Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng vùng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang20/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   57

2.5.3. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng vùng ven biển


Các công trình, cơ sở kinh tế, dân sinh vùng ven biển nhiều, tập trung với mật độ khá cao và thường nằm lọt vào giữa hoặc nằm sát vùng ven biển, nhiều công trình rất quan trọng, mang tầm cỡ quốc gia. Nhưng nhìn chung chưa có đai rừng che chắn, bảo vệ hoặc nếu có cũng chưa đủ lớn trước sự tàn phá của thiên tai và tầm quan trọng của những công trình. Mặt khác, hệ thống đê điều, hồ đập, cống dưới đê, hành lang thoát lũ,... vùng ven biển chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp, sữa chữa, mặc dù đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió, bão, triều cường, nạn cát bay,...Cần có những giải pháp để hạn chế những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra như: Trồng rừng phòng hộ đê (những vùng có điều kiện trồng rừng), nâng cao độ kiên cố (nâng cao trình, mảng kè, lát đá, trồng cỏ,...). Hệ thống kênh mương trong vùng đã xuống cấp. Cần thiết phải có dự án đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi để đưa vào phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, góp phần hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra và nâng cao đời sống cho người dân vùng ven biển.

2.6. Các chương trình, dự án trọng điểm về lâm nghiệp đã và đang triển khai tại các tỉnh vùng dự án


Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, vùng ven biển các tỉnh thực thi dự án đã và đang triển khai như: Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 QĐ số 57/QĐ-TTg; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC; Các hoạt động trồng rừng của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản; và một số chương trình, dự án khác (vốn ngân sách địa phương). Kết quả của các hoạt động phát triển rừng đã góp phần nâng cao diện tích rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển, và chắn cát, chắn gió được trồng ở vùng cát trong toàn quốc. Mặt khác, những năm gần đây, bình quân mỗi năm các tỉnh trồng được từ 2,5 -3,0 triệu cây phân tán, tương đương 1.250 - 1.500ha, góp phần nâng cao tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường, đồng thời góp phần giải quyết một phần nhu cầu gỗ củi tại chỗ cho nhân dân.Tóm tắt một số chương trình dự án đầu tư phá triển rừng được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 24. Tóm tắt một số chương trình, dự án đầu tư phát triển rừng ven biển vùng dự án.



STT

Nguồn vốn

Địa điểm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kinh phí được duyệt (trđ)

Kết quả đến hết năm 2015 (ha)

Trồng mới

Phục hồi

Bảo vệ

1

Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 QĐ số 57/QĐ-TTg

Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

2011-2015

113.155

2.477

100

11.735

2

Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

2009-2015

911.858

1.406

1.159

5.425

3

Hội chữ thập đỏ Nhật Bản

Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An

2011-2015

93.879

1.958

-

1.240

4

Chương trình, dự án khác (vốn ngân sách địa phương)

Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, T.T. Huế

 

171.501

3.862

-

890

 




Tổng




1.290,393

9.702

1.259

19.290

Nguồn: Số liệu do Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh cung cấp, năm 2016.

- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Quảng Ninh:

+ Dự án phục hồi và phát triển rừng ngặp mặn ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 – 2010 đã trồng được 1.342,1 ha; chăm sóc 2.184,4 lượt ha.

+ Dự án trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn phòng hộ TX Quảng Yên đã trồng được trên 300 ha.

+ Dự án hành động phục hồi rừng ngập mặn (ACMANG) đã trồng mới rừng ngập mặn tại xã Đồn Rui trên 40 ha.

+ Hiện nay ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh đang triển khai 03 dự án giai đoạn 2015 - 2020 bằng nguồn kinh phí của chương trình biến đổi khí hậu (SP-RCC): (1) Dự án gây bồi, tạo bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê Thôn 1, xã Hải Đông, thành phố Móng Cái; (2) Dự án Nâng cấp hệ thống đê Quan Lạn, huyện Vân Đồn; (3) Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020.

- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển Thành phố Hải Phòng:

+ Dự án phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020 (SPRCC).

+ Dự án Nâng cấp vườn quốc gia Cát Bà, chương trình do Bộ Nông nghiệp - PTNT thực hiện và dự án bảo tồn đa dạng sinh học vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2007 -2011, nguồn vốn đầu tư ngân sách Trung ương.

+ Dự án trồng rừng trên đảo Bạch Long Vĩ.

+ Dự án trồng cây chắn sóng bảo vệ đê biển năm 2006 -2010 thuộc chương trinh củng cố, nâng cấp và bảo vệ đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.

+ Dự án Giảm sóng, ổn định bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 Giảm sóng, ổn định bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 1 (Chương trình SP-RCC) thực hiện năm 2015-2020.



- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa:

+ Các dự án trồng rừng ven biển từ nguồn vốn kế hoạch bảo vệ phát triển rừng khoán bảo vệ rừng 650 ha tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng hóa.

+ Dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển chống xói lở bờ biển Thanh Hóa, quy mô trồng mới 300 ha; Chủ đầu tư là Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả trồng đạt 193,44 ha.

+ Dự án trồng cây chắn sóng thuộc dự án củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông huyện Nga Sơn, quy mô 112 ha; Chủ đầu tư là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, kết quả trồng đạt 112 ha.

+ Dự án duy tu đê biển huyện Hậu Lộc, quy mô 100 ha, thời gian thực hiện 2015-2020; Chủ đầu tư là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, kết quả trồng đạt 27,8 ha.

+ Dự án đầu tư phát triển rừng ngập mặn phòng hộ tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Quỹ thiên tai Miền Trung tài trợ), quy mô trồng 200 ha, thời gian thực hiện 2014-2015; Chủ đầu tư là UBND huyện Hậu Lộc, kết quả trồng đạt 106 ha.

+ Chương trình trồng rừng ngập mặn phòng ngừa thảm họa (do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ), thời gian thực hiện 2011-2015; Chủ đầu tư là Hội chữ thập đỏ Thanh Hóa năm 2014 trồng được 10 ha rừng tại xã Nga Tân huyện Nga Sơn.

- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Nghệ An:

Từ năm 1999 đến nay Nghệ An đã có nhiều hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển thông qua các chường trình dự án như dự án KFW4 trồng rừng ngập mặn; Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020 ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Hoàng Mai và TP Vinh và dự án trồng rừng ngập mặn của Hội chữ thập đỏ Nghệ An.



- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Hà Tĩnh:

+ Dự án Trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê Hội Thống, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh: Được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3590/QĐ-UBND ngày 14/11/2013. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình củng cố, nâng cấp đê điều.

+ Dự án Rừng ngập mặn – giảm thiểu rủi ro thảm họa: Dự án do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ với tổng kinh phí gần 57 tỷ đồng. Dự án được triển khai tại 6 xã: Kỳ Thọ (Kỳ Anh), Cẩm Hà (Cẩm Xuyên), Phường Đại Nài (thành phố Hà Tĩnh), Thạch Hội, Thạch Văn (Thạch Hà). Tổng số người được hưởng lợi trong 6 xã thực hiện dự án là: 28.597 người và 7.144 hộ gia đình.

- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Quảng Bình:

Từ năm 1996 đến nay, các dự án đã đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển, ven sông như: Dự án Bảo tồn và Phát triển tài nguyên Nông nghiệp Quảng Bình (ARCD); dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng (Dự án 661); dự án trồng rừng 327 (chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc); dự án trồng rừng PAM 4304; dự án APS; dự án phân cấp giảm nghèo Quảng Bình; chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Nhờ đó, vùng cát ven biển được cố định, phủ xanh với diện tích đáng kể (hơn 10 ngàn ha), ngăn chặn được hiện tượng cát bay, cát chảy làm bồi lấp đồng ruộng, khu dân cư, đường giao thông; một số diện tích đất ngập mặn ven sông, cửa sông được cố định (hơn 50 ha) bằng các loài cây trồng phù hợp, góp phần bảo vệ các công trình sau cửa sông, ven sông và bảo vệ môi trường sinh thái.



- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Quảng Trị:

+ Chương trình đầu tư cũng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 đã trồng rừng bảo vệ đê biển với tổng diện tích 47,74 ha.

+ Dự án trồng rừng chống xói mòn trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị sẽ được triển khai tại xã Gio Thành huyện Gio Linh và xã Hải Ba huyện Hải Lăng với diện tích khoảng 60 ha.

+ Dự án phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải, Thạch Hãn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đã trồng khoảng 63,5 ha rừng ngập mặn.



- Các dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển giai đoạn 2000-2010

+ Dự án trồng bảo vệ môi trường (JIFPRO): 2011-2015

+ Dự án đầu tư phát triển rừng ven biển đầm phá tỉnh THuế: 2015-2020

Nhìn chung các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển cũng đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được tác dụng phòng hộ đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương