Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang10/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   28

ĐIỀU THỨ MƯỜI BẢY


Thậm chí nếu một người cùng vị trí hay thấp hơn chính mình

Toan thóa mạ mình quá sức ngạo mạn

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát hoàn toàn tôn trọng để xem

Người ấy như một vị đạo sư, trên đỉnh đầu của họ.

Dịch kệ:


17. Khiêm tốn nhận phê phán

      Bạn ngang hàng hay kẻ kém thua

      Về trí, tâm linh, hoặc sang giàu,

      Mắng ta xem không ra gì hết

      Do lòng ngã mạn và ghen ghét,

      Xem họ như thầy dạy ta luôn

      Khiêm tốn và trừ tánh kiêu căng,

      Tôn trọng và đặt họ cao cả -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Điều này có nghĩa là chúng ta nên đối xử với người làm tổn hại hay lăng mạ chúng ta hết sức tự hào như đạo sư của chúng ta và lạy họ với sự tôn trọng. Ngay cả nếu kiến thức và lối sống của họ là cùng tầm cỡ hay thấp hơn chúng ta, hay nếu dưới những tình huống người ấy không thể hy vọng để tranh đua với chúng ta trong bất cứ cách nào, đây là một sự thực hành rất hữu ích.

Khi một người như vậy khuấy động sự giận dữ của chúng ta và rằng sự giận dữ ấy tồn tại với chúng ta đến một hay hai ngày, nó là một ý tưởng tốt để tưởng tượng rằng người ấy ở ngay trước mặt chúng ta và lập đi lập lại những lời ấy, từ trong ‘Tám Đề Mục Luyện Tâm’ Geshe Langri Thangpa nói rằng:

Khi tôi đồng hành với những người khác,

Nguyện cho tôi, từ trong chiều sâu của trái tim tôi,

Nghĩ về chính mình như là người thấp kém nhất,

Và tất cả những người kia là siêu tuyệt.

Trong lập lại những ngôn từ này và tưởng tượng người ấy ở trước mặt chúng ta, chúng ta nên đặt đầu chúng ta lên bàn chân họ với tư tưởng, “Tôi là kẻ thấp hơn người. So sánh với tôi, người là siêu nhân trong những kiến thức như thế -  như thế và vì lý do này và lý do kia người là cao hơn tôi”.

Nghĩ trong cách này sẽ lợi ích tâm tư chúng ta bằng việc làm nó yên tĩnh hơn. Sau một lần nào đấy chúng ta sẽ thấy rằng sự giận dữ hung hăng trong tâm thức chúng ta đối với người ấy giảm thiểu cường độ và trở nên vô hiệu lực. Nếu chúng ta thấy mất đi lòng tự trọng trong tiến trình này, chúng ta giữ điều này với chính mình, và khi gặp người ấy, hãy đơn giản hành động một cách tự nhiên. Chúng ta nên đối xử người ấy như đạo sư của chúng ta trong sự thực tập quán tưởng của chúng ta, tôn trọng người ấy và lễ lạy người ấy, với một mục tiêu đạt đến sự yên tĩnh trong tâm thức của chúng ta.

Như được nói rằng chướng ngại lớn nhất trong sự thực tập giáo pháp sinh khởi cả khi chúng ta cực kỳ yếu đuối hay vô cùng mạnh mẽ. Điểm này được nhấn mạnh trong “Hướng Dẫn Cung Cách Của Đời Sống Bồ Tát”. Có một nguy cơ về sự suy thoái trong sự thực hành giáo pháp của chúng ta khi chúng ta trở nên rất yếu đuối hay, trái lại, rất thành công, do thế chúng ta không thể gìn giữ nó một cách chính xác. Chúng ta phải cẩn thận trong những lúc như thế này.

Thí dụ, hiện tại những người Tây Tạng chúng tôi đang sống xa quê hương của mình. Chúng tôi phải rải rác khắp thế giới và đối diện một sự thiếu hụt về thực phẩm và thức uống. Người ta làm bẻ mặt chúng tôi bằng việc gọi chúng tôi là những người ngụ cư. Trên hết của điều ấy, một số người chúng tôi mắc phải bệnh lao và được đưa đến bệnh viện. Chúng tôi có thể cũng trải qua một số phiền não từ những bổn tôn (haythần linh xá trạch) bản sở rồi trở nên chán nản, nghĩ rằng, “Tôi đã xa quê hương của tôi, tu viện của tôi. Tôi bị bệnh và người ta chế nhạo tôi. Nếu tôi trì niệm bây giờ, nó không có tác dụng gì. Bất cứ điều gì tôi làm bây giờ sẽ không hỗ trợ cho tôi. Tôi yếu đuối và tôi thiếu những căn bản cần thiết của đời sống. Nếu phải chi tôi có một vài người bạn chăm sóc cho tôi, tôi sẽ chẳng thiết gì đến tất cả những thứ khác; nhưng tôi không có một người bạn nào cả”.

Trên tất cả đấy, tôi đang bị những người khác bắt nạt. Nếu tôi mạnh khỏe, tôi sẽ không ngại, nhưng tôi không khỏe mạnh, tôi đang bị hành hạ bởi những chứng bệnh. Mặc dù điều này là thế, nhưng nếu tâm tư tôi vững vàng hơn và không bị quỷ ma làm chủ, thì cũng sẽ tốt thôi. Nhưng quỷ ma đã sở hữu tâm thức tôi và tôi hoàn toàn ở trong một tình trạng tuyệt vọng với tất cả những thứ làm tôi ưu phiền khổ sở”.

Rất dễ dàng quên đi sự thực hành của một vị Bồ tát khi chúng ta ở trong một tình trạng như vậy, vì thế chúng ta nên thật là cẩn thận trong những lúc như thế. Chúng ta thực hiện điều này như thế nào?
---o0o---

ĐIỀU THỨ MƯỜI TÁM


Ngay cả một người sống trong một hoàn cảnh nghèo nàn, luôn luôn bị người ta xúc phạm

Và bị khổ sở bởi một chứng bệnh trầm kha hay bởi những quỷ ma,

Đấy vẫn là sự thực hành của những vị Bồ tát tiếp nhận một cách ngoan cường

Những hành vi tiêu cực và những khổ đau của tất cả chúng sinh.

Dịch kệ:


18. Nhận khổ tha nhân

      Dù chỉ là người khốn khó thay

      Luôn bị bạc đãi lắm đắng cay,

      Nếu cứ bệnh hoạn dày vò mãi

      Lại bị hại, đớn đau, ngăn ngại,

      Hãy nhận đau khổ của tha nhân

      Phải chịu đựng do lỗi đã làm,

      Đừng mất dũng tâm khi nhận khổ -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Bất cứ những khổ đau nào mà chúng ta phải chịu đựng, chúng ta nên nguyện ước cho những khổ đau của tất cả chúng sinh chín muồi trên nó, tư duy: “Nguyện cho khổ đau này của con tiêu biểu và tịnh hóa tất cả những khổ đau của chúng sinh”. Chúng ta nên phát sinh sức mạnh nội tại vĩ đại mà không đánh mất can đảm, do thế chúng ta mới có thể lãnh lấy khổ đau thật sự của kẻ khác và những hành vi tiêu cực là cội gốc nguyên nhân. Sự thực tập này của những vị Bồ tát là cực kỳ quan trọng.

Cũng có một cơ hội quên lãng giáo pháp nếu chúng ta trở nên thành công và có nhiều tài sản. Vì thế, có nói rằng:
---o0o---

ĐIỀU THỨ MƯỜI CHÍN


Nếu một người nổi tiếng, được nhiều người tôn trọng với sự giàu sang của Tỳ Sa Môn thiên vương (chúa tể hộ vệ về của cải),

Đấy là sự thực hành của Bồ tát, hãy thấy sự không bản chất của vinh quang và giàu sang

Của trần gian, để duy trì tính chất không tự phụ.

Dịch kệ:


19. Tránh kiêu mạn

      Được khen, nổi tiếng, ngưỡng mộ nhiều

      Người kính trọng gặp luôn cúi đầu,

      Dù có sản nghiệp thật vĩ đại

      Ngang với kho tàng của Thần Tài,

      Thế nhưng thấy rõ quả luân hồi,

      Dù may mắn, chẳng phải tinh khôi,

      Diệt mạn từ vinh hoa khởi dấy -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đấy.

Chúng ta có thể phát triển tiếng tăm vì sự hiểu biết những kinh sách luận điển cũng như vì kiến thức quảng bác của chúng ta, vì thể người ta ca ngợi chúng ta. Chúng ta có thể trở nên rất phổ biến [được mọi người ưa thích] và ngay cả được đề cao trên trang bìa của những tờ báo. Điều phổ thông này chúng ta đã đạt được không phải được đem đến do bởi sự nổi danh của chúng ta, chẳng hạn như giết người hay làm tổn  hại kẻ khác, nhưng từ sự đạt được một danh thơm. Và vì thế người ta cúi đầu trong sự tôn trọng đến chúng ta và từ sự ảnh hưởng của chúng ta.

Thêm nữa, chúng ta không muốn điều gì cả. Chúng ta có quá nhiều tài sản thế gian mà chúng ta có thể so sánh ngay cả với những người giàu có nhất. Chúng ta có những người phụ giúp trung thành và những người bạn tốt, và nhiều người đi theo để phục vụ chúng ta. Tại thời điểm này, sự thực hành của những vị Bồ tát có thể bị suy giảm, và chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ theo những dòng này: “Tôi có nhiều tài sản và tiếng tăm tốt. Tôi là một người học vấn cao, và người ta ca ngợi tôi với sự tôn trọng của họ và tin tưởng trong tôi”.

Chúng ta có thể biết một vài điều mà kinh Phật đã nói, nhưng có một sự nguy hiểm mà chúng ta sẽ phát triển một thái độ không lành mạnh sẽ dẫn chúng ta đến suy nghĩ, “Tôi biết nhiều kinh luận và tôi có một tiếng tăm uyên bác như thế và như thế. Tôi biết kinh luận quá rõ ràng mà nếu Long Thọ đến đây bây giờ. Tôi có thể đánh bại ông cụ. Ngay cả Văn Thù sắp đến, thì cũng tốt thôi”. Chúng ta bắt đầu nghĩ như thế ngay cả nếu chúng ta đối diện với sáu thứ trang nghiêm và hai vị thầy siêu việt12, chúng ta sẽ chỉ đạo chính mình khả quan, và chúng ta không nhận ra rằng loại suy nghĩ này báo trước sự đi vào thế giới địa ngục. Nhiều loại suy nghĩ phi Phật pháp cũng có thể sinh khởi qua những con người đặt niềm tin và tôn trọng chúng ta.

Tương tự thế, nếu chúng ta rất can cường và tinh thần mạnh mẽ, chúng ta có thể bắt đầu để nghĩ trong cách này: “Tôi đã làm việc cật lực vì lợi ích của giáo pháp và chính trị, vì thế nếu tôi có tích tập một số hành vi tiêu cực cũng chẳng hề gì”. Có một sự nguy hiểm trong những tư tưởng như vậy, bởi vì chắc chắn là chúng ta sẽ không thể thực hành giáo pháp một cách thích đáng trong khi được thổi phồng lên và phô trương trong hình thức, dựa trên những lý do không đúng đắn. Chúng ta nên phải rất cẩn thận một cách thực sự trong những thời gian như vậy.

Như được viết trong “Ước hẹn với Niềm tin” [Engagement of Faith], tiểu sử của Đại sư Tông Khách Ba: “Khi người ta trải những tấm thảm đặc biệt vì tôi và cúng dường nhiều thứ vì lòng tôn kính, sự tôn trọng của họ là chân thành; mặc dù thế, ngay trong khoảnh khắc ấy tôi đồng thời nhận ra rằng tất cả những thứ này là vô thường và không đáng tin cậy, cũng dối trá như vọng tưởng. Với suy nghĩ ấy, tôi cảm thấy buồn mênh mang, thấy tất cả mọi vật xuất hiện như không thật và nhất thời. Sự chịu đựng buồn khổ này mang đến một sự chuyển hóa trong chiều sâu trái tim của tôi, là điều bẩm sinh ngay từ lúc mới ban đầu”.

Một người nên theo sự khuyên bảo trong Hướng dẫn  Đời sống Bồ Tát đạo (the Bodhicharyavatara), nói rằng: “Tại sao có ai đấy thích ca ngợi bạn, khi có một số người khác xem thường bạn? Tương tự thế, không có điểm nào trong sự không thích ai đấy xem thường bạn, bởi vì có những người khác ca ngợi bạn. Đây thực sự là những ngôn ngữ từ ái và chúng ta nên lưu ý chúng. Không điều nghiên nội dung, chúng tôi cảm thấy rằng ca ngợi có bản chất của khổ đau. Sự chuyển hóa mang đến trong chiều sâu tâm thức của chúng tôi dừng lại với tôi một thời gian dài và thực tế là bẩm sinh từ lâu xa trước đây”.

Thông điệp này chứa đựng một tuệ trí thậm thâm. Với điểm gì đang bám víu đến tiếng tăm trống rỗng của một thanh danh to lớn? Có gì tuyệt vời về ca ngợi? Nó chỉ đơn thuần là những chữ nghĩa khô khan. Ai đây có thể ca ngợi chúng ta hôm nay, nhưng nếu sau đó chúng ta làm việc gì đấy không có tư cách những lời ca ngợi ấy trở nên vô dụng. Điều này được bàn luận trong “Tràng hoa Quý báu” và giống như trong “Những sự Hướng dẫn đến một vị Vua” của Long Thọ, trong ấy nói rằng danh thơm của một người, dù to lớn thế nào, thì cũng chẳng có gì diệu kỳ trong chính nó.

Chúng ta cũng không ao ước hay bị vướng mắc với những tài vật của chúng ta, ngay cả nếu chúng ta có nhiều đi nữa. Tích tập và bảo vệ tài sản và danh tiếng được nói là nguyên nhân của nhiều đau khổ. Chúng ta nên kêu gọi để quan tâm những điều tốt đẹp của cõi luân hồi sinh tử từng thứ một và lưu ý những sự bất lợi của chúng, trong cách này thuần hóa tâm thức chúng ta để tránh bị thổi phồng với tự hào. Như Brom’s Tonpa nói: “Bạn nên duy trì sự khiêm cung trong khi được ca ngợi và đón nhận một sự tiếp cận thoải mái đến những gì hài lòng bạn”.

Đây là một lời nói vô cùng ý nghĩa, và chúng tôi thực hành điều này tối đa như có thể. Người ta dâng phẩm vật cúng dường, bày tỏ sự tôn kính và ca ngợi chúng tôi, nói rằng, “Đây là Đấng Thánh thiện Đạt Lai Lạt Ma [His Holiness the Dalai Lama]”, nhưng chúng tôi duy trì sự khiêm hạ của mình. Nhiệm vụ của chúng tôi như một tu sĩ đơn độc chứng tỏ sự toàn tâm toàn ý của chúng tôi trong giáo pháp và thực hiện như thế cũng để làm chúng tôi an lạc.

Những người khác cũng nên làm giống như thế. Thí dụ, bạn không nên tranh lấy một vị trí tốt trong một chỗ ngồi được sắp đặt cũng không hy vọng cho điều ấy, mà tốt hơn là hãy quên đi cách suy nghĩ như thế. Bạn nên dấn thân trong những hành vi Phật pháp đấy là sự thực hành giáo pháp thật sự. “Một người có thể tiến hành [những hành vi] không phải giáo pháp trong khi vẫn ăn vận lễ phục bên ngoài của Phật pháp”. Quý vị nên tỉnh thức liên tục và thực hành sự tự lượng định thường xuyên liên tục như mình có thể. Kiểm điểm chính mình đến tận cùng như mình có thể; nếu bạn thật sự không thể làm điều này thế thì không phải lỗi của bạn.

Hãy khiêm tốn và tiếp nhận một vị trí thấp đưa đến kết quả trong sự an lạc hạnh phúc, và là điều vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta cố gắng để duy trì trong một vị trí cao, chúng ta sẽ kinh nghiệm khổ tâm sau này nếu mọi việc không xảy ra như chúng ta đã kỳ vọng; trái lại chúng ta sẽ không phải trải qua bất cứ cảm giác mất mát từ việc lựa chọn tiếp nhận một vị trí thấp. Khiêm hạ là quan trọng một cách đặc biệt trong cộng đồng Tây Tạng, nơi chúng tôi có những thí dụ tốt để thực hành theo.

Tuy thế, mọi người trong những cộng đồng thường không xem như một sự khâm phục để tìm một vị trí thấp sẽ thật sự khổ sở vì mất mát bởi tiếp nhận một thế đứng khiêm hạ. Những tập quán xã hội như thế không thể được tin cậy, khi những người giữ một vị trí thấp được xem như không thích hợp để gánh vác những trách nhiệm trong xã hội. Những người này chi giành được những lời xúc phạm và lăng mạ từ việc giữ lấy thái độ khiêm tốn của họ. Điều này khác với xã hội Tây Tạng, nơi những điều như thế này chưa xảy ra. Vì thế, đối với những người Tây Tạng tốt hơn là khiêm tốn, và điều này đặc biệt đầy ý nghĩa đối với những ai có những danh hiệu và tên tuổi như học giả, tiến sĩ geshe, Lạt-ma, và v.v… Một thái độ khiêm cung là một trang nghiêm thánh thiện cho những giáo huấn, trái lại tự phụ và kiêu ngạo có thể đến từ có một nhãn hiệu không phản chiếu tốt đẹp đối với giáo pháp.

Bất cứ điều gì người ta lựa chọn để làm, tùy thuộc vào họ. Không phải là vấn đề của tôi. Nhưng bởi vì chúng ta có tự do ngôn luận, chúng tôi đã chọn lựa để nói những điều này. Những người kiêu ngạo không làm nên một ấn tượng tốt và sự tự hào như thế là không có thực chất. Chúng tôi có một vài người bạn hay xem thường và lăng mạ người khác căn cứ trên chút ít thông tin mà họ biết, mặc dù họ không nhận ra sự phán đoán sai lầm của họ. Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ tự hào, như được nói ở đây. Bây giờ chúng ta chuyển sang đoạn kệ tiếp.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương