Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang25/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

NỮ NHÂN VÀ ĐẠO PHẬT


Tôi nghĩ rằng cũng thích hợp cho tôi để nói những điều nào đấy về phái nữ và nữ quyền trong đạo Phật.

Trong trường hợp lối sống chùa viện, mặc dù nam và nữ hành giả được ban cho những cơ hội đồng đẳng trong những văn kiện Giới luật để tiếp nhận những thệ nguyện tu sĩ, nhưng chúng ta thấy rằng những tăng sĩ đại giới được đối xử cao hơn trong hình thức những đối tượng biểu hiện của sự tôn kính và ngưỡng mộ. Từ khía cạnh này, chúng ta có thể nói rằng có một sự phân biệt nào đấy.

Cũng trong những văn kiện của hạ thừa, cổ xe thấp, chúng ta thấy rằng một vị Bồ tát trên trình độ cao nhất của con đường, người chắc chắn đạt đến giác ngộ trong kiếp sống ấy được nói phải là nam giới. Chúng ta thấy một sự giải thích tương tự trong kinh điển của Đại thừa, rằng một vị Bồ tát trên trình độ cao nhất của con đường, người chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ trong cùng kiếp sống ấy là một người đàn ông trường thọ trong thế giới Cực Lạc (Sukhavati)... Điều này cũng đúng trong ba tầng lớp thấp của Mật thừa Tantra, nhưng sự diễn giải trong Tantra Yoga Tối Thượng là khác.

Trong Tantra Yoga Tối Thượng, ngay cả bước đầu tiên tiếp nhận truyền lực khai tâm chỉ có thể trên căn bản của sự hiện diện của một chúng hội đầy đủ nam và nữ bổn tôn. Những đức Phật của năm gia đình26 phải được hộ tống bởi phối ngẫu của các Ngài.

 Vai trò của phái nữ được nhấn mạnh trong Tantra Yoga Tối Thượng. Khinh thị phái nữ là vi phạm một trong những thệ nguyện gốc rễ của Mật thừa Tantric, mặc dù không có sự xem thường tương ứng được đề cập trong quan hệ đến những nam hành giả. Cũng thế, trong thực tập thật sự của thiền quán trên những bổn tôn mạn đà la, bổn tôn quan hệ thường là phái nữ, như Vajra Yogini và Nairat maya.

Thêm nữa, Tantra nói về vấn đề trong tầng bậc hoàn thành, khi hành giả được khuyên bảo tìm một phối ngẫu, như một sự thúc đẩy cho sự thể chứng xa hơn của con đường. Trong những hoàn cảnh phối hợp như vậy, nếu sự thực chứng của một trong  hai người phối ngẫu là tiến bộ hơn, người nam hay người nữ có thể đem đến sự giải thoát, hay hiện thực của thể trạng kết quả, cho cả hai hành giả.

Do thế, như được giải thích trong Tantra Yoga Tối Thượng, rằng một hành giả có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ trong kiếp sống này như một người nữ. Điều này là đúng và rõ ràng được tuyên bố trong những tantra như tantra Bí Mật (Guhyasamaja).

Vấn đề căn bản là trong mật điển tantra và đặc biệt là trong Tantra Yoga Tối Thượng, điều mà hành giả bận rộn là một phương pháp khám phá và phát triển  khả năng ẩn tàng trong chính họ. Đấy là, tâm nguyên sơ cơ bản  của tịnh quang và từ quan điểm ấy, vì nam giới và nữ nhân sở hữu năng lực ấy một cách bình đẳng, không có sự khác biệt  bất cứ điều gì trong khả năng của họ để đạt đến thể trạng kết quả.

Do vậy, vị thế của Phật giáo trên câu hỏi về sự phân biệt giữa giới tính là từ quan điểm căn bản của Tantra Yoga Tối Thượng, không có sự phân biệt nào cả.
---o0o---

NHỮNG CON ĐƯỜNG THẬT SỰ CỦA VIỆC THỰC HÀNH TANTRA – TANTRA HOẠT ĐỘNG


Trong những tầng lớp thấp của tantra, hai trình độ của con đường được liên hệ đến, một cách kỹ thuật gọi là yoga (du già) với những biểu tượng và yoga không có biểu tượng.

Theo một quan điểm khác, Tantra Hoạt Động trình bày những con đường của nó trong dạng thức của những phương pháp để hiện thực thân thể của vị Phật, lời nói của vị Phật và tâm thức của Phật quả. Con đường để hiện thực Phật thân được giải thích trong dạng thức của việc quán tưởng bổn tôn. Con đường để hiện thực lời nói được diễn giải trong dạng thức của hai loại trì tụng mật ngôn mantra – một thì thầm một cách thật sự và thứ kia là được trì tụng một cách tinh thần (tâm niệm). Con đường cho việc hiện thực tâm thức của vị Phật dược giải thích trong dạng thức được gọi một cách kỹ thuật là ‘sự tập trung là điều ban cho giải thoát vào lúc chấm dứt âm thinh’. Loại tập trung này đòi hỏi như một sự chuẩn bị, tập trung bất động hay nhất  tâm bất loạn trong lửa và tập trung bất động trong âm thinh.


---o0o---

HIỆN THỰC PHẬT THÂN


Cho dù Tantra Hoạt Động kết hợp chặc chẽ một sự thực tập phát sinh chính mình thành bổn tôn là một điểm mà những đạo sư có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng thực tập sinh thông thường của Tantra Hoạt Động không cần phải phát sinh chính họ thành bổn tôn. Thiền quán của họ được hạn chế một cách đơn giản đến sự quán tưởng bổn tôn trong sự hiện diện của họ. Nhưng những thực tập sinh chính yếu của Tantra Hoạt Động là những người có thể thật sự phát sinh chính họ thành những bổn tôn và là những người quán tưởng bổn tôn như một căn bản như thế.
---o0o---

BỔN TÔN DU GIÀ (DEITY YOGA)


Quán tưởng một bổn tôn như Quán Thế Âm chẳng hạn, hay bổn tôn du già, như được giải thích trong một Tantra Hoạt Động và cho những thực tập sinh chính của Tantra ấy, có thể được diễn tả trong sáu tầng bậc: Tính không của bổn tôn, mật ngôn của bổn tôn, chủng tự của bổn tôn, hình tướng của bổn tôn, ấn khế của bổn tôn, và biểu tượng của bổn tôn.

Thiền quán về tính không bổn tôn liên hệ đến sự thiền quán trên tính không của chính tự ngã của hành giả và tự thể của bổn tôn – phản chiếu trên căn bản thông thường trong dạng thức về tính không bản nhiên của những thứ ấy.

Nói một cách tổng quát, như bốn trăm bài kệ của Thánh Thiên (Aryadeva) giải thích, theo quan điểm của tính tự nhiên căn bản, không có sự khác biệt về bất cứ điều gì giữa những hiện tượng – tất cả chúng là giống nhau trong điều là chúng thiếu vắng một sự tồn tại cố hữu (vô tự tính). Từ quan điểm cơ bản, chúng là một vị; do thế nó nói về việc vô số biến thành một vị. Và mặc dù tất cả chúng có cùng tính không bản nhiên, nhưng trên mức độ quy ước thế gian, những hiện tượng có nhiều sự biểu hiện khác nhau, do thế nó nói về vô số từ sự đồng nhất.

Với thiền quán trên mật ngôn bổn tôn (mantra deity), chúng ta quán tưởng âm vang của mật ngôn sinh khởi từ thể trạng tính không, tính tự nhiên căn bản của tự ngã chính hành giả và của bổn tôn. Đây không phải là hình thể của những mẫu tự, chỉ là âm thinh của mật ngôn mantra bổn tôn vang vọng. Duy trì sự quán chiếu này là bước thứ hai, thiền quán trên mật ngôn mantra hay âm thinh của bổn tôn.

Trong sự thiền quán trên những chủng tự bổn tôn, hành giả quán tưởng những âm tiết (syllable) của mật ngôn tự âm vang phát khởi trong hình tướng của những chủng tự trên một đĩa mặt trăng trắng, trong chính hành giả.

Tiếp theo, hành giả quán tưởng những chủng tự (letter) của mật ngôn được phát sinh thành những hình tướng thật sự của bổn tôn, mà đấy là thiền quán trên hình tướng của bổn tôn.

Thiền quán trên ấn khế (mudra) của bổn tôn xảy ra khi hành giả xuất hiện trong hình tướng của bổn tôn, biểu diễn những tư thế của bàn tay, mà đấy là trong trường hợp của gia đình Hoa Sen được biểu hiện tại tim.

Cuối cùng, thiền quán trên biểu tượng của bổn tôn liên hệ đến sự quán tưởng trên đỉnh của đầu, cổ họng, và tim của hành giả được đánh dấu một cách tôn kính bởi những âm tiết OM AH HUM và thỉnh những bậc thành hiền tuệ trí đi vào thân thể hành giả.


---o0o---

SỰ QUAN TRỌNG CUẢ VIỆC THÂN CHỨNG TÍNH KHÔNG


Trên đặc trưng căn bản của sự thực hành đạo Phật Tantric là chúng ta luôn luôn phải thiền quán về tính không trước khi phát sinh chính mình thành một bổn tôn, cho dù tài liệu mà chúng ta dùng có bao gồm những từ ngữ tiếng Phạn hay không như am svabhavashuddha sarva-dharma hay không. Sự nổi bật của thiền quán này là nhấn mạnh việc quan trọng của sự phát sinh tuệ trí của chính mình thực chứng tính không trong tướng mạo của bổn tôn. Mặc dù trong tầng bậc sơ khởi, điều này chi hoàn thành trên một trình độ quán tưởng, những nó phục vụ như một sự dự bị cho trường hợp khi mà sự tỉnh thức của hành giả về tuệ trí thực chứng tính không thật sự sinh khởi trong hình tướng của một thân thể siêu phàm (divine). Vì lý do này, nếu hành giả thiếu sự thấu hiểu về tính không như được giải thích bởi hoặc là Hành Giả Du Già hay những trường phái Trung Đạo, thật khó khăn để thực hành Du Già Mật tông Tantric (tantric yoga).

Tướng mạo hay hình sắc của bổn tôn, phát sinh từ chính tuệ trí thực chứng tính không của hành giả, được nói ở đây để đại diện cho phương pháp thực hành. Sau đó, hành giả thỉnh thoảng lập lại một lần nữa sự chính niệm về tính không bản nhiên của bổn tôn. Đây là thiền quán trên điều được gọi là ‘đại ấn thành thục những khả năng để hiện thực sắc thân,’ trong phạm vi của Tantra Hoạt Động.

Thật là tốt nếu những hành giả đã sở hữu khả năng nhất tâm, hay tĩnh tịch bất biến. Trái lại, nếu chúng ta đang phát triển nhất tâm trong sự phối hợp với sự thực hành Tantric, chúng ta phải thực hiện sự thực hành [nhất tâm] sau khi đã phát sinh chính mình thành bổn tôn, nhưng trước khi thực hiện trì tụng mật ngôn mantra.

Nhiều tài liệu Mật tông Tantric nói rằng nếu chúng ta cảm thấy mệt mỏi về thiền quán thế thì nên tiến hành trì tụng mật ngôn. Do thế, khi những ai không tiến hành khuynh hướng thiền quán lúc cảm thấy mệt mỏi trong việc trì tụng mật ngôn, người ấy chỉ có thể chấm dứt buổi tu tập. Cấu trúc thật sự của những tài liệu nghi lễ nhấn mạnh thiền quán đầu tiên và xem việc trì chú như thứ yếu.

Thiền quán ở đây liên hệ trong việc rèn luyện trong những con đường thậm thâm và rộng rãi. Rèn luyện trong con đường thậm thâm liên hệ đến việc thiền quán về tính không, không phải thiền quán về bất cứ loại tính không nào, mà đúng hơn là một tính không mà tính bản nhiên đặc thù của bổn tôn mà chúng ta đã và đang quán tưởng. Tập trung trên tính không bản nhiên của một bổn tôn như thế tạo thành sự thực tập này.

Thiền quán trên con đường rộng rãi bao hàm hai khía cạnh: Đầu tiên, cố gắng phát triển một sự quán tưởng rõ ràng về bổn tôn, một khi tướng mạo này của chính mình như bổn tôn là vững vàng và rõ ràng; chúng ta sẽ có thể phát triển khía cạnh thứ hai, đấy là sự kiêu hãnh siêu phàm. Một khi chúng ta đã có một cái nhìn rõ ràng về chính mình như một bổn tôn, chúng ta sẽ có thể phát triển một cảm giác mạnh mẽ về niềm kiêu hảnh siêu phàm, của sự thể hiện bổn tôn một cách thật sự.

Một trong tài liệu thiền quán của đạo sư Ấn Độ Phật Trí (Buddhajnana), câu hỏi được nêu ra là, mặc dù vô minh là gốc rễ nguyên nhân của sinh tử luân hồi, trong bổn tôn du già của tầng bậc phổ thông, không có thiền quán đặc biệt về tính không. Làm thế nào chúng ta có thể hàm ý rằng bổn tôn du già phục vụ như một năng lực đối kháng đến sự vô minh này? Trong trả lời, Phật Trí  nói rằng ý nghĩa của bổn tôn du già hình tướng của bổn tôn trong tầng bậc phổ thông là sự thực hành mà trong ấy chúng ta thiền quán về tính không bản nhiên của hình tướng bổn tôn, không chỉ thiền quán về bổn tôn đơn thuần. Chúng ta thiền quán trên tính không của bổn tôn trong khi vẫn duy trì tướng mạo quán tưởng. Do vậy, sự thực tập bổn tôn du già bao gồm hai khía cạnh:  Tập trung trên tục đế (sự thật quy ước của thế gian) và tập trung trên chân đế (sự thật cốt yếu của bản môn).

Những tantra cũng liên hệ đến ba thái độ: Quan tâm đến tất cả mọi tướng mạo trong hình sắc của những bổn tôn, mọi thứ mà chúng ta nghe trong hình thức của mật ngôn mantra và bất cứ kinh nghiệm tỉnh thức nào mà chúng ta có như tuệ trí của bổn tôn.

Thái độ đầu tiên phải được thông hiểu trong ý nghĩa không phải phát triển một nhận thức như thế qua tin tưởng, mà để đạt đến mục tiêu đặc thù chính yếu, đấy là để vượt thắng cảm giác tầm thường của chúng ta. Trong một trình độ tưởng tượng, chúng ta cố gắng nhận thức mọi thứ xuất hiện đến chúng ta trong hình sắc của bổn tôn. Do thế, sự lĩnh hội thái độ ấy luôn luôn được tìm thấy trên tính không.

Một sự giải thích khác về thái độ này, một cách đặc biệt như được trình bày trong truyền thống Sakyapa, thảo luận về ý nghĩa của ba loại tantra. Sự giảng dạy của họ được biết như Con Đường và Quả Chứng diễn giải ‘tantra nhân’ như nền tảng căn bản và hành giả được rèn luyện để thấu hiểu sự nổi bật và ý nghĩa của nền tảng căn bản này nhằm để đạt đến một nhận thức về mọi thứ như thanh tịnh và siêu phàm (devine).

Một giải thích khác tìm thấy trong những tác phẩm của một trong những đạo sư của trường phái Đại Toàn Thiện, Dodrup Jigme Tenpai Nyima, gọi là Những Chủ Đề Phổ Thông của Những Bí Mật Căn Bản, giải thích sự trau dồi nhận thức này theo quan điểm rằng mọi thứ xảy ra trong cõi sinh tử luân hồi này và hòa bình (niết bàn tịch tình) thực tế là một sự biểu hiện khác nhau hay vai trò của nền tảng căn bản được biết như sự tỉnh thức nguyên sơ trong thuật ngữ của Đại Toàn Thiện. Sự tỉnh thức nguyên sơ là cội nguồn của mọi thứ đã xảy ra và xuất hiện trong sự mở rộng của thực tại – sinh tử luân hồi và hòa bình chỉ là những biểu hiện của sự tỉnh thức nguyên sơ, mà thực sự đấy là trình độ vi tế nhất của tịnh quang.

Điều này giống sự giải thích của Trung Đạo rằng tính không là cội nguồn hay nguyên sơ của tất cả mọi hiện tượng, bởi vì tất cả mọi hiện tượng là những sự biểu hiện của cùng tính tự nhiên căn bản, đấy là tính không. Tương tự thế, những sự diễn giải của trường phái Sakya và Nyingma rằng tất cả mọi hiện tượng xuất hiện trong vòng sinh tử luân hồi và hòa bình là những biểu hiện hay sự biểu diễn của tính tỉnh thức nguyên sơ có cùng loại khuynh hướng.

Tính tỉnh thức nguyên sơ này, ánh sáng vi tế trong suốt, là thường trụ trong dạng thức của sự tương tục của nó và tính bản nhiên thiết yếu của nó, không bị nhiễm ô bởi những cảm xúc phiền não, là thanh tịnh và trong suốt một cách căn bản. Từ quan điểm này, nó có thể mở rộng cái nhìn của chúng ta về sự thanh tịnh để bao gồm tất cả mọi hiện tượng, là những thứ thật sự là những biểu hiện của nền tảng căn bản này.

Chúng ta phải nhớ rằng những sự giải thích khác nhau này được phát biểu từ quan điểm của Tantra Yoga Tối Thượng.

Do thế, đấy là chủ đề mà chúng ta phải đảm trách trong thiền quán. Nếu, sau khi đã làm thế, chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chúng ta có thể trì tụng mật ngôn hiện thực ngôn ngữ của đức Phật. Tantra Hoạt Động nói về hai loại trì tụng mật ngôn: Một là thì thầm, có nghĩa là chúng ta trì tụng một cách yên lặng vì thế chúng ta có thể tự nghe, và điều kia là trì tụng tinh thần (tâm niệm), có nghĩa là chúng ta không trì bằng âm thinh mà quán tưởng âm thinh của mật ngôn.
---o0o---



tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương