Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Tình hình phát triển du lịch ở vùng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang16/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   57

2.4.2. Tình hình phát triển du lịch ở vùng ven biển


Tỉnh Quảng Ninh các địa phương Móng Cái, Cô Tô, Hạ Long, Hoành Bồ, Tiên Yên…Hàng năm hoạt động khai thác thương mại dịch vụ từ du lịch biển luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch.

Thành phố Hải Phòng, dịch vụ du lịch phát triển đa dạng, chất lượng và hiệu quả được đang được chú trọng nâng cao, tạo sức tác động lan tỏa bước đầu đối với vùng, miền và vươn ra quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; góp phần tích cực, trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, từng bước trở thành một trong các trung tâm dịch vụ lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ. Đảo Cát Bà và Đồ Sơn được tập trung đầu tư cùng với khu du lịch vịnh Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước. 

Tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với hai khu du lịch Hải Tiến và Sầm Sơn. Tỉnh đang xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng khu du lịch Sầm Sơn để sớm trở thành đô thị du lịch.

Tỉnh Nghệ An có khu du lịch thị xã Cửa Lò hàng năm vẫn có mức tăng đều đặn. Doanh thu các dịch vụ du lịch năm 2012 đạt 1.460 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ (trong đó doanh thu khách quốc tế ước đạt 16,95 triệu USD, bằng 102% so cùng kỳ).

Tỉnh Hà Tĩnh, các huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh có thế mạnh phát triển với khu du lịch Thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) và khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh). Đặc biệt là cảng nước sâu Sơn Dương (Vũng Áng) công suất 30 triệu tấn hàng hoá/năm là khu kinh tế trọng điểm của cả khu vực và của cả nước. Thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 8A, 12A kết nối với cửa khẩu Cầu Treo và Cha Lo. Qua đó cảng Vũng Áng là tuyến hàng hải quốc tế có thể đi các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Là cửa ngõ ra biển ngắn nhất của Lào và Đông Bắc Thái Lan. Đường biển với cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có độ âm tầng cao, cho phép tàu, thuyền có trọng tải từ 5 đến 30 vạn tấn ra vào thuận lợi. Đây là tuyến đường ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam sang Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan khoảng 400km.

Tỉnh Quảng Bình, ngành du lịch ven biển cũng đang từng bước được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, các khu du lịch tiêu biểu đang xây dựng như Khu du lịch Sun Spa Resort giai đoạn II của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vũng Chùa-Đảo Yến và một số khách sạn ven biển dần dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Tỉnh Quảng Trị, du lịch đang hình thành ngành kinh tế mạnh có đóng góp lớn cho nền kinh tế; lựa chọn một số sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng để xây dựng một số thương hiệu du lịch mạnh như: du lịch về lại chiến trường xưa, hành lang kinh tế Đông – Tây, sinh thái biển – đảo, thăm quan các di tích; phát triển mạnh khu dịch vụ và du lịch CửaViệt – Cửa Tùng – đảo Cồn Cỏ. Bãi tắm cửa Tùng đã từng được coi như Nữ hoàng của các bãi tắm Đông.

Thừa Thiên Huế, là địa phương có nhiều lợi thế về du lịch với 4 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới. Bờ biển của tỉnh cũng có nhiều địa điểm hấp dẫn du khách như Thuận An, Cảnh Dương, Vinh Thanh, Vinh Hiền, Vinh An, Quảng Công, Quảng Ngạn, Lăng Cô,…Tỉnh đang tập trung vào việc xúc tiến đầu tư các khu du lịch, phát triển hạ tầng và quảng bá du lịch biển của Thừa Thiên Huế. Đưa du lịch biển Thừa Thiên Huế trở thành thương hiệu và kết nối du lịch với các tỉnh miền Trung.

2.4.3. Tình hình tài chính, ngân hàng


- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh vùng dự án đạt 133.035 tỷ đồng.

- Tổng chi ngân sách địa phương các tỉnh vùng dự án đạt 110.842 tỷ đồng

- Thị trường tiền tệ trên địa bàn cơ bản ổn định, hoạt động của các ngân hàng an toàn và có sự tăng trưởng đúng hướng. Tổng vốn huy động tại địa phương đạt 417.345 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 422.637 tỷ đồng.

Bảng 20. Thống kê tình hình tài chính, ngân hàng trên địa bàn các tỉnh



TT

Tỉnh/Thành phố

Tổng thu ngân sách (tỷ đồng)

Tổng chi ngân sách (tỷ đồng)

Tín dụng/huy đông (tỷ đồng)

Tổng dư nợ (tỷ đồng)




Tổng số

133.035

110.842

417.345

422.637

1

Quảng Ninh

33.350

17.852

83.000

74.200

2

Hải Phòng

56.288

15.608

113.568

68.584

3

Thanh Hóa

10.900

22.421

48.165

58.267

4

Nghệ An

10.038

20.783

77.420

126.131

5

Hà Tĩnh

12.500

13.480

31.344

26697

6

Quảng Bình

2.650

7.360

23.500

27.000

7

Quảng Trị

2.299

6.155

12.348

15.758

8

Thừa Thiên Huế

5.010

7.183

28.000

26.000

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê năm 2015.


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương