Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Tiểu hợp phần 2.1: Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang31/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   57

6.2.1. Tiểu hợp phần 2.1: Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển


Tiểu hợp phần này bao gồm các hoạt động được đầu tư để phục hồi và quản lý rừng ven biển bền vững được tài trợ từ nguồn vốn IDA. Những năm gần đây, đa số người dân vùng ven biển đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của rừng thông qua một số chương trình, dự án đã triển khai trồng rừng phòng hộ ven biển, như chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg; Dự án Trồng rừng nhập mặn của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản; Chương trình Ứng phó với Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh, SP-RCC…Các dự án và chương trình này đã đạt được những thành quả to lớn khi tạo ra những cánh rừng phòng hộ và được chính quyền địa phương và người dân cộng đồng ven biển đánh giá cao. Tuy nhiên, đa số các chương trình, dự án chưa có những giải pháp tốt hơn cho giai đoạn kết thúc dự án như việc giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư bảo vệ lâu dài gắn với các hoạt động tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng, nên hàng năm chính quyền địa phương vẫn phải cung cấp những khoản ngân sách để giao khoán bảo vệ rừng.

Trên cơ sở rà soát hiện trạng rừng và quĩ đất lâm nghiệp quy hoạch cho trồng rừng phòng hộ ven biển, phối hợp với các địa phương rà soát tổng thể các chương trình, dự án đã và đang triển khai có tính chất tương tự đảm bảo không trùng lặp từ đó tiến hành xác định cụ thể địa điểm sẽ tác nghiệp đầu tư bao gồm: Trồng mới, nâng cấp phục hồi rừng, bảo vệ rừng ven biển của các tỉnh tham gia dự án.

Đoàn khảo sát nghiên cứu xây dựng Báo cáo dự án Tiền khả thi đã sử dụng tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau để xác định vùng mục tiêu dự án sẽ tác nghiệp đầu tư như: (i) Sử dụng kết quả điều tra kiểm kê rừng năm 2015-2016 để xem xét đánh giá hiện trạng rừng ven biển; Báo cáo qui hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh đến năm 2020; (ii) Các qui hoạch liên quan khác như qui hoạch phát triển du lịch, qui hoạch phát triển hạ tầng cơ sở, qui hoạch phát triển các nhà máy công nghiệp…để rà soát các diện tích mục tiêu đầu tư vùng dự án.

Các số liệu, tài liệu để xây dựng dự án được tổng hợp dựa trên các kết quả kiểm kê rừng năm 2015- 2016 của các tỉnh và các quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh. Bên cạnh đó, dự án cũng đã lồng ghép các bản đồ về các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ và bản đồ tình trạng đói nghèo để xác định vùng mục tiêu đầu tư của dự án. Kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng dưới đây:

Bảng 31. Tổng hợp kết quả khảo sát diện tích mục tiêu dự án đầu tư theo chủ quản lý

Đơn vị tính: ha




Hạng mục

Tổng

Bảo vệ rừng ngập mặn

Bảo vệ rừng trên cạn ven biển

Phục hồi/Nâng cấp rừng ngập mặn

Phục hồi/Nâng cấp rừng trên cạn ven biển

Trồng rừng mới ngập mặn

Trồng rừng mới trên cạn ven biển

Tổng cộng

72.080

17.260

33.017

4.878

6.925

5.598

4.402

1. Quảng Ninh

24.434

14.554

4.440

3.636

 

1.804

 

Ban QLRPH

9.284

4.930

189

2.379

 

1.786

 

Đối tượng khác

835

682

85

68

 

 

 

Hộ gia đình, cộng đồng

1.819

9

1.810

 

 

 

 

UBND xã (44 xã)

12.496

8.932

2.356

1.190

 

18

 

2. T.P Hải Phòng

4.993

1.632

 

610

 

2.751

 

BQLRĐD

 

 

 

 

 

 

 

Hộ gia đình, cộng đồng

52

46

 

6

 

 

 

UBND xã (12 xã)

4.941

1.586

 

604

 

2.751

 

3. Thanh Hóa

3.272

547

1.719

409

 

482

115

Ban QLRPH

1.193

22

1.168

 

 

3

 

Đối tượng khác

134

 

134

 

 

 

 

Hộ gia đình, cộng đồng

448

24

343

 

 

13

68

UBND xã (18 xã)

1.497

501

73

409

 

466

47

4. Nghệ An

6.991

333

6.151

 

 

158

349

Ban QLRPH

4.875

160

4.573

 

 

142

 

Đối tượng khác

52

 

52

 

 

 

 

Hộ gia đình, cộng đồng

847

9

838

 

 

 

0

UBND xã (30 xã)

1.217

165

688

 

 

16

349

5. Hà Tĩnh

8.861

141

6.132

194

939

194

1.261

Ban QLRPH

6.125

 

4.345

 

739

 

1.041

Hộ gia đình, cộng đồng

1.311

96

790

124

87

110

103

UBND xã (18 xã)

1.442

45

1.013

70

113

84

117

6. Quảng Bình

4.236

53

1.100

29

1.596

85

1.373

UBND xã (32 xã)

4.236

53

1.100

29

1.596

85

1.373

7. Quảng Trị

7.917

 

3.629

 

3.290

24

974

Đối tượng khác

6

 

 

 

6

 

 

Hộ gia đình, cộng đồng

162

 

160

 

2

 

 

UBND xã (25 xã)

7.750

 

3.469

 

3.282

24

974

8. Thừa Thiên Huế

11.376

 

9.846

 

1.100

100

330

Ban QLRPH

7.322

 

6.680

 

353

 

289

Đối tượng khác

903

 

874

 

 

 

29

Hộ gia đình, cộng đồng

530

 

498

 

32

 

 

UBND xã (32 xã)

2.620

 

1.794

 

715

100

11

Nguồn: Số liệu khảo sát của FIPI và báo cáo của các tỉnh, năm 2016

Bảng 32. Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án sẽ đầu tư do Ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý



Đơn vị tính: ha

Hạng mục

Tổng

Bảo vệ rừng ngập mặn

Bảo vệ rừng trên cạn ven biển

Phục hồi/Nâng cấp rừng ngập mặn

Phục hồi/Nâng cấp rừng trên cạn ven biển

Trồng rừng mới ngập mặn

Trồng rừng mới trên cạn ven biển

Tổng cộng

28.783

5.112

16.939

2.379

1.092

1.931

1.330

1. Quảng Ninh

9.284

4.930

189

2.379

 

1.786

 

BQLRPH Đầm Hà

1.798

863

 

936

 

 

 

BQLRPH Tiên Yên

1.906

1.399

 

507

 

 

 

BQLRPH TP Móng Cái

5.579

2.668

189

936

 

1.786

 

2. T.P Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

VQG Cát Bà

 

 

 

 

 

 

 

3. Thanh Hóa

1.193

22

1.168

 

 

3

 

BQLRPH Tĩnh Gia

1.193

22

1.168

 

 

3

 

4. Nghệ An

4.875

160

4.573

 

 

142

 

BQLRPH Nghi Lộc

4.233

72

4.136

 

 

25

 

BQLRPH Quỳnh Lưu

642

88

437

 

 

117

 

5. Hà Tĩnh

6.108

 

4.328

 

739

 

1.041

BQLRPH Cẩm Xuyên

39

 

39

 

 

 

 

BQLRPH Hồng Lĩnh

1.199

 

1.189

 

 

 

10

BQLRPH Kẻ Gỗ

1.475

 

754

 

80

 

641

BQLRPH Nam Hà Tĩnh

3.395

 

2.346

 

659

 

390

8. Thừa Thiên Huế

7.322

 

6.680

 

353

 

289

BQLRPH Bắc Hải Vân

5.007

 

4.455

 

353

 

200

BQLRPH Sông Hương

2.315

 

2.226

 

 

 

89

Số liệu khảo sát của FIPI và báo cáo của các tỉnh, năm 2016

Bảng 33. Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án do UBND xã đang quản lý



Đơn vị tính ha

Hạng mục

Tổng

Bảo vệ rừng ngập mặn

Bảo vệ rừng trên cạn ven biển

Phục hồi/Nâng cấp rừng ngập mặn

Phục hồi/Nâng cấp rừng trên cạn ven biển

Trồng rừng mới ngập mặn

Trồng rừng mới trên cạn ven biển

Tổng cộng (212 xã)

36.199

11.282

10.494

2.302

5.707

3.544

2.871

1. Quảng Ninh (44 xã)

12.496

8.932

2.356

1.190

 

18

 

2. T.P Hải Phòng (12 xã)

4.941

1.586

 

604

 

2.751

 

3. Thanh Hóa (18 xã)

1.497

501

73

409

 

466

47

4. Nghệ An (30 xã)

1.217

165

688

 

 

16

349

5. Hà Tĩnh (18 xã)

1.442

45

1.013

70

113

84

117

6. Quảng Bình (32 xã)

4.236

53

1.100

29

1.596

85

1.373

7. Quảng Trị (25 xã)

7.750

 

3.469

 

3.282

24

974

8. Thừa Thiên Huế (32 xã)

2.620

 

1.794

 

715

100

11

Số liệu khảo sát của FIPI và báo cáo của các tỉnh, năm 2016
Bảng 34. Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án do Hộ gia đình/nhóm hộ/cộng đồng

đang quản lý



Đơn vị tính: ha

Hạng mục

Tổng

Bảo vệ rừng ngập mặn

Bảo vệ rừng trên cạn ven biển

Phục hồi/Nâng cấp rừng ngập mặn

Phục hồi/Nâng cấp rừng trên cạn ven biển

Trồng rừng mới ngập mặn

Trồng rừng mới trên cạn ven biển

Tổng cộng

5.168

184

4.439

130

121

123

171

1. Quảng Ninh

1.819

9

1.810

 

 

 

 

2. T.P Hải Phòng

52

46

 

6

 

 

 

3. Thanh Hóa

448

24

343

 

 

13

68

4. Nghệ An

847

9

838

 

 

 

0

5. Hà Tĩnh

1.311

96

790

124

87

110

103

6. Quảng Bình

 

 

 

 

 

 

 

7. Quảng Trị

162

 

160

 

2

 

 

8. Thừa Thiên Huế

530

 

498

 

32

 

 

Số liệu khảo sát của FIPI và báo cáo của các tỉnh, năm 2016

Bảng 35. Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án do các tổ chức khác đang quản lý (công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang)



Đơn vị tính: ha

Các tỉnh

Tổng

Bảo vệ rừng ngập mặn

Bảo vệ rừng trên cạn ven biển

Phục hồi/Nâng cấp rừng ngập mặn

Phục hồi/Nâng cấp rừng trên cạn ven biển

Trồng rừng mới ngập mặn

Trồng rừng mới trên cạn ven biển

Tổng cộng

1.930

682

1.145

68

6

 

29

1. Quảng Ninh

835

682

85

68

 

 

 

2. T.P Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

3. Thanh Hóa

134

 

134

 

 

 

 

4. Nghệ An

52

 

52

 

 

 

 

5. Hà Tĩnh

 

 

 

 

 

 

 

6. Quảng Bình

 

 

 

 

 

 

 

7. Quảng Trị

6

 

 

 

6

 

 

8. Thừa Thiên Huế

903

 

874

 

 

 

29

Số liệu khảo sát của FIPI và báo cáo của các tỉnh, năm 2016

Nhìn một cách tổng thể, vùng diện tích mục tiêu tác nghiệp của dự án dàn trải trên địa bàn nhiều xã (257 xã); 47 huyện thuộc 08 tỉnh. Hầu hết rừng và đất rừng vẫn thuộc quản lý của UBND xã và các tổ chức của nhà nước mà chưa được giao cho người dân, để phát huy tiềm năng của rừng trong phát triển kinh tế gắn với lợi ích môi trường, các giải pháp của dự án cần đặt trọng tâm người dân cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng lâu dài.



Các vấn đề về quản lý rừng ven biển ở các vùng dự án:

Nội dung phần trên đã đề cấp đến nguyên nhân mất rừng và suy rừng suy thoái ven biển. Dự án xem xét áp lực của con người được thực hiện bởi cộng đồng địa phương là nguyên nhân chính của sự suy thoái rừng trong vùng dự án. Điều này sẽ cho thấy sự tham gia của cộng đồng trong các dự án cùng với việc tăng cường nhận thức và cải thiện đời sống cho họ là cần thiết để các thành tựu của quản lý bền vững rừng phòng hộ trong vùng dự án.

Mặc dù không có tài liệu, số liệu rõ ràng nêu ra các nguyên nhân và xu hướng hiện nay của việc tàn phá rừng trong vùng dự án. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn các Ban QLRPH và Sở Nông nghiệp và PTNT về những mối đe doạ lớn cần được quan tâm mà vùng dự án phải đối mặt liên quan đến việc mất rừng và suy thoái rừng dựa trên cho thấy:

- Áp lực gia tăng đất sản xuất, canh tác của người dân ở rừng ven biển

- Khai thác bất hợp pháp và lấy củi của người dân ở những khu vực rừng trên cạn

Áp lực của con người không chỉ bởi cộng đồng địa phương mà còn bởi các xã ở gần và các huyện/tỉnh liền kề. Điều này gợi nên rằng sự tham gia của của cộng đồng địa phương trong dự án cùng với việc tăng cường hiểu biết và cải thiện sinh kế của họ là cần thiết để hiện thực hoá việc quản lý rừng phòng hộ bền vững trong vùng dự án. Khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý rừng ven biển cho thấy:



Chủ rừng

Thực trạng và các tồn tại hiện nay

Ban quản lý rừng phòng hộ

Vùng mục tiêu dự án đầu tư có 28.783 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc 13 Ban phòng hộ



Các Ban QLRPH trực thuộc UBND tỉnh hoặc Sở NN&PTNT được qui định phải có trên 5.000 ha rừng thì được thành lập Ban chịu trách nhiệm quản lý rừng phòng hộ ven biển. Tình trạng hiện nay là:

- Số lượng cán bộ hạn chế, không đủ để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng. Năng lực cán bộ cũng còn hạn chế về các cách tiếp cận về đồng quản lý hoặc quản lý rừng cộng đồng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu hoặc lạc hậu.

- Thiếu ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, phụ thuộc nhiều vào ngân sách hàng năm được cấp thông qua chương trình 661 trước kia và Chương trình Bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (chương trình 57) đã kết thúc năm 2015 và hiện nay phải đợi đến Chương trình đầu tư mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững 2016-2020 (NQ73 của Chính phủ) mới có ngân sách để thực hiện các năm tiếp theo.

- Hầu như chưa có Ban QLRPH nào đã thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng dài hạn đối với cộng đồng địa phương cho đến nay.

- Những triển vọng rằng sẽ có nhiều Ban QLRPH làm thế nào để quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ do họ làm chủ rừng trong tương lai chưa thể hiện sự chắc chắn.

- Khác với các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, nơi đang được triển khai PFES, các Ban sẽ có kinh phí để duy trì hoạt động hiệu quả hơn. Vùng ven biển chưa có chương trình này nên dẫn đến càng khó khăn hơn trong việc triển khai các hoạt động của mình.


Uỷ ban nhân dân xã (212 xã)

Đang quản lý 36.199 ha rừng và đất lâm nghiệp



Do hạn chế về qui mô diện tích rừng ven biển ở các xã trên địa bàn một huyện nên các địa phương này giao diện tích rừng ven biển cho UBND xã quản lý. Các địa phương có các hình thức tổ chức quản lý, bảo vệ khác nhau nhưng tựu trung lại là thiếu hiệu quả. Tồn tại chung là:

- Các cán bộ cấp xã nếu được giao phụ trách quản lý bảo vệ chưa có chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu hoặc có thể không có thẩm quyền về xử lý vi phạm

- Rừng chưa có chủ thật sự để quản lý, bảo vệ bền vững do chưa được giao cho người dân cộng đồng thôn xóm.

- Ngân sách để triển khai thực hiện công việc của cấp xã thiếu hụt, phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách do TW cấp theo chương trình 57 hoặc cân đối ngân sách của địa phương.

- Tình trạng xâm canh lấn chiếm đất rừng hoặc lấy đất nuôi trồng thuỷ sản vẫn diễn ra, mạnh ai đấy làm, thiếu định hướng và qui hoạch.

- Cá nhân, doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế ở nơi khác thực hiện đấu thầu sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản hoặc phát triển các khu du lịch nhưng không hoặc ít sử dụng lao động địa phương dẫn đến mâu thuẫn lợi ích.



Chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng (quản lý 5.168 ha)

Kết quả khảo sát cho thấy, rừng ngập mặn cơ bản chưa được giao cho hộ gia đình hoặc cộng đồng. Trong số trên 5.000 ha đã giao cho nhóm hộ và cộng đồng thì có đến gần 4.500 ha là rừng trên cạn ven biển theo hình thức khoán lâu dài. Đặc điểm chung là những hộ gia đình/cộng đồng được giao rừng mặc dù bước đầu đã phát huy hiệu quả về bảo vệ rừng. Tuy nhiên do các cộng đồng, hộ gia đình còn thiếu nguồn lực, kỹ thuật nên các khu rừng được giao cần hỗ trợ từ dự án để phát huy hiệu quả cả về kinh tế và quản lý rừng bền vững

Đánh giá tổng thể

Đánh giá tổng thể trong số 72.080 ha diện tích mục tiêu đề xuất đưa vào dự án đầu tư trên địa bàn 08 tỉnh có những hạn chế như sau:

- Thiếu qui hoạch tổng thể và cách nhìn dài hạn Bảo vệ bền vững rừng ven biển.

- Thiếu định hướng và những hướng dẫn về qui chế mới về quản lý rừng phòng hộ.

- Chưa có cơ chế hoặc hướng dẫn, hỗ trợ khuyến khích các hợp đồng khoán bảo vệ rừng dài hạn từ các chủ rừng hoặc của nhà nước đối với người dân cộng đồng.

- Mặc dù sự phụ thuộc của người dân cộng đồng ven biển rất lớn vào rừng ngập mặn để phát triển sinh kế nhưng người dân chưa được giao khoán rừng và đất rừng.

- Mặc dù người dân vùng ven biển có điều kiện dân trí, kinh tế tốt hơn so với những vùng lâm nghiệp trên cao song về cơ bản vẫn còn rất khó khăn do: (i) hạn chế về thu nhập và việc làm; (ii) Giới hạn đất canh tác, sản xuất cho mỗi hộ gia đình; (iii) năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp do thiếu hụt về kỹ thuật cao để cạnh tranh cũng như chất lượng cây con giống thấp và giới hạn nguồn lực đầu tư cho phát triển sinh kế.

- Các Ban QLRPH, UBND xã còn thiếu nguồn lực, hạn chế về chuyên môn kỹ thuật để quản lý rừng ven biển bền vững.

- Đầu tư cho phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển chưa được quan tâm đúng mức do thiếu nguồn lực ở các cấp cao hơn tại địa phương.



Các vấn đề tiềm năng Phát triển Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một khái niệm hình thành từ nhiều năm nay tại Việt Nam, mặc dù một số nhà tài trợ dự án như KfW6, KfW7, KfW8, KfW10, các dự án do GIZ; Các hoạt động thí điểm các dự án cho thấy tính hiệu quả của cách tiếp cận “từ dưới lên" hay sự tham gia của cộng đồng "trong quản lý rừng," và cũng đã tìm ra những vấn đề quan trọng như được liệt kê dưới đây:

Các giải pháp quản lý rừng được đặt ra là:

- Quản lý, bảo vệ rừng cần gắn với phát triển nông thôn để thực hiện các cam thiệp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có thể sẽ khó khăn cho Chi cục lâm nghiệp của Sở Nông nghiệp & PTNT để có một cách tiếp cận như vậy, trừ khi một tích hợp đa ngành phối hợp được thể chế ngay khi dự án bắt đầu.

- Quy hoạch có sự tham gia là một công cụ hiệu quả để nâng cao ý thức sở hữu trong các cộng đồng và giúp đỡ họ để thấu hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với dự án. Tuy nhiên, cần có năng lực nhất định để thực hiện quy hoạch có sự tham gia một cách thích hợp. Đào tạo/tập huấn về lập kế hoạch có sự tham gia nên được tiến hành cho các tổ chức cấp tỉnh và huyện trong sự khởi đầu của dự án.

- Việc thực hiện cách tiếp cận dựa vào cộng đồng đòi hỏi một mức độ nhất định về phân cấp và ủy quyền phê duyệt từ cấp trên xuống cấp dưới. Trong thực tế, việc phê duyệt của cơ quan cấp cao hơn đã gây ra sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án trong nhiều trường hợp. Hướng dẫn thực hiện dự án phải được cung cấp cho CPMU/PPMUs và các cơ quan chính quyền địa phương với các nguyên tắc cần thiết trong sự khởi động dự án.

(i) Tạo thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào dự án

Dự án sẽ liên quan đến cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh các khu rừng phòng hộ ven biển mục tiêu như là cơ quan thực hiện thực tế các hoạt động trong phát triển và cải thiện rừng và là đối tác đồng quản lý tài nguyên rừng về lâu dài. Xét nguồn nhân lực hiện tại của Ban QLRPH, UBND xã, kết quả khảo sát cho thấy sự tham gia của cộng đồng là không thể thiếu để quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả. Trong thực tế, sự tham gia của cộng đồng đối với tình hình hiện nay là một phương pháp phổ biến của các dự án lâm nghiệp tương tự áp dụng thực hiện như: Dự án trồng rừng JICA1,2, Dự án WB2, Dự án FLITCH, các Dự án KfW.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương có thể hy vọng sẽ không chỉ có hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có cho địa phương quản lý rừng mà còn góp phần cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội của các cộng đồng nghèo ở vùng ven biển.

(ii) Đẩy mạnh thoả thuận hợp đồng khoán dài hạn về bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng phòng hộ giữa các nhóm hộ/cộng đồng đối với rừng thuộc các Ban QLRPH và đối với diện tích rừng của UBND xã cần khoán lâu dài với cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp (Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2016-NĐ-CP và sắp tới Ban hành chính sách mới về chủ chương khoán rừng lâu dài cho hộ dân/cộng đồng).

Dự án sẽ đẩy mạnh việc cụ thể hoá các thoả thuận/hợp đồng dài hạn giữa các cộng đồng (nhóm người dân địa phương) và Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã sau khi hoàn thành việc thiết lập rừng phòng hộ ven biển để làm sao không phải chi trả kinh phí từ ngân sách nhà nước sau khi kết thúc dự án. Điều này được làm rõ trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp là giải pháp chính sách ưu tiên quản lý rừng và đất rừng phòng hộ bền vững. Dự án sẽ hỗ trợ cộng đồng địa phương/người dân để quản lý rừng chung dài hạn. Người dân thường làm việc chung theo lãnh đạo thôn/xã ở Việt Nam và nhóm quản lý dễ hơn và thực tế thích hợp cho Ban QLRPH hơn quản lý riêng lẻ.

Mặc dù cộng đồng địa phương hoặc các tổ chức hoặc tổ chức nhóm cộng đồng được thuê như hợp đồng phụ để việc bảo vệ và phát triển rừng trong dự án như những chương trình lâm nghiệp của chính phủ hiện tại (ví dụ, chương trình 661) đã làm, họ được khuyến khích tham gia vào thoả thuận/hợp đồng dài hạn vào lúc kết thúc hợp đồng phụ các công việc phát triển rừng và bảo vệ rừng theo khả năng có thể. Dưới thoả thuận/hợp đồng dài hạn, nhiệm vụ quản lý chính của các Ban QLRPH, UBND xã được chuyển giao cho cộng đồng hoặc nhóm tổ chức. Với cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, các cộng đồng có thể nhận được lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng do họ bảo vệ tương ứng (hoặc vùng dự án) . Do đó, họ sẽ bảo vệ và quản lý rừng phòng hộ được giao theo cách bền vững.

Khái niệm hợp đồng dài hạn về bảo vệ và quản lý rừng phòng hộ

Cơ chế chia sẻ lợi ích sẽ được sự ủng hộ pháp lý cho cộng đồng địa phương để tham gia vào các thỏa thuận hợp đồng về đồng quản lý bảo vệ rừng, vì nó có hiệu lực pháp lý hỗ trợ cộng đồng địa phương để bảo vệ quyền của mình về tài nguyên rừng sau thu hoạch từ các khu vực dự án. Do đó cần được xem xét đưa vào xây dựng các quy định về cơ chế chia sẻ lợi ích tùy thuộc vào địa bàn các tỉnh mục tiêu.

Sơ đồ dưới đây đưa ra cách làm thế nào các Ban QLRPH và các cộng đồng địa phương quản lý vùng dự án theo thoả thuận/hợp đồng khoán dài hạn.

left-right arrow 45

Hình 4. Sơ đồ mô tả các hoạt động sẽ được thực hiện của dự án đối với hỗ trợ Phát triển, phục hồi và Quản lý bền vững rừng ven biển




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương