BÁo cáo chính sách b̀nh ổn giá



tải về 2.32 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32463
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

PHẦN I: TỔNG QUAN




Tổng quan nghiên cứu về b́nh ổn giá

Nghiên cứu của W. Allen Wallis về b́nh ổn giá và tăng trưởng kinh tế, dẫn chứng trường hợp của Hoa Kỳ trong nhiều giai đoạn lịch sử cho rằng việc ổn định giá cả (hay b́nh ổn giá) có ư nghĩa quan trọng. Trước tiên là đối với việc kiểm soát lạm phát có thể trở nên căng thẳng trong thời kỳ trước, trong và sau chiến tranh hoặc trong những giai đoạn nhất định của chu kỳ kinh tế và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới các nhóm người dân có thu nhập không tăng nhanh bằng mức tăng của lạm phát hoặc thu nhập thấp, gâp tâm lư hoang mang trong dân chúng, ảnh hưởng tới những quyết định kinh doanh, gây ra những mất cân bằng các cán cân và kết quả là ảnh hưởng tới hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Để chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ luôn phải điều chỉnh và thay đổi các chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các con số tăng trưởng qua các thời kỳ không có mối liên hệ trực tiếp nào với sự gia tăng của giá cả, sự thay đổi của giá không có mối tương quan nào với tăng trưởng. Ngược lại, sự ổn định của lao động và thu nhập có ư nghĩa tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tác giả cho rằng thậm chí có thể đạt được cả 3 mục tiêu là giá cả ổn định, thất nghiệp thấp và tăng trưởng cùng 1 lúc. Chính v́ vậy, việc ổn định giá cả hay b́nh ổn giá có quan hệ với tăng trưởng v́ những hiệu ứng tích cực của nó tới hiệu quả kinh tế.

Sử dụng các mô h́nh phân tích định lượng khác nhau về chi phí và lợi ích của b́nh ổn giá, nghiên cứu của Martin Feldstein (1999) xem xét trường hợp của các nước trong khối OECD cho rằng lạm phát cao có nhiều tác hại. Mặc dù việc giảm lạm phát từ cao xuống mức vừa phải có thể làm giảm sản lượng hoặc tăng tỷ lệ thất nghiệp tạm thời nhưng vẫn là một mục tiêu cần thiết phải thực hiện. Các chi phí bỏ ra để kiểm soát lạm phát sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí cho việc ổn định giá cả. Việc tác động vào lạm phát, cho dù chỉ là mức tăng nhỏ có thể làm giảm đáng kể phúc lợi xă hội. V́ vậy, ổn định giá cả là chính sách tiền tệ hữu hiệu nhất.

Nh́n từ khía cạnh chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và lạm phát qua các thời kỳ tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Canada, Anh, Thụy Điển và khu vực sử dụng đồng Euro, nghiên cứu của Marc Labonte và Gail Markine chỉ ra rằng chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua các động thái, chỉ thị, quyết định, tuyên bố từ Ngân hàng trung ương và có những ảnh hưởng lớn tới tổng cầu và GDP thực tế, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái thực tế, lăi suất, sản lượng v.v… nhưng nh́n chung chỉ trong ngắn hạn và nhất thời. Trong dài hạn, ảnh hưởng chủ yếu của chính sách tiền tệ là đối với lạm phát. Điều này đặc trưng với các quốc gia có lạm phát cao. Chính v́ vậy, sau một giai đoạn nhận thấy việc sử dụng M1, M2, M3 không c̣n hiệu quả, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đă thực thi chính sách tiền tệ thông qua việc thiết lập mục tiêu cho lăi suất qua đêm. Lăi suất thấp là dấu hiệu của chính sách tiền tệ nới lỏng và lăi suất cao và tăng là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt. Nghiên cứu thêm các trường hợp đặt mục tiêu ổn định giá cả khác thấy rằng chính sách lạm phát mục tiêu phải không bao gồm việc thay đổi giá các hàng hóa cơ bản như lương thực, năng lượng và tăng các loại thuế. Một kết luận của nghiên cứu là sự cải thiện của nền kinh tế sau khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu đang dần rơ nét tại các quốc gia trên thế giới sau khi trải qua nhiều bất ổn về kinh tế và chính trị.

Đối với trường hợp của Việt Nam, một báo cáo ngắn của Ngô Trí Long có đề cập tới thể chế xác định giá cho các hàng hóa cơ bản (chính là những hàng hóa trong danh mục b́nh ổn giá) cho rằng thể chế xác định giá cho những hàng hóa cơ bản thuộc diện b́nh ổn giá trong những năm qua tại Việt Nam theo Pháp lệnh giá có nhiều bất cập. Ví dụ những hàng hóa do Nhà nước định giá như giá điện được xác định hiện nay chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hạch toán giá thành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chứa đựng nhiều điều bất hợp lư. Giá xăng dầu được xác định theo kiểu “lưỡng tính” hay “nửa vời”, không phù hợp đối với loại thị trường độc quyền – cạnh tranh (độc quyền nhóm). Giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện b́nh ổn giá khác như giá gas, giá thuốc, giá sữa luôn bất ổn, gây bức xúc đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều khía cạnh cần phải điều chỉnh để thực sự thực hiện b́nh ổn giá thị trường cho những mặt hàng này.

Nh́n chung, các nghiên cứu trên đều cho rằng giá cả ổn định hay b́nh ổn giá có những tác dụng tích cực đối với người dân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vấn đề quan trọng là các Chính phủ phải xác định được mức độ ổn định của giá cả và thời gian thực hiện b́nh ổn. Tuy nhiên việc b́nh ổn giá theo đúng nghĩa phải thông qua các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô như tiền tệ và tài khóa. Việc sử dụng các công cụ hành chính hay chính phủ can thiệp trực tiếp vào việc quyết định giá cả các mặt hàng cụ thể trên thị trường cần được đánh giá khách quan về tính hiệu quả cũng như sự cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.

Đối với trường hợp của Việt Nam cũng tương tự. Tuy nhiên, cho tới hiện nay, chưa có những nghiên cứu tổng thể về các chính sách b́nh ổn giá tại Việt Nam một cách đầy đủ và hệ thống để có thể đưa ra những khuyến nghị cụ thể, đầy đủ và cần thiết.

Mục tiêu của báo cáo nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách tốt nhất, giúp các cơ quan hoạch định chính sách về b́nh ổn giá có một cái nh́n tổng quan hơn và hiểu rơ hơn các vấn đề sau đây:



  1. Những kết quả cũng như hạn chế của các chính sách, biện pháp b́nh ổn giá của Chính phủ và của Chương tŕnh b́nh ổn giá hiện nay trong triển khai thực tế ở diện rộng, quy mô toàn quốc so với mục tiêu, ư nghĩa và thiết kế ban đầu.

  2. Hiệu quả của chính sách dưới góc độ chỉ số giá tiêu dùng, góc độ doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

  3. Những hạn chế trong cơ chế thực hiện và sự phối hợp giữa các bên theo chiều ngang (Bộ, ban, ngành) và theo chiều dọc (từ trung ương tới các địa phương).

  4. Từ đó, đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của chương tŕnh.

Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp để phân tích và đánh giá như:



  1. Phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu: xây dựng các bảng, biểu số liệu để phân tích được báo cáo từ Tổng cục thống kê cũng như các Bộ, ban, ngành và địa phương;

  2. Phương pháp mô h́nh: dùng mô h́nh để phân tích và đánh giá tính hiệu quả và ảnh hưởng giữa các biến;

  3. Phương pháp khảo sát: khảo sát và lấy ư kiến, đề xuất, kiến nghị trực tiếp từ các đối tượng tham gia hoạt động b́nh ổn giá trên thực tế.

Giới hạn nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Chính sách b́nh ổn giá này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá tính hiệu quả cũng như đưa ra các kiến nghị đối với các biện pháp và chính sách b́nh ổn giá của Chính phủ và các địa phương được thực hiện từ năm 2000 đến nay. Nhóm nghiên cứu cũng tập trung đánh giá hoạt động b́nh ổn giá đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với thị trường trong nước, không nghiên cứu và phân tích những biện pháp của Chính phủ và địa phương thực hiện nhằm hỗ trợ giá đối với các mặt hàng thực hiện mục tiêu xuất khẩu.

1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương