Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi



tải về 3.15 Mb.
trang9/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   57

2.2.4.2. Hệ động vật rừng


Do có diện tích rừng ngập mặn khá lớn nên vùng ven biển, cửa sông tỉnh Quảng Ninh có hệ động vật rất phong phú.Theo (Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, 2016), khu hệ động vật ven biển Quảng Ninh khá đa dạng về loài. Động vật có vú có từ 9 đến 16 loài; chim 121 đến 147 loài. Bò sát từ 8 đến 18 loài. Lưỡng cư từ 5 từ 11 loài, cá từ 37 từ 71 loài. Động vật đáy có từ 110 từ 288 loài.

Các loài động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá có số lượng loài biến động theo thời gian. Các loài nhuyễn thể, nhóm giáp sác đáy và giun nhiều tơ chủ yếu là lớp chân bụng (Gastropoda) và lớp 2 vỏ (Bilvalvia). Lớp chân bụng có 70 loài ở 30 họ và lớp 2 vỏ có 81 loài thuộc 24 họ. Có nhiều họ quan trọng như họ: Ngao, Sò, Ốc nhảy, Ốc đĩa.... với nhiều loài có giá trị kinh tế như Ốc đĩa sú (Neritabalteata), Vạng (Polymesoda), Ngán (Lucina Philippinarum)...Ngán là loài đặc hữu của vùng biển Quảng Ninh có tên trong sách đỏ của Việt Nam.

Nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản ven biển phụ thuộc rất nhiều vào rừng ngập mặn. Mất rừng thì môi trường ven biển biến đổi và nguồn hải sản cũng mất dần. Người dân cho biết, có rừng ngập mặn thì mới có thể dễ dàng đánh bắt hải sản hơn. Vì vậy, ở một số tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh người dân tự nguyện bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hệ động vật rừng phong phú là cơ sở phát triển các mô hình sinh kế cho các hộ dân sống ở vùng ven biển.

2.2.5. Hiện trạng sử dụng đất và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ven biển

2.2.5.1. Khái quát chung về sản xuất lâm nghiệp, lâm nghiệp các tỉnh vùng dự án


a. Về quản lý bảo vệ rừng

Trong những năm qua, các tỉnh vùng dự án đã giao, khoán cho các Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp, UBND xã, tổ chức và hộ gia đình thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và xây dựng quy ước bảo vệ rừng cộng đồng; tuyên truyền, tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy tại các thôn xóm để kịp thời huy động lực lượng và ngăn chặn các nguy cơ gây cháy rừng.

Bảng 7. Kết quả bảo vệ, phát triển rừng 2011-2015 tại các tỉnh trong vùng dự án

TT

Hạng mục

ĐVT

Tổng cộng

1

Bảo vệ rừng

Lượt ha

2,018,128

2

Khoanh nuôi XTTS rừng

ha

133,803

3

Trồng rừng mới

ha

130,928

4

Trồng rừng thay thế

ha

2,489

5

Trồng rừng sau khai thác

ha

49,002

6

Trồng cây phân tán

triệu cây

62

7

Chăm sóc rừng trồng

ha

27,147

8

Cải tạo rừng nghèo

ha

19,101

Nguồn: Tổng hợp từ Sở NN&PTNT các tỉnh, năm 2016

b. Về phát triển rừng

Các địa phương đã quan tâm nâng cao chất lượng rừng trồng thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Trồng cây bản địa từ 2 năm tuổi trở lên. Đối với lập địa cỏ tranh lau lách, khô hạn, đất nghèo dinh dưỡng, áp dụng phương thức trồng thuần loài cây mọc nhanh sau đó trồng bổ sung cây bản địa trồng dưới tán.

Trong giai đoạn 2011- 2015, công tác trồng rừng đã được Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tích cực đầu tư. Trong đó, đã có những thay đổi tích cực trong việc chuyển hóa rừng trồng cây gỗ nhỏ thành rừng cây gỗ lớn. Các tỉnh tập trung đầu tư thâm canh rừng tre, luồng, trồng cây đặc sản có giá trị kinh tế cao,áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa giống cây trồng có năng suất chất lượng cao vào trồng rừng.

Tuy vậy, công tác trồng rừng vẫn còn một số khó khăn như mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất hàng năm còn thấp. Việc quản lý giống trồng rừng đã được quan tâm nhưng vẫn còn tình trạng sử dụng giống không có nguồn gốc vào trồng rừng, làm hạn chế năng suất và chất lượng rừng trồng.

Việc hướng dẫn kiểm tra, giám sát các chủ rừng thực hiện đúng các quy định của nhà nước trong các dự án cải tạo rừng đã được thực hiện. Do vậy, hiện nay đã có nhiều mô hình đạt hiệu quả mang lại giá trị kinh tế rõ rệt. Đối tượng rừng đưa vào khoanh nuôi tái sinh tự nhiên chủ yếu là loại đất có cây tái sinh và gỗ rải rác, một số diện tích rừng nghèo kiệt và rừng non phục hồi đang bị tác động với nhiệm vụ chủ yếu là đầu tư bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Các đơn vị chủ rừng ở các địa phương đã áp dụng các hình thức giao khoán cho các hộ gia đình, thôn bản và một số nơi khoán cho lực lượng bộ đội trên địa bàn để phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa bàn.

c. Khai thác, sử dụng rừng

Kết quả tổng hợp báo cáo về bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh trong vùng dự án năm 2016, cho thấy khai thác lâm sản tập trung chủ yếu trên diện tích rừng trồng sản xuất và cây trồng phân tán. Sản lượng khai thác gỗ trong vùng dự án là hơn 5,6 triệu m3, trung bình khoảng 1,12 triệu m3/năm.Tổng sản lượng khai thác củi hơn 2,5 triệu ste, trung bình khoảng 500 nghìn ste/năm. Sản lượng gỗ tăng, giảm theo từng năm từng giai đoạn phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh gỗ rừng trồng. Sản phẩm chủ yếu là gỗ xây dựng và gỗ dăm giấy. Cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho chế biến, một phần cung ứng cho bên ngoài tỉnh và xuất khẩu, giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng đã tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhân dân nông thôn miền núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đóng góp nguồn thu cho ngân sách các tỉnh (7).

Ở các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng do nguồn thu từ thủy hải sản trong rừng ngập mặn khá lớn vì vậy người dân sinh sống ở vùng ven biển chủ yếu đi khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng một cách tự phát và khó kiểm soát, gây tác động không nhỏ tới hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ở nhiều khu vực bãi bồi sát biển có thể sử dụng trồng rừng ngập mặn, tuy nhiên vì lợi ích kinh tế, các địa phương đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản (nuôi ngao) mà không chú ý phát triển rừng.

Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế mặc dù có diện tích rừng ven biển là rừng sản xuất, song rừng chủ yếu được trồng trên lập địa đất cát ven biển, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, cây sinh trưởng chậm, năng suất thấp. Nhìn chung, ở khu vực này, rừng không có sản phẩm phụ, khó thực hiện nông lâm kết hợp. Các dải rừng ven biển chủ yếu được sử dụng cho mục đích phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, giữ độ ẩm, cải tạo đất cát, qua đó trồng trọt được một số loại nông sản như khoai lang, đậu đỗ,...Về lâu dài, những diện tích rừng sản xuất nên quy hoạch thành rừng phòng hộ.



d. Chế biến gỗ và thị trường lâm sản

Trên địa bàn vùng dự án có hơn 300 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có các cơ sở là doanh nghiệp (Nhà nước và HTX) và các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Sản phẩm chủ yếu là sản xuất dăm gỗ, ván ép, sữa chữa tàu thuyền; sơ chế gia công nan nẹp; mộc gia dụng. Nguyên liệu gỗ sử dụng là gỗ rừng trồng, cây trồng phân tán và gỗ nhập từ nơi khác trong và ngoài vùng. Thiết bị chế biến đồ mộc được đầu tư máy cưa, đục bào, băm dăm...Theo Quyết định số 5115/2014/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/12/2014, đến năm 2020, các tỉnh vùng Đông Bắc bộ chế biến gỗ dăm với sản lượng tối đa là 1,5 triệu tấn/năm, các tỉnh vùng Bắc trung bộ chế biến gỗ dăm với sản lượng tối đa là 1,0 triệu tấn/năm. Cũng theo quyết định này, phương hướng chung đối với chế biến gỗ là giảm sản lượng sản xuất gỗ dăm, nâng cao sản lượng chế biến các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương