BÁo cáo chính sách b̀nh ổn giá



tải về 2.32 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32463
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Dự án “Hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam”

BÁO CÁO
CHÍNH SÁCH B̀NH ỔN GIÁ:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

MỤC LỤC





  • LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm vừa qua, trước biến động khó lường và thường tạo ra nhiều áp lực từ giá cả, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu đối với các nhà quản lư, đối với các nhà sản xuất và cung ứng cũng như đối với người dân, sáng kiến thực hiện các biện pháp b́nh ổn giá đă ra đời và dần được mở rộng thực hiện cả trên phạm vi địa lư và đối với mặt hàng cũng như đối tượng tham gia. Các biện pháp và chương tŕnh b́nh ổn giá được thực hiện từ cấp trung ương xuống tới các địa phương, trọng điểm là các thành phố lớn đă có những đóng góp nhất định trong quá tŕnh điều hành giá cả trên b́nh diện kinh tế vĩ mô.

Thực chất, hoạt động b́nh ổn giá, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu được thực hiện khá thường xuyên, đặc biệt trong những giai đoạn lạm phát tăng cao hoặc có sự khan hiếm nhất thời của một mặt hàng nào đó khiến giá cả biến động đột ngột. Ở quy mô toàn quốc, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành thường xuyên có những biện pháp phối hợp để kiểm soát và b́nh ổn giá cả. Đôi khi Chính phủ đă sử dụng cả những biện pháp hành chính có tính bắt buộc quyết liệt, ví dụ điển h́nh như việc trích lập Quỹ b́nh ổn giá xăng dầu, áp giá sữa bột trẻ em v.v…

Bên cạnh đó, một trong những điểm đáng chú ư của chính sách b́nh ổn giá trong những năm qua là việc một số địa phương triển khai Chương tŕnh b́nh ổn giá hoặc b́nh ổn thị trường. Chương tŕnh này khởi đầu từ những năm 2002, 2003 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào những tháng cao điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán. Sau đó, từ năm 2010, trong bối cảnh lạm phát tăng cao có năm tới gần 20%, Chương tŕnh b́nh ổn giá được triển khai trong cả năm và dần được triển khai trên diện rộng ra toàn quốc. Cho tới nay, Chương tŕnh b́nh ổn giá đă thu hút nhiều doanh nghiệp bao gồm cả sản xuất và bán lẻ trong nước tham gia phân phối với hàng ngh́n điểm bán hàng b́nh ổn và có hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước khi các doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh xây dựng hệ thống phân phối và chính sách giá thống nhất toàn quốc.

Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp b́nh ổn giá đối với một số mặt hàng cụ thể và Chương tŕnh b́nh ổn giá tại các địa phương trong những năm qua cũng c̣n nhiều vấn đề hạn chế cần phân tích.

Ngoài việc kiểm soát lạm phát để tạo sự ổn định về giá cả hàng hóa nói chung, đối với việc áp dụng các biện pháp kiểm soát và b́nh ổn giá một số mặt hàng cụ thể từ Chính phủ bao gồm xăng dầu, điện, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật/vắc-xin pḥng bệnh vật nuôi, sữa trẻ dưới 6 tuổi, đường, thóc/gạo, các loại thuốc thiết yếu (trong danh mục b́nh ổn giá của Chính phủ), có một vấn đề rất lớn là hiện nay, các quy định về việc xác định giá thị trường cho những mặt hàng này chưa thực sự rơ ràng. Việc xác định giá theo Pháp lệnh giá trong một thời gian dài có những tồn tại, bất cập dẫn đến thiếu cơ chế cụ thể kiểm soát có hiệu quả t́nh trạng tăng giá bất hợp lư, trái pháp luật. Nhiều mặt hàng ở diện b́nh ổn nói trên được xác định giá theo một cơ chế độc quyền nhà nước, áp đặt và không dựa trên một cơ sở quan hệ cung cầu, giá trị và giá cả dẫn tới những bất ổn không chỉ đối với giá bán ra thị trường người dân buộc phải chấp nhận mà c̣n gây thiệt hại cho người sản xuất, đặc biệt là người nông dân.

Đối với Chương tŕnh b́nh ổn giá tại các địa phương, nguồn hàng không đủ cung ứng rộng răi để mọi người dân có thể tiếp cận được hàng hóa thuộc diện b́nh ổn giá. Các điểm bán hàng b́nh ổn giá tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn trong khi các khu vực ven đô và nông thôn là hướng chính cần mua hàng b́nh ổn giá th́ ít có cơ hội tiếp cận hoặc chỉ có thể tiếp cận trong thời gian ngắn thông qua các điểm bán hàng lưu động. Hàng b́nh ổn giá c̣n có khi được cung ứng không đúng địa chỉ hoặc có t́nh trạng trục lợi thu gom hàng b́nh ổn giá bán lại hưởng chênh lệch. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa thuộc diện b́nh ổn chưa hợp lư với các thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân (các mặt hàng thực phẩm tươi sống hầu như không có). Nguồn cung hàng hóa thiếu ổn định, qua quá nhiều khâu trung gian nhiều khi đă đẩy giá b́nh ổn cao hơn giá thị trường. Người tiêu dùng được hưởng lợi rất ít hoặc không thực sự có nhiều ấn tượng với chương tŕnh và các mặt hàng b́nh ổn giá. Mặt khác, việc ép giá đối với những người sản xuất và t́nh trạng bất b́nh đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia và/hoặc không tham gia chương tŕnh đang là nguyên nhân khiến những người sản xuất không là đối tượng hưởng lợi từ chương tŕnh này. Như vậy, chỉ một số ít những đối tượng của chương tŕnh b́nh ổn giá (chủ yếu là khâu trung gian) thực sự có lợi ích từ những ưu đăi khi tham gia chương tŕnh b́nh ổn giá.

Mặc dù các hoạt động b́nh ổn giá được thực hiện thường xuyên nhưng cho tới nay, chưa có những đánh giá cụ thể tác động của việc sử dụng các biện pháp và công cụ b́nh ổn giá tới chỉ số giá tiêu dùng.

Chính v́ vậy, báo cáo Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích, khảo sát thực tế và sử dụng các công cụ kỹ thuật để đánh giá cụ thể, sát thực để chỉ ra hiệu quả của chương tŕnh b́nh ổn giá. Qua đó có thể thấy những hạn chế và khiếm khuyết của chương tŕnh cũng như đưa ra những đề xuất điều chỉnh cần thiết để chương tŕnh thực sự đạt hiệu quả và mục tiêu như mong đợi ban đầu.



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương