Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang2/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

LỜI NGƯỜI DỊCH

Khi mới đọc tựa đề quyển sách này “Commentary on The Thirty Seven Practices of a Bodhisattva” tôi cứ nghĩ là tác phẩm 37 Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề chúng ta thường gặp với tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần, mà lại được đức Đạt Lai Lạt Ma giảng giải nên tôi cố gắng đi tìm để đọc cho được. Nhưng rồi kiếm  mãi không thấy các nhà sách có quyển sách này, nên tôi lại phải lùng kiếm trên mạng và thấy chỉ ở tận Thư Viện Lưu Trữ & Hoạt Động của Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ mới có nên tôi phải đặt mua tận bên ấy. Nhưng khi sách gửi đến, mã số bưu điện của tôi là 95038 thì bên gởi lại thêm một số 0, tức là 9503890, nên bưu phẩm phải đi vòng vòng lên tận tiểu bang Washington rồi mới đến tay tôi. Và rồi khi đọc ra lại thấy không phải là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề như chúng ta thường biết đến. Sau này tôi lại thấy trên trang Amazon.com có quyển này, và trang web của giáo sư Berzin cũng có quyển này, và nhờ thế tôi lại tìm ra bản tiếng Anh “Ba Phương Diện Chính của Con Đường Giác Ngộ” trên trang của giáo sư Berzin.

Tôi vẫn muốn để tựa đề của tác phẩm này là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo nhưng thay chữ Bồ Đề bằng chữ Giác Ngộ tức là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ, có người đã nói với tôi là tựa đề này không thích hợp, mặc dù người ấy không nói, nhưng tôi biết ẩn ý là không muốn trùng hợp với tác phẩm Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề với tứ niệm xứ, v.v... Nhưng tôi nói lại là tại sao tác phẩm này lại không có 36, hay 38 phần mà lại có đúng 37 phần nếu dịch sát nghĩa là ‘Ba mươi bảy điều thực hành của Bồ Tát’, nên tôi nói là bồ tát thì cầu sự giác ngộ nên tôi để tựa là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ nên không trùng hợp vớiBa Mươi Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề dù chữ bồ đề có nghĩa là giác ngộ, nếu thắc mắc hay tò mò thì cứ đọc Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ do đức Đạt Lai Lạt Ma giảng và Tuệ Uyển chuyển ngữ thì rõ, như tôi cũng từng tò mò vì số 37 của một tác phẩm Phật giáo.

Và với tác phẩm “Ba Phương Diện Chính Yếu của Con Đường Giác Ngộ” một bản luận rất ngắn của ngài Tông Khách Ba sơ tổ tông Hoàng Mạo, nhưng tôi rất tâm đắc, tôi nghĩ đây chính là cách mà tôi đặt nền tảng tu học, với ba phương châm, mà tôi nghĩ một Phật tử Đại thừa dù Hiển giáo hay Mật giáo đều dựa trên nền tảng này, đấy là:

- Thứ nhất là phát nguyện viễn ly: Một chí nguyện chân thành xa lìa sinh tử, thoát ly tam giới, để đạt đến quả vị giải thoát, hay niết bàn, tự lợi toàn triệt.

- Thứ hai là thấu triệt tánh không, vì có thấu triệt tánh không mới có thể tiêu trừ tất cả phiền não để đạt đến sự giải thoát.

- Thứ ba là phát tâm bồ đề, một nguyện ước tu đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sanh, lợi tha hoàn toàn.

Tuy thế, tôi nghĩ nhiều người thường bị lấn cấn trong phát nguyện viễn ly và phát tâm bồ đề, và nghĩ rằng hai thứ này không thể đi đôi với nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng chí nguyện giải thoát chính là nền tảng của giác ngộ. Hay nếu một vị bồ tát nếu không hoàn toàn diệt trừ ngã chấp, quét sạch luyến ái thì không thể làm việc lợi tha chân thành.

Và phần cuối trong quyển sách này là tìm hiểu tổng quát về những phương pháp tu học của Phật giáo Tây Tạng.

Mong rằng quyển sách và những lời vàng ngọc của đức Đạt Lai Lạt Ma được đến với những người yêu mến đạo giải thoát, từ bi và giác ngộ.

Nam mô A Di Đà Phật.

                                              Ẩn Tâm Lộ, ngày 29-4-2012

                                                            Tuệ Uyển

---o0o---


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


(In lần đầu)

Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật giáo Tây Tạng, hợp thành hệ thống trong luận bản Luyện Tâm và cũng có thể được giải thích theo truyền thống Con Đường Tiệm Tiến Lam Rim. Những lời chỉ dẫn trong ấy là vượt thời gian và những liên hệ của nó là phổ quát.

Luận giải này của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, như được phổ biến trong thời gian truyền giảng giáo lý Thời Luân (Kalachakra) tại Đạo Tràng Giác Ngộ, Ấn Độ, là đặc biệt bởi sự trong sáng, thực tiễn và thâm thúy của nó. Mỗi đoạn kệ của tác phẩm được giải thích một cách chính xác và trong một ngôn ngữ thấu đạt.

Hơn nữa, đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban cho những lời giới thiệu trong mỗi ngày của khóa giảng mà trong ấy Ngài đã liên hệ đến mỗi khía cạnh của đời sống hàng ngày của chúng ta. Học hỏi luận giải này chúng ta cảm thấy rằng đức Đạt Lai Lạt Ma đang nói chuyện trực tiếp đến mỗi chúng ta, và nó là phổ quát trong sự áp dụng.

Khi chúng ta áp dụng và thực tập một cách chân thành, giáo huấn này sẽ phát triển một lòng từ bi yêu thương ấm áp đặc biệt. Do thế, những điều chứa đựng trong tác phẩm này sẽ lợi ích cho những học giả Phật giáo lẫn những độc giả thông thường.

LIBRARY OF TIBETAN WORKS AND ARCHIVES

---o0o---

NGÀY THỨ NHẤT




MỞ ĐẦU
Chúng ta tập hợp cùng nhau ở Đạo Tràng Giác Ngộ để tiến hành nghi thức truyền pháp Thời Luân (Kalachakra). Quý vị đã đến từ nhiều nơi khác nhau do nơi lòng thành tín. Trên những phương tiện vận chuyển nghèo nàn mà quý vị đã phải chịu đựng trong một hành trình nhọc nhằn, nhưng quý vị đã quên đi điều ấy để tập hợp ở đây.

Chúng ta sẽ thực hiện đại nghi thức khai tâm truyền pháp sau này. Nhưng trước nhất, có nhiều người ở đây chỉ có một lòng tín ngưỡng đơn thuần trong Pháp Bảo mà không có một sự thông hiểu thực sự về giáo pháp. Họ không có kinh nghiệm về nghe và lắng nghe giáo pháp, và vì vậy không biết ý nghĩa thật sự của nó. Trong thời gian lễ khai tâm truyền pháp sẽ không có thời gian dành cho một sự giải thích dài dòng. Do thế, nếu chúng ta để thời gian này lãng phí, không có điều gì tốt lành được hoàn thành đáp lại cho sự khó nhọc và tổn phí liên hệ đến việc tập họp về Đạo Tràng Giác Ngộ của quý vị nơi đây.

Mục tiêu sự tập họp của quý vị nơi đây để lắng nghe giáo pháp và tiếp nhận lễ truyền pháp nhầm mục đích chuyển hóa tâm thức của quý vị. Vì cung cách suy nghĩ là nguyên nhân chính để đạt đến, và điều kiện để duy trì, một tính cách tích cực của tinh thần. Trong một vài trường hợp ngoại lệ một tính tính cực hiện hữu bẩm sinh trong tâm thức, nhưng điều này rất hiếm hoi. Do vậy, có thể là rất ích lợi nếu chúng tôi dành một ít ngày đầu tiên để giải thích những ý nghĩa tổng quát của giáo pháp. Chúng tôi cảm thấy rằng nên gởi đến (thỉnh thoảng) những lúc tuy ngắn ngủi nhưng thích thú vì thế tất cả chúng ta không cảm thấy mệt nhọc.

Hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu sự giải thích tổng quát này, trong trường hợp đặc biệt chúng tôi sẽ bao gồm một sự giới thiệu đến giáo huấn Đại thừa. Chúng tôi sẽ giảng dạy bằng truyền khẩu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ được sáng tác bởi Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo (1245-1369), là những điều trình bày những hướng dẫn thiết yếu cho sự thực hành của Bồ tát.

Luật Tạng nói rằng khi lắng nghe giáo pháp chúng ta không nên ngồi trên ghế hay đứng, cũng không mang giày, đội nón hay quấn khăn, cũng không mang vũ khí hay che dù. Một trường hợp ngoại lệ có thể cho phép được làm đến một vài điều trong những điều này ấy là sự kiện bệnh hoạn. Đức Thế Tôn nói, trong giới luật của giáo pháp: Nếu xảy ra trường hợp người bệnh phải bán tất cả những đồ trang hoàng của hình tượng đức Phật, luận giải và kinh điển để tồn tại, thế thì họ nên làm như thế.

Điều ngoại lệ này được chế nên bởi vì Phật pháp căn bản trên lòng từ bi yêu thương. Thực tế, từ bi yêu thương là gốc rễ của Phật pháp. Do thế, điều này được áp dụng ngày hôm nay ở đây. Mặc dù con người chúng ta chưa bị bệnh, nhưng có nguy cơ rằng họ sẽ ngã bệnh bởi vì mặt trời như thiêu đốt. Do vậy, (mọi người) được phép đội nón hay che dù. Tương tự như thế, những tu sĩ nào không có nón có thể dùng một phần của y áo để che lên đầu của họ.

Sự cải thiện điều kiện vệ sinh phải được quán chiếu thích hợp tốt đẹp đến thời tiết và một thái đội thích nghi tốt tùy theo điều kiện từng quốc độ, nơi chốn và khí hậu. Những ai đã đã vượt thắng bốn yếu tố nội tại không phải lệ thuộc và những yếu tố ngoại tại. Nhưng vì chúng ta chưa khắc phục được những yếu tố nội tại chúng ta nên hành động tùy theo với cường độ của năng lực ngoại tại.

Trước khi giảng pháp trong truyền thống của chúng tôi, chúng ta trì niệm chân ngôn mantra đề ngăn chặn hay nhổ gốc rễ bất thiện, và cũng trì tụng Tâm Kinh Bát Nhã để tiêu trừ chướng ngại. Đây là bởi vì chúng ta không có kinh nghiệm với những trở lực kết quả từ những năng lực bất thiện hay từ những ai đã hướng dẫn những người khác lạc đường trong khi lắng nghe và thuyết giảng giáo pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ trì tụng Tâm Kinh Bát Nhã để tịnh hóa ám chướng và sau đó chúng tôi  muốn khởi đầu những lời cầu nguyện bằng việc trì tụng nghi lễ cúng dường Văn Thù Sư Lợi ba lần; rồi thì chúng tôi sẽ bắt đầu thỉnh cầu đến Ngài Văn Thù Sư Lợi.



Ô Đấng Từ Bi, bằng những tia quang tuyến từ tâm toàn thiện toàn giác toàn trí…

Rồi thì chúng ta cúng dường thỉnh cầu đến mạn đà la và sau khi hoàn tất mạn đà la này, nhằm mục tiêu hợp nhất động lực của đạo sư và đệ tử, chúng ta phải tiến đến trì tụng cầu nguyện quy y ba lần, và phát sinh tâm vị tha. Cầu nguyện quy y là:



Con nguyện quy y Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo cho đến khi đạt đến giác ngộ.

Chúng ta tiến hành quy y với hai dòng này. Sau đó, chúng ta thường hồi hướng công đức mà chúng ta tích tập qua tính quảng đại, lắng nghe và giảng dạy giáo pháp. Người thuyết giảng trì niệm, “Công đức mà con tích tập qua việc giảng dạy…” và thính chúng trì niệm, “Công đức mà chúng con tích tập qua lắng nghe Giáo pháp…” vì thế thay đổi ngôn ngữ tùy theo trường hợp. Chúng ta cũng nên bao gồm việc hồi hướng này: “Với công đức lành này, nguyện cho tất cả những hành vi lành tích tập được của ba thời trở thành nguyên nhân để đạt được thể trạng tối thượng của giác ngộ”.  Đây là đang phát khởi tâm giác ngộ (bodhicitta) trong hình thức của khẩn thỉnh hay nguyện cầu.

Tất cả quý vị đã thiết lập một chí nguyện mạnh mẽ để đến Đạo Tràng Giác Ngộ vì những giáo lý này. Quý vị không đến đây để nghĩ về thực phẩm hay thức uống được cung cấp cho quý vị, cũng không phải vì một tiết mục lớn được xem ở đây, cũng không phải vì đến đây quý vị sẽ được danh thơm tiếng tốt. Quý vị đến đây để tiếp nhận những giáo huấn Pháp bảo, bao gồm những giáo lý của Đại thừa, Mật thừa Tantra, Tantra yoga tối thượng, và lễ truyền pháp quán đảnh Quang Hoa Thời Luân (Kalachakra) của đức Thế Tôn. Do thế, quý vị đã đến đây vì một mục tiêu tốt đẹp và đã đặt một nỗ lực không mỏi mệt để tiếp nhận những giáo huấn Pháp bảo này. Nếu ai đấy ở ngoài từ bên ngoài quán sát điều này, họ có thể cho rằng tất cả những nỗ lực này là ở trong sự phù phiếm hão huyền. Nhưng khi chúng ta nhìn vào mục tiêu và lý luận tiềm ẩn, nó cực kỳ lợi ích.

Ngay cả nếu quý vị không từ bỏ đời sống trần tục này để theo đuổi giáo pháp, hãy làm một nỗ lực như điều này biểu lộ rằng một sự hy hiến được tiến hành vì lợi ích của giáo pháp và là một dấu hiệu quyết định mạnh mẽ. Điều gì là mục tiêu phía sau nỗ lực không mệt mỏi và một quyết định mạnh mẽ như thế? Mục tiêu, hay lợi ích, và căn bản của việc tìm cầu giáo pháp đấy là tất cả chúng sinh cùng chia sẻ một cảm giác của “cái tôi” và ước ao khao khát hạnh phúc và hòa bình, cũng như là một khát vọng xa lánh đau buồn và khổ não.

Loại cảm giác này được kinh nghiệm ngay cả bởi một con côn trùng nhỏ bé. Trong trường hợp của nhân loại, chúng ta có thể thấy rằng cho dù người đến từ phương Tây, Đông, trung nguyên hay biên địa của xứ sở họ và cho dù làn da của họ là đen, đỏ, vàng hay trắng, tất cả đều tìm cầu hạnh phúc và xa lánh đau buồn.

Trong tâm tư chúng ta có thể bày tỏ một suy nghĩ, “Xin cho tôi có hạnh phúc”, mặc dù chúng ta không hiểu cảm giác này của “cái tôi” một cách rõ ràng. Trên cơ sở kinh nghiệm của “cái tôi”, chúng ta đã từng nghĩ chẳng hạn như, “Xin cho tôi hạnh phúc; xin cho tôi đừng gặp khó khăn, xin cho tôi sống lâu và đừng chết; xin cho tôi có một đời sống tốt đẹp với vô số thực phẩm và áo quần”. Vì thế mọi thứ trở về lại ‘cái tôi’. Sau đấy, chúng ta nghĩ về thân quyến ‘tôi’, xứ sở ‘tôi’.

Điều này giống nhau ở mỗi con người, và cũng đúng cho tất cả mọi tạo vật cho đến một con côn trùng bé nhỏ. Chúng không có một tâm thức rộng rãi và thông minh, chúng cũng không sở hữu một tư tưởng đa dạng mà con người chúng ta có. Tuy nhiên, chúng vẫn có một cảm giác của ‘cái tôi’ và chúng có thể cảm thấy. “Xin cho tôi hạnh phúc,”  hay “Tôi đang trong tình trạng nguy cấp, xin cho tôi được thoát khỏi cơn nguy biến này”. Do thế, tất cả chúng sinh cùng nguyện vọng giống nhau,như khao khát cho hạnh phúc và không muốn khổ đau. Có những nguyện vọng này là quyền lợi của chúng ta, nó là hợp lý, và chúng thường có thể được hoàn thành. Chúng ta dựa trên những phương pháp khác nhau để theo đuổi những mục tiêu này, để thích ứng với năng lực của chúng ta và để đối phó với nhiều trình độ khác nhau của khổ đau để chúng được tiêu trừ và hạnh phúc được đạt đến.

Hạnh phúc và khổ đau có thể tùy thuộc trên thân thể hay tâm thức. Hơn thế nữa, chúng có thể tùy thuộc trên thân thể hay tâm thức ngắn hạn hay dài hạn; không chỉ trong kiếp sống này mà cũng trong kiếp sống tới. Cho đến khi nào đời sống này còn hiện hữu và quan tâm, chúng ta có thể phản chiếu trên những lợi lạc từ tuổi thơ cho đến tuổi già; trong những hình thức của của giây phút hiện tại, chúng ta có thể nghĩ về những lợi ích dài hạn liên hệ đến hôm nay và ngày mai.

Mặc dù côn trùng có những suy tư về hạnh phúc và khổ đau tương tự như con người, khả năng tìm cầu hạnh phúc và loại bỏ khổ đau của chúng thì tạm thời và trải ra một khoảng thời gian ngắn ngủi. Chúng không thể suy nghĩ về tương lai xa xôi trong những hình thức như 5, 10, hay 30 năm tới cũng không thể nhớ lại thời thơ ấu của chúng. Nhưng những con người chúng ta suy nghĩ việc hoàn thành hạnh phúc và khử trừ khổ đau không chỉ cho hôm nay, ngày mai và ngày kia, mà xuyên qua toàn bộ đời sống của chúng ta. Chúng ta cũng nhìn xa hơn chính chúng ta để suy tư về hạnh phúc của thân quyến và bè bạn của chúng ta, xa hơn nữa là xứ sở chúng ta và toàn thế giới.

Do thế, tìm cầu hạnh phúc và loại trừ khổ đau liên quan đến sự hiện hữu những khả năng khác nhau trong nhiều phương thức khác nhau. Một số người hoàn thành những việc to lớn và những người khác kém hơn. Nói một cách phổ quát, so sánh với động vật con người chúng ta có một phạm vi rộng rãi về những loại hạnh phúc mà chúng ta cố gắng để đạt đến và khổ đau chúng ta cố gắng để loại trừ. Từ thời điểm con người hình thành cho đến nay, chúng ta đã dành đời sống chúng ta để theo đuổi những khuynh hướng này, mặc dù chúng ta có thể không thức tỉnh rằng chúng ta đã liên hệ trong một sự theo đuổi như thế từ thời khắc lọt lòng mẹ. Trải qua thời gian thơ ấu, chúng ta có thể có kinh nghiệm một số hạnh phúc tạm thời nào đấy, những điều mà sau này chúng ta tìm kiếm giống như thế. Thí dụ, chúng ta có thể đã từng nói dối một điều nho nhỏ nào đấy, chẳng hạn như để đón nhận những lời ngọt ngào hay quà cáp, và chúng ta liên hệ chính mình hoàn toàn trong một mục tiêu nhỏ bé như vậy nhằm mục tiêu kinh nghiệm một hạnh phúc nho nhỏ và để tránh một khổ đau be bé. Dần dần, khi chúng ta lớn lên, khổ đau và hạnh phúc của chúng ta trở nên to lớn rộng rãi hơn và sâu sắc hơn và những khó khăn hơn cũng sinh khởi.

Phương pháp quan trọng nhất để tìm cầu hạnh phúc và loại trừ khổ đau là gia tăng kiến thức, và vì thế chúng ta làm nên chương trình qua việc thành lập trường học. Và trong những trường học này, nhiều môn học khác nhau được giảng dạy, bao gồm những ngôn ngữ. Ngôn ngữ bao gồm nhiều từ ngữ và chuyên chở nhiều ý nghĩa trên nhiều chủ đề khác nhau. Tâm thức quản lý tất cả những điều này phải là rất sắc bén và có thể suy nghĩ trong nhiều cách khác nhau; chúng ta đưa ra một nền giáo dục chính xác nhằm mục tiêu phát triển những bộ não mà chúng là hàm tàng những tâm tư rộng rãi khoáng đạt như thế.

Cũng có những khổ đau của thân thể mà chúng ta cố gắng để tránh. Những bệnh viện đã được thành lập để chữa trị nhiều bệnh tật khác nhau. Giống như thế, mục tiêu của ăn, uống, làm việc – cho dù nó là công việc đồng áng, hãng xưởng nhà máy hay bất cứ điều gì – cũng là để tìm cầu hạnh phúc và loại trừ khổ đau. Trong thế giới ngày nay, chúng ta tìm ra toàn bộ phạm vi của những phong tục và hệ thống, tình hình và chính sách, tiêu chuẩn tiền tệ và quan điểm, tuy thế tất cả có cùng khuynh hướng tìm cầu hạnh phúc và loại trừ khổ đau và đơn giản là những phương diện và phương pháp khác nhau.

Trong những điều này, những quan điểm khác nhau đã hình thành bởi vì con người bắt đầu khám phá vấn đề này một phần nào đấy sâu sắc hơn. Nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục tiêu mang đến hạnh phúc và loại trừ khổ não đã được thiết lập như kết quả của việc khám phá phân  tích như thế. Một trong những điếu ấy là sự hình thành đảng Cộng Sản. Những người Cộng Sản nói rằng nguyên nhân chính của khổ đau nhân loại loại là sự bất bình đẳng về tài sản của những khu vực hay giai cấp trong xã hội. Vì vậy, sự phân phối lại tài sản là phương pháp mà những người Cộng Sản hành động nhằm mục đích mang lại hạnh phúc cho nhân dân và loại trừ khổ đau cho họ. Đây là một quan niệm.

Trong tất cả những quan điểm hiện hữu, có những thứ không chỉ dừng tại sự khám phá đơn thuần những phương pháp để mang đến hạnh phúc tạm thời và giải thoát khổ đau ngắn hạn. Những người chủ trương những quan điểm này bắt đầu bằng việc khám phá nguyên nhân và điều kiện tạm thời này, quán sát sự sinh khởi của những nguyên nhân và điều kiện tạm thời này và rồi thì tại nguyên nhân của nguyên nhân, và nguyên nhân của nguyên nhân ấy, và tiếp tục, giống như liên kết của một dây xích. Bằng sự suy nghĩ và khảo sát sâu sắc chúng ta đi đến quan điểm của giáo pháp.

Chúng ta có thể quán chiếu nhiều khía cạnh khác nhau của khổ đau và hạnh phúc – làm thế nào những khổ đau này đến với chúng ta; làm thế nào đế hạnh phúc phát sinh trong một ý nghĩa rộng lớn; làm thế nào và từ nơi nào mà thế giới này đi đến hình thành hiện hữu và tùy thuộc vào nguyên nhân nào; mục tiêu và lợi ích gì của đời sống trong thế giới này (vì cho dù có lợi ích hay không, thế giới vẫn hình thành hiện hữu căn cứ trên sự tồn tại trước đây của nó); tương lai sẽ là gì, và cá nhân có thể làm gì về nó, và chúng ta nghĩ gì về nó. Hãy suy nghĩ một cách xây dựng về ý nghĩa của những điều này rằng chúng ta không chỉ tùy thuộc vào những gì chúng ta thấy bằng cặp mắt của chúng ta và nghe qua đôi tai của chúng ta, mà chúng ta phải tiến sâu hơn vào trong chủ đề.

Một số người quy cho sự hiện hữu của thế giới và nhân loại là do Thượng đế, và nói rằng đây là tất cả sự tạo dựng của Ngài. Có nhiều sự giải thích khác xa điều này, cũng có một số căn cứ trên lý luận một số thì không. Do thế, một số người cho ra đời những triết thuyết với lời tuyên bố rằng, “Điều này là hợp lý điều đó là không hợp lý”, trong khi những người khác không có những tư tưởng thâm sâu như thế nhưng dành hết đời sống của họ có được cho một cuộc sống, dựa trên trên hạnh phúc tạm thời và xa lánh tạm thời khổ đau. Trong hai loại người này, một là loại mang trong mình một triết thuyết và thứ đến là loại không nghĩ đến một chủ thuyết nào. Trong những người mang lấy triết thuyết lại có hai loại, những người mang chủ thuyết về ngoại tại (không Phật giáo) và quan điểm nội tại (Phật giáo).

Khi đối diện với vấn đề sâu sắc này, làm thế nào để đạt hạnh phúc và tiêu trừ khổ não, trong việc liên hệ với thân thể chúng ta có thể thấy rằng đấy là sự tập trung trên sự cần thiết của thực phẩm và áo quần, với những khía cạnh tiếp theo là nhà cửa, giường chiếu, và những nhu dụng vật chất khác. Nhưng chẳng bao lâu rõ ràng rằng không đủ chỉ có thể tìm ra thực phẩm thỏa mãn cho bao tử. Khi chúng ta khám phá sự khổ não và hạnh phúc của thân thể sâu xa hơn, chúng ta thấy rằng mặc dù chúng là những kinh nghiệm mạnh mẽ, so sánh với nói về hạnh phúc và khổ đau của tâm thức thì cường độ mạnh hơn nhiều. Người nào đấy có thể có một thân thể khỏe mạnh và dồi dào thức ăn và uống, nhưng nếu người ấy có một tâm tư đau buồn, người ấy có thể trở nên quẩn trí và ngay cả dự tính tự tử. Có những người trở nên giàu có vô cùng nhưng luôn luôn căng thẳng; họ hô hấp nặng nhọc và thường nói năng trong tư thái không thỏa mãn và không vui lòng.

Trái lại, chúng ta có thể quán sát những người luôn duy trì sự tĩnh lặng và an lạc ngay cả khi họ thiếu thốn đồ ăn và thức uống. Nếu chúng ta có một tinh thần an lạc và thanh thản, thế thì họ hoàn toàn có thể chịu đựng những khổ đau của thân thể. Tuy thế, nếu tâm tư chúng ta quá căng thẳng,  khi tiếp nhận một vật phẩm gì đấy chúng ta liền muốn một thứ khác ngay lập tức và thế là chẳng biết một sự phỏng đoán nào có thể có cho sự liên hệ như thế tiếp theo. Khi điều gì ấy xảy ra hơi sai sót, chúng ta không thể chịu đựng nó. Một tâm tư như thế, không có một sự chịu đựng mạnh mẽ, sẽ luôn luôn không hài lòng ngay cả nếu người ấy sống trong một hoàn cảnh rất tốt đẹp. Do thế, chúng ta có thể thấy rằng tâm thức là điều quan trọng chính yếu, và rằng chúng ta có thể loại trừ khổ não tinh thần và tìm thấy nguồn gốc an lạc hạnh phúc qua cung cách suy tư của chúng ta.

Đó là tại sao người ta đối diện những hoàn cảnh tương tự trong những phương thức khác nhau. Thí dụ, chúng ta có thể thấy hai bệnh nhân trong một bệnh viện, một người tiếp nhận Giáo pháp và có niềm tin trong luật nhân quả, và người kia không có tư tưởng về nghiệp báo và trở nên khích động, cố gắng để loại trừ hiện trạng khổ đau lúc ấy. Châm ngôn Tây Tạng có câu, “toạt miệng, toét mũi” – có nghĩa là điều bất hạnh xảy ra cho cả hai người – tuy thế một người trong họ cảm thấy hoàn toàn thất vọng và không thể chịu đựng nỗi khổ, kêu khóc trong đớn đau. Người kia cũng bị dày vò với cùng nỗi đau khổ, lại hiếm khi biểu lộ nó, duy trì một sự thái độ tĩnh lặng và mạnh dạn.

Chúng ta có thể nhìn vào chúng tôi, những người Tây Tạng đang sống tha hương rải rác khắp nơi trên thế giới và phải dựa vào những người khác. Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi đối diện với những khó khăn này, tâm tư chúng tôi rất tĩnh lặng và dường như rất thỏa mãn. Đã gần 15 năm từ khi chúng tôi trở thành những người tị nạn và bây giờ, nói một cách phổ thông, có rất ít những vấn nạn xảy ra. Nhiều người Tây Tạng đã tập họp về đây vì  khóa thuyết giảng giáo huấn này dường như thoải mái, và đại đa số những người Tây Tạng đến từ Bhutan, Ấn Độ và Sikkim đã tham dự buổi tiếp kiến hôm qua trang phục rất sặc sỡ, mặc dù như những người tị nạn chúng tôi không sở hữu một nơi chốn riêng của chúng tôi (nhưng chúng tôi có) đấy là kích thước lòng bàn tay của chúng tôi.

Thực tế rằng ,mặc dù sống trong những hoàn cảnh khó khăn và căng thẳng như thế, chúng tôi đã sinh sống thoải mái là một phần qua sự thông tuệ và tinh thần sắc xảo.

Nhưng trong một chiều hướng khác nó tùy thuộc trên phước đức của chúng tôi, cả to lớn hơn và kém cõi hơn. Tùy thuộc vào phước đức của chúng tôi chúng tôi không rơi vào một tình cảnh không lo liệu được và mọi việc đã diễn ra một cách tương đối êm ái. Hãy nhìn vào một viễn cảnh rộng rãi hơn, thời điểm này trong lịch sử Tây Tạng cũng chỉ là thời điểm nhất thời mà thôi. Chúng tôi chưa dùng tất cả những phước đức của chúng tôi; nó đang bị vướng mắc giống như La Hầu La nắm bắt mặt trời và mặt trăng. Điều này xảy ra một cách rất bất ngờ, nhưng không phải nó chấm dứt tất cả và có hy vọng một sự tăng trưởng phước đức của chúng tôi. Vì thế, tất cả chúng ta phải phát sinh một lòng can đảm phi thường, hoàn thành tất cả những việc làm nhiều nhất mà chúng ta có thể, tích tập phước đức và có những tấm lòng hảo tâm. Thu thập phước đức là quan trọng và cực kỳ mạnh mẽ.

Tương tự như thế, tôi đã có một quyết tâm mạnh mẽ bởi vì tuổi trẻ của tôi sống nhiều năm. Tất cả chúng ta nên có một tâm tư mạnh mẽ như thế nhằm để sống cho một thời gian dài và thái độ của chúng ta nên là một thái độ phát sinh can đảm như tôi đang làm. Những tu sĩ lão niên không nên chán nản hay ngã lòng, mặc dù chúng ta già đi, tóc chúng ta trắng thêm hay bị hói đầu. Nói chung, phước đức hay công đức của quý vị sẽ biểu lộ sự hỗ trợ.

Đây là chủ đề của tất cả mọi khía cạnh, và điểm chính của chúng tôi là điều này: Mặc dù chúng ta đối diện nhiều vấn nạn và nghịch lý, nhưng hãy vẫn có hy vọng và tĩnh lặng trong tâm chúng ta. Có một tâm tịnh tĩnh trong khi đối diện những khó khăn là tất cả sự lợi lạc. Nó không có nghĩa rằng bằng sự thực tập Giáo pháp chúng ta sẽ lập tức loại trừ nạn đói khát hay làm tăng thêm tổng lượng thực phẩm cần thiết của đồ ăn và thức  uống. Nhưng bằng sự tư duy về Giáo pháp chúng ta có kinh nghiệm tịch tĩnh và sự tịch tĩnh ấy sẽ cho chúng ta một niềm hỷ lạc. Điều này là xứng đáng, có phải không?

Do vậy, mặc kệ có đời sống sau khi chết hay không, có nhân quả hay không, có Ba Viên ngọc quý hay không, trải qua cả cuộc đời của chúng ta và trong đời sống hằng ngày của  chúng ta chúng ta nên giữ nội tâm của chúng ta tĩnh lặng và đừng làm khó khăn cho những người bạn của chúng ta. Rất tốt để duy trì một thái độ vui tươi trào phúng, đem lợi ích đến cho những người khác và dành đời sống trong mục tiêu này. Cũng thế, khi chúng ta thức dậy vào sáng sớm, chúng ta nên tỉnh thức về khả dĩ rằng điều gì ấy không may có thể xảy ra cho chúng ta hôm nay. Rồi thì nếu có điều gì bất hạnh thực sự xảy ra, tâm tư chúng ta đã chuẩn bị tốt và chúng ta sẽ có thể duy trì sự cân bằng tình trạng của tâm thức. Trước khi đi ngủ vào buổi tối chúng ta nên phản chiếu trên những sự chuẩn bị tốt mà chúng ta đã làm qua suy nghĩ những tư tưởng như vậy trong buổi sáng. Trái lại, nếu chúng ta dự đoán là an bình vui vẻ mỗi ngày và chỉ nghĩ về những khía cạnh tích cực, tâm tư chúng ta sẽ bị quấy động khi điều gì ấy không vui xảy ra hay chúng ta gặp một người mà với họ chúng ta không cảm thấy thoải mái, và chúng ta có một đêm bồn chồn vào cuối một ngày.

Chúng ta phải có một sự can đảm để chịu đựng bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào có thể khởi lên. Nếu một người khác giáng xuống một sự tổn hại trên chúng ta và chúng ta trả đũa lại, có thể chúng ta cuối cùng phải đến tòa án; nếu chúng ta để cho những người bạn của mình liên hệ trong trường hợp sẽ có những vấn đề với tổn phí và sở hữu. Không có mục tiêu nào làm nguyên nhân cho quá nhiều vấn đề khó khăn, trái lại sẽ có lợi ích trong nhẫn nại với vấn nạn. Hầu hết mọi người không thể thực hành trong cách này và là lòng tốt bụng (từ bi) đến mọi người, biểu lộ lòng yêu thương đến người khác và giúp đỡ người khác. Nếu chúng ta có thể tăng trưởng thái độ này trong xã hội, thế thì sẽ có hy vọng thật sự và chân thành cho hòa bình trong thế giới này.

Thật là sai lầm để theo đuổi những mục tiêu cho hạnh phúc và xa lánh khổ đau bằng việc lừa dối và làm mất mặt người khác. Chúng ta phải cố gắng đạt đến hạnh phúc và loại trừ khổ đau bằng lòng tốt bụng của từ bi và cư xử tốt. Thật không tốt để nghe về những người tìm kiếm những mục tiêu này bằng cách cư xử không đứng đắn và mánh khóe lừa dối, bằng việc ám sát và qua chiến tranh. Nhưng trong thế giới ngày nay người ta biểu lộ ra bằng hành động của tham lam và lừa dối, và thật sự đang dùng những phương thức như vậy để tìm cầu hạnh phúc.

Chúng ta đã đang thấy những tiến trình vật chất to lớn trên thế giới, nhưng những nước lớn tiếp tục làm thất vọng những nước nhỏ và rất nhiều chết chóc xảy ra như một kết quả. Mặc người ta có thể tin tưởng họ sẽ tìm hạnh phúc và loại trừ khổ đau trong cách này, thật sự sẽ có nhiều sự đấu tranh, nhiều đói khát, nhiều dối trá, nhiều căng thẳng, và nói chung những người bị áp bức phải chịu đựng nhiều khổ đau hơn trong thể kỷ XX.

Điều này không xảy ra bởi vì thiếu thốn thực phẩm hay điều kiện thuận lợi. Trường học và bệnh viện đang được phát triển và nhà cửa và phương tiện giao thông đã được cải thiện, đồ ăn thức uống đang gia tăng. Nhưng sự thật và tính lương thiện đã bị đánh mất trong xã hội và đó là tại sao có ít hạnh phúc an lạc hơn. Những ai với sự giàu có và quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, trái lại một người chân thật và trung thực nhưng không có quyền lực và phú quý sẽ không thể thành công.

Những thí dụ này thường thấy trong xã hội ngày nay, là những điều rất buồn, và những giá trị sai lầm phổ biến như thế lại cũng là nguyên nhân cho những bất hạnh đổ xuống nhiều nơi. Những ngày này mọi người đang nói về hòa bình và sự thật từ Trung Hoa và Ấn Độ đến những quốc gia phương Tây. Nhưng trong thực tế, những khổ đau đã đến những người bị áp bức bởi vì những khái niệm sai lầm ở phía sau cung cách mà xã hội chúng ta thực hiện chức năng của nó.

Do vậy, chúng ta trở lại điều được gọi là Pháp bảo. Giáo pháp không nên được thực hành riêng cho những người ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hay những người thô lỗ có quan niệm hẹp hòi. Trái lại nó nên được thực hành bởi những người có tâm tư cởi mở và tấm lòng rộng rãi. Nhưng không có điều gì kỳ diệu về kiến trúc của chùa chiền hay tu viện, cũng không về sự phủ phục, nhiễu Phật, hay cúng dường. Thực tế, không chắc về phần đó có phải thật sự là Giáo pháp hay không. Nếu trong tâm thức chúng ta có năng lượng tích cực (thiện) thế thì đấy là Giáo pháp. Nếu có năng lượng tiêu cực (bất thiện) thì đó không phải là Giáo pháp.

Giáo pháp phải là trong trái tim chúng ta. Nếu tâm thức chúng ta thuần hóa, tĩnh lặng, và thư giãn, chúng ta đang thực hành Giáo pháp. Nếu ai đấy mặc y áo và nói về tam tạng Pháp bảo nhưng không có một tâm thức thuần hóa, đấy không phải là một người thực hành Giáo pháp. Bất cứ ai có Giáo pháp thì tâm tư rất cởi mở, thư thái, khiêm tốn, tĩnh lặng và có lòng hảo tâm một cách tự nhiên; nhưng những ai lừa gạt cùng xem thường người khác và nói dối thì không đang thể nhập việc thực tập Giáo pháp. Thái độ thật sự là thực hành Giáo pháp cốt tại sự kiềm chế đối với sự lừa dối và không thay đổi với chân lý, không làm giảm giá trị và chế nhạo người khác, thể hiện sự khiêm tốn và tiếp nhận một vị trí khiêm nhường, có một lòng tốt, giúp đỡ người khác và hy sinh tự ngã.

Ngay cả những người nào đó không chấp nhận thuyết tái sinh, v.v… có thể phân tích để thấy chúng ta có cần Giáo pháp trong chính đời sống này hay không và rồi họ sẽ biết. Chúng ta muốn an lạc hạnh phúc cho chính mình, và chúng ta muốn thân hữu chúng ta vui vẻ. Nhưng, mặc dù chúng ta có thể có đồ ăn thức uống dồi dào hiện tại, lại có một trạng thái lo lắng trong tâm, và chúng ta phải sống với cảm giác này. Chúng ta bắt đầu bất hòa với bè bạn chúng ta, lừa dối và bắt nạt và làm nhục họ. Trong ngắn hạn, chúng ta có thể đạt mục tiêu giàu sang và sở hữu vật chất bằng cách này, và có thể mặc vào áo quần đắc tiền, mang một chiếc đồng hồ đẹp, ăn thức ăn ngon, và uống thức hiếm. Nhưng chúng ta sẽ không vui vẻ nếu tất cả những sự giàu sang này và những sở hữu này đã đến từ sự bắt nạt, hạ bệ, và lừa dối người khác.

Có lẽ nó sẽ hao mòn tâm thức chúng ta rằng những hành động của chúng ta có thể đưa chúng ta đến tòa án. Bởi vì chúng ta là những người với sự giàu sang và quyền lực ngay bây giờ, bạn bè chúng ta có thể dùng những ngôn ngữ tôn trọng trước mặt chúng ta. Họ có thể nói về những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta như hiện diện ngay cả vĩ đại hơn những đức Thế Tôn nào đấy. Phía sau lưng chúng ta họ sẽ nguyền rũa chúng ta và nói những thứ như, “Cầu cho kẻ ấy chết rất thảm thiết”, và chúng ta có thể rất khó khăn tìm thấy bất cứ người nào thích chúng ta. Do thế, nếu chúng ta phải sống trong cách này, mặc dù chúng ta có thể có tràn ngập những thứ để ăn và uống, chúng ta tìm hạnh phúc của mình nơi nào?  Trong chiều sâu của tâm tư chúng ta sẽ không an ổn.

Cho dù chúng ta có bị điều khiển bởi những người khác hay không, khi chúng ta sắp chết chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã sống cuộc sống mình trong một cách bất chính, thế thì chúng ta sẽ rất là đau buồn. Tài sản mà chúng ta đã tích tập bởi tà mạng không thể mang theo chúng ta được. Chúng ta có thể có một tòa nhà rất lớn nhưng phải bỏ lại sau lưng. Chúng ta có thể có những tài khoản tiết kiệm thực sự nào đấy trong ngân hàng với giấy tờ chứng minh, nhưng ở thời điểm lâm chung chúng ta không thể sử dụng gì được với tiền của ấy. Chúng ta phải bỏ lại cho người thân, cha mẹ chúng ta, và những người khác, những người chăm sóc chúng ta ở hậu trường. Tệ hại nhất trong điều này là chúng ta phải bỏ lại thân thể của chính chúng ta.

Do thế, bất cứ tiền của nào được tích lũy bằng tà mạng trong đời sống này sẽ không mang được lợi ích nào trong lúc lâm chung và thậm chí có thể mang đến rắc rối, như lo lắng về việc ai sẽ chăm sóc những tài sản của chúng ta sau khi chúng ta chết đi. Hay chúng ta có thể trở nên lo lắng trong khi chúng ta hấp hối, sợ hãi rằng những thân nhân tốt bụng của chúng ta cuối cùng sẽ tranh đấu với nhau nhầm mục tiêu rớ tay vào tài sản ấy. Có tệ không nếu chúng ta phải kết thúc đời sống mình trong cách này?

Tuy nhiên, nếu chúng ta lương thiện, với một bản chất tự nhiên tử tế và một lòng hảo tâm, sinh sống trầm tĩnh và thư thái, làm lợi ích cho người khác và luôn luôn xem mình như thấp hơn họ, chúng ta có thể chống chọi với sự thiếu thốn đồ ăn thức uống tạm thời và có thể thường kết bạn tốt với mọi người, và họ trở nên như những người thân của chúng ta. Rồi thì khi chúng ta đối diện với khó khăn đúng là có những ai đấy sẽ giúp đỡ chúng ta.

Chúng ta những người Phật tử tin tưởng rằng có đời sống sau khi chết, và nó có thể được chứng tỏ bằng lý luận. Do thế, chúng ta nên phân tích với một tâm tư cởi mở, suy nghĩ một cách sâu sắc về kinh nghiệm của chúng ta. Chắc chắn có đời sống sau khi chết. Bởi vì sự kiện này, những nghiệp báo tích tập (y báo) của chúng sinh đã mang đến kết quả hoàn cảnh của thế giới chúng ta (chính báo) trong tổng quát, và nghiệp quả cá nhân đã đưa đến những điều kiện mà chúng ta hưởng thụ. Nếu không có đời sống sau khi chết, chúng ta đã phải nói rằng thế giới này đã hình thành và hiện hữu mà không có một nguyên nhân – không có thể có một sự giải thích nào khác hơn.

Chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm hạnh phúc trong đời sống kế tiếp nếu chúng ta sống trong một cung cách ân cần và từ bi bây giờ, do thế chúng ta có thể cảm thấy thoải mái về điều ấy. Nhưng mặt khác, sẽ khổ đau như thế nào chúng ta sẽ phải chịu đựng trong kiếp này và kiếp tới nếu chúng ta đam mê trong việc phi đạo đức? Vì thế đây là một lý do giá trị để tham gia trong việc thực hành Giáo pháp. Tóm lại, người thể hiện tốt bụng và lịch sự đem đến hạnh phúc; kẻ biểu hiện thô lỗ là nguyên nhân cho nhiều thứ tai hại xảy ra.

Ngày nay có những người trên thế giới không tin tưởng nơi Giáo pháp và phê phán nó. Do thế, nó tùy thuộc chúng ta khéo giảng giải tốt về Giáo pháp và rồi thì sẽ không có cơ sở nào cho sự bình phẩm. Thí dụ tốt thiết lập bởi một hành giả thực hành Giáo pháp, người hành động với một trái tim tốt và lòng từ bi đối với chúng sinh cùng xã hội trong tổng quát, có thể được nhìn thấy và chấp nhận bởi mọi người, cho dù họ tin có đời sống sau khi chết hay không. Từ quan điểm của đời sống này đơn thuần, có một trái tim tốt và làm lợi ích cho người khác là những thái độ thích đáng cho mọi người, cho dù họ có là những người thực hành Giáo pháp hay không.

Do thế, cốt lõi của Giáo pháp là phát sinh một trái tim tốt, và sự giải thích hoàn toàn làm thế nào để sinh khởi một lòng hảo tâm được tuyên thuyết trong giáo huấn Đại thừa. Giáo huấn Phật giáo này xuất hiện trong kỳ kiếp của một nghìn đức Phật. Trong những đức Phật đã thị hiện, vị thứ tư, đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, thường được biết đến trong thế giới hiện tại. Trên mảnh đất tôn quý Ấn Độ và tại ngay nơi này, ĐạoTràng Giác Ngộ, đức Phật Thích Ca đã giác ngộ 2.500 năm trước đây. Ngài đã chuyển pháp luân lần đầu tiên ở vườn Lộc Uyển và tuyên thuyết nhiều giáo huấn Pháp bảo cho đến khi nhập niết bàn. Ngài làm sáng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau của Giáo pháp trong thế giới loài người và chư thiên, cũng như dưới mặt đất, trên mặt đất và phía bên trên mặt đất, từ những đệ tử thông thường, đến những nhóm nhỏ của những thính chúng bất thường, đến những thính chúng lạ lùng, phi thường bí mật. Ngài đã ban bố những giáo huấn Pháp bảo khác nhau, mạnh mẽ, thâm thúy trong cách này.

Nếu cô đọng, chúng hình thành hai loại xe, mà Đại thừa cao sâu hơn Tiểu thừa trong lĩnh vực của tư duy đấy là tâm sinh và trong sự hướng dẫn của sáu toàn thiện (lục ba la mật), và kết quả của sự thực tập này là ba thân (pháp thân, báo thân, và hóa thân). Giáo huấn Đại thừa là siêu việt trong những khía cạnh chỉ đạo đa dạng. Trong Đại thừa lại có kinh điển hiển giáo và mật điển tantra, trong ấy tantra xuất hiện sau kinh điển. Vì thế, sự phối hợp giáo huấn của kinh điển và mật điển là cực kỳ quý báu. Đây là thể loại Giáo pháp nở hoa ở Ấn Độ và được truyền sang Tây Tạng, non nước Tuyết Sơn.

Giáo huấn đạo Phật cũng lan rộng về phía Bắc đến Mông Cổ và nhiều vùng đất cho đến gần đây chúng ta biết là một bộ phận của Nga, và phía Đông đến Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản v.v…Về  phía Tây, giáo pháp truyền đến A Phú Hãn và một số địa điểm khác nữa. Chính đức Phật đã tiên đoán rằng giáo huấn Đại thừa sẽ lan truyền ‘về hướng Bắc’, đấy là từ Ấn Độ vào Tây Tạng và từ phía Bắc Tây Tạng vào Mông Cổ.

Phật pháp bắt đầu ở Ấn Độ trong thời kỳ đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài đã chuyển pháp luân lần thứ nhất mà giáo lý chính yếu là căn bản cho Phật giáo Tiểu thừa. Ngài đã giảng dạy giáo lý Đại thừa đến một số người diễm phúc, mặc dù dường như rằng những giáo huấn này không phổ biến hay cũng không được biết đến nhiều trong thời Phật tại thế. Đấy là tại sao trong quá khứ cũng như ngày nay một số người đã phàn nàn rằng giáo lý Đại thừa không phải là những lời tuyên thuyết của đức Phật.

Sau khi Phật nhập niết bàn, giáo lý Đại thừa thoái hóa cho đến khi chỉ còn danh xưng và tình trạng ảnh hưởng này đã diễn ra trong một thời gian dài. Theo sự tiên đoán của đức Phật, Long Thọ và Vô Trước đã đặt nền tảng cho sự sống lại của Đại thừa, và giáo huấn Đại thừa đã rộ nở nhiều thế kỷ sau đó. Rồi thì cả giáo thuyết Tiểu thừa và Đại thừa dần dần yếu ớt xanh xao trên thánh địa Ấn Độ cho đến khi dường như giáo thuyết đã bị biến mất một cách hoàn toàn.

Trong khi ấy, ở Tây Tạng, có nhiều cuộc thăng trầm từ khi giáo pháp được du nhập cho đến ngày nay, nhưng Phật pháp không bao giờ bị chết đến không còn một dấu vết nào trên quê hương chúng tôi. Giáo pháp đã bị suy thoái trong thời kỳ của Langdarma, và thời kỳ đó kéo dài khoảng 80 năm.  Tuy nhiên điều ấy chỉ xảy ra ở U-Tsang, bộ phận trung tâm của Tây Tạng, và giáo pháp vẫn duy trì năng động trong những vùng chung quanh trung tâm. Sau đó có một vài sự huy hoàng và suy thoái trong sự lan truyền của giáo pháp, nhưng sự phối hợp giáo lý của kinh điển Hiển giáo và Mật điển tantra đã từng được duy trì bảo quản ở Tây Tạng trong một nghìn năm.

Sự phát triển theo thứ tự thời gian đã diễn tiến ở Tây Tạng từ cựu phái Nyingma đến tân phái Sarma. Trong tân phái Sarma có các tông Sakya, Kagyud, Kadam, Jonang, và Gelugpa. Xuyên qua những tông phái này, có nhiều danh xưng và kỹ năng được phát triển, cũng như có nhiều phương pháp mở rộng tinh vi những giáo huấn của kinh điển và mật điển và những cung cách giữ gìn những hướng dẫn của những đạo sư tôn kính của các tông phái. Có những sự khác biệt nho nhỏ trongsự tiếp cận (hay tiến trình), nhưng tất cả đều giống nhau trong sự phối hợp giáo lý của Hiển giáo và Tantra, mà nó đã trở thành sự phát triển cao độ ở Tây Tạng. Do bởi điều này, những vùng lân cận của Bhutan, Sikkim, Ladakh, Mon (Arunachal Pradesh), và Mongolia đã trở thành những học trò của nền văn hóa tôn giáo Tây Tạng. Ngày nay những vị thầy giáo Tây Tạng đã là những người ly hương trong khi những người đệ tử tiếp tục duy trì ổn định một cách thoải mái; nhưng hôm nay thầy và trò cùng tập họp với nhau ở đây.

Giáo huấn của đức Phật mà chúng ta đang thực hành, bao gồm sự phối hợp của kinh điển và mật điển, là cực kỳ thuần khiết và lợi ích. Tâm giác ngộ (bodhicitta) và một trái tim đức hạnh thánh thiện, được diễn giải trong kinh điển Hiển giáo là nền tảng chính. Mật điển Tantra sẽ trở nên những ngôn ngữ đơn thuần khô khan nếu chúng ta không có tâm giác ngộ (bodhicitta) và cũng không có gì đặc biệt hay kết quả thâm sâu đạt được trong việc học hỏi nó. Tương tự như thế, cả Tiểu thừa và Đại thừa là được diễn giải từ kinh thừa (hay kinh điển Hiển giáo). Nếu quan điểm thâm thúy của tính không – được trình bày một cách thiện xảo trong giáo huấn Đại thừa – vắng mặt, Tantra trở nên không có tác dụng và không thể đơm hoa kết quả trong bất cứ sự thực chứng nào.

Như đã được diễn giải trong kinh điển, tâm giác ngộ (bodhicitta) tôn quý ấp ủ những người khác thân thiết hơn chính mình có lòng từ bi và yêu thương như gốc rễ của nó. Và quan điểm về tính không, mà nó có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng không có một sự hiện hữu vốn có và là thuần khiết từ ngay lúc ban đầu, cũng được giải thích trong ấy. Nếu chúng ta thiếu kiến thức kinh nghiệm về sự phối hợp của hai điều này, tâm giác ngộ và tính không, thế thì chúng ta không thể đạt đến những kết quả từ việc thực hành giáo pháp thâm diệu của Mật điển Tantra.

Do thế, chúng ta phải giữ gìn sự viễn ly, tâm giác ngộ (bodhicitta) và quan điểm đúng đắn (của tính không) như nền tảng, như đã được diễn giải trong kinh điển. Từ quan điểm của Tantra Yoga Tối Thượng, chúng ta phải căn cứ trên giai tầng phát khởi và giai tầng hoàn thiện trên nền tảng này. Nếu chúng ta làm điều này, những kết quả thâm diệu và bao quát sẽ xảy ra, như đã được giải thích trong Mật điển Tantra và những luận giải tương ứng của chúng.

Không có lợi lạc nào trong những hướng dẫn thâm sâu như thế mà không có nền tảng ấy, mặc dù có thể có những giai tầng phát khởi và hoàn thiện, kinh mạch, khí, và hạt, v.v… Chúng ta phải biến thành một sự thiện xảo thật sự để tiếp nhận những lời giảng dạy, giống như chúng ta có thể đón nhận được một loại thuốc mạnh được ban cho chúng ta và không thể có một thể trạng quá yếu đuối để chịu đựng nó. Do thế, chúng ta phải biết ba phương diện chính của con đường giác ngộ - viễn ly, tâm giác ngộ và chính kiến (về tính không) – nhằm mục tiêu để thực tập giáo pháp Tantra, và rồi tư duy cùng uốn nắn tâm thức chúng ta một cách thích đáng. Rồi thì sự thực hành Tantra sẽ rở thành sự phối hợp của kinh điển Hiển giáo và Mật điển Tantra.

Năng lực sống động của bất cứ con đường nào, cho dù nó là kinh điển Hiển giáo hay Mật điển Tantra, là tâm giác ngộ (bodhicitta) tôn quý. Vì thế nó cực kỳ quan trọng.

---o0o---
Bây giờ chúng tôi bắt đầu trao truyền và giảng giải về Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ (hay Ba Mươi Bảy Điều Thực Hành của Một Vị Bồ Tát), được sáng tác bởi học giả Tây Tạng Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo. Không có thời gian để tìm hiểu tiểu sử chi tiết của ngài bây giờ, nhưng ngài là người cùng thời và rất được tôn kính và tin tưởng bởi Buton Thamchad Khyenpa (Buton Rinpoche). Chuyện được kể rằng, có một lần Buton Rinpoche có một nỗi đau đớn trên tay ông và ông thỉnh cầu tác giả, nói rằng: “Ngài có tâm giác ngộ trong tim ngài, vì thế hãy gia hộ cho tay con”. Có rất nhiều đệ tử tìm học những giáo huấn của cả Buton Rinpoche và Thogmed Zangpo.

Bất cứ quan điểm nào ngài theo đuổi, chỉ đơn thuần nhìn vào luận bản của ngài chúng ta có thể biết rằng Thogmed Zangpo là hiện thân của tâm giác ngộ, và vì thế sự hướng dẫn này cực kỳ lợi lạc. Những vị Bồ tát có thể được biết bằng những dấu hiệu tự nhiên của các ngài, giống như ngọn lửa vô hình có thể kết luận qua khói và nước có thể được phỏng đoán qua việc thấy còn diệc. Qua việc đọc luận bản này chúng ta hiểu sự thích hợp với danh hiệu Bồ tát cho Thogmed Zangpo.

Thogmed Zangpo có một con cáo mà ngài thường đem theo bên ngài, giống như như một con chó nuôi. Bởi vì Thogmed Zangpo tĩnh lặng và từ tâm cực độ, con cáo cũng trở nên tốt bụng. Nó không làm tổn thương bất cứ ai và cũng không ăn thịt. Tâm hồnThogmed Zangpo rất nhạy cảm nên ngài luôn luôn khóc khi ban bố giáo huấn. Một số đệ tử nói rằng họ luôn luôn vui cười bất cứ khi Toàn thiện Rinpoche Buton giảng và bất cứ khi nào Thogmed Zangpo dạy họ luôn luôn phải rơi nước mắt.

Thogmed Zangpo đã trở thành một học giả lớn do sự học hỏi nghiên tầm một cách rộng rãi vào thuở thiếu thời và ngài trước tác những luận giải trên những luận thuyết lớn. Ngài đã đặt tâm giác ngộ (bodhicitta) làm đối tượng chính trong sự thực tập của ngài vào cuối cuộc đời của ngài, và ngài trở thành một đại học giả và hành giả qua việc tập trung chỉ trên tâm giác ngộ (bodhicitta).

Chúng tôi tiếp nhận sự truyền khẩu Ba Mươi Bảy Điều Thực Hành của Một Vị Bồ Tát và sự giảng dạy này từ Khunu Lama Tenzin Gyaltsen Rinpoche. Ngài tiếp nhận nó từ một đại hành giả viễn ly cực độ, một đạo sư của Nyingma ở tu viện Dzogchen miền Đông Tây Tạng.
---o0o---
BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ
Chúng ta bắt đầu với nghi thức khai đàn kiểu mẫu của luận bản, tiếp theo là phần chính của luận bản, và cuối cùng là kết luận. Nội dung cúng dường khuôn mẫu đến những bậc giác ngộ được phân chia làm kính lễ và phát nguyện trước tác luận bản:

Nam Mô Thánh Quán Tự Tại

Con luôn luôn phủ phục tôn kính qua ba nghiệp1 đến

Đạo sư tối thượng và Đấng hộ vệ Quán Tự  Tại, những vị luôn luôn nhìn thấy

Tất cả những hiện tượng là không đi không đến

Nhất tâm nỗ lực để làm lợi ích cho chúng sinh.

Bằng việc xưng danh, “Nam mô Thánh Quán Tự Tại”, tác giả đang cúng dường đến đạo sư và Đấng hộ vệ Quán Thế Âm. Phật và các vị Bồ tát trong phổ thông không được đề cập ở đây, nhưng sự đề cập đặc biệt đến đạo sư và Quán Thế Âm, điều này chứng tỏ rằng luận bản này biểu lộ sự thực hành của những vị Bồ tát.

Vì gốc rễ của tâm giác ngộ (bodhicitta) là từ bi và đại từ bi là gốc rễ của sự phát sinh một khuynh hướng cương quyết, bằng việc dựa trên từ bi mà tâm giác ngộ (bodhicitta) sẽ được sinh khởi. Quán Thế Âm là thân thị hiện của từ bi và của tất cả những bậc giác ngộ, hay chư Phật, và vì thế tác giả đã đặc biệt cúng dường đến Ngài. Giống như thế, tác giả cũng làm như thế đến đạo sư tối thượng bởi vì trong ngôn ngữ của Tổ Sư A Để Sa, “Tất cả những phẩm chất trọng đại và thứ yếu được phát sinh bằng việc tín cẩn đạo sư”. Điều này có nghĩa là tất cả những phẩm chất lợi ích cường tráng trong tổng quát, đặc biệt những phẩm chất của Đại thừa, thể hiện qua có lòng tin tưởng ở đạo sư.

Gốc rễ của Đại thừa là lòng yêu thương và đặc trưng nhất của tâm giác ngộ (bodhicitta) căn cứ trên lòng từ bi. Tất cả những phương pháp của thực hành tâm giác ngộ (bodhicitta) xuất hiện trong luận thuyết của tôn giả Tịch Thiên (Shantideva), như pháp bình đẳng và pháp trao đổi chính mình với người khác là những thực hành của những vị Bồ tát với những tâm thức cực kỳ mạnh mẽ và là được phát triển bằng sự tín cẩn đạo sư. Đây là lý do tại sao cho những sự tôn kính đặc thù được thể hiện đến đạo sư.

Nếu một người tự hỏi về những phẩm chất mà một vị đạo sư và Quán Thế Âm được phú cho, câu trả lời là các ngài là toàn thiện trong việc từ bỏ những phiền não và trong thực chứng. Đây cũng là đòi hỏi sự thực chứng đồng thời của hai chân lý. Nếu chúng ta không có thể nhổ gốc rễ và từ bỏ những phiền não và những chướng ngại đến giác ngộ, chúng ta không thể nhận thức hai chân lý một cách đông thời. Rồi thì không thể giúp ích cho sự thể hiện vô trụ một cách toàn tâm toàn ý, căn cứ trên sự không dao động và thông hiểu hoàn toàn tất cả những hiện tượng như trống không. Do thế, chúng ta cung kính phủ phục đến những đạo sư như thế và đức Quán Thế Âm, những vị được phú cho những phẩm chất này và biểu lộ những phẩm hạnh của Phật, hoàn hảo trong việc từ bỏ (phiền não) và thực chứng.

Như được tuyên bố trong đoạn kệ tán lễ của luận bản gốc của Trung quán luận là:



Mặc dù thấy tất cả mọi hiện tượng là không đi và không đến,…

Tất cả những hiện tượng duyên khởi là những điều sinh và diệt trong tính tự nhiên như thế, có nghĩa là một cách căn bản chúng lìa tám khía cạnh khác nhau của duyên khởi như sinh-diệt, khứ-lai, v.v…

Thể trạng của tâm là không dao động ngay cả trong một khoảnh khắc từ sự cân bằng tinh thần vô phân biệt trong điều mà chủ thể và khách thể là không hai, và ở chỗ không có ngay cả một chướng ngại nhỏ nhất từ tâm bất nhị vi tế, có thể được so sánh như đổ nước vào trong nước. Với một trạng thái bất động của tâm, chúng ta phát ra những hình thể khác nhau trong hàng trăm hay hàng nghìn vị trí biến khắp những thế giới tịnh độ và uế độ khác nhau của trần gian.

Nếu nhân duyên hội tụ ở chúng sinh, những hành vi của các bậc giác ngộ sẽ lợi lạc cho họ một cách không thay đổi. Do thế, chúng ta nên quy y đến Đấng giác ngộ Quán Thế Âm và làm như thế không chỉ khi những hoàn cảnh không lành xảy ra. Tác giả nói rằng ngài luôn luôn quy mạng từ ba nghiệp thân, khẩu, ý với lòng tôn kính từ ngày này trở về sau.

Tiếp theo đến lời nguyện ước trước tác luận bản:

Những đức Phật toàn hảo, cội nguồn của tất cả những lợi ích và an lạc



Sinh khởi từ sự thực hành giáo pháp thánh thiện

Khi hoàn thành điều này cũng tùy thuộc trên sự thông hiểu những sự thực hành về nó

Tôi sẽ giải thích sự thực hành của những vị Bồ Tát.

Những nghiệp báo của chúng ta là cội nguồn chính yếu mà từ đấy tất cả những khổ đau hay hạnh phúc sinh khởi,  hạnh phúc từ thiện nghiệp và khổ đau từ bất thiện nghiệp. Vì những nguyên nhân của khổ đau là những sai lầm của tâm thức, những sai lầm này phải được loại trừ; trong khi những nguyên nhân của an lạc, như thái độ đạo đức tốt, và những phẩm chất tốt nên được tăng trưởng. Nếu chúng ta phân tích trong chiều sâu, chúng ta thấy rằng phương thức để tăng trưởng những phẩm chất tốt và vì thế gặt hái được an lạc là tham gia vào (sự thực hành) giáo pháp, vì cội nguồn của tất cả lợi ích và an lạc là giáo huấn của đức Phật.

Do thế, như được tuyên thuyết trong Đại Diễn Giải Mật Thừa của Tổ Sư Tông Khách Ba:

Cội nguồn của lợi ích và an lạc của tất cả chúng sinh lang thang (ở cõi luân hồi)

Kể cả chư thiên, chỉ có giáo huấn của đức Phật. Bằng sự tin tưởng trong điều này

Giữ gìn giáo pháp thánh thiện với một sức mạnh mãnh liệt và

Kiên quyết, ngay cả bằng giá của cả đời sống của các con.

Chúng ta có thể trở nên giác ngộ hoàn toàn, phú cho tất cả những phẩm chất tốt đẹp một cách hoàn toàn và thoát khỏi tất cả những ác nghiệp nếu chúng ta thực hành theo giáo pháp. Rồi thì một sự tràn ngập tự động của những hành vi đức hạnh sẽ xảy ra diễn bày vũ điệu huyền bí để hiển lộ những khía cạnh khác nhau tùy theo tính khí và niềm tin của mỗi loại chúng sinh chúng ta có thể làm lợi ích cho những kẻ khác một cách đồng thời mà không phải nỗ lực. Những thành quả như thế của thể trạng giác ngộ tối thượng sinh khởi từ sự thực hành Thánh giáo, và trong cách này giáo pháp có thể được thấy là nguồn gốc của tất cả những lợi ích và an lạc.

Bằng sự thực hành giáo pháp này, những đức Phật quá khứ trở nên giải thoát với tất cả những lỗi lầm và bồi bổ những phẩm hạnh tốt đẹp, hoàn thiện những mục tiêu của các ngài và hoàn thành những mục tiêu cho những người khác một cách đồng thời và một cách không mệt nhọc. Nhớ lại mục tiêu để đạt đến giác ngộ, những phẩm hạnh cùng những lợi lạc của giáo pháp, chúng ta nên đặt nó vào sự thực hành và không hạn chế chính mình đến kiến thức thông minh thuần khiết qua lắng nghe nó.

Biết một chữ của giáo pháp và đặt để vào trong sự thực hành đem đến những kết quả thâm sâu và đặc biệt; trái lại những kẻ có thể lập lại từ trí nhớ một trăm nghìn luận bản nhưng không thực hành giáo pháp sẽ không có kinh nghiệm được tất cả lợi ích nhiều như thế. Do vậy, đề cập đặc biệt là hãy thiết lập mục tiêu cho thực hành ngay lúc này.

Vì thế, chúng ta nên đặt giáo pháp vào trong sự thực hành ngay bây giờ nếu chúng ta đang tìm cầu hạnh phúc và khao khát xa lánh khổ đau, nếu chúng ta ao ước được thoát khỏi những sai lầm và để hoàn thiện tất cả những phẩm hạnh tích cực. Tác giả cũng giải thích làm thề nào để thực hành tâm giác ngộ (bodhicitta) tôn quý để yêu mến người khác hơn chính mình, của điều gọi là sự thực tập tâm giác ngộ (bodhicitta).

Để tiếp tục đến luận thuyết thực sự, dường như rằng chúng tôi phân chia tùy theo sự những sự thực tập của những người của ba khả năng khác nhau, nó bắt đầu với một sự giải thích của những người giới hạn thuộc một phạm vi.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương