Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Văn bản liên quan đến ứng phó với Biến đổi khí hậu vùng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang6/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57

1.4. Văn bản liên quan đến ứng phó với Biến đổi khí hậu vùng ven biển


  • Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

  • Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020.

  • Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020.

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

2.1. Khái quát đặc điểm các tỉnh vùng dự án


Vùng dự án có thể khái quát chia thành 03 tiểu vùng như sau:

- Vùng phía Bắc bao gồm 02 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, có gần 300 km ven biển; Hai tỉnh này đều là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của phía Bắc Việt Nam, có mức tăng trưởng kinh tế và GDP trên đầu người thuộc loại cao so với toàn quốc. Có mật độ dân số cao và nhiều các công trình, nhà máy, khu bến cảng, khu du lịch và tiềm năng phát triển rất lớn. Có nhiều khu dân cư sinh sống ven biển dựa vào phát triển nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy, việc phát triển và bảo vệ bền vững các đai rừng ngập mặn là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng trong những năm tới.

- Vùng Bắc Miền Trung bao gồm tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An: Hai tỉnh này không bị tác động bởi sự cố môi trường trong thời gian qua.

- Vùng Trung Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển trong thời gian qua. 4 tỉnh này thuộc nhóm rất khó khăn do người dân ven biển đã quen thuộc sinh kế bằng nghề cá và nuôi tròng thuỷ sản. Do vậy, việc chuyển đổi nghề cho người dân gắn với phát triển và bảo vệ rừng trong thời gian thực hiện dự án là rất quan trọng khi việc phát triển thuỷ sản ven biển gặp khó khăn khi sự hồi phục hệ sinh thái ven biển do ảnh hưởng của sự cố môi trường đòi hỏi thời gian dài hơn và niềm tin của thị trường.


2.2. Điều kiện tự nhiên vùng dự án

2.2.1. Vị trí địa lý:


Dải ven biển trong vùng dự án có điểm cực Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh là mũi Gót ở xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái , có tọa độ địa lý (21o40' vĩ độ Bắc, 108o31' kinh độ Đông). Điểm cực Nam thuộc Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý (1601200’’ vĩ độ Bắc,, 10800000’’ độ kinh Đông) theo(Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế , 2016).

2.2.2. Khí hậu thuỷ văn


Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn của điều kiện khí hậu đối với phát triển hệ thống rừng ven biển được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, rừng trên cát của 8 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn cũng như thực vật trên cát ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, và những tác động của bão, áp thấp nhiệt đới. Hàng năm ở vùng dự án trung bình có 2,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ biển của các tỉnh. Trong đó Quảng Ninh là tỉnh có số lượng bão đổ bộ vào nhiều nhất như trong hình dưới đây.


Hình 2. Số lượng Bão và áp thấp nhiệt đới vùng dự án từ năm 1960-2013

Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, năm 2016

Theo điều kiện sinh khí hậu, ngoài tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Quảng Bình– Quảng Trị - Thừa Thiên Huế với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với Quảng Bình, Quảng Trị.

Số liệu của 16 trạm khí tượng từ năm 1960 và được cập nhật đến năm 2013 thuộc dải ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên HuếError: Reference source not found trong bảng 5.

Bảng 5. Các trạm khí tượng dải ven biển thuộc dự án



TT

Tên trạm

Kinh độ

Vĩ độ

TT

Tên trạm

Kinh độ

Vĩ độ

1

Móng Cái

107o58’

23o31’

9

Quỳnh Lưu

105o38’

19o38’

2

Tiên Yên

107o24’

21o20’

10

Vinh

105o40’

18o40’

3

Cửa Ông

107o21’

21o01’

11

Hà Tĩnh

105o54’

18o21’

4

Bãi Cháy

107o04’

20o27’

12

Kỳ Anh

106o17’

18o05’

5

Hòn Dấu

106o48’

20o40’

13

Ba Đồn

106°25

17°45

6

Phù Liễn

106o38’

20o48’

14

Đồng Hới

106°37

17°28

7

Thanh Hóa

105o46’

19o49’

15

Đông Hà

107°50

16°50

8

Tĩnh Gia

105o47’

19o32’

16

Huế

107°41

16°24

a. Đặc trưng khí hậu khu vực ven biển

Vùng dự án có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm đạt tới 9-13°C. Với vị trí ven biển nên khí hậu vùng dự án có tính ôn hòa của hải dương. Do trải dài đến xấp xỉ 900km dọc theo kinh tuyến, cùng với ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu có sự phân hóa nhất định, kết hợp với các yếu tố hoàn lưu có thể phân định với 3 khu vực: khu vực đồi núi ven biển Đông bắc Quảng Ninh - Hải Phòng (KV1), khu vực núi thấp, đồi xen đồng bằng hẹp ven biển Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (KV2) và khu vực đồi núi thấp xen đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (KV3).



Bảng 6. Lượng mưa hàng tháng tại trạm khí tượng ở các tỉnh mục tiêu (mm/tháng)

Tỉnh

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Tổng

1.Quảng Ninh

36,1

35,6

23,1

26,8

187,2

255,9

900,5

399,6

277,7

120,0

41,2

63,9

2.367,6

2. Hải Phòng

26,0

30,0

42,0

91,0

170,0

242,0

260,0

305,0

209,0

121,0

57,0

24,0

1.577,0

3. Thanh Hóa

28,3

16,7

47,5

51,4

136,3

188,7

253,1

119,8

432,7

128,3

158,7

42,3

1.603,8

4. Nghệ An

60,9

49,2

73,5

60,0

119,7

121,0

90,1

50,0

368,1

159,6

219,0

93,1

1.464,2

5. Hà Tĩnh

61,6

82,7

183,7

103,0

44,0

108,6

139,0

258,1

638,8

582,0

389,1

78,5

2.669,1

6.Quảng Bình

83,5

39,9

32,0

206,0

9,2

73,2

88,3

36,2

567,4

75,5

323,1

79,0

1.613,3

7. Quảng Trị

46,2

39,9

19,5

158,9

5,0

97,2

114,5

99,4

300,3

427,3

482,1

156,7

1.947,0

8. T.T. Huế

71,1

64,2

180,5

151,7

40,5

33,8

69,0

51,7

246,6

457,6

526,6

313,0

2.206,3

Trung bình

51,7

44,8

75,2

106,1

89,0

140,1

239,3

165,0

380,1

258,9

274,6

106,3

1.931,0

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 và điều tra khảo sát đoàn Tư vấn Sub-FIPI

Khu vực 1

Khu vực 1 chịu ảnh hưởng sớm và mạnh nhất của gió mùa cực đới, khiến cho mùa đông lạnh nhất và cũng là khu vực duy nhất có khả năng xuất hiện sương muối so với toàn vùng. Nằm ở vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm của khu vực dao động trong khoảng 22,5 - 23,2°C, thấp hơn so với các khu vực khác trong vùng nghiên cứu. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động trong khoảng từ 15-29°C, cao nhất vào tháng VII, thấp nhất vào tháng I. Tổng số giờ nắng đạt khoảng 1392-1627 giờ/năm; từ tháng V đến tháng XI có nhiều nắng nhất song số giờ nắng trong tháng cũng không vượt quá 200 giờ/tháng; các tháng từ I đến tháng IV là thời kỳ ít nắng với thời lượng nắng hàng tháng dưới 90 giờ. Lượng mưa các trạm trong khu vực đạt từ 1530-2648 mm/năm. Ở Móng Cái, Tiên Yên thuộc phần phía Bắc khu vực, do nằm bên sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh – Yên Tử với luồng gió mùa mùa hạ, bên cạnh đó còn thu được lượng mưa lớn trong các dạng nhiễu động khí quyển (bão, rãnh thấp, đường đứt…) lượng mưa hàng năm cao và trở thành một trong những trung tâm mưa lớn của Việt Nam. Đây cũng là nơi có lượng mưa cực đại rơi vào tháng VII trong khi các phần còn lại có lượng mưa cực đại mưa rơi vào tháng VIII. Tháng XII, I và II là những tháng rất ít mưa, lượng mưa thường dưới 50 mm/tháng. Tốc độ gió trung bình năm dao động trong một khoảng khác rộng từ 1,6 m/s ở những khu vực vịnh kín có đảo chắn đến 4,3 m/s ở nơi không được che chắn. Tốc độ gió cực đại có thể đạt tới 45 - 50m/s và thường rơi vào khoảng tháng VII- IX.



Khu vực 2

Ở khu vực 2, mùa đông bớt lạnh và là thời kỳ rất ẩm ướt (khác hẳn với các KV1, có thời kỳ tương đối khô vào đầu mùa đông). Nét nổi bật, vào đầu mùa hạ có thời kỳ khô nóng liên quan đến sự phát triển của gió phơn phía Tây, làm sai lệch đáng kể diễn biến mùa mưa ẩm(mùa mưa ẩm xê dịch về cuối mùa hạ).Nhiệt độ trung bình năm cao, thay đổi từ 23,7°C đến 24,3°C theo chiều từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình cực đại vào tháng VII và cực tiểu vào tháng I với biên độ khoảng 12°C. Khu vực 2 là nơi có số giờ nắng lớn trong vùng nghiên cứu. Thời gian chiếu sáng trong năm đạt tới 1600-1700 giờ, thể hiện nguồn năng lượng mặt trời khá dồi dào cung cấp cho sự phát triển của thực vật; phần lớn các tháng trong năm đều có trên 100 giờ nắng, cao nhất là các tháng V-VII có trên 200 giờ; tháng ít nắng nhất cũng đạt trên 50 giờ.

Lượng mưa trong khu vực 2 có sự phân hóa rõ rệt. Ở phần phía Bắc, thuộc các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, lượng mưa khoảng 1700-2000 mm/năm. Biến trình lượng mưa có trị số cực đại vào tháng IX và tiểu vào tháng XII hoặc tháng I, ngoài ra còn có thêm một điểm cực đại phụ vào tháng V. Phần phía Nam thuộc tỉnh Hà Tĩnh, do hiệu ứng địa hình của dãy núi Hoành Sơn, có lượng mưa rất cao, đạt tới 2600 mm/năm (trạm Hà Tĩnh) thậm chí 2800 mm/năm (trạm Kỳ Anh), đây cũng là một trong những trung tâm mưa lớn của Việt Nam. Biến trình mưa trong trong năm ở phần phía Nam có cực đại vào tháng X, cực tiểu vào tháng III, tháng IV, thời gian trễ hơn một tháng so với phần phía Bắc. Tốc độ gió có giá trị cao vào các tháng từ VII đến X, đây cũng là thời mưa bão phát triển trong khu vực. Các tháng mùa đông, từ tháng XI đến tháng III, gió Đông Bắc thịnh hành, tốc độ gió cực đại thường không quá 20 m/s.

Khu vực 3

Ở khu vực 3, mùa đông bớt lạnh hơn so với khu vực 1 và khu vực 2. Nét nổi bật, vào đầu mùa hạ có thời kỳ khô nóng liên quan đến sự phát triển của gió phơn phía Tây, làm sai lệch đáng kể diễn biến mùa mưa ẩm(mùa mưa ẩm xê dịch về cuối mùa hạ, chế độ mưa chuyển sang mùa thu đông). Nhiệt độ trung bình năm cao, thay đổi từ 24°C đến 25°C theo chiều từ Bắc vào Nam. Biến trình nhiệt độ trung bình tháng có cực đại vào tháng VII và cực tiểu vào tháng I với biên độ khoảng 9-11°C. Khu vực 3 là nơi có số giờ nắng lớn nhất trong vùng nghiên cứu. Thời gian chiếu sáng trong năm đạt tới 1500-1900 giờ, phần lớn các tháng trong năm đều có trên 100 giờ nắng, cao nhất là các tháng V-VII có trên 230 giờ; tháng ít nắng nhất cũng đạt trên 70-80 giờ. Độ ẩm thuộc loại cao nhất toàn quốc, trung bình năm vượt quá 85%.

Đây là khu vực có lượng mưa ẩm rất phong phú. Lượng mưa hàng năm khoảng 2500-3000 mm/năm, ở khu vực phía Tây trước dãy Bạch Mã, lượng mưa vượt quá 3000-3500 mm/năm. Biến trình mưa có trị số cực đại vào tháng X và trị số cực tiểu vào tháng III hoặc tháng IV, ngoài ra còn có thêm một cực đại phụ vào tháng V (mùa mưa tiểu mãn). Đáng chú ý lượng mưa tháng có trị số cực đại rất cao, đạt tới 600-800 mm, gấp tới 1,8-2 lần so với KV1. Tốc độ gió trung bình đạt 1,5-2,5 m/s, tốc độ gió cực đại cũng không quá 40 m/s. Tốc độ gió cực đại có giá trị cao vào các tháng IX đến X, đây cũng là thời mưa bão phát triển trong khu vực. Các tháng mùa đông, từ tháng XI đến tháng III, gió Tây Bắc thịnh hành với tần suất 40-50%, tốc độ gió cực đại thường không quá 20 m/s.

b. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tới thực vật ngập mặn và thực vật trên cồn cát ven biển

Thực vật nói chung chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi chế độ nhiệt ẩm. Quan hệ lượng mưa R (mm) - nhiệt độ T(°C) với quá trình sinh trưởng phát triển của cây có thể đánh giá vào mức độ khô hạn, đủ ẩm và thừa ẩm.Ngoài ra, các điều kiện nhiệt độ và lượng mưa quy định trực tiếp các ngưỡng sinh trưởng và phát triển của thực vật, nhất là đối với rừng ngập mặn. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý của lá các loài thực vật ngập mặn là 25-28°C (Phan Nguyên Hồng, 1999) và các hoạt động này giảm đi rõ rệt khi nhiệt tăng vượt quá 35°C theo (Ball M., 1988) và đến nhiệt độ 38-40°C thì quá trình này hầu như không còn hoạt động (Clough B.F., Andrews T.J. and Cowan I.R., 1982), (Andrews T.J.,Clough B.F., Muller G.J., 1984). Lượng mưa có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, số lượng loài và kích cỡ cây ngập mặn. Ở vùng nhiệt đới như Thái Lan, Australia, phía Nam Việt Nam, rừng ngập mặn phát triển mạnh ở những nơi có lượng mưa trong năm cao (1.800-2.500mm); vùng ít mưa số lượng loài và kích thước cây giảm (Phan Nguyên Hồng, 1991).

Gió có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành của rừng. Gió làm tăng cường độ thoát hơi nước, giúp cho việc phát tán hạt và cây giống, làm thay đổi lực dòng triều và dòng chảy ven bờ, vận chuyển phù sa, trầm tích, tạo nên những bãi bồi mới, là nơi cho những loài cây tiên phong của rừng ngập mặn phát triển. Gió mùa làm tăng lượng mưa, đem không khí lạnh (gió mùa Đông Bắc) hoặc không khí khô nóng (gió phơn Tây Nam) ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phân bố của thực vật nhiệt đới. Gió mạnh gây sóng lớn đặc biệt là khi có bão tác dụng hủy hoại trực tiếp cây cối cũng như các công trình ven bờ. Ngoài các yếu tố khí hậu nêu trên, một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, dông, mưa đá, sương mù, sương muối... có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển của rừng.

Tóm lại, điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thành phần loài và quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ thực vật và động vật rừng. Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết quyết định quyết định sự thành bại của các các hoạt động trồng rừng. Do vậy, trong quá trình thực hiện dự án, việc xây dựng kế hoạch trồng rừng, chuẩn bị cây giống, chuẩn bị vật liệu để trồng rừng đúng mùa vụ là rất cần thiết. Điều này sẽ tránh được các tổn thất do bão, lũ, nắng, hạn gây chết cây con.



c. Thủy văn

Vùng ven biển có một hệ thống sông ngòi khá dày, khoảng 0,5-1km/1km2 và dọc bờ biển thì cứ độ 20 km lại có một cửa sông. Hướng chung là hướng Tây bắc- Đông Nam. Các hệ thống sông lớn có tác động lớn tới vùng ven biển là sông Hồng và sông Thái Bình, sông Cả, sông Thu Bồn và sông Mã... Mùa lũ lớn, thường xảy ra từ tháng 7-10 (vùng Bắc bộ và Thanh Hoá), từ tháng 9-12 (vùng Đông Trường sơn), từ tháng 7-11 (vùng Tây Trường sơn). Hiện nay, các hệ thống sông lớn đều có nhiều công trình thủy điện, do vật lượng phù sa bồi đắp cho vùng ven biển ngày càng giảm sút, do vậy tình trạng xói lở bờ biển, đê biển và các công trình xây dựng ở vùng ven biển càng trở nên nghiêm trọng.

Thuỷ triều dọc ven biển Việt Nam rất phức tạp (do nằm giữa hai vùng thủy triều phức tạp), có các loại thuỷ triều như: Nhật triều (từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá); nhật triều không đều (từ Nghệ An đến Bắc Quảng Bình; bán nhật triều không đều (từ Nam Quảng Bình đến cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế). Trong mùa đông, sóng hướng Đông Bắc đạt 2-3m về độ cao, chu kỳ sóng từ 11-12 giây về, tần suất xuất hiện 60-70%. Trong mùa hè, sóng hướng Nam, Tây nam và Đông nam.

Thủy triều tác động mạnh mẽ tới các hoạt động kinh tế xã hội của cư dân vùng ven biển. Đặc biệt, khi có gió mạnh hay bão, thủy triều lên thường gây ra hiện tượng nước dâng. Khi có gió mùa Đông bắc hoặc gió mùa Tây nam, nước có thể dâng cao hơn mức bình thường 10-30cm và có thể truyền sâu vào sông 10-20km. Nước dâng khi có bão đều trên dưới 1m, khi cực đại có thể đạt 2,0-2,5m. Sự trùng lặp của mực nước triều cao nhất, sóng thần với nước dâng và sóng hải lưu sẽ làm cho mức độ phá hại của động lực biển lớn hơn, gây sạt lở bờ biển, đê biển. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây sạt lở bờ biển, đê biển càng diễn ra mạnh mẽ và phức tạp, gây tổn thiệt hại cơ sở hạ tầng nông nghiệp và công nghiệp ở vùng ven biển.

Chế độ thủy triều chi phối các yêu tố lập địa và điều kiện gây trồng các loài cây rừng ngập mặn. Thời gian ngập và độ cao ngập thủy triều là những chỉ tiêu đánh giá thích nghi của cây rừng ngập mặn khi tổ chức trồng rừng. Chẳng hạn, cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) sinh trưởng thuận lợi trong vùng ngập triều trung bình từ 10-19 ngày/tháng, thời gian phơi bãi 9-14 giờ/ngày; nhưng sinh trưởng không thuận lợi trong vùng bị ngập trung bình từ trên 25 ngày/tháng hoặc trung bình từ 2-4 ngày/tháng, thời gian phơi bãi dưới 4 giờ/ngày hoặc 20-24 giờ/ngày. Những yếu tố này cần được xem xét kỹ trong quá trình điều tra đánh giá lập địa thiết kế trồng rừng (6).



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương