Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang21/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28

ĐẠO ĐỨC


Giống như có ba loại rèn luyện tu tập – trong tuệ trí, tập trung, và đạo đức (tuệ, định và giới) kinh điển Phật giáo bao hàm ba sự phân chia – nguyên tắc (luật tạng), nghị bàn (luận tạng), và kiến thức (kinh tạng).

Những hành giả cả nam và nữ có một sự bình đẳng cần thiết trong sự thực hành ba sự rèn luyện này, mặc dù có những sự khác nhau đối với những giới nguyện mà họ thọ lĩnh.

Nền tảng căn bản của sự tu tập đạo đức là sự hạn chế khỏi mười điều bất thiện: Ba thuộc về thân (sát, đạo, dâm), bốn thuộc về khẩu (vọng ngôn, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, và ác khẩu), và ba thuộc về tâm ý (tham, sân, si).

Ba hành vi không đạo đức của thân thể là:

1- Cướp đi mạng sống của một chúng sinh, từ một côn trùng cho đến một con người.

2- Trộm cắp, lấy tài sản của người khác mà không được phép, bất chấp giá trị của nó, hay không phải quý vị làm ra nó.

3- Tà dâm, hành vi tình dục bất chính.



Bốn hành vi không đạo đức của lời nói là:

1- Nói dối, lừa gạt người khác qua lời nói hay cử chỉ (vọng ngữ).

2- Nói lời gây chia rẽ, tạo nên sự bất hòa bằng việc làm cho những ai đó trong sự đồng thuận đưa đến bất đồng hay những người trong sự bất đồng đi đến bất đồng sâu xa hơn (lưỡng thiệt).

3- Nói lời hung dữ, độc ác ngược đãi người khác (ác khẩu).

4- Nói lời vô nghĩa, nói về những điều không thông minh bị thúc đẩy bởi tham dục và v.v…(ỷ ngữ).

Ba nghiệp bất thiện về ý:

8- Tham: Muốn sở hữu những gì thuộc về của người khác.

9- Sân: Khuynh hướng tổn hại, mong muốn làm tổn thương kẻ khác, thể hiện nó trong những phương cách lớn hoặc nhỏ.

10- Si: Quan điểm sai lầm, nhìn những việc hiện hữu, chẳng hạn như tái sinh, nhân quả, hay Tam bảo như không có.

Đạo đức được thực hành bởi những người tuân theo những cung cách đời sống của tu sĩ được liên hệ như những nguyên tắc giải thoát cá nhân – Biệt giải thoát - Ba la đề mộc xoa (Pratimoksha) hay Thinh văn giới. Ở Ấn Độ, có bốn trường phái chính thông thường nhất, sau này phân chia làm mười tám bộ phái, mà mỗi bộ phái có giới luật riêng của họ, văn bản nguyên thủy được thuyết giảng bởi đức Phật, mà những điều ấy biến thành những hướng dẫn cho đời sống của tu sĩ. Sự thực hành tuân thủ trong những tu viện Tây Tạng tuân theo truyền thống Căn Bản Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ trong ấy 253 giới điều được trao truyền cho những tu sĩ cụ túc giới hay Tỳ kheo. Trong truyền thống Theravada hay Nguyên thủy Thượng tọa bộ thệ nguyện giải thoát cá nhân bao gồm 227 giới điều.

Nhằm để cung cấp cho chúng ta một khí cụ của chính niệm và tỉnh thức, sự thực tập về đạo đức bảo vệ chúng ta khỏi đam mê những hành vi bất thiện. Do thế, nó là nền tảng của con đường Phật giáo. Vấn đề thứ hai là thiền tập, điều này hướng những hành giả đến sự thực tập thứ hai được liên hệ với tập trung.


---o0o---

TẬP TRUNG


Khi chúng ta nói về thiền tập trong ý nghĩa thông thường của Phật giáo, có hai loại – thiền định (chỉ) và thiền phân tích (quán). Thiền chỉ liên hệ đến sự thực tập tịch tĩnh bất biến hay nhất tâm bất loạn và thứ hai là thiền quán để thực hành phân tích. Trong cả hai trường hợp, điều rất quan trọng để có một nền tảng vững vàng của chính niệm và tỉnh thức, được cung cấp bởi sự thực hành đạo đức hay giới luật.  Hai nhân tố này, chính niệm và tỉnh thức, là quan trọng không chỉ trong thiền tập, mà cũng quan trọng trong đời sống hằng ngày.

Chúng ta nói về nhiều thể trạng của thiền tập, chẳng hạn như những thể trạng của sắc và vô sắc. Những thể trạng của sắc được phân biệt trên căn bản của những chi của chúng, trái lại những thể trạng vô sắc được phân biệt trên căn bản tự nhiên của đối tượng của thiền chỉ.

Chúng ta thực tập đạo đức như nền tảng và sự thực tập tập trung như một nhân tố bổ sung, một khí cụ, để làm cho tâm thức phục vụ hữu hiệu. Vì thế, sau này, khi chúng ta kết hợp sự thực tập tuệ trí, chúng ta được trang bị với một tâm thức nhất niệm, hay nhất tâm mà chúng ta có thể hướng trực tiếp tất cả những sự chú tâm và năng lượng của chúng ta đến đối tượng được lựa chọn. Trong sự thực tập tuệ trí, sự thiền tập của chúng ta về vô ngã hay tính không của những hiện tượng, mà điều ấy cung ứng như một loại đối trị thật sự đến những cảm xúc phiền não.
---o0o---

BA MƯƠI BẢY PHẦM TRỢ ĐẠO TRUYỀN THỐNG


Cấu trúc tổng quát của con đường Phật giáo, như được trình bày trong lần chuyển pháp luân lần thứ nhất, bao hàm ba mươi phương diện của giác ngộ. Những điều này bắt đầu với bốn lĩnh vực quán niệm (tứ niệm xứ), điều liên hệ đến sự chính niệm về thân thể, cảm giác, tâm thức, và những hiện tượng (thân, thọ, tâm, pháp). Tuy thế, ở đây, tỉnh thức liên hệ đến thiền tập trên những khổ đau tự nhiên của vòng luân hồi bằng những ý  nghĩa ấy mà hành giả phát triển một sự quyết định chân thật để giải thoát khỏi vòng sinh tử này.

Tiếp theo là bốn sự từ bỏ hoàn toàn (tứ chính cần21), bởi vì khi những hành giả phát triển một sự quyết định chân thành để được giải thoát qua sự thực tập bốn sự tỉnh thức, chúng ta dấn thân trong một phương cách của đời sống mà trong ấy chúng ta từ bỏ những nguyên nhân của khổ đau tương lai và phát triển những nguyên nhân của hạnh phúc tương lai.

Vì vượt thắng tất cả những hành vi tiêu cực và những cảm xúc phiền não và gia tăng những nhân tố tích cực trong tâm thức chúng ta, những điều được gọi một cách kỹ thuật là tầng lớp của những pháp thanh tịnh, có thể được đạt được chỉ khi chúng ta có một tâm thức thật tập trung, có những điều tiếp theo được gọi là bốn nhân tố của năng lực kỳ diệu (tứ như ý túc22).

Tiếp theo là đến những gì được biết như năm khả năng (ngũ căn23), năm năng lực (ngũ lực), tám con đường cao quý (bát chính đạo), và bảy chi (thất giác chi) của con đường giác ngộ.

Đây là cấu trúc phổ biến của con đường Phật giáo như được biết đến trong lần chuyển pháp luân đầu tiên. Phật giáo được thực tập trong truyền thống Tây Tạng hoàn toàn hợp tác chặc chẽ với những đặc trưng này của giáo lý đạo Phật.
---o0o---

CHUYỂN PHÁP LUÂN LẦN THỨ HAI


Trong lần chuyển pháp luân lần thứ hai, đức Phật đã dạy về Tuệ Trí Toàn Thiện hay kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, trên đỉnh Linh Thứu, ngoại thành Vương Xá.

Chuyển lần thứ hai của chuyển pháp luân lần thứ hai nên được thấy như sự mở rộng trên những chủ đề mà đức Phật đã từng dẫn giải trong lần chuyển pháp luân lần thứ nhất. Trong lần chuyển lần thứ hai, Ngài đã dạy không chỉ trên chân lý về khổ đau, mà đau khổ nên được nhận ra như khổ đau, nhưng được nhấn mạnh sự quan trọng của việc đồng nhất hóa cả khổ đau của riêng mình cũng như đau khổ của toàn chúng sinh, vì thế nó là rộng rãi hơn rất nhiều. Khi Ngài dạy về cội nguồn của đau khổ trong chuyển pháp luân lần thứ hai,  Ngài liên hệ không chỉ đơn thuần những cảm xúc phiền não, nhưng cũng là những dấu vết vi tế mà chúng lưu lại, vì thế điều giải thích này là thậm thâm hơn.

Chân lý về chấm dứt hay diệt đế cũng được giải thích một cách sâu đậm hơn nhiều. Trong chuyển pháp luân lần thứ nhất, sự chấm dứt chỉ đơn thuần được xác minh, trái lại trong kinh Tuệ Trí Toàn Thiện đức Phật giải thích tính tự nhiên của sự chấm dứt này và những đặc trưng của nó trong những chi tiết sâu rộng. Ngài đã diễn tả con đường mà trong ấy những khổ đau có thể chấm dứt và thể trạng được gọi chấm dứt hay diệt đế là gì.

Sự thật của con đường được đối diện đơn giản một cách sâu xa hơn trong kinh Tuệ Trí Toàn Thiện. Đức Phật đã dạy con đường đặc biệt bao hàm sự thân chứng về tính không, tính tự nhiên của mọi hiện tượng, phối hợp với bi mẫn và tâm thức giác ngộ, nguyện ước vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của toàn thể chúng sinh. Do bởi Ngài nói về sự hợp nhất phương pháp và tuệ trí trong chuyển pháp luân lần thứ hai, nên chúng ta thấy rằng chuyển lần thứ hai mở rộng và phát triển trên cơ sở chuyển pháp luân lần thứ nhất.

Mặc dù bốn chân lý cao quý được giải thích một cách thâm sâu hơn trong chuyển pháp luân lần thứ hai, điều này không phải là bởi vì những đặc trưng nào đó được giải thích trong lần thứ hai mà không được giải thích trong lần thứ nhất. Đó không phải là lý do, bởi vì nhiều chủ đề được điễn giải trong những hệ thống không Phật giáo không được giải thích trong đạo Phật, nhưng điều đó không có nghĩa là những hệ thống khác là thậm thâm hơn Phật giáo. Chuyển pháp luân lần thứ hai giải thích và phát triển những khía cạnh của bốn chân lý cao quý, mà đã không được diễn giải trong chuyển pháp luân lần thứ nhất, nhưng điều ấy không mâu thuẫn với cấu trúc tổng quát của con đường Phật giáo được diễn tả trong diễn giải lần thứ nhất. Do vậy, sự diễn giải được tìm thấy trong lần thứ hai được nói là thậm thâm hơn.

Tuy thế, trong sự luận bàn của chuyển pháp luân lần thứ hai chúng ta cũng có thể tìm thấy những sự trình bày mà chúng thật sự mâu thuẫn với cầu trúc phổ biến của con đường như được diễn tả trong lần thứ nhất, vì thế Đại thừa nói về hai đặc trưng của kinh điển, một số tiếp nhận giá trị và tư tưởng đúng như văn tự trình bày, trái lại một số khác đòi hỏi sự diễn dịch xa hơn. Do vậy, căn cứ trên sự tiếp cận của Đại thừa của bốn sự tín nhiệm (tứ y pháp24), chúng ta phân chia kinh điển thành hai phạm trù, liễu nghĩa và bất liễu nghĩa.

Bốn loại tín nhiệm này bao hàm sự hướng dẫn nương tựa trên giáo huấn, không phải trên người ấy (y pháp bất y nhân); trong những giáo lý nương tựa trên ý nghĩa, không chỉ đơn thuần trên ngôn ngữ (y nghĩa bất y ngữ); dựa vào những kinh điển liễu nghĩa, không phải những kinh không liễu nghĩa (y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa); và dựa vào sự thấu hiểu sâu xa của tuệ trí, không phải trên kiến thức của sự tỉnh thức thông thường (ý trí bất y thức).

Sự tiếp cận này có thể tìm thấy trong những ngôn từ của chính đức Phật, khi Ngài nói, “Này các vị Tỳ kheo và những người thông tuệ, đừng chấp nhận những gì ta nói chỉ vì tôn kính ta, mà điều trước nhất là phân tích và thẩm tra một cách chính xác cẩn thận”.

Trong chuyển pháp luân lần thứ hai, kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Bát Nhã Ba La Mật Đa), đức Phật đã giải thích xa hơn về chủ đề chấm dứt hay diệt độ, đặc biệt với sự quan tâm đến tính không, trong một phương cách hoàn bị và rộng rãi hơn. Do thế, sự tiếp cận Đại thừa là để làm sáng tỏ những kinh điển ấy trong hai cấp độ: Ý nghĩa văn tự, quan tâm đến sự trình bày về tính không, và ý nghĩa ẩn dụ quan tâm đến sự giải thích tiềm tàng những tầng bậc của con đường.
---o0o---

CHUYỂN PHÁP LUÂN LẦN THỨ BA


Chuyển pháp luân lần thứ ba chứa đựng nhiều kinh điển khác nhau, quan trọng nhất là kinh điển về Như Lai tạng, mà đấy thật sự là cội nguồn cho những tán dương được Long Thọ sưu tầm, và cũng là luận thuyết của Di Lặc, sự Tiệm tiến Cao siêu. Trong kinh điển này, đức Phật khám phá xa hơn những chủ đề mà Ngài đã từng gợi ý trong chuyển pháp luân lần thứ hai, nhưng không từ quan điểm khách quan của tính không, bởi vì tính không được giải thích đến trình độ hoàn hảo nhất, cao nhất, và thâm sâu nhất của nó trong chuyển pháp luân lần thứ hai. Điều đặc biệt về chuyển pháp luân lần thứ ba là đức Phật đã dạy những phương cách nào đấy của việc nâng cao tuệ trí thể chứng về tính không từ quan điểm của tâm thức chủ quan.

Sự giải thích của đức Phật về khái niệm tính không trong chuyển pháp luân lần thứ hai, mà trong ấy Ngài dạy về sự trống vắng của một sự tồn tại cố hữu (vô tự tính), là vô cùng thậm thâm cho nhiều hành giả lĩnh hội. Đối với một số người, để nói các hiện tượng (các pháp) trống vắng một sự tồn tại cố hữu dường như bao hàm rằng chúng hoàn toàn không hiện hữu. Vì thế, vì lợi ích của những hành giả này, trong chuyển pháp luân lần thứ ba đức Phật định phẩm chất của tính không với những giải thích khác nhau.

Thí dụ, trong kinh Làm Sáng Tỏ Tư tưởng của đức Phật (Giải Thâm Mật Kinh -  Samdhinirmochana Sutra), Ngài đã phân biệt nhiều loại tính không bằng việc phân chia tất cả các pháp (hiện tượng) thành ba loại: Biến kế sở chấp, y tha khởi và viên thành thật, là những điều liên hệ đến tính không bản nhiên của chúng. Ngài nói về những loại “không” khác nhau về những pháp khác nhau này, những phương cách thiếu vắng sự tồn tại cố hữu hay tự tính, và những ý nghĩa khác nhau của sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của những hiện tượng hay pháp khác nhau. Do thế, hay trường phái chính yếu của Đại thừa là Trung Quán (Madhyamika) và Duy Tâm hay Duy Thức (Chittamatra)  phát khởi ở Ấn Độ trên căn bản của những sự trình bày khác nhau.

Tiếp theo là Kim Cương thừa hay cổ xe mật thừa tantra, là điều mà chúng tôi có một số liên hệ đến chuyển pháp luân lần thứ ba. Từ ngữ ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự tương tục’. Trong  Tantra Yoga gọi sự Trang Nghiêm Căn Bản Kim Cương Tantra giải thích rằng giải thích rằng tantra là một sự tương tục liên hệ đến sự tương tục của tâm thức. Nó là căn bản của tâm thức này rằng trên trình độ thông thường chúng ta vi phạm những hành vi tiêu cực, như một kết quả của những điều mà chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của sinh tử. Trên con đường tâm linh, nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể tạo nên những sự cải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận thức cao thượng của con đường và v.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể đạt đến thể trạng tối thượng toàn thiện toàn trí. Do thế, sự tương tục này của tâm thức luôn luôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra hay sự tương tục.

Chúng tôi cảm thấy có cây cầu giữa kinh điển và luận điển tantra trong chuyển pháp luân lần thứ hai và lần thứ ba, bởi vì trong lần thứ hai, đức Phật đã dạy những kinh điển nào đấy có những trình độ khác nhau về ý nghĩa. Ý nghĩa rõ ràng (liễu nghĩa) của kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Prajnaparamita Sutra) là tính không, trong khi ý nghĩa không rõ ràng (bất liễu nghĩa) của là những tầng bậc của con đường, được đạt đến như một kết quả của sự thể chứng tính không. Chuyển pháp luân lần thứ ba được nối kết với những phương cách khác nhau của việc nâng cao tuệ trí thân chứng tính không. Vì thế chúng tôi nghĩ có một liên kết ở đây giữa kinh điển và luận điển tantra.
---o0o---



tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương