Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang27/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

DIỆU LẠC VÀ TÍNH KHÔNG


Có hai ý nghĩa rộng rãi khác nhau về thuật ngữ ‘hợp nhất’ (union). Một là sự hợp nhất của tính không và diệu lạc và thứ kia là sự hợp nhất của chân lý quy ước và căn bản (nhị đế dung thông). Khi chúng ta nói về sự hợp nhất trong ý nghĩa của chân lý quy ước và căn bản, sự hợp nhất của tính không và diệu lạc là một phần của một cặp và thân thể ảo huyễn và phần kia. Khi hai điều này được hợp nhất hay phối hợp không tách rời, chúng hình thành sự hợp nhất của hai sự thực.

Một ý nghĩa của sự hợp nhất tính không và diệu lạc là, tuệ trí thực chứng tính không được kết nối với diệu lạc – tuệ trí thân chứng tính không được phát sinh trong khía cạnh của diệu lạc, như thế chúng là một thực thể. Một sự diễn giải khác về sự kết hợp diệu lạc và tính không là chúng ta sử dụng một thể trạng diệu lạc của tâm thức để nhận thức tính không và một sự thể chứng như thế về tính không qua thể trạng diệu lạc của tâm thức được gọi là sự hợp nhất của diệu lạc và tính không.

Về phần sự liên tục để đạt đến diệu lạc và thân chứng tính không có hai kiểu thức. Trong một số trường hợp, kinh nghiệm về thể trạng diệu lạc của tâm thức đến đầu tiên, tiếp theo bởi sự thể chứng tính không. Tuy thế, đối với hầu hết những hành giả của Tantra Yoga Tối Thượng, sự thân chứng tính không đến trước kinh nghiêm thực sự của diệu lạc.

Sự thân chứng tính không của những hành giả nào đấy có thể không hoàn toàn như của Trường phái Trung Đạo Hệ Quả. Họ có thể trung thành triệt để một quan điểm về tính không như được đề xuất bởi Hành Giả Du Già Trung Quán Tự Tông, nhưng bằng sự áp dụng những kỹ năng thiền tập tantric nào đấy, chẳng hạn như đánh thức sức nóng nội tại, hay nhận thức những huyệt quan trọng của thân thể qua yoga gió, chúng ta có thể phát sinh một kinh nghiệm về diệu lạc. Điều này có thể cuối cùng đưa đến một thể trạng nơi mà chúng ta có thể rút ra hay hòa tan trình độ thô thiển của tâm thức hay năng lượng.

Một trình độ kinh nghiệm sâu như thế, khi kết hợp với một ít thấu hiểu về tính không, có thể đưa đến một sự thông hiểu vi tế hơn về tính không, một sự thông hiểu mà tất cả mọi hiện tượng chỉ đơn thuần là tâm tạo, chỉ đơn thuần là danh xưng, bị quy cho căn bản thiếu vắng sự tồn tại cố hữu và v.v…  Đối với loại người ấy diệu lạc được đạt đến một cách sớm sủa hơn và sự thân chứng về tính không đến trể hơn.

Hành giả với những khả năng sắc bén, người là là thực tập sinh chính của Tantra Yoga Tối Thượng phải được trang bị với một sự thân chứng về tính không trước khi tiếp nhận một lễ quán đảnh khai tâm Tantra Yoga Tối Thượng. Đối với một hành giả như thế, vì vậy, tuệ trí thân chứng tính không được đạt đến sớm hơn kinh nghiệm về diệu lạc.

Trong một buổi thiền tập tantric thật sự, một hành giả với những khả năng sắc bén cao độ sử dụng những phương pháp như khởi động sức nóng nội tại, hay bổn tôn du già, hay thâm nhập những huyệt quan trọng của thân thể qua yoga và v.v…  Qua sức mạnh của khát vọng mà người ấy đã từng phát sinh, người ấy có thể hòa tan tâm thức giác ngộ hay những yếu tố trong thân thể của người ấy và kinh nghiệm thể trạng của đại lạc. Tại thời điểm này, kinh nghiệm là giống nhau cho dù người ấy là nam hay nữ. Người ấy nhớ lại sự thể chứng tính không và phối hợp nó với kinh nghiệm của đại lạc.

Phương cách đại lạc được trải nghiệm là khi tâm thức giác ngộ hay những yếu tố trong thân thể được hòa tan, chúng ta trải nghiệm một cảm giác vật lý trong kinh mạc trung tâm mà nó cho sinh khởi một kinh nghiệm vô cùng năng động của diệu lạc. Điều này lần lượt đem lại diệu lạc tinh thần vi tế. Khi thiền giả nhớ lại sự thông hiểu về tính không, kinh nghiệm của diệu lạc tinh thần được kết hợp với nó. Điều ấy là sự kết hợp của diệu lạc và tính không.

Theo sự giải thích mật tông tantra, khi chúng ta nói về kinh nghiệm diệu lạc ở đây, chúng ta liên hệ đến diệu lạc xuất phát từ sự tỏa ra của yếu tố chất lỏng tái sinh, và một loại khác của diệu lạc xuất phát từ sự vận động của yếu tố ấy trong những kinh mạch, và loại diệu lạc thứ ba xuất phát qua thể trạng diệu lạc bất biến. Trong sự thực hành tantric, hai loại diệu lạc sau cùng được sử dụng cho sự thân chứng tính không.

Do bởi sự nổi bật lớn của việc sử dụng diệu lạc trong sự thân chứng tính không, chúng ta thấy rằng nhiều bổn tôn thiền quán trong Tantra Yoga Tối Thượng ở trong sự hợp nhất với một phối ngẫu. Như tôi đã giải thích ở phía trước, kinh nghiệm này về diệu lạc là rất khác biệt với khoái lạc thông thường của kinh nghiệm dục tình.


---o0o---

CHẾT, TRUNG ẤM THÂN VÀ TÁI SINH


Vì sự thực hành Tantra Yoga Tối Thượng nhằm để lợi lạc cho thực tập sinh  hay hành giả có cấu trúc cơ thể sở hữu sáu yếu tố, những tiến trình của con đường giống những kinh nghiệm thông thường và có những đặc trưng tương tự đến những kinh nghiệm của chết, trung ấm thân và tái sinh.

Do bởi cấu trúc thân thể đặc biệt của con người, người ta phải đi qua ba tầng bậc một cách tự nhiên: chết, trung ấm thân và tái sinh. Chết là một tình trạng khi tất cả những trình độ thô thiển của tâm thức và năng lượng rút lui hay hòa tan vào trong những trình độ vi tế nhất của chúng. Tại thời điểm ấy, chúng ta kinh nghiệm ánh sáng trong suốt của sự chết. Sau đó, chúng ta mang lấy một thân thể vi tế được biết như trung ấm thân và khi trung ấm thân khoác lấy một thân thể thô thiển hơn, mà người khác thấy được, nó đã tiếp nhận vào trong một đời sống mới.

Mặc dù chúng ta đi qua ba tình trạng này một cách tự nhiên, trong những luận điển Mật tông Tantric, Long Thọ và Thánh Thiên đã diễn tả những kỹ năng và phương pháp đặc biệt nhờ đấy hành giả có thể đem những kinh nghiệm của họ để sử dụng một cách tích cực. Thay vì phải đi qua những tình trạng ấy một cách vô vọng, họ có thể đạt đến sự kiểm soát ba tình trạng này và sử dụng chúng đề đạt đến thể trạng kết quả của Phật quả.

Tiến trình cho sự đạt đến ba thân Phật, Thân Chân Thật (pháp thân), Thân Thụ Dụng (báo thân) và Thân Phát Xuất (hóa thân), có những đặc trưng tương tự những tình trạng của chết, trung ấm thân, và tái sinh. Do thế, có một cơ hội đạt đến ba thân bằng việc sử dụng ba tình trạng này.

Như con đường của Tantra Yoga Tối Thượng được giải thích trong dạng thức của thiền tập trên ba thân Phật, bất cứ sự thực hành nào của tầng bậc phát sinh trong Tantra Yoga Tối Thượng phải bao gồm ba khía cạnh này.

Những tài liệu của Nyingma diễn tả tiến trình này trong những thuật ngữ khác, liên hệ đến ba tam muội thiền (chỉ) thay vì thiền tập trên ba thân,  tam muội thiền chân như, thiền chỉ về sự sinh khởi tướng mạo và thiền chỉ nguyên nhân. Những tam muội thiền này tương ứng đến những sự thực tập của tầng bậc phổ thông giải thích trong cả Tantra Yoga và Tantra Yoga Tối Thượng, bao gồm tam muội thiền của tầng bậc sơ khởi, tam muội thiền mạn đà la chiến thắng và tam muội thiền hành động chiến thắng.

Thiền tập trên ba thân liên hệ đến thiền tập mà trong ấy chúng ta tiếp nhận sự chết, trung ấm thân và tái sinh vào trong tiến trình của con đường. Thí dụ, tiếp nhận sự chết vào trong tiến trình của con đường như Thân Chân Thật (pháp thân), là nơi mà chúng ta chuyển hóa điều kiện của sự chết bằng việc tưởng tượng hay hình dung đi qua tiến trình của sự chết. Trên trình độ của tưởng tượng chúng ta rút lui và hòa tan tất cả những tiến trình của tâm thức và năng lượng của chúng ta. Tiến trình của sự chết bắt đầu với sự phân hủy những yếu tố trong chính thân thể của chúng ta; như một kết quả nó có tám tầng bậc bắt đầu với sự tan rã của những yếu tố đất, nước, lửa, và gió.

Điều này tiếp theo bởi bốn tầng bậc, một cách kỹ thuật liên hệ đến như những kinh nghiệm của tướng mạo trắng, tăng trưởng đỏ, đen gần sự đạt đến và ánh sáng trong suốt của sự chết. Sự tan rã này được trải nghiệm trong tầng bậc phổ thông chỉ trên một trình độ tưởng tượng, trong khi những kinh nghiệm sâu hơn của tiến trình phân hủy sinh khởi như những tiến bộ của hành giả và nâng cao trong sự thân chứng của người ấy trong tầng bậc hoàn thành. Điều này cuối cùng sẽ đưa đến một điểm nơi mà người ấy có thể đi qua kinh nghiệm của tiến trình thật sự của sự chết.

Ngày nay, những nhà khoa học đã và đang tiến hành những thí nghiệm để thẩm tra tiến trình của sự chết để tìm xem nó hoạt động như thế nào. Tiến trình của sự phân hủy sẽ rõ ràng hơn nhiều trong một người đi qua tiến trình của sự chết một cách từ từ, chẳng hạn như ai đấy đã từng bệnh hoạn một thời gian dài, và những kết luận có thể đạt được trong cách này.

Một hành giả tantric đã đạt đến một thể trạng thực chứng cao cấp sẽ có thể nhận thức những kinh nghiệm của sự chết, nó là thế nào, và sẽ có thể đem nó vào việc sử dụng tích cực, duy trì sự tỉnh thức của hành giả ấy và đơn giản là không bị cái chết tràn ngập hay chôn vùi. Nói một cách thông thường, những người thông thường có thể duy trì trong ánh sáng trong suốt của cái chết cho đến ba ngày là tối đa, nhưng một số thiền giả có thể kéo dài đến một tuần lễ hay hơn thế nữa. Những gì biểu lộ rằng một người, mặc dù bên ngoài họ có thể hiển hiện là đã chết, vẫn còn trong ánh sáng trong suốt của sự chết, đấy là thân thể không phân hủy.

Thời điểm, mà tại đấy thiền giả đi qua kinh nghiệm của ánh sáng trong suốt trong trình độ tưởng tượng (hình dung hay quán tưởng) của tầng bậc phát sinh, là thời điểm mà tại đấy người ấy phải thể nhập vào trong đối trọng thiền – chỉ quán song vận - về tính không.

Giống như một người bình thường thể nhập vào trong trung ấm thân và mang lấy một thân thể rất vi tế theo sau kinh nghiệm ánh sáng trong suốt của sự chết, trong sự thực hành ở tầng bậc phát sinh, sau khi sinh khởi từ thiền tập chỉ quán song vận về tính không, hành giả mang lấy một thân vi tế trên trình độ tưởng tượng, mà đấy là nhân tố chín muồi của trung ấm thân. Đây là sự thiền quán trên Thân Thụ Dụng (báo thân).

Sau đó, giống như trên trình độ thông thường một người trong thân trung ấm mang lấy một thân thể thô phù đánh dấu bằng sự tái sinh của họ trong một kiếp sống mới, vì thế một hành giả của tầng bậc phát sinh, tiếp theo sự tiếp nhận một Thân Thụ Dụng, mang lấy một Thân Phát Xuất (hóa thân).

Có nhiều văn bản trình bày những thiền quán trên tầng bậc phát sinh để sinh khởi chính mình như một bổn tôn. Trong một số thực hành chúng ta thấy chính mình sinh khởi đầu tiên như một người thủ trì kim cương nhân, và sau đấy như một người thủ trì kim cương quả, trong những trường hợp khác, chúng ta thấy rằng chúng ta phát sinh chính mình trong một bổn tôn qua một tiến trình được biết như ‘năm tịnh hóa’ và v.v…

Mặc dù có nhiều cách để quán tưởng chính mình như một bổn tôn trong thực hành của tầng bậc phát sinh mà là những điều rất quan trọng, phần quan trọng nhất của thiền quán là điểm mà tại điểm ấy chúng ta đặt sự nhấn mạnh đặc biệt đến thiền quán trên sự rộng rãi và thậm thâm bằng việc trau dồi sự tịnh hóa quán tưởng và niềm tự hào siêu phàm. Tôi đã đề cập điều này khi giải thích rằng hành giả phải trau dồi sự tịnh hóa trong quán tưởng niềm tự hào bổn tôn và siêu phàm căn cứ trên điều ấy.

Như một hành giả nghiêm khắc chúng ta phải cố gắng thực hành tất cả những thiền quán này, luôn luôn liên hệ chúng đến thể trạng tinh thần của chính và trình độ nhận thức chúng ta, và luôn luôn thẩm tra rằng sự thiền quán của chúng ta là tự do khỏi những ảnh hưởng của sự giải đãi và kích động tinh thần. Những hình thức như vậy của thiền quán phải được tiến hành trong một cung cách liên tục và quả quyết.

Chướng ngại lớn nhất của việc đạt được và duy trì nhất tâm là sự xao lãng tinh thần. Điều này bao gồm nhiều loại tình trạng tinh thần khác nhau, chẳng hạn như tán loạn tinh thần, nhưng trong tất cả những loại chướng ngại, lớn nhất vẫn là kích động tinh thần. Điều này phát sinh khi tâm thức chúng ta bị lôi cuốn bởi một đối tượng tham dục. Nhằm để vượt thắng và đối phó với những ảnh hưởng như thế, thiền giả được gợi ý là hãy cố gắng để làm dịu thiền quán tập trung, rút lui sự chú tâm khỏi những đối tượng ngoại tại và v.v…, vì thế tâm thức có điềm tĩnh lại. Bởi vì sự khích động tinh thần xảy ra khi tâm thức chúng ta quá cảnh giác hay sự thiền quán của chúng ta quá tập trung, nó hỗ trợ để phản chiếu trên tính tự nhiên của đau khổ luân hồi và v.v… Điều này sẽ có thể làm cho chúng ta giảm thiểu sự tập trung cảnh giác của chúng ta.

Nhằm để phát triển sự nhất tâm vững vàng, điều cần thiết để có cả sự trong suốt của tâm thức và sự trong suốt (rõ ràng) đối tượng của nó, vì không có sự trong sáng, mặc dù chúng ta có thể rút lui tâm thức khỏi đối tượng ngoại tại, nhưng chúng ta ẽ không thể đạt đến nhất tâm bất loạn. Trong sáng ở đây có hai loại, trong sáng của cái nhìn và trong sáng của tự chính kinh nghiệm chủ quan. Nhân tố quấy nhiễu sự trong sáng của tâm thức là hôn trầm của tinh thần. Điều này có thể vượt thắng bằng việc làm phấn chấn trình độ của chúng ta về tỉnh thức.

Khi chúng ta tiến hành thiền quán để phát triển nhất tâm bất loạn, chúng ta phải phán xét tâm thức của chúng ta có quá cảnh giác tập trung hay không, hay nó quá giải đãi hay không và v.v… Ước định trình độ của tâm thức chính mình, chúng ta phải trau dồi nhất tâm một cách đúng đắn.

Do bởi đối tượng của thiền quán trong thực hành Tantra Yoga Tối Thượng là chính mình trong hình thể bổn tôn, và cũng bởi vì sự thực tập nhất tâm bất loạn tập trung sự chú tâm của chúng ta trên những điểm (huyệt – luân xa) nào đấy trên thân thể chúng ta, nên chúng ta có thể mang sự chuyển vận những yếu tố trong thân thể. Một số thiền giả đã liên hệ những kinh nghiệm này của họ đến với tôi. Khi chúng ta có thể nắm giữ một hình thể rõ ràng của bổn tôn một cách nhất tâm trong một thời gian dài, điều này làm che lấp những cảm giác thông thường của phàm tình và vì thế đưa đến một cảm giác kiêu hãnh siêu phàm. Tuy thế, trong tất cả những tầng bậc của thiền quán, tái duy trì và củng cố một cách liên tục sự tỉnh thức về tính không của chúng ta là rất quan trọng.

Khi chúng ta tiến hành sự thực hành một cách đúng đắn trong cách này, chúng ta sẽ tiếp cận một điểm nơi mà chúng ta sẽ có một hình dung rõ ràng về toàn thể mạn đà la và bổn tôn trong nó với một sự chói lọi rực rỡ như thế giống như chúng ta có thể thấy và chạm đến. Điều này biểu thị sự thể chứng tầng đầu tiên phát sinh.

Nếu như một kết quả của thiền quán xa hơn, chúng ta có thể tiếp cận tầng bậc nơi mà chúng ta có một cái thấy những bổn tôn vi tế được phát sinh từ những phần khác nhau trên thân thể chúng ta trong một chốc lát, chúng ta sẽ đạt đến trình độ thứ hai của tầng bậc phát sinh.

Một khi chúng ta đã đạt đến tam muội thiền (chỉ) vững vàng, những thiền quán khác, như hóa thân bổn tôn, hòa tan trở lại trong tim chúng ta và v.v…, được giải thích nhằm để rèn luyện chính mình đạt đến kiểm soát trên sự nhất tâm này. Đây là những thiền tập bao gồm quán tưởng những biểu tượng vi tế của bàn tay tại sự khai mở của phần cuối trên của kinh mạch trung tâm và quán tưởng những giọt và âm tiết của phần cuối dưới. Sau đó, nếu chúng ta cảm thấy mệt mỏi như một kết quả của tất cả những thiền quán này, bước tiếp theo là hãy trì niệm mật ngôn.

Trì tụng mật ngôn trong Tantra Yoga Tối Thượng là rất đa dạng, trì tụng mật ngôn là một cam kết, trì tụng mật ngôn được thu thập như núi, sự trì tụng mật ngôn phẫn nộ, và v.v…


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương