Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang12/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BA


Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ

Sự quyến luyến vướng mắc khi gặp những đối tượng thích ý;

Vì mặc dù chúng xuất hiện xinh đẹp, như một cầu vồng trong mùa hè,

Chúng không nên được xem như thật sự tồn tại.

Dịch kệ:


23. Nhìn vật đẹp như ráng trời

      Khi nào gặp một vật đẹp xinh,

      Hoặc hấp dẫn vừa ý ưa nhìn,

      Đừng bị lầm tưởng nó khác lạ

      Hơn chi chiếc ráng trời mùa hạ:

      Dù cả hai dường như đáng yêu,

      Chẳng có thực chất sau mặt ngoài.

      Tránh bị lôi cuốn bởi quyến dụ -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Mục tiêu và hiệu quả của việc thực chứng tính không là liên hệ đến những đối tượng trong một kiểu mẫu cân bằng, vì thế chúng ta phải tỉnh giác về thực tại của những hiện tượng nhầm để đạt đến điều ấy. Một khi chúng ta thông hiểu phương thức về sự tồn tại của các hiện tượng – hình sắc lừa dối của chúng và sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu (không tự tính) – tách rời khỏi sự tin tưởng trong thực chất sinh khởi tồn tại của chúng. Chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh lừa khi chúng ta biết tính tự nhiên lừa đảo của sự xuất hiện [hình sắc] của chúng và liên hệ đến nó một cách thích hợp.

Một khi chúng ta trở nên bị thuyết phục về tính không chúng ta miễn cưỡng cho phép những khía cạnh đa dạng của tinh khiết và ô nhiễm của những hiện tượng sinh khởi trong tâm thức chúng ta. Những hình sắc đưa đến sự vướng mắc [tin vào] thực chất của sự tồn tại, và điều này bị thổi phồng bởi nhận thức sai lầm, và nhận thức sai lầm này làm tăng thêm sự vướng mắc và sân hận. Thực tại những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng được hình thành ở đây nhầm để bác lại những nhận thức sai lầm như thế.

Có một sự xác định về tính tự nhiên của thực tại trong thời gian thiền tập quân bình, chúng ta thấy rằng chúng ta không từ bỏ sự tỉnh giác phân biệt về tốt và xấu trong thời gian trụ thiền, khi quán chiếu những khía cạnh đa dạng của những đối tượng. Nếu chúng ta dựa quá nhiều chỉ trên điều tốt vì thế chúng ta thấy không tương xứng với điều tốt, vướng mắc sinh khởi bị điều kiện bởi những nhận thức sai lầm – những vướng mắc như thế bị từ bỏ.

Si mê và bám víu tại sự tồn tại cố  hữu (tự tính) cần hành động với nhau nếu sự vướng mắc sinh khởi. Đối lập chính xác của tâm thức (bám víu với sự tồn tại cố hữu) là tâm thức (có sự tin chắc với vô tự tính – không tồn tại cố hữu). Nếu năng lượng, ảnh hưởng, và kiên định của một sự tin chắc như thế là hiện diện, thế thì ngay cả khi chúng ta xuyên qua điều gì ấy hấp dẫn lôi cuốn trong thời gian trụ thiền chúng ta thấy rằng đối tượng (là xinh đẹp như cầu vồng trong mùa hè), như là không thật sự tồn tại. Điều này xảy ra bởi đức tính của năng lực của sức mạnh kiên định của chúng ta trong sự vô tự tính (không tồn tại cố hữu) mà chúng ta đạt được trong thời gian thiền quán quân bình. Chúng ta không thể tạo nên một khuynh hướng tham dục đối tượng do bởi thấy bản chất chân thật của nó, tính tự nhiên không thực chất (vô tự tính); dần dần, trong cách này, chúng ta vượt thắng khuynh hướng bám víu vào thực chất hiện hữu của những hiện tượng. Nếu sự bám víu không sinh khởi, sự vướng mắc cũng không thể tiến triển.

Thù hận và vướng mắc là đồng hành cố định với si mê. Như được nói trong luận bản gốc ‘Bốn Trăm Bài kệ’:



Giống như những năng lực cảm giác của thân thể tỏa khắp toàn bộ thân thể,

Cũng thế si mê hiện hữu trong tất cả những phiền não.

Vì thế, mối vọng tưởng sẽ bị dập tắt

Bằng sự xua tan vô minh si ám.

Điều này có thể được giải thích bằng sự liên hệ đến sự thừa nhận nổi tiếng của Nguyệt Xứng về những phương pháp để nhận ra những điều tiêu cực. Nói một cách phổ thông, có hai cách để tiến hành vứt bỏ vướng mắc – thấy điều xấu xa của một đối tượng khi xinh đẹp, và thấy những đối tượng hấp dẫn như không có sự tồn tại chân thật. Có một sự khác nhau trong năng lực giữa hai điều. Thiền quán trên sự xấu xí như một sự đối trị đến vướng mắc có ít năng lực trong việc nhổ gốc vướng mắc hơn là sự phát sinh một sự kiên định trên vô tự tính (không có sự tồn tại cố hữu). Tiến hành cả hai phương pháp là cực kỳ tác dụng, và sự thông hiểu thực tại trong cách này là một bước kỳ kỳ diệu trên con đường đạt đến niết bàn.


---o0o---

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BỐN


Những khổ đau khác nhau giống như cái chết của đứa con trai trong một giấc mơ.

Có sự chán ngắt [mệt nhọc] qua việc nắm giữ những hình sắc huyễn ảo như thật sự.

Do thế, khi gặp những điều kiện không thuận lợi, đấy là sự thực hành của

Những bị Bồ tát để quán sát chúng như vọng tưởng.

Dịch kệ:


24. Nhìn điều không muốn như huyễn

      Bệnh khổ phải chịu trong đời ta

      Giống cái chết con mình trong mơ;

      Chấp như thật điều vốn huyễn giả

      Làm phí sức thân tâm vô bổ.

      Bởi lý đó, gặp việc khó ưa

      Cảnh thường tạo ra lắm khổ sầu.

      Tiếp cận như chỉ là mộng ảo -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Điều này giải thích làm thế nào để quán sát cả đối tượng gợi thù hận và đau khổ như một giấc mơ. Những khía cạnh khác nhau của khổ đau có thể được thấy như lừa dối và vọng tưởng, như cái chết của đứa con trai trong giấc mộng. Điều ấy nói rằng chúng ta sẽ lợi lạc một cách lớn lao bằng sự có thể chiến thắng sự bám víu vào sự tồn tại thực sự.

Ở đây chúng ta đã từng thảo luận những phương pháp thực hành thuần túy về tâm giác ngộ (bodhicitta). Từ giờ trở đi, tác giả giải thích sự thực hành của sáu điều toàn thiện [ba la mật].
---o0o---

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI LĂM: BỐ THÍ TOÀN THIỆN


Nếu cần thiết để từ bỏ thân thể khi tìm cầu giác ngộ,

Có điều gì cần thiết [nữa phải] đề cập đến [đối với] việc từ bỏ những đối tượng ngoại tại?

Vì thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát là

Lòng rộng lượng bố thí mà không hy vọng cho phần thưởng hay sự chín muồi công đức.

Dịch kệ:


25. Viên thí

      Những bậc tận lực đến Viên Giác

      Thí cả thân hướng vào mục đích;

      Trước gương khôn sánh, nói làm chi

      Đến thí phẩm tầm thường vật tài.

      Chớ vọng cầu được đền lòng tốt

      Không nghĩ cả đắc thêm công đức,

      Dấn thân hành thí pháp quảng đại -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Điều đề cập cần thiết được làm về hy sinh những sản phẩm vật chất, khi những ai hướng đạt đến Phật quả tối thượng vì lợi ích của chúng sinh phải được chuẩn bị để hy sinh ngay chính đời sống của họ? Tuy thế, nếu chúng ta thực hành rộng lượng bố thí với một xu hướng bí mật để đạt được giàu sang và tiếng tăm, điều này được liên hệ đến tâm thức tìm cầu lợi ích tự kỷ và nó không là sự bố thí quảng đại được thực hành bởi những vị Bồ tát vì sự rộng lượng của họ bị nhiễm ô bởi sự quan tâm cho chính mình. Chúng ta nên rộng rãi với khuynh hướng duy nhất vì lợi ích cho người khác, và những kết quả tích lũy bởi hành động rộng rãi bố thí ấy nên được dâng hiến từ chiều sâu trái tim của chúng ta đến lợi lạc của những người khác. Một người thực tập loại rộng lượng bố thí này không dự tính được hoàn trả cũng không để đạt đến những kết quả tốt đẹp chín muồi; như vậy là sự thực tập bố thí rộng lượng bởi một vị Bồ tát.


---o0o---

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI SÁU:  TRÌ GIỚI TOÀN THIỆN


Nếu qua sự thiếu sót nguyên tắc đạo đức (giới luật), một người không thể đạt đến mục tiêu của chính mình,

Thật buồn cười để muốn làm lợi ích cho người khác. Do thế,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát, những người không có tham dục

Vì sự khoái lạc trần gian, để duy trì những nguyên tắc đạo đức.

Dịch kệ:


26. Viên giới

      Nếu thiếu nghiêm giới điều phục hạnh

      Ta không thể thành tựu cứu cánh,

      Làm sao toại ước vọng tha nhân?

      Nỗ lực vô giới, phi lý thuần!

      Trước phải bỏ đam mê khoái lạc

      Trói vào vòng luân sanh thật chặt.

      Phải gìn giữ nguyện thọ giới trì -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Dường như rằng điều này được căn cứ trên một thông điệp của Đại thừa Trang nghiêm Kinh (Sutra Alankara) và nội dung thiết yếu của nó. Chúng ta cần hướng dần dần cho một tái sinh cao hơn nhầm để làm lợi ích cho những chúng sinh khác, vì không có điều ấy chúng ta sẽ bị trở ngại trong việc làm này. Vì nguyên nhân duy nhất để đạt đến thân thể của một sự tái sinh cao hơn chẳng hạn như một con người là hạnh kiểm đạo đức tốt, chúng ta phải thực hành nguyên tắc đạo đức (giới luật). Thật đáng buồn cười để nghĩ về hành động vì người khác ngoại trừ chúng ta có một thân thể của một sự tái sinh cao hơn – làm thế nào chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác nếu chúng ta không thể kiểm soát hay làm chủ chính chúng ta một cách thích hợp?

Tâm thức tự lợi hành động thể hiện tham dục vì sự khoái lạc của cõi luân hồi sinh tử, sự duy trì đạo đức nhầm để tránh tái sinh trong những thế giới thấp hơn và để đạt đến một sự tái sinh cao hơn. Một vị Bồ tát, trái lại, duy trì đạo đức không với những xu hướng này mà đúng hơn là để đạt đến sự tái sinh cao hơn nhầm để lợi lạc những người khác. Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để chống lại những phiền não nội tại với một quyết tâm to lớn hơn ngay cả những thinh văn và ẩn sĩ thực chứng hành động.
---o0o---

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BẢY: NHẪN NHỤC TOÀN THIỆN


Đến những vị Bồ tát, những người khát vọng sự giàu sang của đạo đức, tất cả những người làm tổn hại

Giống như kho tàng quý báu. Do thế, trau dồi

Nhẫn nhục để tự do với thù hằn và oán hận

Đối với tất cả là sự thực tập của những vị Bồ tát.

Dịch kệ:


27. Viên nhẫn

      Bồ tát chú tâm hành công đức

      Cầu tích lũy thật nhiều việc tốt,

      Đối đãi kẻ phá hoại nhiễu nhương

      Thử nguyện của họ, như mỏ vàng

      Bởi lẽ đó, nên thôi oán ghét

      Và hận sân cùng người tác ác;

      Thiền định sâu về nhẫn kiên trì -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Nhẫn nhục là sự thực hành chính của một vị Bồ tát. Đến Bồ tát, người ao ước vì sự tích lũy những hạt giống tốt đẹp thánh thiện, tất cả ba loại người – thấp kém, trung lưu, và cao cấp – những người bắt phải chịu tổn hại, giống như nguồn cội của kho tàng quý báu. Tác động qua lại với họ làm cho sự thực hành nhẫn nhục phát triển. Do thế, bởi vì điều này Bồ tát thực hành nhẫn nhục tự do khỏi phẩn uất đối với tất cả, cả cao và thấp.

Trong Đại thừa Trang nghiêm Kinh chúng ta tìm thấy lời tuyên bố này: “Nhẫn nhục [đứng đầu] trong số tất cả..”.

Những từ ngữ này là cực kỳ mạnh mẽ. Khi chúng ta bị xem thường bởi ai đấy trong một vị trí của quyền thế, chúng ta có thể nói với người khác rằng chúng ta đang thực tập nhẫn nhục trong khuôn mặt nhục nhã như vậy. Nhưng thật sự chúng ta không có sự lựa chọn nào [khác hơn] để mà thực tập nhẫn nhục trong thí dụ này, vì chúng ta ở trong một vị trí thấp kém. Sự thực tập nhẫn nhục, tuy thế, là đối với những người thấp kém hơn chúng ta, bởi vì chúng ta có thể trả đũa nhưng chúng ta chọn lựa không làm như thế.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương