Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Hiện trạng tổ chức quản lý rừng vùng dự án



tải về 3.15 Mb.
trang12/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   57

2.2.5.4. Hiện trạng tổ chức quản lý rừng vùng dự án


Trong số 72.080 ha đất lâm nghiệp sẽ đưa vào thực thi các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong dự án có 134 ha thuộc rừng đặc dụng, 71.016 ha thuộc rừng phòng hộ và 929 ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Như vậy, 98,7% diện tích đất lâm nghiệp được đưa vào thực thi trong dự án thuộc đối tượng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đây là các đối tượng rừng đã được nhà nước ưu tiên đầu tư quản lý và xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước (theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP). Điều này sẽ làm tăng tính bền vững của dự án.

Về các chủ thể hiện nay đang quản lý đất lâm nghiệp, trong số 72.080 ha đất lâm nghiệp đưa vào thực hiện trong dự án, có 134 ha (0.6%) thuộc Ban các ban quản lý rừng đặc dụng; 28.783 ha (39.7%) thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ; 903 ha (1.2%) thuộc các Công ty lâm nghiệp; 274 ha (0.4%) thuộc các Doanh nghiệp tư nhân; 218 ha (0.3%) thuộc các đơn vị vũ trang; 36.199 ha (50.0%) thuộc UBND các xã; 850 ha (1.2%) thuộc các nhóm hộ, hay cộng đồng; 4.318 ha (6.0%) thuộc các hộ gia đình và cá nhân; 401 ha (0.6%) thuộc các đối tượng khác (như Tổng đội thanh niên xung phong, hoặc hợp tác xã nông nghiệp.

Như vậy, hai đối tượng là Ban quản lý rừng phòng hộ, và Ủy Ban Nhân dân các xã hiện nay đang quản lý 89,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp sẽ đưa vào thực thi trong dự án. Dự kiến, các đối tượng này sẽ được giao, khoán cho các nhóm cộng đồng. Điều này sẽ tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Góp phần làm tăng tính bền vững của dự án trong quá trình thực hiện cũng như sau khi Dự án kết thúc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, Dự án cần thực hiện các hoạt động rà soát quy hoạch rừng, lập hồ sơ giao đất khoán rừng theo hướng ổn định và bền vững trong thời gian dài. Mặt khác, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục, tập huấn hỗ trợ kinh nghiệm quản lý rừng, đồng thời tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương.

2.2.5.5. Bảo vệ rừng ven biển vùng dự án


Các hoạt động bảo vệ rừng được thực hiện thông qua các Chương trình, dự án ngân sách nhà nước như Dự án 5 triệu ha rừng (661), Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Kế hoạch 57). Các dự án này đã được triển khai hầu hết ở các tỉnh ven biển đã góp phần đáng kể vào việc bảo rừng phòng hộ. Qua đó, người dân đã nhận thức được vai trò của rừng nên đã tự nguyện bảo vệ rừng, như Quảng Ninh, Hải Phòng người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản trực tiếp dưới tán rừng ngập mặn nên công tác bảo vệ rừng rất tốt.

Công tác khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, hợp đồng khoán chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm, trong khi đó nhiều năm không có kinh phí thì hoạt động khoán bị gián đoạn. Vì lý do này nên rừng vẫn chưa được bảo vệ tốt. Việc giao, khoán rừng còn mang tính hình thức, thực hiện chậm, tràn lan- chưa chú ý nhiều tới nguồn vốn và trình độ kỹ thuật của các hộ gia đình; hiện tượng chặt phá rừng nói chung, rừng ngập mặn nói riêng để nuôi trồng thủy sản, khai khoáng,... vẫn còn, việc chăn thả gia súc, đánh bắt thủy sản trong rừng vẫn xẩy ra, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng. Xét về thực chất, người nhận khoán rừng và đất rừng như hiện nay, chỉ là người "làm thuê" và được nhận thù lao theo mức khoán.


2.2.5.6. Phát triển rừng ven biển


Từ năm 1992, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 327/CT về các chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, mặt nước và đầu tư cho việc phục hồi rừng. Ngày 21/12/1994 Chính phủ đã ra quyết định 73/QĐ về sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước, trong đó có việc đầu tư trồng rừng ngập mặn và rừng Phi lao phòng hộ bảo vệ đê. Năm 1998, Chính phủ có chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trong đó có rừng ngập mặn. Tiếp theo là Kế hoạch 57 (theo Quyết định 57/2012/QĐ-TTg) tiếp tục các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có rừng ven biển. Một số chính sách về quản lý, bảo vệ rừng rừng ngập mặn đã được ban hành đem lại hiệu quả cao như: giao đất giao rừng, chính sách hưởng lợi, đầu tư tính dụng... Nhờ các chính sách đó mà diện tích rừng ngập mặn ở các địa phương đã tăng lên đáng kể.

Các tổ chức quốc tế cũng thực hiện nhiều dự án hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng ở vùng ven biển. Điển hình là các dự án của một số tổ chức phi chính phủ như: Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch, Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, Quỹ Nhi đồng Anh, ACTMANG... tài trợ, hỗ trợ một phần trồng rừng ngập mặn từ năm 1991 đến nay đã trồng được trên 20.000 ha dọc cửa sông Đông Bắc bộ và Đồng bằng Bắc bộ để bảo vệ đê.


2.2.5.7. Sử dụng rừng ven biển


Sử dụng rừng rừng ngập mặn, do có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao, nhiều địa phương đã phát triển các mô hình sản xuất kết hợp, phòng hộ với khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng, (Viện ĐTQHR, 2014). Trên các khu vực rừng ngập mặn có các mô hình nuôi tôm bán thâm canh theo phương thức lâm ngư kết hợp. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn có thả thêm con giống. Mô hình nuôi tôm quảng canh dựa vào nguồn giống và nguồn nước từ môi trường tự nhiên. Những hoạt động nuôi ong trong rừng ngập mặn, nuôi vịt biển, hoặc nuôi cá trong các lồng bè dựa vào môi trường nước tự nhiên. Một số địa phương đã tận dụng môi trường và cảnh quan thiên nhiên ở rừng ngập mặn để kinh doanh du lịch. Tất cả các hoạt động sản xuất kết hợp trong rừng ngập mặn đều phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường tự nhiên. Ở đây việc bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển sinh kế và bảo vệ đời sống của nhân dân vùng ven biển.

Trên lập địa đất cát ven biển, do đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, cây sinh trưởng chậm, năng suất thấp. Do vậy, rừng phòng hộ ở vùng này chủ yếu là để chắn gió, chắn cát bay, bảo vệ đất canh tác và đời sống, giữ độ ẩm, cải tạo đất cát, qua đó trồng trọt được một số loại nông sản như khoai lang, đậu đỗ. Một số mô hình điển hình rừng phòng hộ trên đất cát, như mô hình dải rừng chuyên phòng hộ ven biển. Hoặc dải rừng phát triển trên toàn bộ diện tích hoặc thành dải rộng 200 - 300m trên các đụn cồn hoặc các bãi cát đang di động mạnh hoặc bán cố định thường ở vùng giữa có khi hơi dịch ra vùng biển hay dịch vào vùng phía trong đất liền. Loài cây trồng chủ yếu là phi lao và các loài keo chịu hạn, dứa dại, dứa bà, xương rồng. Mô hình trồng rừng trên đụn cát bay ở xã Gia Ninh, xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (4 đai rừng). Mô hình dải rừng phòng hộ ven làng - phòng tuyến 3, ở đây không phải là rừng phi lao thuần loài mà đan xen vào đó có các cây cối vây quanh vườn nhà như các loại tre, hóp, tra chiếu, bời lời, bạch đàn, keo hoặc các cây ăn quả như mít, chuối, na, v.v… hoặc một số cây gỗ tự nhiên còn sót lại như đa, si, sanh, lộc vừng, mù u.


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương