Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Phương pháp tiếp cận của dự án



tải về 3.15 Mb.
trang4/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57

1.2. Phương pháp tiếp cận của dự án

1.2.1. Cách tiếp cận của một số chương trình, dự án về Lâm nghiệp để triển khai các hoạt động đầu tư lâm nghiệp


Bảng 3. Cách tiếp cận của một số chương trình, dự án về Lâm nghiệp để triển khai các hoạt động đầu tư lâm nghiệp các thời kỳ đã qua

Tên chương trình, dự án

Cách tiếp cận

Đánh giá

Chương trình 661/Chương trình 147/Chương trình 57.

Tổ chức thực hiện thông qua các tổ chức/đơn vị nhà nước; phạm vi rộng; hỗ trợ đầu tư một phần tư ngân sách TW, phần thiếu do ngân sách địa phương bổ sung; Đơn giá hỗ trợ thấp và qui định chung cho toàn quốc.

Thực hiện trên địa bàn tương đối thuận lợi về trồng rừng; phù hợp với hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; một số địa phương không đủ vốn để cấp bù cho phần còn thiếu từ nguồn ngân sách TW để đầu tư cho vùng khó khăn do chi phí cao dẫn đến địa phương không triển khai được theo kế hoạch đề ra.

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (FSDP-WB3)

Thiết lập trên 70.000 ha rừng thương mại tiểu điền thông qua hỗ trợ tín dụng cho người dân và hỗ trợ kỹ thuật, cấp chứng nhận sử dụng đất cho hộ dân tham gia dự án đảm bảo cho họ yên tâm đầu tư.

Rất phù hợp với những vùng có tiềm năng phát triển rừng sản xuất thương mại và dễ tiêu thụ, được bán và tạo thu nhập tương đối cao sau 5-7 năm/chu kỳ; đất rừng của dân và dân được khai thác hưởng lợi 100% sau khi trừ các khoản phí theo qui định.

Các Dự án về bảo vệ và phát triển rừng do KFW tài trợ

Thiết lập rừng sản xuất tiểu điền trọng tâm là các loài cây bản địa và tỷ lệ % thích hợp cây mọc nhanh để tạo thu nhập trong ngắn hạn cho hộ dân tham gia dự án thông qua hỗ trợ kinh phí đầu vào và công lao động (thanh toán qua tài khoản tiền gửi) cộng với hỗ trợ kỹ thuật và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giao rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho nhóm hộ/cộng đồng quản lý thông qua lập kế hoạch quản lý rừng, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng 5 năm (trả một lần năm đầu tiên vào tài khoản Quĩ bảo vệ rừng)




Rất phù hợp đối với những vùng rừng nghèo kiệt nhưng còn tính chất đất rừng; phát huy bảo tồn đa dạng sinh học;
Các dự án do KFW tài trợ rất hiệu quả do những kinh nghiệm, nỗ lực liên tục trong hơn 20 năm qua chỉ tập trung vào các hoạt động đầu tư cho lâm nghiệp.
Hình thức quản lý rừng cộng đồng rất hiệu quả do người dân được khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ, theo qui định cộng với khoản tiền từ Quĩ bảo vệ rừng được cấp ngay khi có quyết định giao rừng và sử dụng bền vững sau khi dự án kết thúc.

Dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên do JICA Nhật Bản viện trợ không hoàn lại

Thiết lập trên 3.000 ha rừng Phi lao trên đất cát ven biển thông qua việc ký hợp đồng tổng thầu với một nhà thầu Nhật Bản; Một nhà thầu tư vấn giám sát của Nhật Bản cũng được huy động để giám sát và nghiệm thu thành quả với Ban quản lý dự án tỉnh và Trung ương. Nhà thầu chính của Nhật Bản sẽ hợp đồng với các nhà thầu phụ là các công ty Lâm nghiệp hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ để trồng rừng.

Cách tiếp cận này hạn chế sự tham gia của người dân địa phương; Diện tích rừng được thiết lập sau khi dự án kết thúc được giao lại cho các Ban quản lý rừng phòng hộ thì có kinh phí bảo vệ và chăm sóc nên rừng được duy trì, phát triển. Những diện tích giao lại cho UBND xã không được cấp kinh phí bảo vệ, chăm sóc thì mất rừng hoặc rừng bị chết do ngập úng.

Dự án Khôi phục và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn thực hiện trên địa bàn 11 tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận vốn vay JICA (2011-2021)

Thiết lập khoảng 17.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn trên diện tích đất Lâm nghiệp phòng hộ thuộc 43 Ban quản lý rừng phòng hộ.

Các Ban quản lý rừng đóng vai trò như các “nhà thầu” được nhận hỗ trợ kinh phí từ dự án để thiết lập rừng. Sau khi rừng được thiết lập sẽ được khoán lại cho cộng đồng quản lý lâu dài và người dân được hưởng lợi từ việc khai thác rừng (trồng cây bản địa + cây Keo). Những cộng đồng nhận khoán cũng được dự án hỗ trợ các gói phát triển sinh kế để tăng thu nhập từ đó giảm áp lực vào rừng.



Cách tiếp cận của dự án này hướng đến các Ban quản lý rừng phòng hộ nơi còn quĩ đất. Khu vực dự án đã thiết lập trồng cả những cây mọc nhanh trong để tạo thu nhập cho người dân cùng với phát triển lâm sản ngoài gỗ để tăng giá trị kinh tế cho rừng phòng hộ.

Hầu hết các khu rừng được thiết lập thuộc khu vực đầu nguồn nên cộng đồng/nhóm hộ khi nhận khoán bảo vệ sẽ được hưởng lợi từ Quĩ bảo vệ và phát triển rừng (PFES).

Như vậy, cách tiếp cận này sẽ đảm bảo rừng được duy trì, bảo vệ bền vững sau khi kết thúc dự án.

1.2.2. Cách tiếp cận của Dự án FMCR


Vùng dự án có đặc điểm chung là vùng ven biển rất nhạy cảm với các điều kiện về biến đổi khí hậu và có một số đặc điểm sau:

- Chưa có qui hoạch chi tiết về Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là điều kiện tiên quyết để giúp cho quản lý rừng bền vững, tránh việc chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác (đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng).

- Mật độ dân số đông hơn so với vùng lâm nghiệp trên cao, bình quân khoảng 333 người/km2

- Có nhiều các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm: Cảng biển, cảng cá, nhà máy, đường giao thông, đê kè ven biển, khu du lịch..

- Đối với các khu rừng ngập mặn, việc tạo ra sinh kế cho người dân tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng bền vững sau khi dự án kết thúc sẽ thuận lợi hơn khi phát triển nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng. Tuy nhiên, với các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá vào đến Thừa Thiên Huế là vùng có diện tích rừng ngập mặn rất hạn chế mà chủ yếu là rừng trên đất cát ven biển có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng nhiều của bão, lũ, đất đai khô cằn, dẫn đến rất khó khăn cho việc tạo sinh kế cho người dân, cộng đồng khi họ tham gia vào nghề rừng.

- Đối với vùng dự án, hiện nay rừng và đất qui hoạch cho rừng ven biển chủ yếu do UBND xã quản lý theo hình thức giao lại cho nhóm hộ/cộng đồng hoặc thành lập các tổ bảo vệ rừng với các cán bộ nòng cốt như mặt trận, đoàn thanh niên, hội nông dân, dân phòng hoặc công an xã…Do vậy, cách tiếp cận của dự án sẽ tập trung vào việc cải thiện và nâng cấp vai trò của “cấp xã” và cấp “cộng đồng thôn xóm”.



- Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng sẽ được thực hiện thông qua ký hợp đồng với các cộng đồng dân cư địa phương để thực hiện theo phương thức đồng quản lý. Dự án sẽ hỗ trợ thiết lập các quy chế quản lý rừng cộng đồng để công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng được ổn định, bền vững sau khi dự án kết thúc. Các hoạt động trồng rừng, trồng làm giàu rừng, chăm sóc rừng non, sẽ được ký với các nhóm cộng đồng và các tổ chức có tư cách pháp nhân như hợp tác xã nông nghiệp, hội nông dân, hội phụ nữ... Trong tổng số 72.080 ha mục tiêu dự án tác nghiệp đang được quản lý bởi các chủ thể dưới đây:
Bảng 4. Tổng hợp diện tích mục tiêu tác nghiệp theo chủ quản lý rừng

TT

Nhóm Chủ quản lý

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

 

Tổng cộng

72.080

100,00

1

Ban quản lý rừng đặc dụng

134

0,19

2

Ban quản lý rừng phòng hộ

28.783

39,93

3

Công ty lâm nghiệp

903

1,25

4

Doanh nghiệp tư nhân

274

0,38

5

Đơn vị vũ trang

218

0,30

6

UBND xã

36.199

50,22

7

Nhóm hộ, cộng đồng

850

1,18

8

Hộ gia đình, cá nhân

4.318

5,99

9

Đối tượng khác

401

0,56

Nguồn: Khảo sát bởi các chuyên gia từ FIPI năm 2016

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 119/2016/NĐ-CP về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu đã xác định rõ tầm quan trọng của rừng ven biển đối trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghị định cũng xác định chính sách đầu tư của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ, và phát triển rừng ven biển. Nguồn vốn đầu tư, những hoạt động xã hội hóa đầu tư, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển và sử dụng rừng ven biển.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các cộng đồng dân cư vùng ven biển chịu tác động nặng nề của các thảm họa thiên nhiên. Tài nguyên vùng ven biển phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững phù hợp với quy hoạch, kế hoạch quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Việc quản lý tổng hợp rừng ven biển phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Quốc Hội, 2015).

Tài nguyên rừng và đất đai ven biển phải được quản lý dựa vào cộng đồng. Các cơ quan quản lý dự án ở các cấp có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệu quả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quy hoạch, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án. Quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ven biển phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên rừng và đất đai được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường. Sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái là một phần tổng thể của chiến lược thích ứng giúp cho con người ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các HST và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trương Quang Học, 2008a, b; WB, 2010), (Truong Quang Hoc, 2011a. ).

Mục tiêu của dự án là phục hồi, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển để tăng cường tính chống chịu vùng ven biển trước thách thức về biển đổi khí hậu. Do vậy, để đảm bảo tính bền vững của dự án sau khi kết thúc, đề xuất dự án thực hiện cách tiếp cận như sau:

Đối với hoạt động trồng mới rừng/nâng cấp, phục hồi rừng: Ngay từ khi triển khai hoạt động thiết lập rừng, dự án sẽ tiến hành rà soát tổng thể dựa vào qui hoạch không gian cảnh quan để xác định vị trí thiết lập rừng. Việc xác định được khu vực trồng mới rừng phòng hộ sẽ được thống nhất giao cho hộ/nhóm hộ/cộng đồng thôn để triển khai thiết lập rừng. Sau giai đoạn đầu tư rừng sẽ được giao cho cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ lâu dài theo cơ chế đồng quản lý/chia sẻ lợi ích.

Đối với rừng ngập mặn: việc tạo ra nguồn lợi (thu) từ thuỷ sản/nuôi ong từ rừng tương đối lớn (bình quân cho thu nhập khoảng 2.000.000/ha/năm khi đã thành rừng). Nguồn thu này sẽ được giữ lại cộng đồng và quản lý sử dụng vào mục đích quản lý rừng bền vững theo một quy chế được thiết lập trong quá trình thực hiện dự án. Như vậy, về tính bền vững của dự án là rất rõ, khác với một số chương trình, dự án khác sau giai đoạn thiết lập rừng (rừng phòng hộ) hàng năm nhà nước vẫn phải cấp ngân sách từ 200.000-400.000 đồng/ha/năm để khoán bảo vệ.

Đối với hoạt động bảo vệ rừng: Nhiều diện tích rừng ven biển (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) đã được thiết lập bởi chương trình, dự án khác. Tuy nhiên, sau giai đoạn đầu tư của các chương trình dự án này, rừng được giao lại cho UBND xã hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, bảo vệ và được nhà nước cấp ngân sách khoán bảo vệ hàng năm 200.000 đồng/ha/năm do vậy gây áp lực lên ngân sách hàng năm cũng như chưa khuyến khích cộng đồng dân cư bảo vệ rừng. Dự án sẽ triển khai theo cách tiếp cận là hỗ trợ giao những diện tích rừng phòng hộ này cho nhóm hộ/cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ lâu dài theo cơ chế đồng quản lý/chia sẻ lợi ích theo một số mô hình các dự án GIZ và KfW đã thực hiện rất hiệu quả ở Việt Nam. Do đó, sau khi dự án kết thúc, rừng vẫn được bảo vệ hiệu quả, thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ và ngân sách nhà nước không phải cấp hàng năm cho hoạt động này.

Những hoạt động như vậy sẽ được triển khai trong dự án và đây là những mô hình có thể nhân rộng cho các vùng khác, khu vực khác trên địa bàn các tỉnh tham gia dự án. Trong giai đoạn thiết kế chi tiết dự án, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các chuyên gia của WB để đề xuất lồng ghép và huy động tối đa các nguồn vốn khác từ xã hội tham gia vào dự án như các mô hình sinh kế cho người dân ven biển, mô hình phát triển thuỷ sản kết hợp bảo vệ rừng, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ven biển…

PHẦN II: CƠ SỞ ĐỂ LẬP DỰ ÁN



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương