Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Điều tra đánh giá lập địa và thiết kế trồng rừng và làm giàu rừng



tải về 3.15 Mb.
trang33/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   57

6.2.1.3 . Điều tra đánh giá lập địa và thiết kế trồng rừng và làm giàu rừng


Công việc thi công thiết lập rừng ngập mặn ven biển đối với các tỉnh vùng phía Bắc đòi hỏi việc tính toán, nghiên cứu rất kỹ lưỡng các điều kiện tự nhiên, cách thức tổ chức thực hiện đảm bảo đúng mùa vụ, tính toán nguồn lao động địa phương (do khối lượng thực hiện nhiều vào năm thứ 2,3 của dự án) cho nên cần được lập kế hoạch rất tốt từ các bên tham gia dự án. Nguồn lực, chi phí bỏ ra là rất lớn so với thiết lập rừng trên các vùng cao cho nên cần phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật kịp thời để đảm bảo sự thành công theo mục tiêu đề ra.

Việc khảo sát, thiết kế trồng rừng bao gồm cả đánh giá điều tra lập địa, khí tượng, thuỷ văn. PPMU sẽ triển khai thông qua dịch vụ tư vấn được tuyển chọn dựa trên năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án. Công việc này phải triển khai ngay năm thứ nhất của dự án để làm cơ sở chuẩn bị giống và nguồn lực địa phương triển khai thực hiện các năm tiếp theo.

a. Điều tra, đánh giá lập địa

Việc điều tra đánh giá lập địa cần được thực hiện trên những đối tượng là đất trống sẽ đưa vào trồng rừng và rừng nghèo sẽ được trồng bổ sung để phục hồi làm giàu rừng. Trước khi tổ chức điều tra lập địa cần xây dựng hướng dẫn kỹ thuật điều tra lập địa để sử dụng thống nhất trong phạm vi dự án.

Các nội dung công việc bao gồm:

Thu thập tài liệu hiện có như bản đồ địa hình gốc hệ tọa độ VN 2000 có tỷ lệ 1/5.000 đến 1/10.000, bản đồ đất, bản đồ quy hoạch, bản đồ về địa hình; số liệu và bản đồ về chế độ thủy triều.

Đối với đất rừng ngập mặn, các chỉ tiêu cần khảo sát để đánh giá lập địa là độ thành thục của thể nền; độ mặn của nước biển; tỷ lệ cát trong thành phần cơ giới đất; thời gian phơi bãi; độ mặn của nước; hiện trạng sử dụng đất; đặc điểm lớp phủ thực thực vật. Mặt khác, cần thu mẫu đánh giá các yếu tố lý tính và hóa tính của đất. Các chỉ tiêu đánh giá lập địa để trồng và phục hồi rừng ngập mặn áp dụng theo Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/4/2016.

Đối với đất rừng trên cạn cần khảo sát các yếu tố, như địa hình bao gồm độ cao (tuyệt đối, tương đối); hướng dốc; độ dốc; loại thực bì; loài cây ưu thế; chiều cao trung bình (m); tình hình sinh trưởng của lớp cỏ, cây bụi; độ che phủ của lớp cỏ, cây bụi; loại đất, đặc điểm lý tính của đất (độ dày tầng đất mặt; thành phần cơ giới đất; tỷ lệ đá lẫn trong đất; độ nén chặt của đất; tỷ lệ đá nổi; tình hình xói mòn lớp bề mặt đất; độ dày tối thiểu của tầng đất; mức độ kết von; độ sâu mực nước ngầm); lấy mẫu phân tích xác định các đặc trưng hoá tính của đất.

Phân tích số liệu, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/5.000 từ bản đồ ngoại nghiệp; trên cơ sở bản đồ địa hình, áp dụng công nghệ GIS để chồng xếp các lớp thông tin đơn tính là các tiêu chí đánh giá lập địa. Số hóa, biên tập bản đồ đất. Xây dựng báo cáo phân hạng thích nghi đất đai cho các loài cây trồng.

b.Thiết kế trồng rừng và phục hồi/làm giàu rừng

Cơ sở pháp lý cho công tác thiết kế trồng rừng phục hồi rừng, vận dụng theo Tstraight connector 1014hông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-46-2001, (Ban hành kèm theo QĐ 516-BNN-KHCN, ngày 18/02/2002) Quy trình thiết kế trồng rừng.

Một số điểm lưu ý trong thiết kế trồng và phục hồi rừng ven biển như sau:

+ Đối với rừng ngập mặn

Việc thiết kế trồng rừng ngập mặn theo băng và dải rừng nhằm phát huy cao nhất khả năng chắn sóng, nâng cao tác dụng phòng hộ của rừng. Tạo đường đi lại cho tàu thuyền theo các cửa lạch, cửa sông. Mặt khác, cần chú ý cả với hướng sóng để thiết kế ô trồng cây cho phù hợp. Đồng thời hướng sóng cũng quyết định sự dịch chuyển của nền đất.

Ở những khu vực này băng rừng được thiết kế chừa lối đi lại từ 50 đến 100m tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng sông, lạch. Chọn loài cây trồng rừng ngập mặn, các loài cây chính được lựa chọn để trồng rừng ngập mặn ven biển bao gồm Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler; Trang (Kandelia obovata) và (Kandelia candel); Mấm đen (Avicennia officinalis L.) Vẹt dù (Bruguiere gymnorhiza (L.) Lam); Đâng (Rhizophora stylosa), Trang (Kandelia obovata), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và Mắm biển (Avicennia marina)…

Đối với những khu vực bị xói lở, rừng mới trồng có thể bị sóng cuốn trôi. Việc thiết kế trồng rừng cần chú ý thu thập các sô liệu thông tin về địa mạo, thủy văn, đất đai để xây dựng kè chắn sóng. Việc thiết kế các kè chắn sóng có thể tham khảo hướng dẫn kỹ thuật do GIZ xây dựng và kinh nghiệm ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, và Kiên Giang.

Đối với những lập địa trước đây là đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc đầm phá ven biển nên trước khi trồng rừng phải cản tạo mặt bằng như san lấp, lên liếp,..thì cần phải đánh giá cụ thể khi điều tra lập địa. Đồng thời phải hể hiện chi tiết trong thiết kế trồng rừng, tính toán chi phí cho từng lô rừng.


+ Đối với rừng trên cạn

- Vùng cát bán di động gần biển, từ bờ biển đến chân các đụn cát (thường cách bờ biển khoảng 200m) đây là vùng thường bị xâm nhiễm mặn. Đất cát hơi vàng, hạt thô, thực bì che phủ chủ yếu là rau Muống biển, tỷ lệ che phủ khoảng 15-20%, mạch nước ngầm nông. Đây là vùng chịu tác động trực tiếp của những đợt gió bão quanh năm, thường xảy ra hiện tượng cát bay cát chảy. Cần bố trí trồng theo băng song song với bờ biển, dài 50m, rộng 20-30 mét, băng nọ cách băng kia 4- 6m, cây trồng theo hình nanh sấu. Loài cây trồng là Phi lao (Casuarina equisetifolia), mật độ trồng từ 2.500 cây/ha trở lên.

- Vùng đụn cát di động ven biển, nằm phía sau bãi cát bán di động ven biển. Khu vực này có đặc điểm địa hình cao dần vào phía trong. Đụn cát di động thay đổi theo mùa và theo hướng gió, thường xuyên xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy với tốc độ cao. Địa hình khu vực này thường xuyên biến động, đất rất nghèo dinh dưỡng, nóng và khô hạn, mạch nước ngầm sâu, không có thực bì che phủ, bố trí trồng Phi lao (Casuarina equisetifolia) và Keo chịu hạn (Acacia crassicarpa)...

- Vùng cát cố định nội đồng, nằm phía sau các đụn cát di động, là khu vực đất cát nằm phía sau vùng cồn cát di động, thường tiếp giáp với khu dân cư. Đất cát cố định, có thực bì che phủ chủ yếu là cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ rười (Siris compalanata) xen từng đám thanh hao (Baeckea frutscems), mua bà (Melastona dodecandrum)... tỷ lệ che phủ khoảng 30%. Tầng đất mặt chủ yếu là đất cát mịn, thường bị ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng, thuộc nhóm lập địa ít khó khó khăn, bố trí trồng Phi lao (Casuarina equisetifolia) và Keo chịu hạn (Acacia crassicarpa) kết hợp với các loài cây nông nghiệp để tạo thu nhập cho các hộ nhận khoán trồng và bảo vệ rừng.

- Các chương trình trồng rừng trên cát trước đây còn một số hạn chế, như loài cây trồng chưa được lựa chọn thích hợp cho các lập địa; cây con kém chất lượng; biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa phù hợp với đặc điểm lập địa; chưa quan tâm đến việc cải thiện điều kiện lập địa như trồng cỏ, bón lót bằng đất và phân hữu cơ, thiếu mô hình nông lâm kết hợp. Một số tiến bộ khoa học mới đã cho kết quả tốt cần áp dụng trong Dự án như bón phân hữu cơ vi sinh, hoặc phân chuồng hoai kết hợp chất giữ ẩm, lên liếp, trồng rừng với mật độ thích hợp trên vùng cát nội đồng. Sử dụng giống được lai tạo thông qua công nghệ sinh học ưu tú về sinh trưởng, tính chống chịu cao hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt.

- Trong quá trình thiết kế và thi công trồng rừng, chú ý không trồng sát mép bờ biển, thiết kế trồng rừng cách mép bờ biển từ 50 mét. Cần thiết kế các đai cây xanh để chắn cát di động, bảo vệ rừng mới trồng. Đai cây xanh là những loài cây bụi, thấp, có khả năng chịu hạn.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương