Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi



tải về 3.15 Mb.
trang7/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   57

2.2.3. Địa mạo, thổ nhưỡng

2.2.3.1. Đặc điểm địa mạo


Đặc điểm địa mạo thổ nhưỡng ở khu vực ven biển trong vùng dự án được phân chia theo các khu vực sau đây:

a. Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

Cấu trúc địa chất địa hình là phức nếp lồi lớn, hướng sơn văn chủ yếu chạy dọc theo đường bờ (ĐB-TN), hình thành các đai tuyến đảo ở bên ngoài có tác dụng che chắn nhất định đường bờ bên trong. Đáy biển giữa tuyến đảo và đất liền có độ sâu trung bình 3-5m, nơi sâu nhất đạt tới trên 25m, dưới dạng các lạch. Dòng hải văn biến đổi phức tạp theo các khu vực khác nhau, phần nhiều do sự chi phối của địa hình đáy biển và đảo.

Bờ biển thuộc vùng dự án, từ Móng Cái đến Hải Phòng và Thanh Hóa khúc khuỷu, phù sa từ các sông lạch đã bồi lên những bãi thấp phẳng nhờ có các đảo bên ngoài chắn sóng, gió hình thành đồng bằng ven biển. Đồng bằng ven biển nhìn chung thường chỉ cao hơn mực nước biển 1-6m hoặc những bãi triều rộng sát bờ biển bị ngập khi thủy triều lên.

Nền địa chất chủ yếu là đá trầm tích Mezoizoi, thành phần chính là cát bột, sét kết. Hình thái bờ chủ yếu là mài mòn trên đá gốc, thể hiện thiếu hụt trầm tích với hình thái bờ cắt khía lõm. Cấu tạo bờ bãi chính là đá gốc và tại các khía lõm vào lục địa có lớp phủ bùn cát mỏng. Chính vì vậy, lượng vật chất cung cấp cho thảm rừng ngập mặn ở khu vực cơ bản nghèo nàn, nên sinh khối thảm thực vật ngập mặn thấp.

Bên cạnh đó, trong khu vực có một số cửa sông (Ca Long, Ba Chẽ, Bạch Đằng…) với vai trò cung cấp phù sa cho các đoạn bờ ngắn ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển tương đối tốt. Đã quan sát được lớp bùn sét ở khu vực này khá dày, và cây ngập mặn đạt tới chiều cao 1-5m.

Bờ và bãi triều đá:chiếm tỉ lệ lớn chiều dài đường bờ Quảng Ninh – Hải Phòng là kiểu bờ đá gốc, nghèo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên trong các hõm địa hình, nơi tập trung được bùn sét có thể phát triển cây ngập mặn. Đã quan sát được hiện tượng này ở nhiều đảo và một số đoạn bờ, hình thành nên các ổ cây ngập mặn nhỏ. Các ổ cây ngập mặn này dễ bị tác động sóng gió và lượng vật liệu từ phần địa hình cao hơn mang xuống.

Bờ và bãi triều bùn sét: là đối tượng lãnh thổ chính cho phát triển cây ngập mặn. Tại khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, trên hầu hết chiều dài bờ biển, tuy thuộc khu vực có mực triều cao nhất nước (đạt tới 4,5m), nhưng diện tích bãi triều hẹp, với thành phần bãi chính là đá gốc, đôi chỗ phủ lớp mỏng bùn sét. Các diện tích bãi triều bùn sét tương đối lớn đều thuộc phạm vi cửa sông (như Cát Hải, Trà Cổ - Hải Ninh), hay kết hợp với vụng khuất sau đảo chắn (Đồng Rui), vũng vịnh sông - biển (Đồ Sơn, Cửa Lục).

Biến động bãi triều chủ yếu do tác động của gió mùa đông bắc, bão và áp thấp nhiệt đới chi phối tới động lực sóng và dòng hải văn ven bờ. Ngoài ra còn có sự tác động của dòng chảy lũ nội địa. Đây là yếu tố cần được xem xét trong trồng và bảo vệ rừng ngập mặn và phòng hộ ven biển.

Bờ và bãi triều cát: ít phổ biến trong khu vực, bắt gặp với kích thước đáng kể ở Mũi Ngọc (Móng Cái), Đồ Sơn, Bãi Dài (Vân Đồn). Bãi triều cát do có lượng vật chất không lớn, quá trình gió không mạnh nên không tạo nên các dạng địa hình cồn, đụn cát di động lớn. Tuy vậy, chúng cũng thường là một bộ phận của cấu tạo bờ gồm thềm biển cao 2-4m và 4-6m bị biến đổi do ngoại sinh và nhân tác, cấu tạo bởi cát, tiếp giáp với bờ và bãi triều cát thuộc cung bờ lõm của địa hình.

Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng về cơ bản ít xói lở vì bờ đá gốc là chủ yếu và nhiều đoạn bờ được che chắn tác động biển bởi hệ thống đảo vành ngoài. Các khu vực xói lở mạnh gồm bờ đông đảo Cát Hải, Nam đảo Cát Bà và đông bắc đảo Đồng Rui. Thể hiện tích cục bộ mạnh, liên quan tới các dòng hải văn phức tạp trong vịnh và tác động của dòng nước ngọt ven bờ.



b. Khu vực Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh

Cấu trúc địa chất địa hình là phần thấp đồng bằng Thanh – Nghệ, có các dải núi đâm ngang ra biển (Tam Điệp, Hoàng Mai) và khối nhô đá gốc (Sầm Sơn, Cửa Lò). Bờ biển dạng mở, chịu tác động trực tiếp bởi sóng gió và dòng hải văn ven bờ. Là khu vực có lượng phù sa lớn nhất toàn vùng nghiên cứu, chủ yếu thuộc hệ thống sông Mã và sông Cả. Đáy biển ven bờ (đến 20m nước) tương đối thoải và ít biến động hình thái, trừ các khu vực cửa sông và mũi nhô đá gốc.Nền rmóng chủ yếu là đá trầm tích Kainozoi, thành phần chính là cát bột, sét, mùn bã thực vật. Hình thái bờ chủ yếu là mài mòn – tích tụ, xen một số đoạn bờ mài mòn trên đá gốc.



Bờ và bãi triều đá: chiếm tỉ lệ nhỏ trên chiều dài đường bờ Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh với kiểu bờ mài mòn trên đá gốc, nghèo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên trong các hõm địa hình, nơi tập trung được bùn sét có thể phát triển cây ngập mặn nhưng thưa và thấp.

Bãi triều bùn sét: phân bố trùng với các khu vực hạ kiến tạo tương đối hình thành các trũng tích tự bùn sét (Nga Sơn – Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Kỳ Anh) và khu vực cửa sông ven biển. Đây là khu vực quan sát thấy có thảm thực vật ngập mặn tốt nhất của khu vực nghiên cứu. Tại Hà Tĩnh, bãi triều bùn sét chỉ chiếm diện nhỏ tại khu vực cửa sông.Biến động bãi triều chủ yếu do tác động của gió mùa đông bắc, bão và áp thấp nhiệt đới, dòng hải văn ven bờ và lượng nước, phù sa từ các con sông đưa tới.

Bờ và bãi triều cát: phân bố ở Hoàng Hóa, Sầm Sơn, Diễn Châu, Cửa Lò và phía bắc Hà Tĩnh dưới dạng bộ phận tiếp giáp với biển của bề mặt tích tụ biển, gió biển và sông biển khá rộng trong lục địa. Mặt biển của bãi khá thoải, phần đỉnh được gió vun cao, có nơi tới 3-4m, nhưng không đều, mặt lục địa khá dốc so với mặt biển. Thành phần cát có xu hướng thô hơn từ bắc vào nam. Đây là khu vực thích hợp cho rừng phòng hộ chống cát bay, giảm tác động của bão, áp thấp, ổn định đường bờ.

Khu vực Thanh Hóa – Hà Tĩnh có xu hướng bồi tụ ở phía bắc (Nga Sơn, Hậu Lộc), vùng ven cửa sông và xói lở - bồi tụ ở phía nam.



c. Khu vực Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế

Cấu trúc địa chất địa hình là bộ phận gờ nâng dạng bậc Trường Sơn với các nhánh núi ăn sát ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã). Bờ biển dạng mở, chịu tác động trực tiếp bởi sóng gió và dòng hải văn ven bờ. Đáy biển ven bờ (đến 20m nước) dốc, biến động khá mạnh theo mùa, và ảnh hưởng của bão, áp thấp. Nền rắn chủ yếu là đá trầm tích Kainozoi, thành phần chính là cát. Hình thái bờ chủ yếu thẳng, với quá trình mài mòn – tích tụ, xen một số đoạn bờ mài mòn trên đá gốc.

Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, ven biển có những mỏm núi nhô ra biển và bị chia cắt bởi các sông ngắn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuống biển Đông. Trầm tích của các sông ở đây hình thành đồng bằng ven biển. Đồng bằng ven biển ở đây có những có các đụn cát do gió tạo thành. Từ nam Hà Tĩnh trở vào Thừa Thiên Huế, các đụn cát, cồn cát di động cao khoảng 20-50m.

Bờ và bãi triều đá: chiếm tỉ lệ nhỏ trên chiều dài đáng kể, thuộc khu vực các dãy núi đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Hải Vân) với kiểu bờ mài mòn trên đá gốc, nghèo chất dinh dưỡng, bị tác động mạnh của sóng nên khó có khả năng phát triển cây ngập mặn.

Bãi triều bùn sét: phân bố rất hạn chế, do lượng phù sa từ sông nhỏ và đáy biển dốc. Các bãi triều bùn sét thường dưới dạng dọc sông, ăn sâu vào lục địa thuộc đới giao thoa giữa nước ngọt và nước biển, phù hợp trồng cây ngập mặn trên bãi bồi ven sông, giúp cố định bờ, bẫy trầm tích, giảm xói lở. Ngoài ra còn có khu vực đầm phá ven biển, điển hình là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là khu vực khá thuận lợi cho phát triển cây ngập mặn, nhưng nhiều diện tích đã được sử dụng NTTS.Biến động bãi triều bùn sét chủ yếu do tác động của lũ với động lực lũ và thay đổi chế độ thủy hóa khu vực.

Bờ và bãi triều cát: phân bố rộng khắp ở khu vực Quảng Bình – Huế. Bãi biển dốc, phần trong lục địa được vun cao thành các cồn có độ cao lên tới 30-40m (ở Quảng Bình, Quảng Trị) và giữa các thế hệ cồn tại một số nơi hình thành các bàu nước ngọt (bàu Sen, bàu Tró). Cát nhiều nơi di động làm lấp đồng ruộng, thiếu hụt vật liệu bãi. Bởi vậy, các diện tích này cần được trồng rừng phòng hộ, vừa giảm tác động lấn ruộng của cát bay, cát chảy, vừa đảm bảo ổn định bãi biển, tạo tiền đề phát triển, nhất là du lịch bãi biển.

Khu vực Quảng Bình – Thừa Thiên Huế, thống trị là quá trình xói lở, chịu tác động mạnh của gió mùa, dòng hải văn dọc bờ, bão và áp thấp nhiệt đới.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương