Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Khuôn khổ, điều kiện và sự hình thành dự án



tải về 3.15 Mb.
trang3/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57

1.1.2. Khuôn khổ, điều kiện và sự hình thành dự án


Mặc dù Việt Nam có tăng trưởng kinh tế ấn tượng và được đánh giá thành công trong xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, Việt Nam có Hệ số Gini thu nhập còn tương đối thấp (0,39 vào năm 2012) (2). Số người cận nghèo dưới 40 tuổi sống ở các vùng nông thôn là 82%. Có 70% số người nghèo và cận nghèo dưới 40 tuổi ở Việt Nam sống ở bốn vùng: Đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn người cận nghèo ở các vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Người nghèo ở Việt Nam thường sống ở các xã có độ che phủ rừng cao (ví dụ, ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) và ở những khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là vùng có nguy cơ bị bị tổn thương cao, do bão có tần suất và cường độ lớn hơn. Nếu không có các biện pháp thích ứng, khi mực nước biển dâng 100 cm, hơn 10% diện tích các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh và hơn 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung sẽ có nguy cơ ngập úng, ảnh hưởng đến 9% dân số của các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, và gần 9% dân số của các tỉnh ven biển miền Trung. Thay đổi khí hậu và thời tiết dự kiến chủ yếu sẽ đe dọa ngành nông nghiệp, các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, tài nguyên nước, y tế công cộng và cơ sở hạ tầng, tất cả những vấn đề này đều tác động đối với người nghèo (3).

Các cộng đồng dân cư sống gần rừng, đặc biệt là rừng ven biển, phụ thuộc chặt chẽ vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Việt Nam đang cân nhắc làm thế nào sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái và những tiềm năng của tài nguyên rừng để cải thiện đời sống người nghèo vùng nông thôn, giúp giảm nguy cơ bị tổn thương với các điều kiện thời tiết bất lợi.

Rừng ven biển trên đất cát và rừng ngập mặn nếu được bảo vệ và quản lý bền vững có thể góp phần làm tăng khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển. Đồng thời, bảo vệ và phát triển rừng là các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có chi phí thấp. Các biện pháp trồng, phục hồi rừng trong các lưu vực sông và ven bờ biển và các biện pháp phi công trình phục vụ mục đích phòng ngừa giúp giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu đã được trình bày tại Hội nghị UNFCCC COP 21 ở Paris năm 2015. INDC cho rằng, thích ứng biến đổi khí hậu phải đi liền với phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống, phối hợp, liên ngành, liên vùng, kết hợp với các giải pháp bình đẳng giới và xóa đói, giảm nghèo. Hai trong số những ưu tiên được xác định trong INDC bao gồm:

+ Bảo vệ, phục hồi, trồng và nâng cao chất lượng rừng ven biển, bao gồm rừng ngập mặn, đặc biệt là ở vùng cửa sông ven biển và các đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.

+ Thực hiện quản lý rừng bền vững; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo kiệt; thực hiện các biện pháp trồng rừng và tái trồng rừng, tập trung trồng cây gỗ lớn; và ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng.



Bảng 2. Sự thay đổi độ che phủ rừng tại Việt Nam

Đơn vị: 1.000 ha

Chỉ Chỉ tiêu

Năm

1943

1976

1980

1985

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Tổng diện tích rừng

14.300

11.169

10.608

9.892

9.176

9.302

10.916

12.307

13.388

14.062

Rừng tự nhiên




11.077

10.016

9.308

8.431

8.253

9.444

10.088

10.304

10.176

Rừng trồng




93

422

583

745

1.048

1.471

2.219

3.083

3.886

Độ che phủ (%)

43,2%

33,7%

32,0%

29,9%

27,7%

28,1%

33,0%

37,2%

39,5%

40,8%

Nguồn: Phục hồi rừng tại Việt Nam: Lịch sử, hiện tại và tương lai (2006); Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN

Độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên vào năm 2011 đạt 39,7% so với tổng diện tích đất (MARD, 2011), từ 9,18 triệu hecta rừng năm 1990 (FAO, 2010). Chương trình 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010, diện tích rừng đã tăng là 2.450.000 ha. Chương trình này đã giúp tăng độ che phủ rừng từ 32 % năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Những khu vực rừng này phần lớn nằm ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Rừng tự nhiên và rừng trồng ở Việt Nam được phân loại thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng ngập mặn thuộc ba tiêu chí này ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ (từ Quảng Ninh đến TT-Huế) khoảng xấp xỉ 54.697 ha, và rừng ven biển tại các tỉnh này khoảng 69.645 ha.

- Tuy nhiên, rừng ven biển đã bị suy thoái nghiêm trọng do việc chuyển đổi các khu vực này cho các hoạt động sinh kế ngắn hạn không bền vững. Riêng diện tích rừng ngập mặn đã giảm gần hai phần ba, từ 408.500 ha năm 1943 xuống còn 290.000 ha vào năm 1962 và 155.290 ha vào năm 2000. Động cơ phá rừng là từ nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp, phá rừng lấy củi, phát triển cơ sở hạ tầng làm thay đổi các điều kiện thủy văn cần để duy trì các hệ thống rừng ngập mặn ven biển này. Rừng trên đất cát ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng bị suy thoái hoặc chuyển đổi do xâm lấn từ nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.

- Sự suy thoái của rừng ven biển có tác động đến hiệu quả của hệ thống đê điều và khả năng bảo vệ bờ biển. Việt Nam có 2.072km đê biển và 1.758km đê cửa sông trong đó khoảng gần 1.400km đê nằm sát biển ở 29 tỉnh và thành phố khắp cả nước. Đê biển bảo vệ 630.000 ha đất nông nghiệp và khoảng 8,7 triệu dân. Ở nhiều nơi, rừng ngập mặn đang bị mất, dẫn đến đê biển bị ảnh hưởng xấu bởi sóng biển. Tại các tỉnh thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Trung Bộ, hiện có Tổng chiều dài bờ biển 909 km, có đê biển 257 km và 567 km đê cửa sông cần có rừng ngập mặn bảo vệ (4).

- Chính phủ đã thông qua Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020. Chiến lược này đã đặt mục tiêu tăng sự đóng góp của ngành lâm nghiệp vào GDP từ 1,2 % năm 2005 lên 2 – 3% vào năm 2020, tạo ra hai triệu việc làm liên quan đến rừng và cải thiện thu nhập dựa vào rừng. Chính phủ cũng đã xây dựng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 (SEDP) với mục tiêu đạt 42% diện tích rừng che phủ vào năm 2020. Nếu đạt được tiêu này, ngành lâm nghiệp sẽ hỗ trợ thiết thực cho các mục tiêu đóng góp tăng trưởng GDP và tạo việc làm cho xã hội và phát triển kinh tế của đất nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Chương trình đầu tư mục tiêu Phát triển lâm nghiệp vững 2016-2020 nhằm mục đích tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng lên 42% vào năm 2020. Chương trình này có hai đề án ưu tiên là: (i) bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, và (ii) nâng cao năng suất ngành Lâm nghiệp và tạo giá trị gia tăng.

- Việt Nam cũng đã áp dụng một số biện pháp tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng ven biển. Ví dụ, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 24-NQ/TW về "Chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, cải thiện quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường", tuyên bố chống lại biến đổi khí hậu là "một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống chính trị". Quyết định 158/2007/QĐ-TTg ngày 09/10/2007, thông qua Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) cho 14 tỉnh ven biển miền trung đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ cũng đã thông qua chiến lược chi tiết cho ICZM ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (do thủ tướng phê duyệt tháng 12/2014). Luật 82/2015/QH13 về Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo, trong đó quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố ven biển phải phát triển chương trình ICZM theo phạm vi, nội dung, các yêu cầu giám sát và báo cáo theo quy định, và chỉ ra tất cả các công ty, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ các sản phẩm ICZM (ví dụ những quy định quy hoạch).

Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ thông qua Kế hoạch Hành động quốc gia đới bờ ven biển (NAP), giúp thực hiện các ưu tiên ICZM trong giai đoạn 2016-2020 và thúc đẩy thực hiện Chiến lược ICZM. NAP nhấn mạnh việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển, hướng dẫn phối hợp giữa các ngành chủ chốt và cũng thừa nhận rằng phần lớn việc quản lý ven biển sẽ được thực hiện ở cấp tỉnh, kêu gọi liên kết theo ngành dọc tốt hơn nữa giữa chính quyền các cấp, bao gồm cả chính quyền Trung ương.



- Để tăng lợi ích kinh tế từ rừng và cải thiện quản lý rừng cần phát triển ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam một cách bền vững và tối ưu hóa doanh thu từ các-bon. Việc này đòi hỏi phải cải thiện các Công ty lâm nghiệp quốc doanh, tăng xuất khẩu gỗ, giảm nhập khẩu gỗ chưa qua chế biến và tăng cường liên kết thị trường, đồng thời phát triển các giá trị và các dịch vụ khác của rừng.

Trồng và phục hồi rừng ngập mặn ở các vùng bãi triều ven biển là một yêu cầu cần được đặc biệt quan tâm. Một khi rừng ngập mặn bị tàn phá sẽ gây biến đổi khí hậu trong khí quyển và đại dương, những yếu tố lại làm tăng tính dễ tổn thương của rừng với biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn là những hệ sinh thái rất nhạy cảm với những biến động quá mức của mực nước biển. Nếu mức ngập thủy triều tăng sẽ khiến rừng ngập mặn bị giảm khả năng hô hấp, nếu mức ngập thấp, sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất của rừng và hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể bị thay thế bằng các đầm lầy nước mặn (đặc trưng bởi các loài cây thân thảo). Do vậy, việc khôi phục rừng ngập mặn là vấn đề phức tạp, cần chọn loài cây trồng phù hợp với độ mặn của đất, độ ngập của thủy triều, thành phần cấu trúc của đất. Ở Đồng bằng sông Hồng, còn phải xem xét làm thế nào để giải quyết những thay đổi cảnh quan như đê bao, đường giao thông, các kiểu kiểm soát lũ, và nạo vét kênh làm thay đổi mô hình dòng chảy thủy triều. Việt Nam có nhiều ví dụ phục hồi rừng ngập mặn thành công ở các nơi khác nhau trên cả nước (cả phía Nam và Bắc) ở quy mô nhỏ. Các trường đại học trong nước, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các tổ chức ở địa phương có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trồng rừng ngập mặn, có kiến thức chuyên môn, có thể khai thác để thiết kế dự án.



- Việt Nam đã có một số thí điểm thành công về trồng rừng trên đất cát, nhưng các hoạt động còn ở quy mô hạn chế. Ở một số nơi, với đầu vào chi phí và lao động thấp, đã thí điểm thành công việc sử dụng cỏ hương bài (loại cỏ có thể sống trong điều kiện rất khắc nghiệt) để giữ ổn định cồn cát. Tiếp theo đó là trồng cây Phi lao. Để thực hiện các quy trình như vậy ở mức quy mô cần có sự phối hợp giữa các nông dân địa phương, chính quyền địa phương và ban quản lý rừng. Công việc này đòi hỏi phải có thời gian và cam kết từ những người tham gia. Tuy nhiên, những nỗ lực này có thể thành công và những mô hình thí điểm có thể được Doanh nghiệp lâm nghiệp nhân rộng.

- Tăng cường sự đóng góp của rừng cho sự phát triển và thích ứng với biến đổi khí hậu cần làm việc với các tổ chức khác nhau trong ngành và với chính quyền địa phương. Các Ban quản lý rừng sẽ là cơ quan chính cùng tham gia. Các công ty lâm nghiệp nhà nước (SFCs) là rất quan trọng vì những công ty này quản lý khoảng 14%(5) rừng của quốc gia - khoảng 1,95 triệu ha (ha) rừng. Hệ thống quản trị lâm nghiệp phần nào còn rời rạc, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, khoa học và kỹ thuật cần phải được củng cố. Sự hợp tác giữa các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn hạn chế, kể cả ở cấp quốc gia và địa phương. Cùng với những thách thức trong lĩnh vực này là các công ty lâm nghiệp nhà nước (SFC) đang hoạt động với nhiều nợ đọng, sắp xếp doanh nghiệp bất hợp lý, quyền sử dụng đất không rõ ràng, hoạt động lâm nghiệp kém.

- Rừng ven biển, nhìn chung được quy hoạch là rừng phòng hộ, do nhiều chủ thể quản lý. Trong đó, các UBND xã và các Ban quản lý rừng quản lý diện tích rừng khá lớn. Đối với các xã không có các ban quản lý rừng, thì phương pháp quản lý chính được sử dụng là thiết lập tổ bảo vệ gồm đại diện của công an xã, quân đội, các cựu chiến binh và các trưởng thôn làm việc bán thời gian. Một vài diện tích được quản lý bởi các doanh nghiệp và các tổ chức khác. Tại khu vực Bắc Trung Bộ, các Ban quản lý có trách nhiệm quản lý đa số rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển. Ngoài các Ban quản lý, UBND xã cũng đang trực tiếp tham gia vào quản lý cũng như các hộ gia đình và cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức khác (ví dụ, các lực lượng vũ trang). Một số diện tích rừng phòng hộ ven biển đã được tạm giao cho các doanh nghiệp, tổ chức du lịch để quản lý như Sầm Sơn, Cửa Lò.


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương