Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI TÁM: TINH TẤN TOÀN THIỆN



tải về 1.5 Mb.
trang13/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   28

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI TÁM: TINH TẤN TOÀN THIỆN


Nếu như ngay cả một vị Thinh văn và Độc giác Phật, hành động vì lợi ích của chính họ,

Được thấy làm những nỗ lực giống như đầu của họ bị lửa cháy,

Đấy là sự thực tập của những vị Bồ tát để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng

Cách dànhcho hoan hỷ tinh tấn, cội nguồn của tất cả những phẩm chất tốt đẹp.

Dịch kệ:


28. Viên cần

      Nếu Bích chi Phật và Thanh văn

      Muốn tu Niết bàn riêng cá nhân,

      Nỗ lực khôn cùng hầu thành tựu

      Dù bị thiêu vẫn không lìa đạo.

      Thử xem bao năng lực phải dùng

      Bởi những người tu độ tha nhân;

      Giác ngộ cần thật nhiều tinh tấn -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Ngay cả những vị Thinh văn và ẩn tu thực chứng (Độc giác Phật), những người thực hành vì tự lợi, sử dụng nỗ lực tinh tấn kinh khiếp giống như đầu của họ bốc cháy. Do thế, những vị  Bồ tát người nhắm đến việc hướng dẫn tất cả chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi đạt được địa vị siêu việt của Phật quả, phải thực hành nỗ lực hoan hỷ (tinh tấn ba la mật) – vì đấy là nguồn gốc của tất cả những kiến thức – một cách nhiệt tình sôi nổi hơn những bậc Thinh văn và Độc giác.


---o0o---

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI CHÍN: THIỀN TẬP TOÀN THIỆN


Qua nhận ra rằng tịch tĩnh bất động (thiền định) trong sự phối hợp với

Tuệ giác nội quán đặc biệt (thiền quán) hoàn toàn tiêu trừ phiền não,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong sự

Tập trung với điều vượt trội hơn tứ không định (không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng).

Dịch kệ:


29. Viên định

      Siêu kiến hội nhập vào tinh túy,

      Hiển bày cách thật vật hiện hữu,

      Chỉ khởi ngoài cảm xúc nhiễu phiền

      Với tâm thanh tịnh làm chân nền.

      Vượt khỏi tứ vô sắc giới định

      Phải tu đắc nhất tâm bất loạn

      Và nhập vào đại định viên toàn -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Chúng ta được dạy để thực hành tập trung thiển tập vì mục tiêu nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi, bằng việc dựa trên tuệ trí thấu hiểu tính không hỗ trợ bởi tâm thức tịch tĩnh bất động (định). Sự tập trung này khác với con đường đặc trưng bởi tịch tĩnh bất động (chỉ) và tuệ giác nội quán đặc biệt (quán) là một phần của bốn tình trạng tập trung của thế giới hình sắc. Trong phạm vi này nó liên hệ đến loại tập trung thiền tập thiết lập trên sự kết hợp tuệ giác nội quán và tịch tĩnh bất động của tâm thức là điều thực chứng tính không, là điều nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi và vượt xa hơn bốn tình trạng của tập trung (tứ không định). Vì thế, nó nói rằng chúng ta phải rèn luyện nhất niệm tâm trong một sự tập trung như thế nhầm đề đạt được mục tiêu.


---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI: TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN


Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong

Tuệ trí hỗ trợ bởi phương pháp không có

Khái niệm trong ba cõi; không có tuệ trí một người  sẽ không thể

Đạt đến Phật quả hoàn toàn bởi ý nghĩa của năm toàn thiện (5 ba la mật đầu).

Dịch kệ:


30. Viên tuệ

      Viên bố thí, nhẫn nhục, trì giới,

      Thiền định cùng tinh tấn chưa đủ;

      Nếu thiếu Viên Tuệ, năm thứ trên

      Không thể đưa vào Phật quả viên.

      Với pháp bồ đề tâm trưởng dưỡng

      Trí tuệ thấy tác nhân, hành động,

      Và đối thể thảy chẳng thật hữu -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó

Thiếu tuệ trí giống như thiếu đôi mắt để tập trung. Chúng ta sẽ không tiếp nhận nhiều lợi ích ngay cả từ sự thực tập chân thành của mọi thứ từ rộng lượng bố thí đến tập trung thiền định nếu tâm thức chúng ta bị tối tăm và không có tuệ trí, chúng ta cũng sẽ không tạo nên nguyên nhân cho giác ngộ. Do thế, chúng ta nên phát triển tuệ trí. Chúng tôi không liên hệ đến tuệ trí đơn thuần ở đây, nhưng tuệ trí được hỗ trợ bởi phương pháp và phương pháp được tiếp tục bởi tuệ trí. Hai điều này không nên bị tách rời. Căn cứ trên hai điều này chúng ta phải thực tập hai sự tích tập của phước đức và tuệ trí. Hỗ trợ bởi phương pháp, chúng ta nên nhận ra tính không tồn tại cố hữu (vô tự tính) của người thực hành, tự chính hành động và người nhận hành động (tam luân không tịch). Thực hành tuệ trí là điều thông hiểu tính không tồn tại cố hữu này được nói là sự thực hành của một vị Bồ tát.


---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI MỐT


Với (chỉ đơn thuần) hình dáng bên ngoài của một hành giả, nếu một người không

Thẩm sát lỗi lầm của chính mình, người ấy có thể hành động trong sự đối nghịch với giáo pháp.

Do thế, sự thực hành của những vị Bồ tát là luôn luôn

Thẩm sát lỗi lầm của chính mình và từ bỏ chúng.

Dịch kệ:


31. Đoạn lỗi

      Không nỗ lực phân tích rõ ràng

      Ảo cấu vương và lầm lẫn mang,

      Cho dù bên ngoài tu tập Pháp,

      Vẫn cứ hành nhiều việc vô Pháp.

      Bởi lẽ đó, nên cố xét qua

      Lầm và ảo, lỗi của chúng ta,

      Rồi sau đó diệt chúng trọn cả -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Sự rèn luyện này trong chính niệm được giải thích ở đây cũng như trong những chương tuệ trí và trongHướng dẫn Lối sống của Bồ tát (Bodhicharyavatara). Chúng ta phải thẩm sát những lỗi lầm của chúng ta, vì chúng ta có nguy cơ hành động phi Phật pháp nếu không cẩn thận, trong khi bề ngoài là một hành giả thực hành Phật pháp. Thí dụ, những tu sĩ chúng ta mang nhãn hiệu là những hành giả Phật pháp và trình bày một hình ảnh như thế đến thế giới. Nhưng thay vì thế, chúng ta có thể liên hệ trong những hành vi tự nhiên không Phật pháp. Do vậy, chúng ta nên cố gắng tối đa để từ bỏ những sai lầm qua thấy chúng một cách rõ ràng.


---o0o---

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI HAI


Nếu qua năng lực của phiền não, một người sắp bàn luận

Những lỗi lầm của những vị Bồ tát khác, người ấy sẽ thoái hóa

Do vậy, không nói lỗi lầm của những người khác

Những người ở trong Đại thừa là sự thực hành của những vị Bồ tát.

Dịch kệ:


32. Không nêu lỗi người

      Khi nói chuyện người, ảo cấu lực

      Khiến ta trụ trong lỗi kẻ khác,

      Nếu chính Bồ tát bị bẻ bôi

      Tất danh phẩm ta bị hư hao.

      Nên chừa lỗi nói xấu người khác

      Đã vào Đại thừa đạo giải thoát.

      Chỉ nên đề cập lỗi của ta -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Những lỗi lầm bao quát sinh ra từ việc bàn luận lỗi lầm của những người khác. Như nói trong kinh Biệt Giải Thoát hay Ba la đề mộc xoa:



Chúng ta phải thẩm sát đúng và sai trong chính chúng ta,

Và cấp độ sự tỉnh thức của chính chúng ta,

Hơn là thẩm sát những sai lầm,

Những hành động tốt và hành động xấu của người khác.

Chúng ta phải điều nghiên tỉnh trạng tỉnh thức của chính chúng ta. Đôi khi nó xảy ra vì từ bi mà chúng ta nói về những điều đạo đức và không đạo đức của người khác và cho dù họ tỉnh thức hay không tỉnh thức; nhưng chỉ chỏ những trở ngại của người khác và che dấu những lỗi lầm của chính mình là phi Phật pháp. Điều này là quan trọng một cách đặc biệt cho những ai thực hành Đại thừa pháp với niềm tin và sống trong một nơi mà những giáo huấn này rộ nở; nếu chúng ta vạch ra những sa sút của người khác chúng ta có thể đang nói một cách vô ý thức về những vị Bồ tát, vì có thể khó khăn để nhận ra họ. Bàn luận lỗi lầm của những vị Bồ tát đưa đến sự sa sút của những ai liên hệ trong nói năng tiêu cực như vậy. Những ai tiến hành trong sự thực hành Đại thừa pháp và không bàn luận lỗi lầm của người khác là đang đi theo sự thực hành của những vị Bồ tát.

Đại sư Je Gedun Drup cũng nói về sự cần thiết cho một cái nhìn tinh khiết:

Trong phổ quát, quán chiếu sự ân cần của tất cả chúng sinh,

Và trong chi tiết hãy rèn luyện tâm thức chúng ta trong những tư tưởng tinh khiết,

Về tất cả những ai thực hành giáo pháp.

Có một kẻ thù bên trong con; hãy chinh phục vọng tưởng của con.

Đấy là trách nhiệm của hành giả Đại thừa một cách thông thường để nhận ra sự ân cần tử tế của tất cả chúng sinh và để quán chiếu sự ân cần ấy, giống như là không đúng khi chứa chấp những tư tưởng vướng mắc hay thù hận.

Chúng ta phải kiềm chế khỏi việc tích lũy những hành vi tiêu cực trong sự liên hệ đến giáo pháp, và tránh những hành động làm chúng ta từ bỏ giáo pháp. Chúng ta không nên phân biệt bằng cách nói rằng: “Người ấy thuộc phái Nyingma”, “Người ấy thuộc phái Kagyud”, “Người ấy là một du sĩ” hay “Người ấy là như vậy – như vậy”. Trong quá khứ, có câu rằng: “Những học giả được tán thành trong sự quan tâm cao độ bởi những nhà học giả khác”.

Khi những học giả thực hiện những sự phê bình cùng những sự thừa nhận đa dạng, họ dùng luận điểm hợp lý và văn bản, vì lợi ích của việc duy trì, bảo hộ. khuyến khích, ủng hộ, và làm cho tinh tế hơn giáo pháp của chính họ, những điều này không phô bày ra sự thù hận hay vướng mắc. Đúng hơn, chúng được tuyên thuyết nhầm để làm quét đi những sự nhập nhằng và vì mục tiêu cho toàn bộ sự điều nghiên, giống như vàng được thử nghiệm bằng cắt, mài, và nung chảy. Nhưng nếu những môn đệ của những học giả ấy, chỉ sở hữu những kiến thức giới hạn, liên hệ chính họ trong phê phán những người khác với sự thù hận hay vướng mắc; nếu họ viết những bài tiểu luận để bình phẩm lẫn nhau; và nếu họ lấy làm thỏa thích trong sự đâm sau lưng nhau, họ đang tạo nên những sự chia rẽ trong cộng đồng của họ và những người khác sai đường lạc lối. Những hành động xấu xa này đem đến bằng giáo pháp là nguy hiểm.

Do thế, chúng ta nên phải đối lập với điều này và rèn luyện tâm thức chúng ta trong một cái nhìn trong sạch đối với mọi người thực hành giáo pháp. Chúng ta có thể cảm thấy chúng ta có một khả năng và sự thông tuệ nào đấy, nhưng chúng ta không nên khoe khoang trước những người khác; chúng ta nên sử dụng chúng để đáng lẻ là chinh phục những kẻ thù nội tại, những vọng tưởng của chúng ta. Đây là một lời khuyến tấn thực sự tốt đẹp được tuyên bố ở đây trong một hình thức lợi ích và hoan hỷ.

Một lần khi đại sư Je Gedun Drup lúc đã già, ngài thốt ra một số lời sầu muộn. Nhưng người bằng hữu với ngài: “Ngài không cần phải cảm thấy quá khó chịu. Sau khi chấm dứt đời sống này, ngài chắc chắn sẽ sinh lên cõi trời Đâu Suất. Điều này đã được tiên đoán lâu lắm rồi.” Đại sư trả lời: “Tôi chẳng có khuynh hướng mà cũng chẳng thiết tha được sinh lên Đâu Suất. Nguyện ước duy nhất của tôi là được tái sinh trong thế giới ô trược này vì thế tôi có thể làm lợi ích những tạo vật không toàn hảo nhiều tối đa mà tôi có thể [hỗ trợ họ]”. Đây là những ngôn từ của một vị Bồ tát, và nó thật sự hỗ trợ [khuyến khích] chúng ta khi nghe chúng. (Chúng tôi chú ý rằng lời nó của ngài đã được cô đọng lại ở đây một cách tuyệt diệu).


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương