Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ


THỜI ĐIỂM TRỤ THIỀN (THIỀN QUÁN CHIẾU NGAY TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY)



tải về 1.5 Mb.
trang28/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

THỜI ĐIỂM TRỤ THIỀN (THIỀN QUÁN CHIẾU NGAY TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY)


Theo sau điều này có những sự thực tập cho thời điểm trụ thiền. Vì hành giả tantric phải hướng đến một đời sống mà trong ấy người tu tập không bao giờ tách rời khỏi sự thực hành trong sự hợp nhất phương pháp và tuệ trí, những thời điểm trụ thiền là rất quan trọng. Có những yoga khác nhau được thực hành trong những thời điểm này như yoga ngủ, yoga ăn, là những điều bao gồm những cung cách thích hợp cho việc duy trì sự kiêng khem của chúng ta, yoga tắm rửa và v.v… Thâm chí có những thực tập nào đấy là được quán sát trong khi mình khuây khỏa.

Giống như những đại đạo sư nói: “Tiến trình thực hiện trong những buổi thiền tập phải hoàn toàn và tăng cường sự thực tập trong những thời điểm trụ thiền, và tiến trình thực hiện trong thời điểm sau những buổi thiền tập phải tăng cường và hoàn thành sự thực tập của chúng ta trong buổi tu tập”.

Trong thời điểm trụ thiền, chúng ta thật sự có thể phán xét sự thực tập của chúng ta trong những buổi thiền tập có thành công hay không. Nếu chúng ta thấy rằng mặc dù đã tiến hành thiền tập hàng năm, nhưng cung cách suy nghĩ, lối sống và thái độ của chúng ta trong những thời điểm trụ thiền vẫn không thay đổi và không tác dụng, đó không phải là một dấu hiệu tốt.

Chúng ta không dùng thuốc uống (y dược) nhằm cố gắng để thử nghiệm hay nếm, màu sắc hay kích thước, nhưng nhằm để cải thiện sức khỏe chúng ta. Nếu sau khi thực hành một thời gian dài nó không làm cho chúng ta bất cứ điều gì tốt đẹp, thì không có lý do gì tiếp tục sự thực tập ấy. Cho dù sự thực tập của chúng ta là ngắn hay dài, đơn giản hay phức tạp, chúng phải mang đến một số chuyển hóa hay thay đỏi nào đấy khá hơn.


---o0o---

TẦNG BẬC HOÀN THÀNH


Có những loại hành vi khác nhau có thể hoàn thành trên căn bản của bổn tôn du già được thực hành trong tầng bậc phát sinh. Kiên định thực hành trong những hình thức về thực hành như thế, thiên giả sẽ tiếp cận một điểm nơi mà người ấy sẽ bắt đầu cảm thấy tác động vật lý của những sự thực hành này. Trải nghiệm tác động vật lý đặc biệt này trong thân thể chúng ta đánh dấu sự đạt đến trình độ thứ nhất của tầng bậc hoàn thành.

Có nhiều loại thực hành khác nhau của tầng bậc hoàn thành, chẳng hạn như yoga về sức nóng nội tại, yoga gió – đấy là yoga làm những năng lượng hiện tại trở nên hữu dụng – và yoga của bốn hỷ lạc và v.v… Yoga gió bao gồm những kỹ năng như thế như giữ vững hơi thở bình (vase breath) hay những gì liên hệ đến một cách kỹ thuật như trùng tụng kim cương.

Tại thời điểm ấy, một hành giả cư sĩ có thể tìm sự hỗ trợ của một phối ngẫu. Nhưng nếu hành giả là một người thọ giới giữ thệ nguyện tu sĩ, điểm ấy chưa tiếp cận được. Nhằm để tiến hành trong những sự thực tập thậm thâm như thế của tầng bậc hoàn thành, hành giả trước tiên phải tỉnh thức về cấu trúc thân thể của người ấy. Điều này có nghĩa là sự thấu hiểu những kinh mạch tĩnh, những luồng năng lượng trôi chảy và những hạt hay giọt ở tại những phần nào của cơ thể.

Khi chúng ta nói về những kinh mạch, một cách tổng quát chúng ta ba kinh mạch chính – trung tâm, bên phải, bên trái – và cũng như năm luân xa kinh mạch hay năm trung tâm năng lượng. Ba loại kinh mạch chính này phân nhánh và tái phân nhánh vì thế theo mật điển tantric, có bảy mươi hai nghìn kinh mạch trong thân thể. Một số kinh điển cũng đề cập tám mươi nghìn kinh mạch trong thân thể.

Rồi thì, có những năng lượng tuôn chảy. Thứ này có mười loại, năm năng lượng chính và năm năng lượng thứ yếu. Những hạt (drops – hay giọt) liên hệ đến những yếu tố trắng và yếu tố đỏ. Mật điển Thời Luân Kim Cương (Kalachakra tantra) liên hệ đến bốn loại hạt: Hạt giữa những lông mày, là điều trở nên rõ ràng trong thời điểm thức; hạt tại cuống họng, trở nên hiển nhiên trong tình trạng của giấc mơ; hạt tại tim, trở nên rõ ràng ở thời gian ngủ sâu; hạt tại rốn, trở nên rõ ràng tại tầng thứ tư (chết).

Trong Kim Cương Thời Luân chúng ta tìm thấy những giải thích rất chi tiết về những thứ này. Toàn bộ cấu trúc của thân thể hành giả với những kinh mạch, năng lượng, và những hạt của nó được gọi là Thời Luân Kim Cương nội tại, mà nó là căn bản của tịnh hóa. Mật điển Thời Luân Kim Cương nói về ba loại Kalachakra hay Thời Luân (bánh xe thời gian), những luân xa (Kalachakra) nội tại và xen kẽ.

Căn cứ trên một kiến thức chính xác về cấu trúc vật lý của thân thể, khi thiền giả tập trung trên những điểm (huyệt) quan trọng nào đấy và thâm nhập chúng, người ấy có thể rút lui hay hòa tan dòng chảy của trình độ thô thiển của gió và tâm thức. Cuối cùng, hành giả sẽ có thể phát sinh trình độ vi tế nhất của ánh sáng trong suốt, ánh sáng trong suốt của sự chết, vào trong một thực thể của con đường mà nó là tuệ trí nhận thức tính không. Đạt đến một sự thể chứng như vậy giống như đã tìm thấy chìa khóa mà nó cung cấp lối vào nhiều kho báu.

Một khi chúng ta đạt đến tầng bậc ấy và chúng ta đã có chìa khóa, chúng ta có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn của Phật quả qua con đường Bí Mật (Guhyasamaja), đấy là bằng việc hiện thực thân ảo huyễn như được giải thích trong tantra Bí Mật (Guhyasamaja), hay qua con đường của Kim Cương Thời Luân mà nó về việc sự đạt đến hình thể trống rỗng, hay qua thân thể của ánh sáng cầu vồng như được giải thích trong Mayjala Tantra, mà nó cũng được giải thích trong những sự thực tập Đại Toàn Thiện.

Khi một thiền giả đã đạt đến một sự kiểm soát nào đấy trên tâm thức người ấy trong tình trạng thức (waking), thiền giả bắt đầu sử dụng ngay cả tình trạng giấc mơ trong sự thực tập của con đường và những kỹ năng nào đấy được diễn tả cho việc làm này. Những loại thiền quán này được gọi là ‘hỗn hợp’, hỗn hợp trong tình trạng thức giấc, trong tình trạng giấc mơ, và trong thời gian lâm chung của sự chết.

Tantra Yoga Tối Thượng giải thích rằng hành giả tốt nhất là người nào có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn trong đời sống của người ấy (thành đạo ngay trong một đời sống hiện tại). Những ai với khả năng trung bình có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn trong thể trạng trung ấm và những ai với khả năng hạ liệt sẽ có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn trong những đời sống tương lai của họ. Đối với những hành giả sẽ trở thành giác ngộ trong thể trạng trung ấm thân hay trong những kiếp sống tương lai, những thực hành như sự chuyển hóa tâm ý được giải thích. Cũng có một sự thực hành khác hoàn toàn tương tự đến sự chuyển hóa tâm ý, nhưng với sự khác biệt rằng tâm ý được chuyển hóa thành một thân thể của một chúng sinh khác hay thi hài.

Những kỹ năng này thuộc về điều gọi là Sáu Yoga của Naropa, đây là những kỹ thuật mà Naropa rút ra từ nhiều mật điển tantra khác nhau. Đây là trong những sự thực tập căn của truyền thống Kagyu. Cũng có một sự thực tập Gelug về Sáu Yoga của Naropa xuất phát từ truyền thống của Marpa. Những sự thiền quan này cũng được tìm thấy trong những thực tập Sakya của Con Đường và Kết Quả, và trong sự thực tập Nyingma về Hạt của Trái Tim.

Chúng ta đã và đang thảo luận những tiến trình của Tantra Yoga Tối Thượng theo truyền thống mới. Nhưng truyền thống cũ hay cổ phái Nyingma liên hệ đến Đại Toàn Thiện Thừa, sự thực tập của những người ấy bao gồm Tích Tập của Tâm Thức, Tích Tập Trung Tâm, và Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy. Mặc dù có nhiều hoạt động trên chủ đề này, rất khó khăn để nhận thức vi tế của những sự thực tập khác nhau này. Trong ba sự tích tập này, Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy được nói là thậm thâm nhất. Chúng ta có thể nói rằng sự thực tập của hai Tích Tập trước đặt những nền tảng cho sự thực tập ‘chọc thủng’.

Quan điểm tính không giải thích trong Tích Tập Tâm Thức và Trung Tâm phải có một số đặc trưng nào đấy phân biệt nó từ quan điểm của tính không giải thích trong thừa thấp, nhưng nó khó khăn để giải thích điều này một cách rõ ràng trong từ ngữ. Những sự thực tập của Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy có hai khuynh hướng: Hiện thực Thân Thể Chân Thật (pháp thân) và hiện thực Thân Thể Thụ Dụng (báo thân). Những con đường mà nhờ đấy chúng ta hiện thực hai thân này của đức Phật là sự thực tập ‘chọc thủng’ và ‘vượt lên’ (siêu).

Qua sự thấu hiểu những yếu tố này của Trường Phái Đại Toàn Thiện, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa như thế nào theo căn bản của Đại Toàn Thiện, con đường của Đại Toàn Thiện và thể trạng kết quả của Đại Toàn Thiện. Như tôi đã lưu ý trước đây, đây là những nhân tố có thể được hiểu chỉ qua kinh nghiệm và không thể được giải thích đơn thuần qua từ ngữ. Tuy thế, chúng ta có thể cảm kích mức độ sâu xa và phức tạp bằng việc đọc tài liệu của Longchen-pa về những sự thực tập Đại Toàn Thiện gọi là Trân Báu của Siêu việt thừa, mặc dù tài liệu căn bản cũng như luận giải về nó là rất rộng rãi và khó khăn để thông hiểu. Ngài cũng viết một tài liệu gọi là Kho Tàng Thực Tại, mà nó cũng phác thảo những sự thực tập của Đại Toàn Thiện.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng đạt đến một sự hiểu biết thấu đáo về Đại Toàn Thiện nếu chúng ta có thể giải thích những sự thực hành của Đại Toàn Thiện theo hai tài liệu này của Longchen-pa. Cũng quan trọng để nghiên cứu tài liệu của Kunkhyen Jigme Lingpa về Đại Toàn Thiện gọi là Kho Tàng Đạo Đức, trong phần hai chúng ta sẽ tìm thấy những sự giải thích của những sự thực tập Đại Toàn Thiện.

Cũng có những văn bản rất ngắn gọn và súc tích được sáng tác bởi những đạo sư có kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện. Chính tôi cũng tin rằng những văn bản này được sáng tác bởi những đạo sư thân chứng cao độ, những người đã có thể trích dẫn cốt lõi của tất cả những yếu tố của Đại Toàn Thiện và những sự thực tập của nó và như một kết quả, họ có thể thuật lại kinh nghiệm của họ trong rất ít từ ngữ. Tuy nhiên, tôi nghĩ, sẽ rất khó khăn cố gắng để thấu hiểu sự thực tập của Đại Toàn Thiện trên căn bản của những văn bản ngắn gọn này.

Thí dụ, khi đức Thế Tôn dạy về Những Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Đại Bát Nhã), ngắn nhất chỉ bao hàm trong một âm tiết đơn độc ‘Ah’. Kinh này được nói là hàm chứa toàn bộ ý nghĩa của Những Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện, nhưng nó cũng sẽ hoặc là quá giản dị hay quá khó khăn nếu chúng ta phải cố gắng để nghiên cứu Sự Toàn Thiện của Tuệ Trí trên căn bản của kinh điển ấy. Để nói ‘Ah’ là rất giản dị, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta đã thấu hiểu ý nghĩa của kinh điển.

Khi chúng ta học hỏi triết lý Trung Đạo trong tất cả sự phức tạp của nó, nghiên cứu những lý do khác nhau qua điều mà chúng ta có thể đi đến tại kết luận rằng tất cả hiện tượng thiếu vắng một sự tồn tại cố hữu, nếu chúng ta muốn thấu hiểu tất cả những vi tế và quan hệ mật thiết về quan điểm của một triết lý như thế, cũng cần thiết để thấu hiểu quan điểm của những trường phái tư tưởng thấp. Chúng ta rồi thì sẽ đi đến tại một kết luận rất giản dị. Bởi vì mọi thứ là liên hệ hỗ tương, và dựa trên những nhân tố nguyên nhân khác, nên chúng thiếu một tính tự nhiên độc lập hay sự tồn tại cố hữu.

Nhưng nếu chúng ta tiếp cận quan điểm của Trung Đạo Hệ Quả về tính không, ngay từ lúc bắt đầu với tuyên bố đơn giản ấy, ‘Bởi vì mọi vật là liên hệ hỗ tương hay duyên khởi, nên chúng trống rỗng sự tồn tại cố hữu’, chúng ta sẽ không thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa hay ẩn ý của nó là gì. Nếu, trong một cách tương tự, chúng ta phải đọc một bài ngắn gọn được viết bởi một Lạt-ma kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện và đi đến kết luận về quan điểm của Đại Toàn Thiện là rất giản dị, điều ấy sẽ là một dấu hiệu rằng chúng ta đã không thấu hiểu nó một cách đúng đắn. Nó cũng sẽ rất mỉa mai nếu cổ xe cao nhất trong cửu thừa cũng có thể được nói là giản dị nhất.

Và với điều này tôi xin kết thúc cái nhìn tổng quát của tôi về tất cả những sự thực hành Phật giáo bao gồm những hệ thống của kinh điển Hiển giáo và Mật điển Tantra thực hành trong truyền thống Tây Tạng.

                    Luân Đôn, Anh Quốc, 1988

Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa, hiệu đính: Jeremy Russell.

Chúng tôi cảm ơn đến Tổ Chức Tây Tạng cho việc cung cấp băng giảng này.

               Tuệ Uyển chuyển ngữ - 08/08/2010

 

---o0o---



NHỮNG TỪ NGỮ CHÂN THÀNH


Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.

***


Ô chư Phật, chư Bồ tát và các hàng đệ tử của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Có phẩm cách phi thường tuyệt diệu

Không thể đo lường như biển cả bao la

Những người đang quán sát chúng sinh

Như đứa con duy nhất không ai giúp đỡ

Xin thương tưởng lời nguyện cầu chân thành của chúng con.

Lời Phật dạy xua tan khổ đau cho trần thế

Hiển hiện và tự tỏa ánh hòa bình

Nguyện giáo nghĩa hiển dương lan tỏa phồn thịnh và hạnh phúc khắp cả thế giới này

Ô những người thủ trì giáo pháp và những ai thực hành thành tựu

Nguyện cho sự thực hành mười điều lành đức hạnh của các ngài chiếu soi

Những chúng sinh phước bạc bị đọa đày với khổ đau không bao giờ ngưng nghĩ bị che lấp hoàn toàn không dứt bởi những hành vi tiêu cực dữ dội vô cùng

Nguyện cho tất cả những sự sợ hãi từ chiến tranh không thể chịu đựng,đói khát, và bệnh tât được yên bình.

Để thở tự do trong đại dương của hạnh phúc và cát tường.

Và riêng cho những người hiếu đạo trên vùng đất tuyết’, qua nhiều ý nghĩa khác nhau, bị tàn hại một cách nhẫn tâm bởi lũ người tàn ác bên màn đen tối.

Nguyện từ ái để năng lực từ bi hưng khởi

Để nhanh chóng đẩy lui nước mắt và máu tuôn tràn.

Những kẻ nhẫn tâm tàn ác đó, đối tượng của từ bi,

Nổi điên cuồng vì ám ảnh của tai ương

Cố tình tàn hại kẽ khác và chính họ

Nguyện cho họ đạt được con mắt của từ bi

Thông suốt những gì phải được làm và không nên làm

Và tồn tại trong vinh quang của của hữu nghị và yêu thương.

Tâm nguyện này xin cho sự tự do hoàn toàn của Tây tạng

Điều được đợi chờ suốt cả thời gian dài

được thanh thoát tự nhiên toại nguyện

Nguyện chóng được điều may mắn để mừng vui

Lễ hội hạnh phúc tinh thần với lệ thường trần thế

Ô đấng hộ vệ Quán Tự Tại, từ bi thương xót cho

Những ai đó đang chịu đựng vô vàn gian khổ

Hoàn toàn hy hiến cuộc sống thật đáng yêu, thân thể và tài vật, vì lợi ích của giáo nghĩa, hành giả, dân tộc và quốc gia.

Vì vậy, đấng hộ vệ Quán Tự Tại đã phát lời nguyện rộng sâu

Trước chư Phật, chư Bồ tát,

Để hoàn toàn hộ trì non nước Tuyết

Nguyện cho quả lành của những lời cầu nguyện này xuất hiện nhanh bởi sự thâm sâu của tương thuộc tính không và hình thể tương liên.

Kết hợp với năng lực của từ bi vĩ đại

trong ba ngôi tôn quý và những Từ ngữ của chân lý 

Và qua năng lực của quy luật không sai chạy của hành động và kết quả

Xin cho lời cầu nguyện chân thành này không bị trở ngại và nhanh chóng toại nguyện.

Lời Cầu nguyện này, “NHỮNG TỪ NGỮ CHÂN THÀNH”, được viết bởi đức Dalai Lama Tenzin Gyatso Thứ mười bốn của Tây Tạng vào 29 Tháng chín 1960 tại trụ sở tạm thời của Ngài trong Ashram Swarg tại Dharamsala, Khu Kangra, .bang Himachal, Ấn Độ. “NHỮNG TỪ NGỮ CHÂN THÀNH” này cho cầu nguyện cho Tây Tạng hồi phục những giáo huấn Phật trong an bình và hạnh phúc, và văn hóa quê hương được viết do nhu cầu nội tại của chính Tây Tạng cùng với sự đồng ý nhất trí của những cộng đồng tu sĩ và cư sĩ. Đặc biệt theo lời yêu cầu của Barzhi Phuntsog Wangyal; LobsangTendzin-treasurer ofLhatzun Labrang và phu nhân, Tashi Dolma; và Lobsang Dorje-thủ quỷ của Shelkhar Monastery.

Bản dịch này được thực hiện bởi Ramjampa Dupchok Gyaltsen và Peter Gold, dưới sự hướng dẫn chủ bút của dịch giả Lotsawa Tenzin Dorje và với những sự nhuận sắc của Yen. Geshe Lobsang Gyatso, Giám Đốc của Học viện Biện Chứng Phật giáo ở Dharamsala, Ấn Độ, trong tháng Tư, 1992.

From CHÖ YANG, The Voice of Tibetan Religion & Culture No.5



Editors: Pedron Yeshi & Jeremy Russell.
---o0o---

LỜI TRI ÂN VÀ HỒI HƯỚNG


***

Tuệ Uyển chân thành tri ân mọi nhân duyên đã góp phần hỗ trợ cho việc chuyển ngữ này, các bài vở liên hệ, các quyển từ điển, cũng như Buddhism Glossary của Làng Đậu Võ Quang Nhân. Nguyện cho mọi người có nhân duyên đọc những lời giảng của đức Đạt Lai Lạt Ma có một phương hướng rõ ràng trên đường tu tập, tùy căn cơ trình độ, tùy sở nguyện lựa chọn cho cá nhân theo từng bước một của ba cấp độ:

1- Phát nguyện tu tập hướng tới thoát ly cảnh khổ của địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.

2- Phát nguyện tu tập hướng tới thoát ly cảnh sinh tử luân hồi của vô sắc giới, sắc giới, dục giới.

3- Phát nguyện tu tập hướng tới đạo quả giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả pháp giới chúng sinh.

Trên ba căn bản mà đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy: BA KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG (TU TẬP). Tiếp theo lễ khai tâm truyền pháp Quán Tự Tại sáng nay, tiếp theo chúng ta sẽ luận bàn về Nghi thức thực hành Du già Quán Tự Tại theo những thứ lớp của Mật tông.

Đầu tiên, chúng tôi muốn gởi đến một bản toát yếu hướng dẫn nghi thức tiệm thứ (lamrim)ngắn gọn, “Ba khía cạnh chính của con đường” của đạo sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa).

Ba khía cạnh chính của con đường là: viễn ly, tâm giác ngộ (bodhicitta), và sự thông suốt toàn triệt tính không; và sự quan trong của chúng phải được thông hiểu với định hạn của giáo pháp trong phạm vi Phật giáo.



1-Sự viễn ly chân chính - Phát tâm tu tập chính đáng!

Khi chúng ta nói đến giáo pháp ở đây chúng ta đang liên hệ đến niết bàn, giải thoát khỏi vòng luân hồi, hay tính chất toàn hảo. Vì vậy để thể nhập vào con đường của đạo Phật, trước nhất chúng ta cần phát triển sự viễn ly (lìa bỏ) chính đáng, và điều này chỉ có thể căn cứ trên sự thấu hiểu sâu sắc bản chất tự nhiên của khổ đau - không chỉ những khổ đau rõ ràng, hiển nhiên mà chúng ta đã từng trải nhưng cũng là khổ đau của sự biến dị vô thường, trong tỉ mỉ chi tiết, sự khổ đau lan tỏa trong tình trạng cùng khắp.


Vì vậy hành giả phải phát triển một cảm giác khiếp sợ và làm tan vỡ ảo tưởng với vòng luân hồi và những nguyên nhân cơ bản của nó - những tư tưởng và cảm xúc, ưu phiền, đau đớn, khổ sở. Từ trong chiều sâu của tâm thức của chúng ta, chúng ta phải có một cảm giác khiếp sợ trước những ưu phiền, khổ não và một nguyện ước chân thành để được giải thoát khỏi chúng. Nguyện ước chân thành để được đạt đến tự tại, giải thoát hay tự do với những ưu phiền khổ não là sự viễn ly chân chính.

2- Phát tâm giác ngộ (bodhicitta)

Tuy vậy, chỉ sự nguyện ước này không thôi thì không đủ cho chúng ta đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Để được giác ngộ chúng ta phải phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) - khát vọng vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh; một cách đơn giản đạt giải thoát cho chính lợi ích của chúng ta thì không đủ tích lũy công đức to tát cần thiết để giác ngộ. Chỉ bằng động cơ do tâm giác ngộ (bodhicitta) chúng ta có thể tích lũy một kho tàng công đức như thế, bởi vì đối tượng của tâm giác ngộ đề, tất cả chúng sinh, là vô lượng vô biên - nguyện vọng cát tường tốt đẹp cho tất cả chúng sinh phát sinh công đức rộng lớn.

Xa hơn, sự can đảm của một động cơ thực hành bởi tâm giác ngộ là vô lượng và cũng như thế hầu hết năng lực của tích lũy của một kho tàng rộng lớn của công đức mà chúng ta cần đến. Vì vậy khía cạnh chính thứ hai của con đường là tâm giác ngộ (bodhicitta).

3- Thông suốt tính không

Cuối cùng, ngay cả để đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, tuệ trí thực chứng tính không là căn bản thiết yếu, bởi vì chính tuệ trí này là thuốc giải độc trực tiếp cho những ưu phiền, khổ não, vọng tưởng. Hơn thế nữa, khi bổ sung đầy đủ bởi tâm giác ngộ (bodhicitta), tuệ trí thức chứng tính không cũng có khả năng xóa tan sự u ám, mở tối dày đặc, kiên cố thành sự thông suốt mọi sự, sự toàn trí toàn thức và vì vậy tầm nhìn toàn hảo của tính không là khía cạnh thứ ba của con đường.


ĐỌC KINH PHÁP THÂM DIỆU 


TẠO CÔNG ĐỨC VÔ BIÊN 
ĐỆ TỬ XIN HỒI HƯỚNG
CHO CHÚNG SINH MỌI MIỀN
PHÁP MÔN XIN NGUYỆN HỌC
ÂN NGHĨA XIN NGUYỆN ĐỀN
PHIỀN NÃO XIN NGUYỆN ĐOẠN
QUẢ PHẬT XIN CHỨNG NÊN.

Cung kính, 30-01-2010


Tuệ Uyển

---o0o---


HẾT

1 Thân, khẩu, ý.

2 ‘Cho gos’ là chiếc y vàng phía trên, của tất cả tăng ni cũng được biết là ‘la gos’, ‘nam char’ là chiếc y vàng phía trên chỉ dùng cho tăng thọ cụ túc giới, ‘thang gos’ là chiếc y phía dưới được dùng cho tăng ni. 

3 Một người con thông tuệ, như kim cương, nền tảng như chỗ tựa của một quả núi vững vàng, một người phụng sự, một cầu thang, một con chó giữ nhà, một cây chổi, một người bạn tốt. 

4 Tự tại với phiền não và sở tri chướng.  

5 Năm điều vững chắc là năm đặc trưng xác định của Báo Thân Phật có tên là:

1- Về vị trí: các ngài này luôn luôn ngự trong Phật giới trang nghiêm rực rỡ được biết là ‘vô thượng giới’.

2- Về thân thể: các ngài luôn luôn trang nghiêm với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

3- Về thời gian: các ngài sống cho đến khi nào cõi luân hồi vẫn còn có chúng sinh.

4- Về giáo lý: các ngài luôn luôn giảng dạy giáo pháp Đại thừa.

5- Về đệ tử: các ngài giảng dạy không thay đổi trong một sự vây quanh của hàng Thánh đệ tử Bồ tát.   



6 Phiền não chướng và sở tri chướng.     

7 Những phẩm chất không ô nhiễm của những bậc Thánh giả.         

8 Thời đại hiện hữu khi chúng sinh sống đến 80.000 tuổi.   

9 1- Năng lực của hối quá;

2- Năng lực của sự tin tưởng Tam bảo;

3- Năng lực của sức mạnh đối lập (đến phiền não, chẳng hạn như kinh hành nhiễu Phật, lạy phủ phục, và trì tụng chân ngôn);

4- Năng lực của hứa nguyện (promise) hay chí nguyện (commitment) - - - {thứ ba là thệ nguyện (vow)}.   



10 Niết bàn hay trạng thái giải thoát đem đến sự tự do nội tại, nhưng những cá nhân giác ngộ tiếp tục thực hiện chức năng trong sự liên hệ với những hiện tượng bên ngoài, cả chúng sinh và những đối tượng.

11 Sáu điều trở ngại là: Khổ đau không chắc chắn, không hài lòng, sự lập lại của cái chết, sự lập lại của sự sinh, sự lập lại của những sự trải qua ở cõi thấp và cao, và sự thiếu vắng đồng hành. Khi cô đọng thành ba thứ, chúng là: khổ khổ, hoại khổ, và hành khổ (khổ của khổ, khổ của thay đổi, và khổ cùng khắp).

12 Đại sư Long Thọ và đệ tử là Thánh Thiên, khai sáng trường phái triết học Trung Quán (Madhyamika); Vô Trước, khai sáng trường phái Duy Tâm (Cittamatrin), và em là Thiên Thân, người viết tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Câu Xá; Trần Na, đệ tử của Thiên Thân, khai sáng trường phái Luận Lý học Phật giáo (như riêng biệt với hệ thống luận lý học Ấn Độ), người viết nên tác phẩm Nhân Minh Luận và Tập Lượng Luận; Pháp Xứng, viết luận văn tranh luận chính, Thích Lượng Luận, là tác phẩm vẫn đang được học tập hiện nay trong các tu viện; và Yonten Wod và Shakya Wod là những người đệ tử kế thừa.

13 Một nghi thức bao gồm những mô hình làm từ bột (những thứ mà những con chó đùa giỡn như thực phẩm) và cúng dường như một thứ thay thế đến quỷ ma và những tâm linh vô hình nhầm để giải thoát những chướng nạn của một người.

14 Trí Di (智顗 538 - 597) được coi là Tổ thứ tư của Thiên Thai tông; đệ tử của Huệ Tư, Tổ thứ ba của Thiên Thai tông. Ông tu trên núi Thiên Thai thuộc tỉnh Chiết Giang 22 năm cho đến khi mất để nghiên cứu Phật học. Tùy Dưỡng Đế đã ban cho ông danh hiệu Trí Giả, nên ông được người đời tôn xưng là Trí Giả đại sư hay Thiên Thai đại sư. Nhiều tài liệu đã phổ biến tên không chính xác của ông là Trí Khải.

15 Trích kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Quyển thứ Nhất. Phẩm “Tựa”. Kệ 18. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Con Đường Thiện Đạo.

.

16 Trong bản dịch này từ đây về sau chúng tôi sẽ dùng các thuật ngữ “con đường”, “lộ trình”, “đạo”, hay “đạo pháp” với cùng một ý nghĩa

17 Còn gọi là Tông-khách-ba, 1357-1419, là một vị Lama lớn của Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sự sáng lập tông phái Cách-lỗ [gelugpa], với một trong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng là giáo pháp Lamrim Chenmo [Bồ-đề Đạo Thứ Luận hay Giai Trình Của Giác Ngộ].

Sư sinh ra trong lúc các Tạng kinh tại Tây Tạng đã được biên soạn xong nhưng Sư chủ trương soát xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành quả của mình trong hai tác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ và Chân ngôn đạo thứ đệ. Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung, Sera và Ganden. “Tông-khách-ba”. Wikipedia.



.

Truy cập 26/08/2010. 




18 Trích từ bài giảng tóm lược của đức Dalai Lama về tác phẩm “Ba Phương Diện Chính Yếu của Con Đường”. Tsongkhapa. Anh ngữ: Alexander Berzin. Việt Ngữ: Tuệ Uyển.

. Truy cập 23/08/2010.   

19 Thanh Tịnh Đạo (p.visuddhi-magga), nghĩa là “con đường dẫn đến thanh tịnh”, là tên của một bộ luận cơ bản của Thượng Toạ Bộ (p.theravādin), được Phật Âm (p.buddhaghosa) soạn trong khoảng thế kỷ thứ 5. Thanh Tịnh Đạo trình bày giáo lí của Đại Tự (p.mahāvihāra), một trong những trường phái Pali.

Bộ luận này gồm có 3 phần với 23 chương: chương 1-2 nói về Giới, chương 3-13 nói về Định và chương 14-23 nói về Huệ. Phần nói về định trình bày rõ các phương pháp và đối tượng quán niệm của Thượng Tọa bộ, khả năng phát triển và thánh quả của các phép thiền định. Trong phần Huệ, Thanh tịnh đạo trình bày giáo lí cơ bản của đạo Phật như Tứ Điệu Đế, Duyên Khởi, Bát Chính Đạo...

“Thanh Tịnh Đạo”.

. Wikipedia. Truy cập 25/08/2010.


20 Trích từ phần III Phụ Lục trả lời phỏng vấn của đức Dalai Lama.

“Tantra in Tibet”. Tsongkhapa. Dalai Lama ‘s teaching. Eng. Trans. Jeffrey Hopkins. Viet. Trans. An Phong.



. Truy

cập23/08/2010          



21 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tứ_chính_cần.

22 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tứ_như_ý_túc.

23 http://tudien.daitangkinhvietnam.org/index.php?title=37_phẩm_trợ_đạo_-_Ba_mươi_bảy_phẩm_trợ_đạo#N.C4.83m_l.E1.BB.B1c.

24 http://www.thuvienhoasen.org/giaophap-tu-y-trongcuocsonghientai.htm

25 Dharanikota hay Dhanyakatakam một thị trấn gần Amaravati trong quận Guntur thuộc bang Andhra Pradesh, đông nam Ấn Độ.

http://en.wikipedia.org/wiki/Dharanikota.



26 Năm vị thiền Phật:  1- Tỳ Lô Giá Na (trung ương), 2- Bất Động Tôn (đông phương), 3- Bảo Sinh (nam phương), 4- A Di Đà (tây phương), 5- Bất Không Thành Tựu (bắc phương).      

27 Sarva-tathagata-tattva-samgraha-mahayana- bhisamayamahakaparaya – Kinh Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh, kinh điển căn bản của mật giáo, nói về những nghi thức đặc thù Mật giáo. Kinh được ngài Bất Không dịch sang Hoa ngữ. 


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương