Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang14/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   28

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BA


Những sự cúng dường và tặng phẩm vật chất khiến tranh cải ở mọi người, và làm thoái hóa

Những hành động của lắng nghe, quán chiếu và thiền tập.

Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ

Vướng mắc đến nhà cửa của bè bạn và người bảo trợ.

Dịch kệ:


33. Cắt ái nhiễm quyến thuộc

      Tranh cãi người nhà hoặc bạn bè,

      Hầu được nể trọng hay vật gì,

      Khiến ta không thể lắng nghe Pháp,

      Giảm sút thiền định hoặc tu tập.

      Nguy cơ thường trụ trong nhà thân,

      Cũng như gia đình hay bạn quen,

      Buông bỏ ràng buộc vào quyến thuộc -

      Chư Bồ tát trọn hành chẳng khác.

Điều này xảy ra trong lịch sử của Tây Tạng, khi những người hoạt động chân thành cho giáo pháp bị ngăn cản và làm cho bế tắc với xung đột chính trị. Lấy thí dụ về Lạt Ma Toàn Thiện Jamyang Shadpa, một vị Lạt Ma tối thượng của tỉnh Amdo, được xem như một hóa thân Tổ sư Tông Khách Ba, và cũng siêu việt như Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva). Trong thời gian ngài làm trụ trì tu viện Gomang, quan nhiếp chính Sangye Gyatso, người dưới sự che chở của đức Đệ ngũ Đạt Lai Lạt Ma, bị chém đầu bởi Thượng thư Lhasang. Chuyện được kể rằng, nếu Lạt Ma Jamyang Shadpa đến vùng Tod-lung sớm hơn một chút, ngài có thể ngăn cản việc xử trảm này. Nhưng một số người thừa nhận rằng Lhasang là người đỡ đầu của Lạt Ma Jamyang Shadpa, vì thế ngài cố tình đi chậm lại trên đường đến Tod-lung và vì thế quá trễ để can thiệp trong sự kiện định mệnh này.

Một việc tương tự xảy ra trong thời gian của Gyalwang Cho Je Thinlay Gyatso của Sera Med, ngài là vị đạo sư tâm linh của Sharchen Ngawang Tsultrim, và ngài ban giáo huấn cho những ai yêu cầu. Khi Gyalwang Cho Je bị buộc tội bởi Desi, Sharchen Ngawang Tsultrim không nhấc một ngón tay để hỗ trợ vị thầy tâm linh của ông. Desi thật sự là người đỡ đầu của Sharchen Ngawang Tsultrim. Nếu sau cùng Sharchen Ngawang Tsultrim can thiệp trong trường hợp này, Gyalwang Cho Je sẽ không lâm vào tình trạng khốn đốn như vậy, nhưng ông không làm gì cả.

Những vị Lạt-ma lớn của những thời gian ấy chắc chắn có những chương trình chính trị của riêng họ. Họ có thể thấy có một lý do tốt lúc ấy để bày tỏ thái độ như vậy, và sai lầm có thể được thấy ở những bảo trợ. Những xung đột xảy ra trong họ thường có thể quy cho sự kiện rằng những Lạt-ma đã có những quan tâm đến những bảo trợ bên trên những người khác. Thậm chí bây giờ, nhiều người lan truyền những tin đồn sai lầm về hai vị Lạt-ma tinh khiết, Rating Rinpoche và Tadag Rinpoche, cả hai người là Lạt-ma của tôi, vì những mục tiêu bất hảo. Những sự phao tin đồn như thế làm nguyên nhân khiến những người truyền bá tin đó tái sinh vào cảnh giới thấp.

Người ta bị lôi kéo vào những xung đột trong khi cố gắng để làm vui lòng những người bảo trợ của họ và tìm cầu để hoàn thành một khuynh hướng hay đạt đến những ưu đãi và cấp bậc nào đấy. Những hành hoạt về giáo pháp như lắng nghe, quán chiếu, và thiền tập  thoái hóa trong tiến trình, cho phép sinh khởi băn khoăn, và bất mãn trong chính những hành giả và cộng đồng ở chung quanh họ. Điều này là kết quả trực tiếp của những bất lợi cho những hành giả trong việc thể hiện sự liên hệ với một vài gia đình và một hay hơn những người bảo trợ và sự phát triển một mối quan hệ gần gũi với những người này. Đó là tại sao chúng tôi được khuyến tấn trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát (Bodhicharyavatara) để “Duy trì giống như những người bình thường.”

Những người bạn từng quá quen biết trong những lúc nào đấy phải cảnh giác khi bạn gặp gỡ họ. Sau đó, duy trì sự trung lập đối với họ”.

Điều này dường như khiếm nhã, nhưng có một cơ hội tốt rằng chúng ta cuối cùng sẽ gặp rắc rối nếu chúng ta theo đuổi những người bảo trợ chúng ta như một con chó săn đuổi ‘cục bột nhồi Glud’13.

Cũng có những xung đột bè phái trong môi trường xã hội hiện nay, căn cứ trên sự thích hay không thích của cá nhân con người. Khi trách nhiệm quy cho những trường phái giáo pháp khác nhau và họ bị phàn nàn vì điều này và điều kia, không có gì khác nhau từ những sự kiện trong quá khứ và thật sự đáng quở trách. Những xung đột như vậy bị xé nát bởi những ai với xu hướng tư tưởng và tự nó không phải là những xung đột của giáo pháp; nhưng tình trạng bị tệ hại khi người ta cho rằng những hành giả giáo pháp bị liên hệ trong những hành động của những nhóm tư tưởng.


---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BỐN


Sử dụng những ngôn từ thô lổ làm phiền não tâm thức người khác và [điều đó] làm nguyên nhân cho đặc trưng của

Những vị Bồ tát thoái hóa. Vì thế

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ phi báng

Trực tiếp những người khác với những điều không thoải mái để nghe.

Dịch kệ:


34. Không trả thô ác ngữ

      Thô ác ngữ thốt ra khi giận

      Khiến người đau và tâm động loạn;

      Và ta, gắng theo Bồ tát hành

      Nhận ra tu tập giảm rõ rành.

      Thấy lỗi khởi từ lời thô nặng,

      Người nghe quả khó ưa kỳ chướng,

      Hãy bỏ lối ngược đãi cùng người -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Chúng ta phải rất cẩn thận không thích thú, ấp ủ, say mê trong những lời nói cay nghiệt, thô lỗ, khó chịu bởi vì làm như thế là bất hảo.


---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI LĂM


Những tập quán phiền não là khó để đảo ngược với thuốc giải.

Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để tiêu trừ phiền não,

Chẳng hạn như vướng mắc và những thứ khác, ngay khi chúng xuất hiện,

Bằng sự mang gươm giải độc của chính niệm và nội quán.

Dịch kệ:


35. Trừ tập quán xấu

      Loại hành xấu chóng thành tập quán

      Một khi quen cùng hạ tầng tâm;

      Nỗ lực tinh chuyên rất cần đến

      Tạo đối lực chống các trược nhiễm.

      Võ trang bằng tỉnh thức, hồi niệm

      Tấn công ngay trược nhiễm như tham;

      Trừ cái chướng ngăn ngại tiến bộ -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Đoạn kệ này dùng như một ẩn dụ để giải thích làm thế nào những hành vi tiêu cực có thể gia tăng qua sự quen thuộc của chúng ta với chúng và làm thế nào sau đó chúng trở nên nguy hiểm và khó khăn để chiến thắng qua sự sử dụng thuốc giải độc. Chúng ta phải thổi tắt ngọn lửa khi nó nhỏ nhoi; hay, như lời nói xưa, chúng ta phải đắp đập chặn dòng nước khi chúng chỉ đơn thuần là một dòng suối nhỏ. Câu chuyện ngụ ngôn so sánh con người với chính niệm và thuốc giải với vũ khí rằng con người thường có thể tiêu trừ những việc tiêu cực, chẳng hạn như vướng mắc và v.v…, ngay khi chúng sinh khởi.

Tiến trình tấn công những hành vi tiêu cực này như vướng mắc trong những mức độ trứng nước của chúng cũng được bàn luận trong Lược giải về Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm của Geshe Langri Thangpa:

Trong mọi hành động, nguyện cho tôi tìm kiếm trong tâm thức của tôi, ngay khi những phiền não hay vọng tưởng sinh khởi, những thứ làm nguy hiểm chính tôi và những người khác, nguyện cho tôi đối diện với chúng ngay lập tức và phá tan chúng”.

Từ đây về sau luận bản phát biểu theo cách này:
---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI SÁU


Tóm lại, bất cứ nơi nào một người ở và bất cứ thái độ của một người ra sao,

Người ấy nên luôn luôn sở hữu chính niệm và nội quán

Để trắc nghiệm những điều kiện tâm thức của người ấy. Trong cách ấy,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để hoàn thành lợi ích cho những người khác.

Dịch kệ:


36. Tỉnh thức luôn

      Nói tóm, điều gì ta hành xử

      Trong duyên hay cảnh nào gặp gỡ

      Đều phải bằng lực tỉnh giác luôn

      Hiểu trọn vẹn trạng thái của tâm.

      Phải có tỉnh thức và hồi niệm,

      Giúp tập trung, sẵn sàng phục vụ,

      Ta hành cho phúc lạc chúng sanh -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Tâm thức của chúng ta dễ ảnh hưởng đến chúng ta và vì thế chúng ta nên trạng thái của nó ở khắp mọi nơi và khắp mọi lúc. Chúng ta nên khảo sát để thấy hoặc là một tư tưởng không thích đáng khởi lên, đặc biệt một tư tưởng ẩn chứa bệnh hoạn, hay hoặc là chúng ta đang đạo đức giả - nói một đàng, nghĩ một nẻo – và cũng hoặc là những hành động của thân là thiện hay bất thiện.

Nếu chúng ta phát hiện một hành động nào đó tiêu cực, chúng ta nên nhắc nhở chúng ta rằng: “Con có một niềm tin và sự thành tâm nào đấy mong manh trong giáo lý Đại thừa và đã từng sinh ra trên vùng đất Tuyết Sơn nơi có sự hợp nhất của kinh điển Đại thừa và giáo pháp Mật thừa Tantra; con nương tựa trên nhiều vị đạo sư, đã từng lãnh thọ sự truyền pháp khẩu truyền và được trang nghiêm với những sự hướng dẫn và giải thích kinh luận từ những học giả luận sư Ấn Độ vĩ đại. Nếu bất chấp điều này con xử sự tệ hại, không nghi ngờ gì nữa con sẽ làm thất vọng tất cả những vị Bồ tát phi thường.”

Chúng ta nên gánh vác lấy trách nhiệm với chính mình trong cách này. Hãy cố gắng luôn luôn duy trì chính niệm và tận tâm chu đáo trong nỗ lực này.

Trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, nói rằng:

Này bạn người ao ước bảo vệ tâm thức mình,

Tôi cầu khẩn người với đôi tay búp sen:

Hãy luôn luôn sử dụng sức mạnh của mình để duy trì

Chính niệm và tỉnh giác!

Chúng ta nên dùng sức mạnh của mình trong chính niệm và, giữ gìn sự chính niệm này, hoàn thành tối đa như có thể trong cung cách hành động vì người khác. Tóm lại, chúng ta nên hy sinh thân thể, sở hữu, và tất cả những hành động tốt lành của mình vì lợi ích của người khác, và hiến tặng tất cả những khả năng của ba cánh cửa thân, khẩu, ý vì lợi ích của tất cả các tạo vật chúng sinh, không tìm cầu hay phản chiếu trên bất cứ điều gì khác hơn những gì được giải thích ở đây. Sau đấy chúng ta nên phát nguyện dâng cúng hồi hướng.


---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BẢY


Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để dâng hiến đạo đức

Đạt được bằng sự cố gắng trong cách này đến Giác ngộ,

Nhầm để loại trừ khổ đau của vô lượng chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi

Với tuệ trí của sự thanh tịnh nơi ba cõi (cõi vô sắc, cõi sắc, cõi dục).

Dịch kệ:


37. Hồi hướng trọn công đức

      Mọi công đức tích từ nỗ lực

      Đưa vào tu tập đạo thiện đức

      Ta hành hầu giải thoát khổ đau

      Của vô lượng bà mẹ nhiều đời,

      Trọn hồi hướng cho họ thành Phật,

      Với tuệ kiến, tha ngã không thật

      Lẫn công đức, thảy chẳng phải chân -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Chúng ta nên đem tất cả những hành vi tốt đẹp lành mạnh mà chúng ta đã hoàn thành qua những nỗ lực tinh tấn chân thành của chúng ta theo Ba Mươi Phầm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ tát, và đúng hơn là hồi hướng dâng hiến tất cả những thiện nghiệp đến sự trường thọ và tự tại của chính chúng ta khỏi bệnh tật, và chúng ta nên dâng hiến chúng đến vô lượng, vô biên chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi những người đã rơi vào khổ đau. Trong cách này chúng ta hồi hướng những công đức tích cực của chúng ta để hỗ trợ những người khác loại trừ khổ đau cũng như nguyên nhân của khổ đau, với kiến giải từ tuệ trí của chúng ta về vô tự tính của người dâng cúng, hành động dâng cúng, và người nhận sự dâng cúng (tam luân không tịch). Từ quan kiến này, như được nói, chúng ta nên tiến tới và phát nguyện hồi hướng.

Điều này được bao hàm trong luận bản. Bây giờ chúng ta đem toàn bộ đến một kết luận:

Tôi biên soạn Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ tát cho những ai

Nguyện ước thực hành theo con đường Bồ tát, qua

Việc tôn trọng triệt để những lời nói của những chúng sinh cao thượng siêu phàm quan tâm

Đến những phương tiện liên hệ trong kinh điển, mật điển tantra và những luận giải.

Luận bản này được nói là liên hệ với cội nguồn của kinh điển và mật điển tantra. Tác giả nói rằng ngài đã miêu tả sinh động ở đây ý nghĩa được giải thích trong kinh điển, mật điển tantra, và những luận giải, theo những hướng dẫn được ban bố bởi những tiền bối tôn kính của chúng ta trong những phương pháp của Ba Mươi Bảy Phẩm thực hành của Bồ tát. Những điều này được thực hành ngày qua ngày trong đời sống bởi những ai có khuynh hướng rèn luyện trong con đường của Bồ tát.



Bởi vì tôi có sự thông tuệ thấp thỏm và học vấn ít ỏi,

Đây không là một sáng tác thơ văn làm hài lòng những học giả

Tuy thế, khi tôi đã dựa trên kinh điển và lời dạy của những bậc siêu phàm,

Tôi nghĩ luận văn này tự giảng giải một cách không thể tranh cãi.

Ở đây nó giải thích rằng luận văn này có một nguồn gốc rõ ràng. Ngài nói rằng ngài thiếu kiến thức bẩm sinh và phẩm lượng nhỏ nhoi một cách tương đối về nghiên cứu làm cho ngài không đủ khả năng đề hùng biện, những từ ngữ hay thành ngữ tiêu biểu để làm vui lòng những bậc học giả. Tuy thế, ngài đã diễn tả ở đây quan điểm của kinh điển, mật điển tantra bắt nguồn từ những lời dạy của những bậc tối thánh thiện, và vì thế ngài tin tưởng điều này sẽ là những điều thực hành không thể tranh cãi được của những vị Bồ tát. Dường như rằng ngài nói điều này ở đây nhầm mục tiêu giản dị cũng như khiêm tốn.



Tuy thế, bởi vì khó khăn cho những người như tôi,

Thông tuệ thấp thỏm, thăm dò những chiều sâu những sự thực tập của những vị đại Bồ tát,

Tôi thỉnh cầu những bậc cao nhân tha thứ cho tôi

Vì lỗi lầm đầy dẫy, như những mâu thuẩn và sự rời rạc.

Như ngài nói, nếu có bất cứ những thông điệp nào mâu thuẫn những chỗ dường như không liên hệ giữa những sự trình bày trước và sau, hay nếu có một số giải thích không cần thiết, ngài thỉnh cầu những bậc học giả bao dung cho những thiếu sót này. Ngài thỉnh cầu họ hãy cố nhẫn nại và bỏ qua tính hãnh diện của ngài trong cách này. Tiếp theo ngài hồi hướng những việc làm thánh thiện của ngài.



Qua những đạo hạnh sinh khởi từ điều này, nguyện cho tất cả chúng sinh,

Bằng những phương tiện của tâm thức siêu việt và trần gian của sự Giác ngộ,

Trở thành như đấng Thủ Hộ Quán Tự Tại, người không ở trong

Những cực đoan của cõi luân hồi và sự cứu độ tịch tĩnh [tự độ].

Vì thế, Ngulchu Gyalsas Thogmed dâng hiến bất cứ công đức tốt lành nào mà ngài có được qua việc sáng tác luận văn này đến tất cả chúng sinh, và nguyện ước họ có thể phát sinh tâm giác ngộ tương xứng và vô điều kiện. Ngài nguyện ước rằng điều này có thể làm phát sinh trong họ một lần nữa nếu hiện tại không sẵn sàng và tâm giác ngộ có thể được tăng tiến xa hơn nếu đã phát sinh rồi. Bằng đạo đức của sự phát sinh như thế, tâm giác ngộ kiên cố sẽ mang đến sự chấm dứt những cực đoan của cõi luân hồi sinh tử, trong khi tâm giác ngộ tương xứng loại trừ cực đoan cứu độ vì chính cá nhân mình mà thôi. Bằng sự không dừng lại trong cõi luân hồi cũng không cứu độ tự mình mà thôi, chúng ta đạt đến đại bát niết bàn hay sự giác ngộ tối thượng, như được hưởng bởi đạo sư tâm linh Quán Tự Tại. Đây là sự thỉnh cầu hay dâng hiến tinh thần của tác giả.

Kệ văn này được sáng tác trong hang động Ngulchu bởi người duy trì những luận lý (logic) và  luận văn là tỳ kheo Vô Trước (Asanga), vì tự lợi và lợi tha. Lời thình cầu được ban cho sự bảo trợ việc in ấn tác phẩm này đọc như sau:

“Lòng tha thiết và hấp dẫn của tâm giác ngộ (bodhicitta) là căn bản và cốt lõi của Đại thừa. Bằng năng lực của những hành động đạo đức và in ấn tài liệu này xuất phát từ nguyện ước chân thành để làm lợi ích cho những người khác, nguyện cho giáo huấn của đức Phật toàn thiện toàn giác toàn tri được lan tỏa. Giáo huấn siêu việt này là sự phối hợp của phương pháp và tuệ trí mà nó chứa đựng sự giải thích theo đúng nguyên văn và sự thực chứng tâm linh được giảng giải chi tiết bởi đức Tổ sư toàn hảo Tông Khách Ba. Nguyện cho những ai sống trong bất cứ nơi nào của thế giới cùng sự thủ hộ, duy trì, và khuyến khích giáo huấn này được thấy tất cả những nguyện ước của họ tất nhiên tự phát sinh, và nguyện cho họ tiếp tục sống cho đến hết thọ mạng.

“Hơn thế nữa, nguyện cho những nguyện ước trần gian tạm bợ cùng nguyện ước cơ bản xuất trần của Dorje Tsewang cao thượng, gia đình của ông và toàn thể chúng sinh được hoàn thành trọn vẹn, nguyện cho họ du hành không chướng ngại đến lãnh địa của ba thân Phật.”

Bằng sự cúng dường tượng trưng về thân, khẩu, ý, nhà bảo trợ Dorje Tsewang đã thỉnh cầu những người khác hãy hồi hướng đến những người bảo trợ cho việc in ấn tác phẩm này. Do thế, bắt nguồn từ tình cảm của Dewa Rinpoche, Lhatsun Tulku, đã viết lời nguyện cầu hồi hướng này bày tỏ lòng biết ơn.


---o0o---
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã thuyết giảng ở đây một sự giải thích ngắn gọn về Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ hayBa Mươi Bảy Pháp Hành của Bồ tát. Ngày hôm nay chúng tôi nói về lợi ích của những ai không từng biết giáo pháp. Chúng tôi hy vọng mọi người có một sự thông hiểu và gặt hái những điều chắc chắn nào đấy trong giáo pháp và không cần phải lập lại nó nhiều lần, hay lần này rồi lần nữa.

Thông điệp quan trọng nhất ở đây là có một trái tim ân cần tử tế, vì căn bản của Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ là:



Chúng ta làm gì với sự an lạc hạnh phúc của chính mình

Khi tất cả các bà mẹ những người đã từng

Ân cần tử tế với chúng ta từ vô thủy đang khổ đau?

Thật sự đây là điểm chính. Chúng ta nên học hỏi để quan tâm đến người khác như quan trọng hơn chính chúng ta và hành động trong một thái độ tử tế nhất mà chúng ta có thể làm, biểu lộ sự khiêm cung với trái tim nồng ấm.

Thực hành giáo pháp là con đường đế có một đời sống phong phú; chúng ta thực hành nhầm để trở thành một người lương thiện chính trực từ đời này sang đời khác. Những người nhã nhặn, tử tế, và tự nép mình và có một khuynh hướng chân thành để làm lợi ích cho những người khác là đang thật sự thực hành Phật pháp. Trái lại, không lợi ích gì để  nói rằng chúng ta đang chân thành tìm kiếm Phật pháp, trong khi thật sự đang đi đây đi đó như một người du lịch. Lý do đàng sau sự tìm cầu Phật pháp là để thực hành những điều ấy và sự thực hành ấy hòa quyện với Phật pháp. Quý vị có hiểu không? Các bạn nên giữ lấy điều này trong tâm.

Quý vị có thể hiểu một số những điều mà chúng tôi đã thuyết giảng trong mấy ngày qua và một số quý vị không hiểu. Tuy nhiên, các bạn nên cố gắng để thấu hiểu tối đa như có thể bằng việc ghi nhớ và phản chiếu trên chúng. Nếu quý vị biểu lộ lợi ích của những bài giảng này bằng sự thực hành rộng rãi những gì đã được giảng giải ở đây từ bây giờ cho đến khi chết, và dù bằng cách gì đi nữa trong nhiều đời sống mà quý vị chưa từng sống, thế thì mục tiêu của chúng tôi thuyết giảng những điều này đã hoàn thành.

Chúng tôi biết một người đàn ông  đã tham dự lễ khai tâm truyền pháp Thời Luân Kalachakra tại Đạo Tràng Giác Ngộ năm ngoái đã thật sự thay đổi sau đó: Sự giận dữ của ông đã giảm thiểu; ông ta đã bỏ rượu và cờ bạc; ông thôi nói dối; ông trở nên bớt tham lam hơn và nép mình hơn. Nói tóm lại, ông ta đã không còn hướng theo một đời sống hoang phí và đã trở nên một người tốt. Thật là tốt đẹp để bàn luận một thí dụ như câu chuyện của ông ta với mọi người, trái lại chẳng có ích lợi gì để nói về ai đó đã đến Giác Ngộ Đạo Tràng – Bodh Gaya và không có kinh nghiệm cải thiện gì trong đời sống người ấy. Chúng ta phải cẩn thận về điều ấy.

Đấy là bổn phận của chúng tôi để nói với tất cả quý vị và chúng tôi đã nói tối đa mà tôi có thể ở đây. Chúng tôi đã có gắng nói trong một cung cách phong phú và dễ dàng để theo dõi bởi vì rất quan trọng để có những giảng dạy liên quan đến cung cách sống của con người hôm nay. Chỉ có một chút lợi ích khi có những bài Pháp mà nó chẳng liên hệ đến đời sống của chúng ta. Do thế, chúng tôi đã làm theo một kiểu mẫu dùng những ngôn từ thông dụng, giản dị, và đôi khi chúng tôi đã dùng những chữ xấu xí và cấm kỵ. Đấy là bản tính tự nhiên của tôi ngay thẳng và bộc trực trong suy tư và nói năng, và chúng tôi luôn luôn nói rằng chúng tôi không có con dấu chặn trên miệng của chúng tôi. Nhưng chúng tôi nói chuyện một cách cởi mở ở đây với mục tiêu rõ ràng trong sự giúp đỡ của chúng tôi đến việc thực hành của quý vị, làm nên sự những sự phát triển trong tâm của quý vị cũng như trong đời sống của quý vị. Đó là tại sao chúng tôi đã đặt một số nỗ lực nào đấy trong kỹ thuật thuyết giảng của chúng tôi, và sau đó chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã hoàn thành bổn phận của mình trong khả năng bậc nhất của chúng tôi. Chúng tôi mong cầu sự tha thứ của quý vị nếu chúng tôi đã dùng một số từ ngữ cứng rắn, thô thiển hay dữ dội trong sự giảng dạy của chúng tôi. Chúng tôi đã có một số lỗi lầm và ngôn ngữ của chúng tôi trong một số trường hợp có thể vô lý. Chúng tôi không thể làm gì hơn với việc ấy ngoài việc xin lỗi, như được nói: “Chúng tôi không có ý không tôn trọng đến quý vị, vì thế xin vui lòng nhẫn nại với chúng tôi nếu có điều gì đó làm tổn thương quý vị”.

Chúng ta không ép uổng [tiếp nhận] giáo pháp đối với bất cứ ai qua giáo huấn này. Một người đệ tử tham dự [học hỏi] giáo huấn “nên có một tâm thức thông tuệ và chân thành, và một sự thích thú hấp dẫn [đến giáo huấn].” Điều này đã được tuyên bố trong “Bốn Trăm Bài Kệ”. Bất cứ ai lắng nghe giáo pháp nên thành thật và có một tâm thức thấy rõ có thể phân biệt  giữa đúng và sai, và một hành vi thích thú đối với chủ đề. Rõ ràng tất cả các bạn đang đem sự chân thành thích thú đối với giáo pháp, bởi vì quý vị đã chịu đựng những thử thách gay go hay gian khổ để đến đây; cho dù các bạn có hay không có một tâm nhận thức thấy rõ tùy theo từng cá nhân.

Mặc dù không trong thính chúng Phật tử và không phải Phật tử này sẵn có một triết lý phức tạp không thể tiếp thu được, tuy thế, có thể có những người đến từ trường phái Nyingma và minh định chính mình là người Nyingma hoàn toàn, vì thế quý vị có thể miễn cưỡng tiếp nhận giáo huấn được trao truyền bơi một người Gelugpa. Trái lại, trong một số trường hợp khi một vị Nyingma thuyết giảng, những người Gelugpa tham dự có thể không thích thú lắm vì lý do như vậy. Họ không cảm thấy thích chú tâm đến giảng sư do bởi sự ảnh hưởng Nyingma, mặc dù sự hùng biện của diễn giả thật sự lợi ích cho tâm thức của họ. Một thái độ như thế là dấu hiệu của một tâm thức mờ tối.

Dĩ nhiên, người ta thướng chọn lựa để theo một truyền thống trong mức độ mà sự thực tập của họ được quan tâm, và đó là vấn đề khác biệt. Nhưng chúng tôi không tán thành với những người thể hiện cố chấp một cách cứng nhắc với truyền thống tông phái của chính họ trong hình thức thái độ. Một số người đến đây dự đoán những thuyết giảng này là Con Đường Hoàn Tất, và chúng tôi chắc chắn một cách cao độ có thể rằng thay vì thế họ sẽ thất vọng khi họ học hỏi giáo huấn về Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ Tát.

Đây là một thí dụ cụ thể, cho thấy rằng chúng ta có một khuynh hướng bố trí trong tâm chúng ta [tính toán trước], hơn là hoàn toàn thể nhập vào trong giáo pháp. Suy nghĩ một cách phân biệt, ‘Chúng ta là thế này’, và ‘Họ là thế kia’, trong giáo pháp là thật sự độc hại, và là một thái độ cực kỳ tiêu cực. Nó là nguyên nhân làm cho nhiều người phải tái sinh vào trong những cảnh giới thấp hơn, và vì thế điều quan trọng là có một tâm thức thông tuệ phân biệt [đúng sai]. Quý vị có hiểu chứ?

Những ai hành động với một tâm thức không thành kiến có phẩm chất của một đệ tử toàn hảo. Thật cũng quan trọng để có một sự tỉnh thức sáng suốt với sự đánh giá đến bài thuyết giảng, vì thế chúng ta biết những thuyết giảng nào đúng và những lời nói nào sai.

Đấy là điều được biết như Phật pháp được đặt trên nền tảng của lý trí, vì thế khi chúng ta thuyết giảng giáo lý không vướng vào trong việc ép uổng những người khác. Đức Thế Tôn đã từng nói: “Giống như nhà luyện kim, người ấy phân tích vàng bằng việc cắt, gọt, và nung chảy nó, vì thế những vị tỳ kheo và những người thông tuệ cũng phải phân tích xuyên suốt những giáo lý, không chấp nhận chúng vì biểu lộ sự tôn kính vị thấy”.

Thế nên, hôm nay, quý vị không nên tôn trọng những lời của chúng tôi một cách tự động chỉ vì đấy là những lời của Đạt Lai Lạt Ma. Các bạn nên khảo sát để thấy những giáo huấn được thuyết giảng ở đây có hợp lý đối với bạn hay không và chúng sẽ làm lợi ích cho quý vị khi quý vị thực tập với nó hay không. Nếu chúng xem ra hợp lý, thế thì hãy chú tâm trên chúng. Nếu trái lại, đừng quan tâm tới chúng.

Đức Thế Tôn đã từng tuyên bố rõ ràng trong chủ đề này: “Khám phá những ngôn từ mà ta đã nói ở đây qua khảo sát. Nếu các con thấy chúng thích hợp và lợi lạc cho tâm thức của các con, hãy thực tập theo đấy. Nếu chúng không lợi ích cho các con, thế thì hãy để chúng [qua một bên]”. Chúng tôi nói giống như thế đối với quý vị bây giờ.

Một cách căn bản, các bạn cần cảm thấy lợi ích của những giáo huấn này. Nếu quý vị thấy như vậy, thế thì những lời chúng tôi vừa nói là những lời nói có giá trị. Nếu quý vị tìm không tìm thấy sự lợi ích nào từ chúng, thế thì chúng chẳng có vô bổ; vì mục tiêu của Phật pháp là để làm bình yên những tư tưởng quấy nhiễu và để quân bình tâm thức.

Chúng tôi đã nói rất nhiều điều trong ba ngày qua, những điều để hỗ trợ quý vị thuần hóa tâm thức và để phân biệt những điều tốt và những thứ xấu, vì thể quý vị có thể từ bỏ nhưng thứ bất thiện và tiếp nhận những thứ lương thiện. Lựa chọn giữa những điều tốt lành và những điều không lành mạnh, các bạn nên cố gắng để luôn luôn thực hành với một trái tim ân cần và từ bỏ sự bất cần. Đấy là hai vấn đề quan trọng. Quý vị có hiểu chứ?

 

Tuệ Uyển chuyển ngữ



                                                                30-01-2010

---o0o---





tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương