Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ


GIỚI THIỆU MẬT ĐIỂN TANTRA



tải về 1.5 Mb.
trang23/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

GIỚI THIỆU MẬT ĐIỂN TANTRA


Có một sự giải thích về sự tiến triển của Mật điển Tantra từ một quan điểm lịch sử, theo điều mà đức Phật đã dạy những Mật điển Tantra khác nhau tại những thời điểm nào đấy và v.v… Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng giáo huấn Tantra; cũng có thể hiện diện như một kết quả của những cá nhân đã đạt đến những sự thân chứng cao độ và có thể khám phá những nhân tố vật lý thân thể và khả năng trong thân thể đến một mức độ toàn hảo nhất. Như một kết quả của điều này, họ có thể có những sự thể chứng và sức thấu triệt cao độ và vì thế có thể tiếp nhận những giáo huấn Mật thừa Tantric. Do vậy, khi chúng ta nghĩ về giáo huấn Mật thừa Tantric chúng ta không nên có một thái độ cứng nhắc về một thời gian lịch sử đặc thù.

Trong mật điển tantra căn bản Thời Luân Kim Cương (Kalachakra), chính đức Phật nói rằng khi Ngài chuyển pháp luân lần thứ hai ở đỉnh Linh Thứu, Ngài cũng ban bố một hệ thống khác biệt về giáo huấn Mật thừa Tantric tại một địa điểm gọi là Quang Vinh Cát Tường (Dhanyakataka25). Có một ý kiến khác nhau trong những học giả Tây Tạng lưu tâm đến sự phát triển của giáo huấn tantra, kể cả Mật điển Thời Luân Kim Cương (Kalachakra Tantra). Một hệ thống cho rằng đức Phật đã thuyết giảng giáo huấn Tantric vào ngày trăng tròn một năm sau khi giác ngộ hoàn toàn; trái lại hệ thống thứ hai giữ quan điểm rằng Ngài đã ban bố giáo huấn Mật thừa Tantra một tháng trước khi Ngài nhập niết bàn.

Quan điểm thứ hai dường như thuyết phục hơn bởi vì mật điển Thời Luân Kim Cương (Kalachakra tantra) tự nói rằng giống như đức Phật chuyển pháp luân lần thứ hai tại đỉnh Linh Thứu, Ngài ban bố giáo huấn tantric tại thành Quang Vinh Cát Tường (Dhanyakataka). Dường như rằng trong những bộ mật điển tantra cấp thấp có một ít bộ mà đức Phật đã dạy trong hình thức thông thường của Ngài như một vị tu sĩ đại giới hay Tỳ kheo, nhưng trong phổ quát, khi Ngài dạy hầu hết Mật điển Tantra, Ngài mang hình thức của một bổn tôn chính đặc thù của Mật thừa Tantra.

Sự thực hành Mật thừa Tantra có thể được thực hiện khi một người đạt đến một nền tảng vững vàng trong con đường được trình bày trong hệ thống kinh thừa Hiển giáo. Điều này gồm có một quan điểm đúng đắn về tính không, như nó được giải thích trong chuyển pháp luân lần thứ hai, và một nhận thức về ngưỡng vọng vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, căn cứ trên từ ái và bi mẫn, cùng với những thực tập của sáu toàn thiện (ba la mật). Vì thế chỉ sau khi chúng ta đã bố trí một nền tảng thích đáng trong những con đường thông thường chúng ta có thể thực hiện sự thực hành mật thừa tantra như một nhân tố bổ sung.

Những thâm thúy nhất có thể tìm thấy trong Tantra Yoga Tối Thượng. Đây là nơi mà chúng ta có thể đi đến thông hiểu thuật ngữ, ‘Phật tính’ (Buddha-nature) hay ‘cốt tủy của Phật quả’ (essence of Buddhahood), nói cách khác, sự tỉnh thức vô nhiễm được giải thích trong Tương Tục Siêu Phàm (Đại Thừa Chưởng Trân Luận - Uttaratantra Shastra). Ý nghĩa sâu sắc nhất của điều này chỉ có thể được thấu hiểu trong Tantra Yoga Tối Thượng.

Không kể gì đến việc chúng ta có xác  nhận rằng Tương Tục Siêu Phàm (Đại Thừa Chưởng Trân Luận) tự nó có đối diện với Phật tính trong hình thức trọn vẹn nhất của nó hay không, nhưng rõ ràng rằng ý nghĩa hay khuynh hướng căn bản của Phật quả là tâm nguyên sơ cơ sở của tịnh quang như đươc giải thích trong Tantra Yoga Tối thượng.

Điều hết sức đặc biệt và thậm thâm về Tantra Yoga Tối thượng là nó giải thích và phác thảo những phương pháp cho không chỉ tiến trình thể chứng tâm linh trên con đường đối với trình độ của tâm thức thô thiển, mà nó cũng giải thích những kỹ năng và phương pháp cho việc sử dụng trình độ vi tế của tâm thức, tâm nguyên sơ cơ bản của tịnh quang. Khi chúng ta có thể chuyển hóa tâm nguyên sơ cơ sở của tịnh quang vào trong thực thể của con đường, chúng ta được trang bị với một khí cụ vô cùng mạnh mẽ.

Thông thường, trong sự thực hành nhất tâm bất loạn, chúng ta đang thể hiện chức năng trên một trình độ phức tạp của tinh thần và vì thế đòi hỏi một trình độ mạnh mẽ của chính niệm và tỉnh thức để ngăn ngừa sự tập trung của chúng ta không bị xao lãng. Nếu có một kỹ năng hay phương pháp mà nhờ nó chúng ta có thể xua đi những sự tán loạn cấu kết với những trình độ phức tạp của tâm thức này, sẽ không cần có sự chú tâm và chính niệm cao độ như thế. Tantra Yoga Tối Thượng giải thích những phương pháp mà nhờ đấy chúng ta có thể hóa giải và xua tan tất cả những trình độ phức tạp thô thiển của tâm thức và đem tâm thức chúng ta đến một trình độ mà tại đấy tán loạn không thể sinh khởi.

Thêm nữa, phương pháp cho sự đem đến tâm thức nguyên sơ cơ bản ấy của tịnh quang, trình độ vi tế nhất của tâm, vào trong thực thể của con đường theo Tantra Yoga Tối Thượng, là chuyển hóa hay xua tan những trình độ phức tạp thô thiển của tâm thức và những năng lượng thúc đẩy chúng. Có ba phương cách để làm điều này. Một là bằng phương tiện của phong du già (wind yoga – hơi thở), thứ đến là qua kinh nghiệm của bốn loại diệu lạc, và thứ ba là qua thiền tập trên vô phân biệt.

Ở đây, nên nhớ rằng mặc dù đây là những phương pháp khác nhau, nhưng chúng ta có thể đạt đến diệu pháp này bằng những phương tiện của bất cứ một trong ba kỹ năng trên. Chúng ta nên cảnh giác rằng những diệu pháp này có thể đạt được không chỉ bằng một phương pháp, mà qua một tích tập của nhiều phương pháp khác nhau. Thí dụ, nếu chúng ta phát sinh một tư tưởng đạo đức hôm nay, mặc dù tư tưởng đạo đức này có thể phục vụ như một nguyên nhân để đạt đến toàn tri toàn giác trong tương lai, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ tư tưởng đạo đức đơn độc này là nguyên nhân của toàn tri toàn giác.

Một tác phẩm gọi là Thánh Ngữ Văn Thù (Sacred Words of Manjushri), được một vị đạo sư Ấn Độ là Phật Trí (Buddhajnana) sáng tác, đề cập rằng do bởi cấu trúc vật lý của thân thể chúng ta và những yếu tố mà chúng ta thể hiện như những con người cư ngụ trên hành tinh này, thậm chí trên một mức độ tầm thường, nhưng trong những hoàn cảnh nào đấy chúng ta có thể trãi nghiệm mức độ vi tế của tịnh quang, một cách tự nhiên. Điều này xảy ra trong giấc ngủ, ngáp, ngất và cực điểm của tính dục.

Điều này cho thấy rằng chúng ta có trong chính chúng ta một khả năng nào đấy mà chúng ta có thể khám phá xa hơn. Và trong bốn tình trạng này, cơ hội tốt nhất cho sự phát triển xa hơn là trong lúc tiếp xúc tính dục.

Mặc dù tôi đang sử dụng thuật ngữ thông thường này, cực điểm tính dục, nó không hàm ý một hành vi tình dục tầm thường. Điều liên hệ ở đây là đến kinh nghiệm của việc tiến hành trong một phối hợp với phối ngẫu của tính dục khác phái (opposite sex), bằng những phương tiện mà những yếu tố tột đỉnh được bừng sáng, và qua năng lực của thiền quán, tiến trình cũng đảo ngược lại.

Điều chuẩn bị cho một sự thực tập như thế này là quý vị phải có thể bảo vệ chính mình từ những lỗi lầm của sự xuất tinh. Theo sự giải thích trong mật điển Thời Luân Kim Cương (Kalachakra Tantra), sự xuất tinh như thế là rất tai hại cho sự thực tập của quý vị. Do thế, vì quý vị không được kinh nghiệm sự xuất tinh ngay cả trong những giấc mơ, nên Mật điển Tantra diễn tả những kỹ thuật khác nhau cho quý vị vượt thắng lỗi lầm này.

Điều này mâu thuẫn với sự diễn giải của Luật Tạng, là điều thiết lập một tiêu chuẩn kỷ luật cho những tu sĩ Phật giáo, trong ấy ngoại trừ xuất tinh trong những giấc mơ, bởi vì điều ấy là ngoài sự kiểm soát của chúng ta, trái lại trong Mật thừa Tantra nó được xem như một sự vi phạm. Kinh nghiệm của sự bừng sáng tâm thức giác ngộ được đưa đến bằng một khát vọng khổ sở thông thường, và vì thế hành giả phải có thể phát sinh nó.

Vấn đề là qua sự năng lực của khát vọng, chúng ta có thể làm tan chảy những yếu tố trong thân thể chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta kinh nghiệm thể trạng vô phân biệt, chúng ta phải thể hướng trực tiếp sự chú tâm của chúng ta đến thiền quán trên tính không. Do thế, khi chúng ta kinh nghiệm một thể trạng vô phân biệt như một kinh nghiệm của những yếu tố tan chảy hay bừng sáng trong thân thể chúng ta, nếu chúng ta có thể phát sinh sự thông hiểu ấy vào trong sự thể chứng tính không, thì chúng ta sẽ đạt đến diệu pháp chuyển hóa một cảm xúc, khát dục phiền não, thành tuệ trí thân chứng tính không.

Khi chúng ta có thể vận dụng tâm diệu lạc vô phân biệt trong sự thể chứng tín không, kết quả là tuệ trí hùng lực sẽ phục vụ như một đối trị để hóa giải và loại trừ những xúc tình phiền não. Do vậy, nó là trường hợp tuệ trí xuất phát từ những cảm xúc phiền não hóa giải và loại trừ chúng, giống như những con côn trùng sinh từ gỗ và tiêu thụ gỗ.

Đây là điều nổi bật của tiến triển của đức Phật, hình thức của thiền quán bổn tôn, bổn tôn chính của mạn đà la, và tiến vào trong sự hợp nhất với phối ngẫu khi Ngài dạy về con đường Mật thừa Tantra. Do vậy, trong phạm vi của sự thực hành của họ, những hành giả phát sinh trong chính họ trên một mức độ quán tưởng vào trong những bổn tôn như vậy trong sự hợp nhất với một  phối ngẫu.

Một đặc trưng đặc biệt và thậm thâm khác của Mật thừa Tantra quan tâm đến tiến trình cho sự đạt được hai thân của đức Phật, thân sắc tướng và thân chân thật. Theo hệ thống kinh điển Hiển giáo, hành giả hành động để đạt đến thân sắc tướng và thân chân thật của một vị Phật như một kết quả của việc trau dồi một ngưỡng vọng vị tha cho giác ngộ. Tuy nhiên, thân thể của đức Phật không xảy ra mà không có những nguyên nhân và điều kiện và những nhân duyên này phải thích ứng với hiệu quả của nó. Điều ấy nói rằng, nhân và quả phải có những phương diện tương tự.

Kinh điển Hiển giáo nói về những nguyên nhân của Phật thân sắc tướng trong dạng thức của một thân thể tinh thần đặc biệt bởi những Bồ tát tiến hóa một cách cao độ, cung ứng như nguyên nhân thật sự của Phật thân, cuối cùng trở thành sắc thân của Phật. Điều này cũng được đề cập trong những tác phẩm thừa thấp (tiểu thừa). Mặc dù kinh văn không diễn tả một phương pháp hoàn toàn cho việc biến thành hiện thực thể trạng toàn tri toàn giác, chúng thật nói về những loại nào đó của những sự thực hành phù hợp đối việc đạt đến những đặc tính quan trọng và thứ yếu của đức Phật.

Tantra Yoga Tối Thượng, trái lại, phác thảo những nguyên nhân và phương pháp đặc biệt cho việc biến thành hiện thực cả chân thân và sắc thân của một vị Phật.

Nhằm để tiến hành sự thực tập một phương pháp phục vụ như nguyên nhân chính hay nổi bật cho việc đạt đến sắc thân của một vị Phật, hành giả Mật thừa Tantra phải trước nhất phải trưởng thành chín muồi những khả năng tinh thần của mình. Nói cách khác, người ấy phải thực hành lập lại nguyên nhân đặc biệt này. Sự quan trọng của bổn tôn du già (deity yoga), mà điều này sử dụng việc quán tưởng trong thiền quán, là hành giả phát sinh trong chính mình trong đặc trưng của một bổn tôn.

Những tác phẩm như diễn giải Tantra gọi là Vajrapanjara Tantra và những luận giải Ấn Độ liên hệ chỉ ra rằng việc đạt đến một chân thân Phật đòi hỏi thiền quán và thực hành của một con đường có những đặc trưng tương ứng đến kết quả chân thân. Điều này liên hệ đến thiền quán về tính không qua những nhận thức trực tiếp mà trong ấy tất cả những hiện hữu nhị nguyên và những phức tạp của nhận thức được loại ra. Một cách tương tự, nhằm để đạt đến sắc thân của vị Phật, hành giả cũng phải trau dồi một con đường có những đặc trưng tương tự đến kết quả sắc thân. Tiến hành trong một con đường có những đặc trưng tương tự đến thể trạng kết quả của Phật quả, một cách đặc biệt sắc thân, là ý nghĩa và năng lực không thể thiếu được. Mật điển Tantra trình bày một con đường có những đặc trưng, một cách kỹ thuật gọi là bốn sự tịnh hóa hoàn toàn, tương tự đến thể trạng kết quả trong bốn phương cách: Tịnh hóa hoàn toàn của giác ngộ, tịnh hóa hoàn toàn của thân thể, tịnh hóa hoàn toàn của nguồn cội, và tịnh hóa hoàn toàn của những hành vi.

Tất cả những hệ thống của đại thừa công nhận rằng nhằm để đạt đến thể trạng kết quả, mà đấy là sự hợp nhất của hai thân thể, điều thiết yếu là dấn thân trong một con đường mà trong ấy có một sự phối hợp của phương pháp và tuệ trí. Tuy nhiên, sự hợp nhất của tuệ trí và phương pháp theo hệ thống kinh điển hiển giáo không là một sự phối hợp toàn vẹn. Mặc dù nó liên hệ đến tuệ trí trong dạng thức của tuệ trí thực chứng tính không và phương pháp trong hình thức của sự thực hành sáu toàn thiện (ba la mật) như bố thí, trì giới, v.v…, sự phối hợp giữa phương pháp và tuệ trí ở đây liên hệ chỉ đơn thuần liên hệ đến sự thực hành tuệ trí thực chứng tính không được hoàn thành bởi một nhân tố của phương pháp như tâm thức giác ngộ, và sự thực hành tâm thức giác ngộ cùng những khía cạnh của phương pháp được hoàn thành và hỗ trợ bởi một nhân tố của tuệ trí như sự thực chứng tính không. Nói cách khác, họ cho rằng không thể cho cả hai nhân tố trên con đường, đấy là nhân tố tuệ trí và nhân tố phương pháp, được trình bày trong một thực thể tâm ý.

Một mô thức thực tập như vậy là một sự phối hợp tương đối của phương pháp và tuệ trí. Sự thực tập của tuệ trí không bị cô lập với những nhân tố phương pháp, cũng không là sự thực tập của phương pháp bị cô lập khỏi những nhân tố của tuệ trí, tuy thế nó không là một mô thức hoàn toàn của sự phối hợp giữa phương pháp và tuệ trí. Chỉ  có Mật thừa Tantra có thể cung ứng như nguyên nhân cơ bản hay con đường cho sự thực chứng thể trạng kết quả của Phật quả, trong ấy có một sự hợp nhất hoàn toàn giữa sắc thân và chân thân.

Câu hỏi là hình thức nào của sự thực hành hay con đường là có thể để ở đấy phương pháp và tuệ trí được hợp nhất không thể tách rời. Trong sự thực tập mật thừa tantra, đấy là bổn tôn du già (deity yoga) mà trong ấy sắc tướng siêu phàm của một bổn tôn được quán tưởng trong nhất tâm (một thời khắc đơn độc của tâm ý), trong khi cùng lúc có một sự tỉnh thức về tính tự nhiên trống rỗng của nó, tính không của nó. Ở đấy, trong một thực thể của tâm ý, là thiền quán về cả bổn tôn lẫn lĩnh hội về tính không. Do thế, một thời khắc tâm ý như vậy là một nhân tố của cả phương pháp lẫn tuệ trí.

Cũng thế, khi chúng ta cố gắng để trau dồi sự kiêu hãnh siêu phàm hay cảm giác thể hiện như một chúng sinh thần thánh trong sự thực hành bổn tôn du già, chúng ta cố gắng để vượt thắng cảm giác và nhận thức thông thường. Tôi nghĩ điều này giúp chúng ta làm nên khả năng của Phật quả trong chính chúng ta rõ ràng hơn.

Để đạt đến một niềm kiêu hảnh vững vàng về việc biểu hiện một bổn tôn đòi hỏi một sự quán tưởng ổn cố về hình tướng và sự hiện diện của bổn tôn. Một cách thông thường, do bởi khuynh hướng tự nhiên của chúng ta và ý tưởng hệ quả của tự ngã, chúng ta có một cảm giác bản năng và cái ‘tôi’ và tự ngã căn cứ trên thân thể và tâm ý của chúng ta. Nếu chúng ta trau dồi một nhận thức mạnh mẽ về sự biểu hiện của chúng ta như một bổn tôn một cách tương tự, chúng ta cũng sẽ có thể trau dồi niềm tự hào siêu phàm, cảm giác xác chứng như một bổn tôn, bằng việc tập trung trên thân thể siêu phàm (thần thánh).

Nhằm để hiện thực tâm thức toàn tri toàn giác trong chính mình, chúng ta cần phát triển nguyên nhân chắc thật cho một tâm thức như thế, không phải là bất cứ một hình thức nào của tâm ý, mà là một tâm thức với một sự tương tục vĩnh viễn lâu dài. Điều ấy để nói rằng, tâm ý mà chúng ta nhận thức sự trống không của nó nhằm để hiện thực toàn tri toàn giác phải là một loại tâm thức đặc biệt, trong dạng thức tương tục của nó, là thường trụ. Những thể trạng nhiễm ô của tâm thức, chẳng hạn như những cảm xúc phiền não và v.v…, là ngoại lai, bất định. Do vậy, mặc dù chúng là bất lợi, tai hại, nhưng chúng không kéo dài, trái lại tâm thức mà tính bản nhiên của nó chúng ta nhận thức khi chúng ta trở nên toàn tri toàn giác phải là thường trú trong dạng thức tương tục của nó không ngoại lai hay ngẫu nhiên.

Điều này có nghĩa là, chúng ta phải có thể thân chứng tính không bản nhiên của tâm thức thanh tịnh, tâm chưa bao giờ bị nhiễm ô bởi ảnh hưởng của những cảm xúc phiền não.

Bây giờ, theo quan điểm của chính tính không, mặc dù không có sự khác biệt giữa tính không của những hiện tượng ngoại tại, như một chồi non chẳng hạn, và tính không của một bổn tôn, chẳng hạn chính một người phát sinh vào trong bổn tôn như Tỳ Lô Giá Na, theo quan điểm của những chủ thể định phẩm chất bởi tính không thì có một sự khác nhau.

Điều quan trọng của bổn tôn du già là, nó là một loại tuệ trí đặc biệt thể chứng tính không của bổn tôn này mà cuối cùng phục vụ như một nguyên nhân quan trọng cho tâm toàn tri toàn giác của Phật quả. Do thế, bổn tôn du già là một hợp nhất của tịnh quang là sự quán tưởng bổn tôn, và sự thâm diệu là sự thân chứng tính không.

Bây giờ, theo kinh điển hiển giáo, đức Phật chưa bao giờ chấp nhận sự phát sinh những cảm xúc phiền não vì chính lợi ích của một người, hay từ quan điểm chính sự thân chứng của một người về con đường. Nhưng có những trường hợp đề cập trong kinh điển, chỗ mà một vị Bồ tát, người tìm thấy sự áp dụng những cảm xúc phiền não nào đấy là hữu dụng và hữu ích vì mục tiêu cho những người khác, là được trao cho một sự chấp thuận như vậy.

Đức Phật đã nói rằng mặc dù phân cức là nhơ uế trong phố thị, nhưng nó hữu ích khi được dùng như phân bón trên đồng ruộng. Việc sử dụng đặc biệt những vọng tưởng của Bồ tát có thể hữu dụng tương tự như vậy đến những người khác.

Trong Mật điển Tantra, chúng ta thấy rằng đức Phật đã có một ngoại lệ cho việc phát sinh thù ghét, bởi vì chúng ta thấy những kỹ năng và phương pháp ở đây cho việc sử dụng thù ghét và giận dữ cho những mục tiêu tích cực. Tuy thế, chúng ta phải cảnh giác rằng ngay cả khi việc sử dụng thù ghét và giận dữ cho những mục tiêu tích cực, động cơ nền tảng phải là tư tưởng vị tha cho việc đạt đến giác ngộ vì lợi ích của người khác. Khi được phát khởi bởi một động cơ như thế, giận dữ hay thù ghét do tình huống được miễn thứ (tội lỗi). Sự nổi bật về khía cạnh phẫn nộ của một số bổn tôn có thể được hiểu trong phạm vi này.

Do thế, đây chỉ là một số sự khác nhau giữa hệ thống kinh điển Hiển giáo và Mật điển Tantra hay, như chúng ta có thể nói, những đặc trưng siêu việt của con đường Mật thừa Tantra.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương