Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


 Tác động tích cực đến môi trường



tải về 3.15 Mb.
trang54/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   57

11.1.1.2. Tác động tích cực đến môi trường


Các tác động tích cự đến môi trường bao gồm:  

  • Tăng tích lũy carbon và hấp thu từ trồng ven rừng, phục hồi và bảo vệ (rừng ngập mặn và rừng trên cạn).

  • Giảm rủi ro từ thiên tai thông qua các khu vực rừng phòng hộ ven biển.

  • Giảm suy thoái/xói mòn.

11.1.1.3. Tác động tích cực đến các nhóm dễ bị tổn thương


a. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số

Dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát thực địa, các hộ gia đình dân tộc thiểu sô sống trong khu vực (bao gồm các cộng đồng bị ảnh hưởng và những người hưởng lợi), những người có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình hiện nay cho rằng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện đáng kể khác nhau thông qua các dự án.

Các hoạt động trồng và bảo vệ rừng ven biển góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất lâm nghiệp; tích hợp các mô hình nông-lâm nghiệp- ngư nghiệp có thể đảm bảo an ninh lương thực dưới áp lực tăng dân số và biến đổi khí hậu. Các hoạt động của dự án cũng cải thiện môi trường sinh thái và sinh kế liên quan.

Những tác động tích cực tiềm năng của dự án mang lại lợi ích cho các hộ gia đình sống trong khu vực dự án. Những lợi ích này sẽ được trình bày trong các phần dưới đây theo các mục tiêu cụ thể của dự án.



  1. Về giới

Theo phân tích của các cuộc phỏng vấn sâu, phụ nữ có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ rừng trồng / trồng rừng và như vậy họ sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như làm tăng thu nhập. Thu nhập tăng thêm có thể được sử dụng sau này để đầu tư sản xuất khác hoặc cho việc giáo dục con cái của họ. Vì vậy, sẽ làm giảm áp lực đối với phụ nữ trong gia đình và tham gia vào việc đưa ra các quyết định của cộng đồng.

  1. Các nhóm người khác

Dự án sẽ chú trọng đến các nhóm dễ bị tổn thương nhất để đảm bảo rằng phúc lợi của họ là được quan tâm nhất trong dự án. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xã hội để tạo điều kiện cho các nhóm để tham gia vào việc lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các tiểu hợp phần của dự án; đảm bảo cho họ nhận được những lợi ích tối ưu trong điều kiện hiện tại và làm giảm tác dụng phụ mà các hoạt động của dự án có thể gây ra.

11.1.2. Tác động tiêu cực tiềm tàng

11.1.2.1. Tác động tiêu cực tiềm tàng do thu hồi đất


a. Mất đất canh tác

     Việc thu hồi đất sẽ có thể xả ray trong hai tiểu hợp phần của dự án. Các dự án FMCR dự kiến (1) Ký hợp đồng với các nhóm hộ để trồng rừng ngập mặn và rừng trên đất cát trên các tỉnh dự án và (2) hỗ trợ cho việc nâng cấp, sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng ven biển để nâng cao hiệu quả của các khu rừng ven biển, tăng cường khả năng phục hồi của khu vực ven biển.

Thu hồi đất của các hộ lấn chiếm đất lâm nghiệp: Mặc dù trên cơ sở các nghiên cứu khả thi, dự án không phải di dời hay tái định cư người dân địa phương. Các cuộc khảo sát và tham vấn chính quyền địa phương cho rằng hiện tại chưa có hộ gia đình sinh sống bất hợp pháp tại các vùng khu vực rừng phòng hộ ven biển, bao gồm các khu vực mà dự án dự kiến sẽ thực hiện bảo vệ rừng và trồng rừng mới. Tuy vậy, theo tư vấn của cán bộ địa phương của 10 huyện và 16 xã khảo sát, có khoảng 236 gia đình sẽ có khả năng bị ảnh hưởng bởi người dân địa phương lấn chiếm các khu vực rừng đã bị suy thoái hoặc đất không có rừng thuộc các ban quản lý rừng phòng hộ để sản xuất nông nghiệp, phân bố rải rác và có quy mô nhỏ (trung bình 200 m2 mỗi hộ gia đình).

Thu hồi đất để sửa chữa cấp nhỏ và nâng cấp các dự án cơ sở hạ tầng (cải tạo và nâng cấp đường bộ và đường đê nạo vét kênh mương, lạch, sửa chữa cống dưới đê). Các tiểu dự án sẽ tiến hành kế hoạch hành động tái định cư (RAP) với các chính sách đền bù thỏa mãn để giảm thiểu các tác động của việc thu hồi đất. Để giảm thiểu các tác động do việc thu hồi đất, trong quá trình lập kế hoạch chi tiết, tư vấn thiết kế nên hỏi ý kiến của công chúng để tìm ra các biện pháp để giảm thiểu các tác động và tác động tiêu cực khác gây ra bởi việc mua lại đất cho người dân địa phương. Mặt khác, một kế hoạch hành động tái định cư của các tiểu dự án đã được phê duyệt để đảm bảo tất cả mất của những người bị ảnh hưởng do các tiểu dự án sẽ được đền bù thỏa đáng. Dự án cũng đã đưa ra nguyên tắc là việc xây dựng nâng cấp phải chọn lựa những khu vực đất công, để không phải thực hiện các hoạt động tái định cư, giải phóng mặt bằng.

b.  Mất cây và cây trồng

             Các loại cây và cây trồng sẽ được bồi thường để giảm thiểu các tác động của việc thu hồi đất theo kế hoạch hành động tái định cư (RAP).

c.  Mất sinh kế

            Mất sinh kế và giảm thu nhập của một bộ phận các hộ bị thu hồi đất là một trong những vấn đề quan tâm nhất trong khu vực dự án. Đặc biệt là trong 6 tỉnh dự án Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nơi đất đã bị suy thoái nặng nề trong thời gian chiến tranh. Nếu được thay cây nông nghiệp bằng cây lâm nghiệp thì sẽ yêu cầu đầu tư nhiều hơn. Do đó, hợp phần 3 của dự án cần hỗ trợ cho những người bị thu hồi đất. Vì vậy, khi các hoạt động sinh kế hiện nay có thể ảnh hưởng do các hoạt động của dự án. Cần hỗ trợ cho người dân bị tác động thực hiện thực hiện các hoạt động sinh kế khác thông qua tập huấn để có được việc làm mới tạo ra thu nhập ổn định. Tuy nhiên, người được phỏng vấn mong muốn được đền bù thỏa đáng và được hỗ trợ trong đào tạo nghề, họ cũng bày tỏ sự sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo kỹ năng để có thể làm các công việc khác. Người dân hiểu rõ rằng họ sẽ có một nguồn thu nhập ổn định hơn nếu họ được trang bị những kỹ năng thích hợp cho việc làm phi nông nghiệp.

d.  Di dời mồ mả

Các khảo sát cho thấy, trong khu vực rừng nghèo hoặc đất trống vẫn còn một số ngôi mộ nằm rải rác. Các phương án kỹ thuật được nghiên cứu một cách cẩn thận để giảm thiểu tác động để di chuyển các ngôi mộ. Tuy nhiên, trong trường hợp này những tác động là không thể tránh khỏi. Hộ gia đình và cá nhân phải di chuyển mồ mả sẽ được sắp xếp đất và khai quật, di dời, cải táng và chi phí liên quan khác đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu.

e.  Mất hoạt động kinh doanh

            Các hộ gia đình sinh sống dọc theo những con đường nông thôn có thể ảnh hưởng khi dự án thực hiện sửa chữa và nâng cấp. Theo kết quả khảo sát, một số hộ dân sinh sống dọc theo những con đường nông thôn có nhiều hộ gia đình kinh doanh nhỏ hoặc kinh doanh các mặt ăn uống, dịch vụ uống. Tình trạng ô nhiễm bụi sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh và dịch vụ, do tâm lý của khách hàng sẽ lựa chọn nơi ăn uống sạch hơn thay vì những nơi bẩn với bụi, dẫn đến giảm số lượng khách hàng. Tuy nhiên, để giảm thiểu các tác động tiêu cực, dự án cần phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá mức độ tác động để bù đắp hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện. Nhà thầu lập kế hoạch và tổ chức xây dựng, đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực tới các hộ gia đình bị ảnh hưởng. Các phường/ xã thực hiện việc đền bù thỏa đáng và các trợ giúp với các chính sách nêu trong báo cáo, để bảo đảm không gây tác động xấu đối với sinh kế và môi trường kinh doanh của các hộ.

Đối với phát triển cơ sở hạ tầng, các cư dân địa phương đang lo lắng về sự vận chuyển của đất thải và vật liệu xây dựng, có thể gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi, đất bùn, tiếng ồn. Mặt khác, họ cũng lo lắng nhiều về các công nhân mới đến sống trong khu vực ảnh hưởng đến môi trường yên tĩnh của vùng nông thôn và có thể gây ra các vấn đề an ninh ví dụ như tên trộm, cướp, trộm cắp.

 Như vậy, các độ tác động sẽ bao gồm việc thu hồi đất, thay đổi nghề nghiệp, cuộc sống bị ảnh hưởng. Do đó, các kế hoạch hành động tái định cư (RAP) cần phải được chuẩn bị cho dự án, tuân thủ các chính sách của Ngân hàng Thế giới và pháp luật Việt Nam để giảm thiểu những tác động bất ngờ đối với các hộ gia đình thực hiện. Dự án sẽ không triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của dự án trong hai năm đầu tiên, do RAP sẽ được tiến hành trong năm thứ 2 của dự án.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương