

Các nội dung của hợp phần này đã được thảo luận và tham vấn các chuyên gia của Tổng Cục Lâm Nghiệp, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, đã chọn lựa các hoạt động phù hợp với rừng ven biển. Tổng Cục Lâm Nghiệp đã đề xuất một số các hoạt động khác nhưng đã được sàng lọc và những hoạt động của được đưa vào dự án này sẽ được tài trợ bằng các nguồn vốn khác.

Hợp phần 2. Phát triển và phục hồi rừng ven biển

Mục tiêu của hợp phần 2 là bảo vệ, trồng làm giàu rừng và trồng lại trên đất đã có rừng trước đây ở vùng ven biển; đầu tư xây dựng các cấu trúc làm tăng tính khả thi lâu dài của các hệ thống rừng ven biển.

Mục đích của hợp phần 2 là:

+ Bảo vệ: 50.000 ha rừng ven biển

+ Phục hồi: 10.000 ha rừng ven biển

+ Trồng lại: 5.000 rừng ngập mặn và 4.000 ha rừng trên cạn ven biển.

Phân bố trên phạm vi 47 huyện 257 xã ven biển

Tiểu hợp phần 2.1: Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển.

Tiểu hợp phần này tập trung vào các vùng ở các mức độ ưu tiên khác nhau căn cứ (vào điều kiện độ cao, phạm vi địa lý, mức độ khó, dễ, trung bình, nguồn giống hiện có).

Tiểu hợp phần 2.2: Bảo vệ rừng trồng thông qua các giải pháp bảo vệ bờ biển

Tiểu hợp phần này sẽ thực hiện đầu tư xây dựng các cấu trúc bảo vệ rừng ven biển, để tăng tỷ lệ sống của rừng.

Các chuyên gia đã phân tích các điều kiện địa mạo địa hình, đề xuất xây dựng các công trình hỗ trợ bảo vệ cho rừng trồng. Ở khu vực rừng trên cạn, chỉ xây dựng các hạng mục công trình nhỏ để hạn chế cát di động. Đối với khu vực rừng ngập mặn cần xây dựng các công trình cản sóng, phá sóng (ngầm), bằng giải pháp mềm để bảo vệ rừng ở một số vị trí dễ bị tổn thương. Khi xây dựng các công trình phòng hộ cần hình thành hệ thống bảo vệ bờ biển. Các chi phí phải tính toán đủ cho việc đánh giá lập địa, thiết kế, xây dựng các công trình hỗ trợ bảo vệ rừng.

Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển

Tiểu hợp phần 3.1: Các gói đầu tư tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển. Tiểu hợp phần này sẽ cung cấp các gói đầu tư hỗ trợ các hộ dân hoặc các nhóm hộ dân giúp các hộ dân có các hoạt động sinh kế giảm sự phụ thuộc và thu nhập từ rừng.

Nguồn vốn đã được sử dụng trong hợp phần cho các công nghệ mua các vật tư đầu vào để đầu tư cho các công trình phụ trợ, làm các mương máng thoát nước, hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận thị trường.

Đối tượng được hỗ trợ là các hộ dân. Phạm vi dự án rộng do đó cần phương pháp tiếp cận cạnh tranh, một số cách thức thực hiện là sự cạnh tranh giữa các nhóm trong một xã hoặc nhiều xã.

PPMU mời các cộng đồng đề xuất, các chuyên gia hỗ trợ các nhóm cộng đồng xây dựng dự án; quá trình đánh giá chia làm 2 vòng. Các chuyên gia kỹ thuật và các PPMU sẽ phải ra soát đánh giá các đề xuất (chi tiết sẽ được trình bày trong các sổ tay hướng dẫn dự án).

Với sự hỗ trợ như vậy các nhóm hộ dân và các công ty có thể phối hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh để triển khai các gói hỗ trợ. Các quy trình cụ thể sẽ thiết lập để rà soát và sàng lọc chọn lựa các gói can thiệp hiệu quả nhất.

Tiểu hợp phần 3.2: Đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phụ trọ, hỗ trợ các nhóm cộng đồng đã đầu tư ở trên để tiếp cận thị trường tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hoạt động ở phần 3.1. Ở đây cũng cần sự cạnh tranh giữa các huyện để thực hiện. Phương thức hỗ trợ cụ thể được nêu trong sổ tay thực hiện dự án (PIM).

Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án.

Cách thức triển khai dự án được khái quát theo sơ đồ sau.



Hình 3. Sơ đồ cách thức triển khai dự án





tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương