Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Các chỉ số của dự án bao gồm



tải về 3.15 Mb.
trang22/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   57

3.3 Các chỉ số của dự án bao gồm


  • Diện tích rừng ven biển được trồng mới, phục hồi/nâng cấp và bảo vệ :

  • Trồng mới:

  • Nâng cấp/phục hồi rừng:

  • Bảo vệ rừng:

9.000 ha


10.000 ha

50.000 ha



  • Diện tích rừng ven biển được ký hợp đồng dài hạn với nhóm hộ gia đình, cộng đồng địa phương đề bảo vệ rừng:

35.000 ha

  • Chia sẻ đối tượng hưởng lợi với đánh giá "đạt yêu cầu" hoặc cao hơn trong hoạt động dự án, theo giới tính (Share of targeted beneficiaries with rating ‘Satisfactory’ or above on project interventions, disaggregated by sex)

80%

  • Số huyện thí điểm quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven bờ theo phương pháp có sự tham gia

01 huyện

  • Số xã thí điểm quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven bờ theo phương pháp có sự tham gia

02 xã

  • Các hoạt động liên kết vùng được thực hiện để cải thiện năng suất, chất lượng cây giống và các chuỗi giá trị

03 hoạt động

  • Diện tích rừng ven biển được trồng mới:

  • Trồng rừng ngập mặn

  • Trồng rừng trên cạn ven biển

5.000 ha


4.000 ha

  • Tỷ lệ cây giống bản địa được sản xuất và sử dụng:

  • Theo số lượng cây:

  • Theo loài cây:

60%


60%

  • Số thỏa thuận/hợp đồng ký kết với các nhóm cộng đồng địa phương để quản lý/bảo vệ rừng ven biển

233 thỏa thuận/hợp đồng

  • Số lượng gói đầu tư phát triển

225 gói

  • Tỷ lệ các gói đầu tư hoàn thành và đạt được mục tiêu

80%

3.4. Nhóm hưởng lợi dự án


Dự án sẽ tập trung vào cả hai đối tượng hưởng lợi: trực tiếp và gián tiếp.

Những đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án gồm:

(i) Người dân/hộ gia đình cộng đồng sinh sống ven biển liên quan đến quản lý rừng bền vững:

- Số thôn, số xã và số hộ được hưởng lợi từ dự án: khoảng 400 cộng đồng thuộc 257 xã (ước tính khoảng 300.000 hộ) thông qua các hoạt động bảo vệ phát triển rừng.

- Số công lao động trồng rừng mới: 2.951.000 công (tương ứng khoảng 8.300 lao động).

- Số công lao động phục hồi rừng: 1.614.000 công (tương ứng khoảng 4.600 lao động).

- Số công lao động bảo vệ rừng: 502.770 công.

- Số vị trí chuyên gia 18, với số lượng 55 người, 621 tháng chuyên gia.

- Số hộ gia đình được hưởng lợi từ hoạt động sinh kế: 64.000 hộ.

(ii) Ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp liên quan trong việc cung cấp các dịch vụ; chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã; các sở ngành liên quan đến quản lý tài nguyên rừng. Số người được tham gia tập huấn 39.514 (cán bộ quản lý 19.134 người, hộ gia đình/chủ rừng 20.380 người).

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:

Ủy Ban nhân dân các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ Việt Nam được hưởng lợi sau khi một số chính sách được soạn thảo làm công cụ quản lý, góp phần tái cấu trúc ngành lâm nghiệp, thuộc các lĩnh vực: Quy hoạch không gian ven bờ; Nâng cao năng suất chất lượng rừng thông qua cải thiện công tác giống cây trồng lâm nghiệp; Thiết lập các hoạt động liên kết vùng; Định giá rừng và thực nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển; Các cơ chế hỗ trợ liên kết giữa người sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Cơ chế thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển.


3.5. Phạm vi, quy mô vùng dự án

3.5.1. Cơ sở lựa chọn quy mô vùng dự án


a.Về cơ sở pháp lý:

Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Số: 82/2015/QH13 năm 2015), Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Theo Nghị định số 119/2016/NĐ-CP năm 2016, về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, Rừng ven biển điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và đất được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng ở vùng ven biển và hải đảo, gọi chung là rừng ven biển. Như vậy, rừng ven biển bao gồm cả những diện tích đã và sẽ được quy hoạch là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển.

Vùng ven biển Việt Nam bao gồm 29 tỉnh, thành. Tuy nhiên, 03 tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng bao gồm Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ được đưa vào dự án do KfW tài trợ trong cùng thời điểm. Các tỉnh Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bình Thuận đã được một số dự án do JICA, chương trình SP-RCC tài trợ trong những năm qua nên không còn quí đất trồng rừng ven biển. Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã có một số dự án KFW, GIZ, WB tài trợ trong đó có các hoạt động khôi phục rừng ven biển.

Do vậy, Dự án FMCR sẽ thực hiện trên địa bàn 08 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

b. Tính đặc thù củ vùng ven biển:

-Vùng dự án chưa có qui hoạch cụ thể và khoa học cho rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu dẫn đến khó khăn cho giao đất, khoán rừng theo chính sách vừa được Chính phủ ban hành.

- Việc trồng và chăm sóc rừng được thực hiện trong thời gian là 05 năm nên khối lượng thực hiện trong năm thứ 2,3,4 là rất lớn dẫn đến áp lực về cung cấp giống, nhân công lao động trồng rừng và áp lực đến quản lý, giám sát chất lượng từ khâu giống đến thi công trồng rừng.

- Trồng rừng là hoạt động thi công phụ thuộc vào tính chất mùa vụ (một năm có một vụ trồng rừng), hơn nữa do đặc điểm vùng ven biển chịu tần suất về bão lũ rất lớn cũng tạo ra các áp lực cho việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện đảm bảo tiến độ.

- Do tính chất mùa vụ của công việc thực hiện dự án đồng thời thị trường cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế hoặc cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng cũng có thể có những hạn chế nhất định nên việc lập các kế hoạch mua sắm, đấu thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ, quá trình xem xét phê duyệt phải đảm bảo khoa học, tính cạnh tranh là rất quan trọng.

- Đặc điểm chung của người dân vùng Miền Trung ven biển là sinh kế của họ gắn với biển, nghề cá. Do vậy, dự án cũng cấn có những kế hoạch, cách tiếp cận về việc chuyển đổi sinh kế người dân qua việc bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương