Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ


HIỆN THỰC TÂM THỨC CỦA PHẬT QUẢ



tải về 1.5 Mb.
trang26/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

HIỆN THỰC TÂM THỨC CỦA PHẬT QUẢ


Tập trung bất biến (nhất tâm) trong lửa là một hình thức cho thiền quán mà trong ấy hành giải quán tưởng những mật ngôn khác nhau, chủng tự âm tiết và v.v…, tại trái tim của bổn tôn thiền quán và tưởng tượng ngọn lửa bùng lên từ trong những chủng tự.

Tập trung bất biến trong âm thinh liên hệ đến một sự thiền quán mà trong ấy hành giả tưởng tượng và tập trung trên âm điệu của mật ngôn không giống như chúng ta đang trì tụng chính chúng, nhưng đúng hơn là lắng nghe đến âm tiết của mật ngôn như nó được trì niệm bởi người nào khác.

Do vậy, hành giả trau dồi nhất tâm hay một tâm tịch tĩnh bất biến trong những phương cách này, mà đấy là tại sao chúng ta thấy những thông điệp trong Tantra Hoạt Động nói rằng qua thực hành tập trung bất biến nhất tâm trong lửa, hành giả sẽ đạt đến tính mềm dẻo uyển chuyển của thân thể và tinh thần. Sau đó, qua sự tập trung bất biến trong âm thinh, hành giả sẽ thật sự đạt đến tâm tịch tĩnh bất biến.

Loại du già (yoga) thứ ba, được gọi là sự ban cho giải thoát vào lúc chấm dứt âm thinh, là một kỹ năng mà nó cung cấp cho hành giả với sự thân chứng cuối cùng hay giải thoát.

Nói một cách tổng quát, nếu chúng phải phân loại những giáo huấn mật tông tantric trong ba tạng, nguyên tắc (luật), bài giảng (kinh), kiến thức (luận), giáo huấn mật tông tantric sẽ được bao gồm trong nhóm thứ hai, những bộ kinh. Do vậy, trong mật điển tantra, chính đức Phật đã nói rằng Ngài sẽ dạy tantra trong phong cách của những bộ kinh.

Sự nổi bật của điều này là những đặc trưng đặc biệt hay thậm thâm của mật điển tantra mang đến qua những kỹ năng để trau dồi sự ổn cố của thiền quán. Đặc trưng đặc biệt, thông thường của tất cả bốn mật điển tantra, là phân biệt sự thực hành Mật tông Tantric khỏi những sự thực hành của kinh điển Hiển giáo là kỹ năng đặc biệt của Mật điển Tantra cho sự trau dồi sự ổn cố của thiền quán.

Một điều mà tôi muốn làm sáng tỏ ở đây là, nói một cách tổng quát, tịch tĩnh bất biến (tam muội thiền) là một thể trạng hấp thu an chỉ của tâm thức mà trong ấy chúng ta có thể duy trì sự chú ý của mình đến một đối tượng chọn lựa mà không bị xao lãng. Do thế, những kỹ năng để trau dồi một thể trạng như thế cũng là an định hấp thu (chỉ) hơn là suy tư (quán).

Tuệ giác nội quán đặc biệt là một loại phân tích của thiền quán (liễu biệt thiền), vì thế những phương pháp cho trau dồi tuệ giác nội quán cũng là phân tích trong tự thể bản nhiên.

Tịch tĩnh bất biến là một thể trạng tinh tế của tâm thức mà trong ấy không chỉ là sự tập trung nhất niệm của chúng ta, mà nó cũng phối hợp bởi những khả năng uyển chuyển của tinh thần và vật lý. Một cách tương tự, tuệ giác nội quán là một thể trạng nhạy bén của tâm thức mà trong ấy năng lực phân tích rất phát triển mà nó cũng được trang bị với sự uyển chuyển của tinh thần và thân thể.

Do thế, bởi vì tịch tĩnh bất biến thiền là an chỉ trong tự thể và thiền quán trên tuệ giác nội quán là phân tích, khi chúng ta nói về thiền quán trong phổ quát, chúng ta phải cảnh giác rằng có nhiều loại khác nhau. Những loại nào đấy về thiền quán là những thể trạng của tâm thức mà chúng tập trung trên một đối tượng, chẳng hạn như thiền quán trên tính không, mà trong ấy tính không là đối tượng, trái lại trong thiền quán trên từ ái, chúng ta phát khởi tâm thức chúng ta thành ra một thể trạng của yêu thương. Thêm nữa, có những loại khác nhau của thiền quán mà trong ấy sự tập trung là trên sự tưởng tượng hay hình dung về điều gì ấy.

Theo những sự giải thích trong kinh điển và ba tantra thấp, khi chúng ta trau dồi tịch tĩnh bất biến (nhất tâm bất loạn) trong một buổi thiền tập, chúng ta hoàn toàn an chỉ một cách triệt để, duy trì nhất niệm và không tiến hành bất cứ một sự phân tích nào. Hai loại thiền tập khác nhau thường là phân biệt nhau đối với thứ kia, nhưng Tantra Yoga Tối Thượng chứa đựng một phương pháp nhận thức những điểm năng động của thân thể. Bằng sự phân tích những điểm nhạy cảm này của thân thể mà ngay cả tuệ giác nội quán đặc biệt có thể được trau dồi qua thiền chỉ hay tập trung.

Trong sự thực tập của con đường kinh điển và ba tantra thấp, đạt đến tịch tĩnh bất biến (định) và tuệ giác nội quán đặc biệt (tuệ) luôn luôn liên tục tiếp theo sau. Tịch tĩnh bất biến (nhất tâm) đến trước, đưa đến tuệ giác nội quán đặc biệt, trái lại trong Tantra Yoga Tối Thượng, một số trong hầu hết những hành giả năng động có thể đạt đến cả hai một cách đồng thời.

Loại du già (yoga) thứ ba đã liên hệ trước đây, sự tập trung cho phép sự giải thoát vào lúc chấm dứt âm thinh, là thuật ngữ kỹ thuật cho thiền quán trên tính không theo hệ thống Mật thừa Tantric. Nó cũng được biết như du già (yoga) không có biểu tượng, trong khi hai loại tập trung trước đó được liên hệ như du già (yoga) với biểu tượng.
---o0o---

TANTRA HÀNH TƯỚNG (TANTRA TIẾN HÀNH)


Mạn đà la thuộc Tantra Hành Tướng là vô cùng hiếm hoi trong truyền thống Tây Tạng, nhưng khi chúng thật sự xảy ra, bổn tôn thông thường nhất là Tỳ Lô Giá Na Chính Giác (Vairochana Abhisambodhi).

Tantra Hành Tướng cũng trình bày con đường trong hình thức du già (yoga) với những biểu tượng và du già (yoga) không có biểu tượng. Ở đây, du già không biểu tượng liên hệ đến thiền tập, nhấn mạnh trên tính không, trong khi sự nhấn mạnh của du già với biểu tượng thì không.

Cả Tantra Yoga và Tantra Hành Tướng đều nói về đòi hỏi sự thực hành bổn tôn du già và đảm trách sự ân cư thiền tập thích ứng, là điều tiếp theo bằng sự dấn thân trong những hành vi thực tập. Trong Tantra Hoạt Động và Tantra Hành Tướng điều này liên hệ một cách chính yếu đến những loại hành vi nào đấy chẳng hạn như kéo dài sự sống trên căn bản của bổn tôn trường thọ. Những loại hành vị khác, như đạt đến sự giải thoát tối thượng và v.v…, không được diễn tả một cách chi tiết.
---o0o---

TANTRA YOGA (TANTRA DU GIÀ)


Tantra quan trọng nhất của tầng lớp này được chuyển dịch sang Tạng ngữ là Toát Yếu Căn Bản của Tất Cả Như Lai (Sarva-tathagata-tattva-samgraha)27, trong ấy đề cập Kim Cương Giới và bao gồm những tantra Sarvavid.

Tiến trình phổ quát của con đường Tantra Du Già được giải thích trên căn bản của ba nhân tố: Căn bản tịnh hóa, con đường tịnh hóa, và kết quả tịnh hóa. Căn bản của tịnh hóa ở đây liên hệ đến thân thể, lời nói, tâm ý và hoạt động của hành giả, trong khi những con đường tịnh hóa liên hệ đến sự thực tập của đại ấn, hiện tượng ấn, chí nguyện ấn, và tuệ trí ấn hay hành động ấn. Giống như có bốn căn bản của tịnh hóa, thân thể, lời nói, tâm ý và hành động của hành giả và bốn con đường tương ứng của tịnh hóa, có bốn kết quả tịnh hóa: Thân thể, lời nói, tâm ý và hành động của Phật quả. Đây là tại sao văn bản chính của lớp tantra này, Toát Yếu Căn Bản, có bốn phần.


---o0o---

TANTRA YOGA TỐI THƯỢNG


Tantra Yoga Tối Thượng đối với người Tây Tạng giống như sự kiêng khem hằng ngày của chúng tôi. Tôi đã từng thấy rằng sự thực hành Tantra Toát Yếu Căn Bản và Tantra Tỳ Lô Giá Na Chính Giác được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản, nơi có rất nhiều hành giả của những tantra thấp. Nhưng dường như rằng Tantra Yoga Tối Thượng chỉ có thể thấy ở Tây Tạng, mặc dù tôi không thể tuyên bố một cách dứt khoát.

Những thực tập sinh mà Tantra Yoga Tối Thượng dành cho họ là những con người thuộc thế giới khát vọng, mà cấu trúc vật lý của họ bao gồm sáu phần tử. Những điều này liên hệ đến ba phần tử mà chúng ta tiếp nhận từ cha chúng ta và ba phần khác chúng ta có từ mẹ chúng ta.

Một đặc trưng đặc biệt của những con đường thậm thâm trong Tantra Yoga Tối Thượng là chúng sử dụng những kỹ năng tương ứng không chỉ những hiện tượng liên hệ đến căn bản của sự tịnh hóa như chúng xuất hiện trên trình độ thông thường, chẳng  hạn như chết, trung ấm thân và tái sinh, những cũng liên hệ đến những đặc trưng thuộc thể trạng kết quả của Phật quả, ba thân Phật.

Tantra Yoga Tối Thượng giải thích thuật ngữ của tantra trên ba trình độ, tantra nguyên nhân, mà đấy là căn bản; tantra phương pháp mà đấy là con đường và tantra kết quả. Tất cả ba trình độ của tantra sinh khởi từ tâm thức nguyên sơ nền tảng của tịnh quang.

Nếu chúng ta thấu hiểu điều nổi bật này, chúng ta sẽ thông hiểu sự giải thích của truyền thống Sakya mà nó nói về tantra nguyên nhân gọi là căn bản của tất cả, hay căn bản nền tảng, liên hệ đến mạn đà la của những bổn tôn trong ấy, tất cả những thứ ấy thật sự phát sinh từ căn bản nền tảng này.

Truyền thống này giải thích rằng căn bản nền tảng hiện diện trong những khả năng căn bản của chúng ta và tất cả những hiện tượng trên trình độ thông thường trong hình thức của những đặc tính. Tât cả những hiện tượng trên con đường hiện diện trong căn bản nền tảng này trong hình thức của những phẩm chất, và tất cả những hiện tượng của thể trạng kết quả của Phật quả hiện diện trong căn bản nền tảng này trong hình thức của năng lực. Một cách tương tự, chúng ta thấy những tuyên bố như ‘sự bình đẳng của căn bản và kết quả’ trong những tác phẩm của Nyingmapa.

Vì tất cả những hiện tượng của thể trạng kết quả là hoàn toàn hay hiện diện trong căn bản nền tảng này trong hình thức của năng lực, chúng ta cũng có thể thấu hiểu những tuyên bố như vậy như thân thể của đức Phật và tuệ trí của Ngài là không tách rời với nhau. Nhưng cũng quan trọng để hiểu những tuyên bố và những khái niệm này một cách đúng đắn, bằng không có một hiểm họa về một sự thừa nhận sai lầm, những gì đấy như quan điểm của phái Số Luận (Samkhya) rằng những chồi non hiện diện khi nó là hạt giống.

Thủ hộ khuynh hướng cốt yếu của những khái niệm như thế trong tâm, chúng ta có thể thấu hiểu rằng những gì Di Lặc đã viết trong Sự Tương Tục Siêu Phàm của ngài, ‘tất cả những cấu uế của tâm là tạm thời và ngoại lai, tất cả những phẩm hạnh của tâm hiện diện trong nó một cách tự nhiên’ không có nghĩa là tất cả những phẩm hạnh và thể chứng của tâm thức thực sự hiện diện trong tâm thức, nhưng nó tồn tại trong hình thức của năng lực, bởi vì tất cả chúng hiện diện như năng lực trong tâm thức nguyên sơ nền tảng của tịnh quang. Theo quan điểm này, chúng ta có thể cũng thấu hiểu những tuyên bố như, ‘nhận ra tính tự nhiên chân thật của chúng ta là bình đẳng để trở thảnh giác ngộ một cách hoàn toàn.’

Có những thông điệp tương tự trong những tantra khác như mật điển Hô Kim Cương (tantra Hevajra), mà chúng ta đọc ở đấy, ‘chúng sinh là hoàn toàn giác ngộ, nhưng họ bị chướng ngại bởi cấu uế tinh thần.’ Thời Luân Kim Cương (Kalachakra tantra) cũng nói một cách dứt khoát về điểm này, tâm thức nguyên sơ nền tảng của tịnh quang, nhưng nó bao hàm trong thuật ngữ khác, đặt tên nó là ‘không gian kim cương tỏa khắp.’

Trong luận giải về năm tầng bậc hoàn thành của tantra Bí Mật (Guhyasamaja), Ngọn Đèn Bừng Sáng Năm Tầng Bậc, Long Thọ đề cập rằng hành giả bất động trong thiền quán ảo huyễn nhận thức tất cả mọi hiện tượng trong cùng một khía cạnh. Hàm ý ở đây là tại tầng bậc hoàn thành, khi hành giả có thể sinh khởi trong một thân thể vô cùng vi tế, một cách kỹ thuật được biết như một thân thể ảo huyễn, mà nó là tính tự nhiên của năng lượng vi tế nhất và tâm thức, người ấy mở rộng nhận thức của mình đến tất cả mọi hiện tượng, nhận thức chúng như những sự biểu hiện của tâm thức nền tảng của tịnh quang.

Bây giờ, mặc dù chúng ta có thể thấu hiểu việc nhận thức tất cả chúng sinh như sự biểu hiện của tâm nguyên sơ nền tảng của tịnh quang, bởi vì một cách thiết yếu đây là nguồn cội nền tảng mà từ đấy tất cả sinh khởi, những câu hỏi, làm thế nào chúng ta có thể chứng minh một cách hợp lý rằng toàn bộ môi trường là một sự biểu hiện của tâm thức nguyên sơ nền tảng tịnh quang này? Tôi không nghĩ sự liên hệ ở đây đến môi trường hay những hiện tượng là tâm thức tự nhiên, mặc dù mặc dù trường phái tư tưởng Duy Tâm cho rằng đấy là tính tự nhiên của toàn bộ thực thể ngoại tại. Ở đây ý nghĩa hơi khác. Chúng ta phải thấu hiểu toàn bộ môi trường, tất cả những hiện tượng ngoại tại, như những sự tạo dựng, những biểu hiện hay tướng mạo của tâm thức nguyên sơ nền tảng tịnh quang này, đúng hơn là biểu hiện tính tự nhiên của nó.

Do thế, khi một người xuyên qua kinh nghiệm biểu hiện của tâm nguyên sơ nền tảng tịnh quang này, mà nó là trình độ vi tế nhất của tâm, tại thời điểm ấy tất cả những trình độ thô thiển của năng lượng và những tiến trình tinh thần rút lui hay hòa tan. Sau đó những gì xuất hiện trong tâm tại một trình độ như thế chỉ là tính không thanh tịnh.

Trong mật điển tantra, những kỹ năng và phương pháp được giải thích mà nhờ nó hành giả có thể sử dụng tâm nguyên sơ nền tảng tịnh quang biểu hiện một cách tự nhiên tại thời điểm lâm chung hay những trường hợp khác. Một cách tổng quát, trong hệ thống kinh điển hiển giáo, thời khắc cuối cùng của một tâm ý đang chết được nói là trung tính mặc dù rất vi tế, nhưng những phương pháp được giải thích đặt thể trạng tâm thức ấy trong việc sử dụng tích cực, bằng việc phát sinh nó thành điều gì đấy đạo đức.

Tôi đã từng đọc những tác phẩm của đạo sư Ấn Độ Thiên Thân (Vasubhandu) so sánh đến những tình trạng tiêu cực của tâm thức, thì những thể trạng đạo đức là mạnh mẽ hơn. Lý do là, theo một quan điểm, rằng thể trạng đạo đức của tâm thức có một giá trị căn bản bởi vì chúng là sáng chói và chắc chắn đúng đắn. Một lý do khác nữa là chỉ thể trạng đạo đức của tâm thức là có thể được sinh khởi tại những thời điểm của sự phát sinh tâm thức nguyên sơ nền tảng tịnh quang, [tức là] thời điểm lâm chung như thế, và thậm chí được mở rộng vượt xa nó. Những tình trạng tiêu cực của tâm thức có thể không bao giờ được phát sinh một khi tâm thức nguyên sơ nền tảng tịnh quang đã trở thành hiển nhiên.

Quan điểm của Đại Thủ Ấn, Mahamudra của truyền thống Kagyu, và quan điểm Đại Toàn Thiện, Dzogchen, tất cả cùng đi đến cùng  một điểm – sự thấu hiểu tâm thức nguyên sơ nền tảng của tịnh quang.

Chúng ta muốn hỏi rằng, bởi vì một cách thông thường Đại Toàn Thiện được trình bày như chóp đỉnh của chín cổ xe (cửu thừa) vì lý do rằng trong sự thực tập nó chúng ta sử dụng sự tỉnh thức căn bản của chúng ta, trong khi trong những thừa trước, chúng ta dùng tâm thức [thông thường] của chúng ta. Nếu là như thế, làm thế nào chúng ta có thể nói rằng quan điểm của Đại Toàn Thiện nói đến điều giống nhau mà đấy là một sự thấu hiểu tâm thức nguyên sơ nền tảng của tịnh quang, là điều cũng được liên hệ đến trong Tanta Yoga Tối Thượng?

Trả lời đến câu hỏi này đã được đạo sư Đại Toàn Thiện Tenpai Nyima nói rằng, trong khi đúng là trong Tanta Yoga Tối Thượng nhấn mạnh nhiều đến việc khám phá và phát triển tâm nguyên sơ nền tảng của tịnh quang, và điều này cũng là một đặc trưng của sự thực tập Đại Toàn Thiện. Sự khác nhau thuộc vào phương pháp của  họ.

Trong những sự thực tập Tantra Yoga Tối Thượng, những kỹ thuật cho việc khám phá và phát triển tâm nguyên sơ nền tảng của tịnh quang được giải thích như một tiến trình dần dần bắt đầu từ tầng bậc phổ thông cho đến những tầng bậc hoàn thành tiếp theo sau, và cuối cùng đến sự hiện thực tịnh quang. Trong sự thực tập Đại Toàn Thiện sự phát triển và làm nổi bật tâm nguyên sơ nền tảng của tịnh quang đã từng được giải thích, không như một tiến trình tuần tự, mà như một sự nắm vững trực tiếp tự chính tâm tịnh quang, ngay từ lúc khởi đầu, bằng việc sử dụng sự tỉnh thức cơ bản của chúng ta.

Khi nghiên cứu Tantra Yoga Tối Thượng, chúng ta phải giữ trong tâm rằng trong những luận giải mật tông tantric, một chữ đơn độc có thể có nhiều trình độ khác nhau trong việc diễn giải, giống như trong trường hợp của kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (kinh Đại Bát Nhã) mà chúng ta đã thảo luận trước đây, mà nó có hai trình độ để diễn giải, một là ý nghĩa trên văn tự và ý nghĩa ẩn dụ. Trong trường hợp của mật tông tantric, sự diễn giải là sâu xa hơn nhiều, một chữ có thể có nhiều trình độ khác nhau về ý nghĩa và diễn dịch.

Như đã nói, một chữ của Mật điển Tantra có thể có bốn sự diễn dịch, bốn kiểu giải thích: 

1- Ýnghĩa văn tự;

2- Sự giải thích thông thường theo kinh điển Hiển giáo và những Mật điển Tantra thấp;

3- Những ý nghĩa ẩn tàng mà nó có ba loại:

a- Điều nào ẩn tàng phương pháp cho việc tiếp nhận một sự khát vọng vào trong con đường.

b- Điều nào ẩn tàng tướng mạo.

c- Điều nào ẩn tàng chân lý quy ước thế gian hay tục đế, thân thể ảo huyễn.

4- Cuối cùng, ý nghĩa căn bản, là điều liên hệ ở đây đến tịnh quang căn bản và sự hợp nhất.

Cũng có một kiểu diễn giải gọi là sáu giới hạn: Ý nghĩa diễn dịch và ý nghĩa căn bản, ý nghĩa có chủ tâm và ý nghĩa không có chủ tâm, ý nghĩa theo văn tự và ý nghĩa ngoài văn tự.

Trong sự tiếp cận phức tạp này đến Mật điển Tantra, có hai cách giải thích một cách thật sự đến những người đệ tử. Một liên hệ đến sự trình bày trong một chúng hội công cộng và điều kia liên hệ đến vấn đề của mối quan hệ của thầy – trò.

Nhằm để đánh giá sự thực tập Tantra như một sự thực hành Phật giáo là cuối cùng nó sẽ đưa đến sự đạt đến Phật quả, sự liên hệ luôn luôn được thể hiện trong luận điển mật tông tantric đến mô thức của tiến trình trong con đường của kinh điển Hiển giáo. Những sự khác biệt phức tạp và vi tế trong những mật điển tantra khác nhau là qua những sự khác nhau trong sự bố trí tinh thần của hành giả, cấu trúc thân thể vật lý và v.v…Do thế, những mật điển tantra bắt đầu với một dẫn nhập mà trong ấy những khả năng của thực tập sinh thích hợp được định rõ. Có bốn loại hành giả thực hành tantra, đứng đầu gọi là những hành giả quý báu.

Mục tiêu của việc giải thích những mật điển tantra đến những thực tập sinh thích hợp trong một cách phức tạp như thế là làm cho họ có thể nhận ra hai sự thực. Hai sự thực ở đây không liên hệ đến hai sự thực được giải thích trong hệ thống kinh điển hiển giáo, mà đấy là chân lý căn bản (chân đế)và chân lý quy ước (tục đế). Đây là hai sự thực trong phạm vi của Tantra Yoga Tối Thượng.

Theo sự giải thích của kinh điển Hiển giáo, cả hai chân lý căn bản và quy ước trong phạm vi của Tantra Yoga Tối Thượng sẽ đều là chân lý quy ước (tục đế). Sự diễn giải kiểu này trong luận giải Mật tông Tantric được giải thích trong một Mật điển Tantra gọi là Kim Cương Tuệ Trí Yếu Lược (Compendium of Wisdom Vajras), mà nó là một Mật điển Tantra giải nghĩa.

Một đặc trưng của Mật điển Tantra là hầu hết tất cả mọi Mật điển Tantra được bắt đầu với hai chữ E warn. Hai chữ này bao hàm toàn bộ ý nghĩa của tantra, không chỉ là văn tự, mà cũng là ý nghĩa căn bản rốt ráo của mật điển tantra. Tất cả mọi tantra, bởi vì chúng là luận điển, được sáng tác từ nhiều mẫu tự khác nhau, mà một cách căn bản tất cả đều bắt nguồn từ những nguyên âm và những phụ âm, do thế tất cả những thứ ấy được chứa đựng trong hai chữ E warn và vì toàn bộ ý nghĩa của mật điển tantra bao hàm trong ba nhân tố: căn bản, con đường và kết quả, nên tất cả chúng cũng bao gồm trong ý nghĩa của E warn.

E warn thật sự bao hàm toàn bộ vấn đề chủ yếu của tantra, như Nguyệt Xứng (Chandakirti) giải thích khi ngài tóm lược nội dung toàn bộ của tantra trong một bài kệ trong luận giải nổi tiếng của ngài là Ngọn Đèn Sáng Rực. Bộ luận rất nổi tiếng đến nổi một lần nó được nói là giống như mặt trời và mặt trăng là hai nguồn cội của ánh sáng trên bầu trời, trên mặt đất có hai cội nguồn của trong sáng, liên hệ đến Những Từ Ngữ Rõ Ràng, là một luận giải của Nguyệt Xứng về Trung Đạo Luận của Long Thọ và Ngọn Đèn Sáng Rực, là luận giải bao quát của ngài về Tantra Bí Mật (Guhyasamaja Tantra). Bài kệ nói rằng:



Tầng bậc phổ thông hiện thực thân thể của bổn tôn là đầu tiên,

Thiền tập trên tính bản nhiên của tâm là thứ hai;

Đạt đến chân lý quy ước vững vàng là thứ hai,

Sự tịnh hóa chân lý quy ước là thứ tư,

Kết nối cả hai chân lý trong sự hợp nhất là thứ năm.

Trong căn bản, điều này là vấn đề chủ yếu toàn bộ của Tantra Yoga Tối Thượng. Luận giải của Nguyệt Xứng phân chia toàn bộ con đường mật thừa tantric thành năm tầng bậc; tầng bậc phổ thông và bốn tầng bậc của tầng bậc hoàn thành.

Giống như có nhiều tầng bậc của con đường, vì thế có nhiều lễ khai tâm quán đảnh mà chúng là những nhân tố làm cho chín muồi cho những con đường này. Sự quán đảnh trao truyền năng lực cho hành giả bắt đầu tầng bậc phổ thông được gọi là quán đảnh bình. Nhân tố truyền lực để hành giả bắt đầu sự thực tập về thân thể ảo huyển, mà nó bao gồm ba sự cô lập: Cô lập thân thể, cô lập lời nói, và cô lập tâm ý mà thật sự là những khởi đầu cho thân thể ảo huyễn và bao gồm ba tầng bậc đầu của tầng bậc hoàn thành, đấy là lễ quán đảnh thứ hai hai hay quán đảnh bí mật. Với lễ quán đảnh tuệ trí tri thức, hành giải được truyền năng lực gia trì để bắt đầu thiền quán trên tịnh quang, ánh sáng trong suốt. Và với lễ quán đảnh thứ tư, hành giả được truyền trao năng lực gia trì để bắt đầu thiền quán trên sự hợp nhất.
---o0o---



tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương