Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi



tải về 3.15 Mb.
trang8/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   57

2.2.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng


Vùng ven biển có các nhóm đất chính là: nhóm đất mặn (M); nhóm đất phèn (S) và nhóm đất phù sa (P), nhóm đất cát biển (C).

a. Nhóm đất mặn

Nhóm đất mặn phân bố ở ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Ðất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu ≤ 1m, (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu chất kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển. Các hạt phù sa dạng huyền phù được vận chuyển ra cửa sông sau đó gặp môi trường biển sẽ lắng đọng tạo thành lớp bùn mịn có khi dày tới vài mét. Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn. Đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng không có tầng sunfidic cũng như tầng sufuric từ bề mặt đất xuống độ sâu 125cm.



b. Nhóm đất phèn

Nhóm đất phèn có một số ít diện tích ở Hải Phòng, ngoài ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh thuộc miền Trung. Theo phân loại đất của FAO-UNESCO nhóm đất phèn (Thionosols) được chia ra thành đất phèn tiềm tàng Protothionic Gleysols (FLtp) và đất phèn hoạt động: Orthithionic Fluvisols (FLto).



c. Ðất phù sa

Nhóm đất phù sa bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của sông không chịu ảnh hưởng của các quá trình mặn hóa hay phèn hóa.



d. Nhóm đất cát biển

Ðất cát biển phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế. Đất cát biển được hình thành do sự bồi lắng phù sa biển kết hợp với những cồn cát thấp, thoải nằm ở ven biển tạo thành những dải đất khá bằng phẳng nằm ở ven biển. Ðất cát biển có thành phần cơ giới từ cát pha đến cát pha sét, kết cấu rời rạc, gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu. Ðất nghèo mùn (OC% < 1%), chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N < 5). Nghèo N%: 0,03 - 0,08%, P2O5%: 0,02 - 0,04%, K2O%: 0,3 - 0,5%. Các chất dễ tiêu trong đất cũng đều ở mức nghèo đến rất nghèo, CEC trong đất thấp (< 9 lđl/ 100g đất). Phản ứng của đất biến động trong phạm vi trung tính đến hơi kiềm (pH: 7,5- 8); khả năng giữ phân và nước của đất yếu.

Nhận xét chung, rừng phòng hộ ven biển chủ yếu nằm trên hai nhóm đất. Nhóm đất mặt và nhóm đất cát ven biển. Các loại đất mặn ven biển thích hợp cho các loài cây rừng ngập mặn. Tuy nhiên, đất mặn ở vùng ven biển các tỉnh vùng dự án thường có cấu trúc thô, hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với đất mặn ở các tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình làm đất để trồng rừng ngập mặn cần san lấp các bờ đê bao tạo điều kiện cho thủy triều lưu thông thuận lợi trong vùng trồng rừng và đem phù sa bồi đắp thêm cho đất. Các loại đất cát ven biển nghèo dinh dưỡng, nên chỉ một số ít các loài cây chịu hạn như Phi lao, Keo lưỡi liềm. Trong quá trình làm đất để trồng rừng cần bón thêm phân hữu cơ và đất thịt (đất có tỷ lệ sét cao) để tăng độ phì nhiêu của đất và tăng khả năng giữ nước của đất.

2.2.4. Hệ thực vật và động vật rừng ven biển vùng dự án

2.2.4.1. Thực vật rừng


Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nên sự phân bố của thực vật được được chia làm các khu vực chính sau:

Khu vực 1: Ven biển Đông bắc

Vùng cửa sông, ven biển, đất mặn có hệ thực vật ngập mặn tương đối phong phú, gồm những loài chịu mặn cao. Theo Báo cáo của (Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, 2016). Hệ thực vật rừng ngập mặn ở Quảng Ninh có 16 loài chính và 36 loài phụ. Một số loài cây chủ yếu là Đâng (R.stylosaa Griff), Bần (S.caseolarris O.K.Niedenzu), Trang (Kamdelia candel), Vẹt dù (B. Gymnorrhiza Lam), Sú (Aegiceras conmiculatum), Mắm (A. Marina Vieh).

Trên vùng đồi núi ven biển tỉnh Quảng Ninh có các loài cây trồng chính là Thông nhựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn, ngoài ra còn có một số loài cây bản địa (Huỳnh, Vạng, Đào, Trám, Ươi, Lèo heo, Sến, Tếch,...).

Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc bộ

Ở trên các đồi, núi thấp ven biển có kiểu phụ rừng kín thường xanh nhiệt đới thứ sinh nhân tác. Ven biển, đất mặn, quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ, trong đó loài ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên Lãng), cây cao từ 5 đến 10m. Để bảo vệ đê, nhân dân ở vùng ven biển đã trồng được những dải rừng Trang, Bần chua gần như thuần loại ở phía ngoài đê. Rừng Trang với cây cao từ 4 đến 5m, đường kính từ 5 đến 10cm đã hình thành dọc theo đê biển. Việc trồng trang cũng đã tạo điều kiện cho một số loài tái sinh tự nhiên như Sú, Bần, tạo môi trường sống cho nhiều loại hải sản và chim di cư.



Khu vực 3: Ven biển Bắc Trung bộ

Trên vùng đồi núi ven biển, đất khô cằn, kiểu phụ trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh, với một số loài cây tái sinh tự nhiên như Thành ngạnh, Cò ke, Kháo vòng, Sơn ta, Trâm, Dung, Bời lời lá tròn, Chẹo tía, Hoắc quang; một số loài cây bụi như: Sim, Mua, Chìa vôi; một số loài cây thảm tươi như: Cỏ Lá, cỏ Mật, cỏ Quăn, cỏ Rười. Trên vùng cát và vùng khô hạn có kiểu rừng (rú) chuông bụi, gai. Phân bố trên phạm vi hẹp ở các huyện Phong Điền-Thừa Thiên Huế, huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị (Rú Lịnh), huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh. Thực vật ở đây tương đối đa dạng về thành phần loài, gồm các loài chịu hạn bản địa. Cây gỗ tuy không cao quá 5 m nhưng mật độ và độ tàn che tương đối cao (0,5-0,7). Thảm thực vật tự nhiên ở đây có kết cấu ổn định, có khả năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay rất tốt. Thảm thực vật này được coi là một trong những hệ sinh thái đặc thù, điển hình cho vùng ven biển, cần nghiên cứu để phục hồi kiểu rừng tự nhiên này.

Kiểu phụ gây trồng rừng nhân tạo vùng cát, có các loài cây trồng: Phi lao, Keo lá tràm, Keo lưỡi liềm, các loài Keo chịu hạn và một số loài cây khác như Xà cừ, Xoan chịu hạn, Điều, Trôm, Neem, Muồng... Qua quá trình phát triển, nhiều loài cây đã chứng tỏ được khả năng chịu hạn, nóng và chịu mặn như Keo lưỡi liềm, Keo chịu hạn. Một số vùng cát bay ở khu vực miền trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình loài cây Phi lao đã trồng được trên 10 năm tuổi nhưng chỉ cao khoảng 1 m. Trong khi đó cây keo chịu hạn trồng bên cạnh phát triển rất tốt. Những diện tích này cần phải cải tạo trồng thay thế bằng các loài cây keo chịu hạn.

Thảm thực vật nước lợ thường phân bố ở phía trong cách cửa sông rộng từ 100 đến 300m. Rừng Bần chua phân bố dọc theo sông ở xã Hưng Hòa (thành phố Vinh), nhiều cây có đường kính 1 đến 1,3m. Từ Xuân Hội đến Xuân Tiến (Hà Tĩnh), rừng Bần chua có kích thước cây khá lớn, cao trung bình từ 6 đến 8m, đường kính từ 20 đến 30cm. Ở một số cửa sông, như sông Ranh (Quảng Bình), Cửa Đại (TT-Huế) một số ít diện tích rừng được trồng để bảo vệ đê gồm các loài Đước, Trang, Bần.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương