Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang20/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28

GIỚI THIỆU


Trong sự giới thiệu tổng quát về Phật pháp, như được thực hành bởi những người Tây Tạng, tôi đưa ra một cách phổ thông rằng Phật pháp mà chúng tôi thực hành là một hình thức phối hợp bao gồm phần hạ của giáo lý, Bồ tát và Tantric Kim Cương thừa, gồm có những con đường như Đại thủ ấn. Do bởi hầu như mọi người đã tiếp nhận quán đảnh khai tâm, giáo lý và v.v… họ có thể tìm thấy lợi lạc để có một sự giải thích về cấu trúc hoàn toàn [của con đường tu tập].

Chúng ta trải qua đời sống của chúng ta rất là bận rộn. Cho dù chúng ta cư xử tốt hay xấu, thời gian không bao giờ chờ đợi chúng ta, mà nó tiếp diễn thay đổi mãi mãi. Thêm nữa, đời sống của chính chúng ta tương tục đi tới. Do thế, điều rất quan trọng là thẩm tra thái độ tinh thần của chúng ta. Chúng ta cũng cần liên tục thẩm tra chính mình trong đời sống ngày qua ngày, điều ấy rất lợi ích để cho chính chúng ta những sự hướng dẫn. Nếu chúng ta sống mỗi ngày với sự tỉnh thức và chính niệm, chúng ta có thể giữ một sự bảo đảm trên động cơ và thái độ của chúng ta. Chúng ta có thể cải thiện và chuyển hóa chính chúng ta. Mặc dù tôi đã thay đổi và cải thiện chính mình rất nhiều, tôi có một mong ước tiếp tục để làm như thế. Và trong đời sống hằng ngày của chính tôi, tôi đã tìm thấy nó rất lợi ích để giữ gìn một sự bảo đảm cho động cơ của chính tôi từ buổi sáng cho đến tối.

Trong thời gian của những sự giảng dạy này, những gì tôi đang diễn tả là công cụ căn bản thiết yếu mà chúng ta nhờ đấy để cải thiện chính mình. Giống như chúng ta có thể mang não bộ của mình đến một phòng thí nghiệm để kiểm nghiệm những chức năng tinh thần của chúng ta một cách sâu sắc hơn, vì thế chúng ta có thể làm mới chúng trong một phương cách tích cực hơn. Cố gắng để thay đổi chính mình tốt đẹp hơn là quan điểm mà một hành giả Phật tử nên tiếp nhận.

Những người trong những truyền thống tôn giáo khác, đã có một sự hấp dẫn trong Phật giáo và những người tìm thấy những đặc trưng của sự thực hành Phật giáo như những kỹ năng thiền tập cho sự phát triển dễ thương của từ ái và bi mẫn, có thể cũng lợi lạc bằng sự phối hợp chúng vào trong truyền thống và sự thực tập của chính họ.

Trong những kinh luận Phật giáo nhiều hệ thống của tin tưởng và truyền thống được giải thích. Những điều này liên hệ đến như những cổ xe hay “thừa”, những cổ xe của trời và người (thiên và nhân thừa) và cổ xe thấp (Tiểu thừa), những cổ xe lớn (Đại thừa), và cổ xe của Tantra (Kim cương thừa).

Những cổ xe của trời và người ở đây liên hệ đến hệ thống mà nó phát họa những phương pháp và kỹ năng cho việc mang đến một sự cải thiện tốt hơn trong đời sống này hay đạt đến một sự tái sinh thuận lợi hơn trong tương lai như một con người hay một vị trời. Một hệ thống như thế nhấn mạnh sự quan trọng đến việc duy trì một thái độ tốt lành. Bằng sự thực hành những hành động thiện nghiệp và tránh xa những hành vi tiêu cực chúng ta có thể hướng dẫn đời sống đạo đức của chúng ta và có thể đạt đến một sự tái sinh thuận lợi trong tương lai.

Đức Phật cũng nói về một cổ xe đặc trưng khác, Phạm thiên thừa, mà nó bao gồm những kỹ năng của thiền tập mà nhờ đấy chúng ta có thể rút lui sự chú ý của chúng ta khỏi những đối tượng bên ngoài và đưa tâm thức vào bên trong, cố gắng cải thiện sự tập trung nhất tâm. Qua những kỹ năng như thế chúng ta có thể đạt đến một hình thức cao nhất khả dĩ của sự sống trong vòng luân hồi (tầng trời thứ ba mươi ba, Đế Thích Thiên Vương).

Từ quan điểm của đạo Phật, do bởi những hệ thống khác nhau đem đến lợi ích lớn lao cho nhiều chúng sinh, tất cả đều đáng được tôn trọng. Tuy thế, những hệ thống này không cung ứng bất cứ một phương pháp để đạt đến giải thoát, đấy là, sự tự do khỏi khổ đau và thoát khỏi sinh tử luân hồi. Những phương pháp cho sự đạt đến một thể trạng giải thoát như thế có thể làm cho chúng ta vượt thắng si mê ám tối, mà nó là nguyên nhân cội rể của sự trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi của chúng ta. Và hệ thống bao hàm những phương pháp cho việc đạt đến tự do khỏi vòng sinh tử được liên hệ như Thinh Văn thừa hay Độc Giác thừa.

Trong hệ thống này, quan điểm về vô ngã được giải thích chỉ trong dạng thức của con người không phải đối với hiện tượng (nhân vô ngã hay ngã không), trái lại trong Đại thừa, quan niệm về vô ngã không chỉ giới hạn trong con người mà thôi, mà bao quát trong tất cả mọi hiện tượng (pháp vô ngã hay pháp không). Khi quan điểm về vô ngã này làm sinh khởi một sự thấu hiểu thậm thâm, thì chúng ta có thể loại trừ không chỉ vô minh si ám và những cảm xúc phiền não sinh khởi từ chúng, mà kể cả những dấu vết nghiệp lưu lại cũng được xóa sạch. Hệ thống này được gọi là Đại thừa hay cổ xe lớn.

Cổ xe sau cùng được biết là cổ xe tantric hay Kim Cương thừa bao gồm không chỉ những kỹ năng cho sự tăng cường sự thân chứng của chính chúng ta về tính không hay tâm giác ngộ, mà cũng là những kỹ năng nào đấy cho sự thâm nhập những điểm quan trọng của thân thể. Bằng việc sử dụng những yếu tố vật lý của thân thể, chúng ta có thể nâng cao tiến trình của thực chứng, loại trừ vô minh và những dấu vết của nó. Đây là đặc trưng chính của Kim Cương thừa.

Bây giờ tôi muốn giải thích những điểm này trong chi tiết rộng rãi hơn từ một quan điểm tiến hóa hay lịch sử.

Theo quan điểm của Kashmiri Pandit Shakyashri, người đã đến Tây Tạng, đức Thế Tôn đã sống ở Ấn Độ hơn 2.500 năm trước đây. Điều này căn cứ trên quan điểm phổ thông của Phật giáo Theravada, nhưng theo một số học giả Tây Tạng, đức Phật xuất hiện trên thế gian này hơn 3.000 năm trước. Một nhóm khác nói rằng hơn 2.800 năm. Những người đề xuất khác biệt này cố gắng hỗ trợ giả thuyết của họ với những lý do khác nhau, nhưng cuối cùng họ hoàn toàn mơ hồ.

Cá nhân tôi cảm thấy điều ấy hoàn toàn hổ thẹn rằng không ai, kể cả trong những Phật tử biết vị Thầy của chúng ta, đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thực sự sống vào lúc nào. Tôi đã từng quan tâm một cách nghiêm chỉnh có một nhà khoa học nào đấy có thể làm sáng tỏ điều này hay không. Những ngọc xá lợi rất sẵn sàng ở Ấn Độ và Tây Tạng, những viên ngọc xá lợi mà mọi người tin tưởng là phát xuất từ chính đức Phật. Nếu họ kiểm nghiệm những viên ngọc xá lợi này với những kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể biết rõ những ngày tháng nào đấy, điều này sẽ rất hữu ích.

Chúng ta biết một cách lịch sử rằng đức Phật đã sinh ra như một con người bình thường như chính chúng ta. Ngài đã sinh ra như một hoàng tử, kết hôn và có một con trai. Rồi thì, sau khi quán sát sự khổ đau của con người, tuổi già, bệnh tật, và chết chóc, Ngài hoàn toàn từ bỏ lối sống trần tục. Ngài đã trải qua những sự hành xác cực kỳ khốc liệt và với một nỗ lực vô cùng thực hành thiền định dài lâu, cuối cùng Ngài đã giác ngộ hoàn toàn.

Tôi nghĩ rằng cung cách mà Ngài đã chứng minh làm thế nào để trở nên hoàn toàn giác ngộ đã làm nên một thí dụ tuyệt hảo cho môn đồ của Ngài, vì đây là cung cách mà chúng ta nên theo đuổi con đường tâm linh của chính chúng ta. Tịnh hóa tâm thức của chính chúng ta là điều hoàn toàn không dễ dàng; nó cần rất nhiều thời gian và thực hành khó nhọc. Do thế, nếu chúng ta chọn lựa để đi theo giáo huấn này chúng ta cần năng lực ý chí vô vàn và quyết định đúng đắn ngay từ lúc khởi đầu, chấp nhận rằng sẽ có rất, rất nhiều chướng ngại, và kiên quyết bất chấp tất cả chướng ngại đó chúng ta sẽ tiếp tục sự thực hành. Loại quyết định này là rất quan trọng. Đôi khi, nó có thể dường như đối với chúng ta rằng mặc dù đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến giác ngộ qua những sự hy sinh và thực hành gian khó vô cùng, chúng ta những môn đệ của Ngài có thể đạt đến giác ngộ Phật quả một cách dễ dàng mà không phải qua những sự thực hành gian khổ cùng khó khăn như Ngài đã trải qua. Do vậy, tôi nghĩ rằng chính câu chuyện của đức Phật đã nói điều gì đấy với chúng ta.

Theo những huyền thoại thông thường, sau khi Ngài hoàn toàn giác ngộ, đức Phật đã không thuyết giảng gì trong bốn mươi chín ngày. Ngài đã ban bố sự thuyết pháp lần đầu tiên cho năm người đã từng là bạn đồng tu khi ngài sống như một du sĩ  hành khất. Do bởi Ngài đã bỏ dở sự hành hạ thân thể, họ đã từ bỏ Ngài và ngay cả khi Ngài đã trở thành một vị giác ngộ hoàn toàn họ cũng không nghĩ về sự hòa hiệp đối với Ngài. Tuy vậy, gặp gỡ đức Phật trong cung cách của Ngài, họ tự nhiên và tự động bày tỏ sự tôn kính đối với Ngài, như một kết quả mà Ngài đã chuyển pháp luân lần đầu tiên để giáo hóa họ.


---o0o---

CHUYỂN PHÁP LUÂN LẦN THỨ NHẤT


Đây là lần giảng dạy đầu tiên, được biết như chuyển pháp luân lần thứ nhất, Ngài đã thuyết giảng về căn bản của Tứ diệu đế. Như hầu hết chúng ta có thể biết, đây là bốn chân lý cao quý là chân lý về khổ đau (khổ đế), chân lý về nguyên nhân (tập đế), chân lý về sự chấm dứt (diệt đế), và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau (đạo đế).

Khi Ngài dạy về tứ diệu đế, theo những kinh điển của Tây Tạng, Ngài dạy chúng trong phạm vi của ba nhân tố: Tính chất tự nhiên của những chân lý, những chức năng của chúng và những ảnh hưởng của chúng.

Tứ diệu đế thật sự rất thậm thâm đối với toàn thể giáo thuyết Phật giáo có thể hiện diện trong chúng. Những gì chúng ta tìm thấy hạnh phúc và hạnh phúc là tác động của một nguyên nhân và những gì chúng ta không muốn là khổ đau và khổ đau cũng có nguyên nhân của chính nó.

Trong quan điểm về sự quan trọng của bốn chân lý cao quý, tôi thường chú ý rằng cả khái niệm của Phật giáo về duyên khởi và thái độ không tổn hại nhấn mạnh về sự phương pháp bất bạo động. Lý do đơn giản cho điều này là sự khổ đau ấy mang đến những điều không mong muốn qua nguyên nhân của nó, mà điều ấy một cách căn bản là vô minh của chính chúng ta và tâm thức không thuần hóa của chúng ta. Nếu chúng ta muốn xa lánh khổ đau, chúng ta phải kiểm soát chính mình khỏi những hành vi tiêu cực là những điều sẽ cho sinh khởi khổ đau. Và bởi vì khổ đau liên hệ đến những nguyên nhân của nó, khái niệm duyên sinh phát khởi. Những ảnh hưởng tùy thuộc trên những nguyên nhân và nếu chúng ta không muốn những tác động, chúng ta phải làm chấm dứt những nguyên nhân của nó.

Vì thế, trong tứ diệu đế chúng ta thấy hai hệ thống nhân và duyên: Khổ đau là sự tác động và cội nguồn của nó là nguyên nhân. Trong cùng cách như thế, chấm dứt hay diệt tận là an bình và con đường đưa đến nó là nguyên nhân của sự an bình ấy.

Hạnh phúc mà chúng ta tìm cầu có thể được đạt được bằng sự đem đến nguyên tắc rèn luyện và chuyển hóa trong tâm thức của chúng ta bằng sự tịnh hóa tâm thức chúng ta. Sự tịnh hóa tâm thức chúng ta là có thể khi chúng ta tiêu trừ vô minh si ám, mà nó là gốc rễ của tất cả những cảm xúc phiền não, và qua đó, chúng ta có thể đạt đến thể trạng diệt tận hay chấm dứt mà đấy là sự hòa bình và hạnh phúc chân thật. Sự diệt tận đó chỉ có thể đạt đến khi chúng ta có thể thân chứng tính tự nhiên của mọi hiện tượng, thể nhập tính bản nhiên của thực tại, và để làm điều này, sự rèn luyện về tuệ trí là quan trọng. Khi điều ấy phối hợp với khả năng nhất tâm chúng ta sẽ có thể hướng tất cả năng lượng của chúng ta và sự chú ý của chúng ta đối với một đối tượng duy nhất hay đạo đức hay công đức. Do vậy, sự rèn luyện trong sự tập trung biểu hiện ở đây, và để cho sự rèn luyện tập trung và tuệ trí thành công đỏi hỏi một nền tảng thật vững vàng của đạo đức, vì thế sự thực tập đạo đức hay giới luật thể hiện ở đây.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương