BÁo cáo chính sách b̀nh ổn giá


Đánh giá về việc b́nh ổn giá một số mặt hàng thiết yếu



tải về 2.32 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32463
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Đánh giá về việc b́nh ổn giá một số mặt hàng thiết yếu


Trước tiên, có thể nhận thấy trong những năm vừa qua, trước những đợt biến động liên tiếp và khó lường ở thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới của giá cả các mặt hàng thiết yếu thuộc diện b́nh ổn giá do Chính phủ trực tiếp quản lư, chủ trương b́nh ổn giá là hết sức thiết thực và những biện pháp thực hiện cũng đă phần nào kịp thời tác động đến giá cả nhằm đưa giá hàng hóa về một mặt bằng b́nh ổn nhất định sau đó, không làm giá cả có những biến động quá xấu và kéo dài làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân và nền kinh tế. Đối với những mặt hàng luôn có xu hướng tăng giá như xăng dầu, điện, sữa bột, thuốc thông dụng, phân bón cây trồng v.v…, Chính phủ đă có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát giá khi giá tăng tùy từng mặt hàng và thời điểm (b́nh ổn giá lên). Đối với mặt hàng đặc thù như lúa gạo do người dân sản xuất nhưng giá không ổn định và có những đợt xuống thấp khiến người sản xuất thua lỗ, Chính phủ cũng đă có những biện pháp b́nh ổn như thu mua, tạm trữ với mức giá hợp lư (b́nh ổn giá xuống).

Tuy nhiên, có thể nhận thấy một số hạn chế trong việc thực hiện hệ thống chính sách và biện pháp b́nh ổn giá một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người dân do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo và các Bộ trực tiếp điều hành như sau:



  1. Việc kiểm tra, kiểm soát giá c̣n mang tính h́nh thức, hành chính, các Bộ, ban, ngành c̣n lng lo hoặc chậm trễ trong việc đưa ra những biện pháp thực sự hữu hiệu giúp b́nh ổn th trường một cách bền vững. Mặc dù đă có một hệ thống các văn bản pháp luật quy định cụ thể về chính sách, biện pháp b́nh ổn giá và các mặt hàng cụ thể thuộc diện b́nh ổn nhưng trong những năm qua, dường như sự bất ổn chính của giá cả lại tập trung vào những mặt hàng này. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan nhưng cũng không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan là sự quản lư lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước và có những thời điểm đă buông lỏng hoặc không có động thái thực sự tích cực b́nh ổn thị trường. Sau đó, khi giá tăng bất thường hoặc khó kiểm soát, những phản ứng kiểm soát giá lại lúng túng, bị động, đối phó hoặc bắt buộc phải sử dụng các công cụ áp đặt, phi thị trường nhằm b́nh ổn giá trong một giai đoạn ngắn hạn nhất định.

  2. Sự bất ổn về giá c và những điều chnh tăng đột ngột (giá điện hoặc giá xăng dầu) trong nhiều năm đă gây bức xúc trong xă hội, gim niềm tin thực sự ca người dân vào các cơ quan điều hành giá. Bên cạnh đó, đôi khi vẫn có những giải thích khó hiểu6 hoặc việc “đùn đẩy” trách nhiệm từ các Bộ, ban, ngành cho nhau7.

  3. Việc sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường, điều chỉnh giá c̣n là tư tưởng chủ đạo hiện nay đối với hầu hết các mặt hàng thuộc diện b́nh ổn giá do Chính phủ điều hành, kể cả b́nh ổn giá lên và b́nh ổn giá xuống (như đă phân tích ở các phần trên). Điều này có thể dẫn tới việc làm méo mó sự phát triển của thị trường theo hướng cạnh tranh lành mạnh hoặc nghiêm trọng hơn là gây thất thoát, lăng phí lớn cho ngân sách nhà nước.

  4. Chính sự chồng chéo của các quy định và chưa phân định rơ trách nhiệm, quyền hạn và chế tài đối với các cơ quan quản lư và tham gia b́nh ổn giá nên sự phối hợp giữa các cơ quan quản lư chưa tốt dẫn tới t́nh trạng lũng đoạn giá, đầu cơ giá. Có thể nói những hiện tượng đầu cơ, tích trữ hay câu kết, độc quyền thâu tóm giá cả để vô hiệu hóa các biện pháp b́nh ổn giá đă trở thành phổ biến. Điều này đă tạo điều kiện cho những doanh nghiệp “sân sau”, có quan hệ kinh doanh chụp giật hoặc lợi dụng thế độc quyền áp đặt thị trường. Ví dụ điển h́nh là các đại lư xăng dầu, các công ty phân phối sữa bột, các công ty dược (thậm chí, trong một thời gian dài, các hăng sữa đă “làm mưa, làm gió” giá cả sữa cho trẻ em nhưng “không ai làm ǵ” hoặc “không làm ǵ được” v.v…

  5. Chưa có một chế tài thực sự hữu hiệu đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong thị trường hàng hóa thiết yếu khi có những dấu hiệu vi phạm hoặc né, tránh, lách các biện pháp thực hiện b́nh ổn giá. Điển h́nh là trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh sữa trẻ em dưới 6 tuổi. Những mức xử phạt hành chính hiện quá thấp so với lợi nhuận các doanh nghiệp thu được.



  • PHẦN III

  • CHƯƠNG TR̀NH B̀NH ỔN GIÁ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG



  1. 1. Tổng quan về mục đích và yêu cầu của chương tŕnh


Chương tŕnh b́nh ổn giá bắt đầu được triển khai tại Hà Nội từ năm 2007, tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 và tại một số thành phố lớn khác với mục tiêu góp phần giữ ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xă hội trên địa bàn. Mục đích và yêu cầu cơ bản của Chương tŕnh b́nh ổn giá được đưa ra rất cụ thể và chi tiết:

Thứ nhất: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh chủ động về nguồn vốn, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và giữa sản xuất với phân phối, giúp doanh nghiệp chủ động được đầu ra, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thứ hai: Nhằm góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu; tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia chương tŕnh b́nh ổn giá theo h́nh thức xă hội hóa, đồng thời mở rộng thêm các nhóm hàng b́nh ổn giá; từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, đảm bảo anh sinh xă hội trên địa bàn.

Thứ ba: Tăng cường đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương tŕnh đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; Tập trung phát triển trọng tâm tại các quận - huyện vùng ven, ngoại thành, KCX - KCN, các chợ truyền thống trên địa bàn.

Thứ tư: Quản lư tốt và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn nhà nước tạm ứng cho doanh nghiệp thực hiện chương tŕnh b́nh ổn giá.

Nhóm hàng b́nh ổn giá có tính chất sau:

- Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố.

- Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả nhưng khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.

- Các mặt hàng lương thực thực phẩm cân đối cung - cầu tại chỗ trên địa bàn c̣n thiếu phải khai thác thu mua ở thị trường bên ngoài.



Tiêu chí lựa chọn DN về cơ bản qua các năm có điểm chung sau:

- Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn (vốn, hệ thống mạng lưới bán buôn, bán lẻ, kho dự trữ, có năng lực và kinh nghiệm tổ chức nguồn hàng, phân phối) phù hợp với nhóm hàng thuộc danh mục b́nh ổn; hoạt động kinh doanh có hiệu quả (qua các báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn…).

- Có lượng hàng hóa thuộc danh mục B́nh ổn giá cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương tŕnh.

- Có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn hàng, phát triển mạng lưới bán lẻ đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ b́nh ổn thị trường.

- Quy định doanh nghiệp có số lượng điểm bán hàng hoặc điểm cung ứng hàng hóa b́nh ổn giá ổn định trên địa bàn. (Không áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất).

- Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có quá tŕnh tham gia và thực hiện tốt các quy định của Chương tŕnh b́nh ổn trong các năm qua.




  1. tải về 2.32 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương