Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ


- MỘT QUAN ĐIỂM ĐÚNG ĐẮN VỀ TÍNH KHÔNG



tải về 1.5 Mb.
trang18/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   28

08 - MỘT QUAN ĐIỂM ĐÚNG ĐẮN VỀ TÍNH KHÔNG


(9)  Ngay cả nếu các con đã xây dựng nên tính viễn ly và xu hướng tâm giác ngộ (bodhicitta),

Nhưng, nếu các con thiếu sự tỉnh thức biệt quán thực chứng về tính bản nhiên bất động của thực tại,

Các con sẽ không thể cắt đứt gốc rễ của xu hướng luân hồi sinh tử của các con.

Do vậy, hãy tiến hành nỗ lực trong những phương pháp đối với việc thực chứng tính duyên khởi.

Dịch kệ:


[9] Nhưng dù tâm buông xả và tâm bồ đề có đủ

Nếu thiếu đi trí tuệ chứng chân tướng thực tại

Vẫn không thể chặt đứt gốc rễ luân hồi.

Vậy phải bằng mọi cách giác ngộ lý duyên sinh..

Điểm chính của Tổ sư Tông Khách Ba là để cho sự thông hiểu về ‘tính không’ sinh khởi như ý nghĩa của tính duyên khởi và thông hiểu ‘tính duyên khởi’ phát sinh như ý nghĩa của tính không. Do vậy, chúng ta cần những nỗ lực trong những phương pháp để thực chứng tính không như tính duyên khởi. Làm thế nào?



(10) Bất cứ ai đã từng thấy rằng (luật) vận hành của nhân quả

Đối với tất cả những hiện tượng của luân hồi và niết bàn là không bao giờ hư dối,

Và những ai đã vỡ mộng dựa trên nhận định của quan niệm trong khuynh hướng của sự tồn tại cố hữu,

Bất cứ là gì mà họ có thể đã từng,

Đã đi vào con đường làm vui lòng những đức Phật.

Dịch kệ:


[10] Người khởi bước vào con đường khiến chư Phật hoan hỷ

Là người thấy mọi sự, dù luân hồi hay niết bàn

Đều thuận theo nhân quả không sai

Và hoàn toàn rã tan mọi vọng chấp [có tự tánh].

Tất cả những hiện tượng của luân hồi và niết bàn hình thành qua nhân quả. Điều này là không bao giờ lừa dối, không bao giờ sai chạy. Khi chúng ta thông hiểu điều này và thêm nữa, đã có sự hỗ trợ căn bản và nương tựa vào khuynh hướng của tồn tại cố hữu bị tan vỡ, thế thì chúng ta đã bước vào con đường làm vui lòng các đức Thế Tôn. Khi chúng ta thông hiểu tính không, chúng ta sẽ không còn có nhận thức hướng về sự tồn tại cố hữu. Trong cách này, cơ sở cho những nhận thức sai lầm sinh khởi – điều nâng đỡ hỗ trợ cho sự chấp trước về sự tồn tại cố hữu của chúng ta – sẽ tan rã hay biến mất.



(11) Những sự biểu hiện không lừa dối tương liên sinh khởi

Và tính không được chia phần từ bất cứ sự thừa nhận nào (của những cách không thể hiện hữu).

Do thế cho đến khi nào các con có hai sự thông hiểu này xuất hiện một cách riêng lẻ,

Các con vẫn chưa nhận ra mục tiêu của những Đấng Chinh Biến Tri.

Dịch kệ:


[11] Tướng hiện -- là duyên sinh không thể khác,

Tánh không -- vượt mọi khẳng định, không thể nghĩ bàn

Nếu chứng tướng hiện và chứng tánh không còn riêng lẻ tách lìa,

Thì vẫn chưa thấy được ý thật của Phật.

Khi chúng ta thông hiểu tính không, chúng ta thấy là không có gì ở điều mà chúng ta có thể đưa tay chỉ và nói rằng đây là đối tượng của điều này. Tất cả mọi thứ là không thể tìm thấy trên sự phân tích căn bản. Tuy thế, mặt khác, chúng ta thấy rằng những thứ ấy lại chỉ đơn thuần biểu hiện.  Để nghĩ rằng đây là hai thứ hoàn toàn riêng biệt không liên hệ bên trong – những sự vật hiện hữu không thể tìm thấy trên một phương diện và tuy vậy chỉ đơn thuần biểu hiện trên một phương diện khác – không là mục tiêu của Đấng Toàn Giác quan tâm về tính không và hai chân lý.



(12) Nhưng khi, không phải luân phiên, mà tất cả cùng một lúc,

Chúng ta khẳng quyết tính duyên khởi không sai chạy từ nơi hiện tượng đơn thuần

Toàn bộ những nguyên nhân của những phương thức tiếp nhận đối tượng (như tồn tại cố hữu) tan rã,

Các con đã hoàn toàn sáng tỏ quan điểm đúng đắn.

Dịch kệ:


[12] Bao giờ tướng hiện và tánh không đồng loạt không xen kẻ,

Càng chứng duyên sinh càng rã tan vọng chấp,

Đó là lúc chánh kiến đã vẹn toàn.

Những gì chúng ta cần, là để thấy rằng do bởi những sự vật sinh khởi một cách tương tức tương nhập – vì sự biểu hiện lệ thuộc trên những nguyên nhân và hoàn cảnh để xuất hiện – chúng thì trống rỗng trong sự tồn tại cố hữu; chúng không có sự tồn tại độc lập. Sự kiện rằng chúng có thể sinh khởi một cách phụ thuộc trên nhân và duyên một cách đơn giản bởi vì chúng không có sự tồn tại một cách độc lập. Do thế, sự thông hiểu và tin chắc càng mạnh mẽ rằng những sự vật sinh khởi một cách phụ thuộc, rằng những sự vật tùy thuộc trên nguyên nhân và kết quả, sự thông hiểu và tin chắc của chúng ta càng mạnh hơn sẽ chính là những sự vật không có sự tồn tại độc lập và cố hữu; và ngược lại. Để hiểu hai điều này một cách đồng thời trong sự liên kết như thế này nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn phân tích đúng đắn về tính không.



(13) Xa hơn thế, khi chúng ta biết làm thế nào sự biểu hiện (từ tâm thức) khử trừ sự tồn tại cực đoan (thường kiến)

Và tính không khử trừ sự không tồn tại cực đoan (đoạn kiến),

Và làm thế nào tính không hiển hiện như nhân và quả,

Các con sẽ chẳng bao giờ bị đánh mất bởi những quan điểm dính mắc vào những cực đoan.

Dịch kệ:


[13] Hơn nữa,

Vì hiện, nên không thường

Vì không, nên không đoạn

Nếu từ giữa tánh không mà thấy được nhân quả

Thì thoát được hai đầu cực đoan.

Thường thì, chúng ta thấy nó giải thích rằng thực tế sự biểu hiện khử trừ cực đoan không tổn tại hoàn toàn – những sự vật không phải không tồn tại một cách hoàn toàn, bởi vì chúng thật sự xuất hiện. Và cũng thế, thực tế tính không khử trừ cực đoan tồn tại cố hữu – những sự vật không phải tồn tại một cách cố hữu, bởi vì chúng không có một sự tồn tại trong cách có thể như thế.

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta có một cách thừa nhận đối kháng. Thực tế sự biểu hiện (từ tâm thức) khử trừ cực đoan tồn tại cố hữu. Điều này là bởi vì, để những sự vật biểu hiện, chúng phải là không có sự tồn tại cố hữu. Chúng phải là những hiện tượng sinh khởi một cách lệ thuộc. Do thế, thực sự rằng chúng thật biểu hiện khử trừ khả năng rằng chúng có thể tồn tại một cách cố hữu.

Hơn thế nữa, thực tế tính không khử trừ cực đoan hoàn toàn không tồn tại. Thật sự rằng điều gì ấy không có sự tồn tại cố hữu có nghĩa rằng nó có thể biểu hiện bởi sự sinh khởi lệ thuộc (nhân duyên): Nó không thể có lẽ là không tồn tại một cách hoàn toàn. Do vậy, thực sự tính không khử trừ cực đoan không hoàn toàn không tồn tại.

Đây là phong cách xác nhận đặc biệt của Tông Khách Ba và theo bình luận của Choney Rinpoche về Tán Dương Sự Sinh Khởi Tương Duyên của Tông Khách Ba. Do thế, sự thông hiểu về những sự vật hiện hữu không có sự tồn tại cố hữu bởi vì chúng sinh khởi một cách lệ thuộc, và rằng chúng sinh khởi một cách lệ thuộc bởi vì chúng không có sự tồn tại cố hữu, ngăn ngừa chúng ta  rơi vào hai cực đoan chấp trước vào chân lý, sự tồn tại cố hữu và tại sự hoàn toàn không tồn tại.

Tiếp theo là huấn thị về thực hành.


---o0o---

09 - HUẤN THỊ ĐỂ THỰC TẬP


(14) Khi chúng ta đã thông hiểu những điểm của ba điều này

Những phương diện chính của con đường, như chúng là,

Hãy nương vào nơi tĩnh mịch và,

Bằng sự phát sinh năng lực hoan hỷ kiên trì

Con của ta thực chứng một cách nhanh chóng mục tiêu nguyên sơ.

Dịch kệ:


[14] Bao giờ có được cái thấy đúng như sự thật

Về ba điểm tinh yếu của đường tu,

Khi ấy, con ơi, hãy tìm nơi thanh tịnh,

Tinh tấn tu hành

Mau chóng thành tựu mục tiêu cứu cánh.

Khi chúng ta đat đến sự thông hiểu về viễn ly, tâm giác ngộ (bodhicitta) và tính không, qua năng lực của lắng nghe đến những giáo huấn chân thực về chúng và rồi thì suy tư và phân tích chúng cho đến khi chúng ta tin chắc ý nghĩa của chúng, sau đó chúng ta cần phải sống trong nơi tĩnh lặng và dành hết mình đến nhất tâm bất loạn để thiền tập và thực chứng chúng. Điều này chúng ta cần phải tiến hành với sự hoan hỷ kiên trì (nhẫn nại và tinh tấn) như những bậc đạo sư trong quá khứ đã làm, thí dụ như vị nổi tiếng là Milarepa, Đại Gyalwa Ensapa, và những đứa con tinh thần của Ngài, Kaydrub Sanggyay-yashey, v.v… Sau đó chúng ta mới có thể đạt đến mục tiêu nguyên sơ của giác ngộ. “Con của ta” ở đây liên hệ đến người đệ tử thân cận của Tổ sư Tông Khách Ba, Ngawang-dragpa, người mà chúng ta đã đề cập phía trước.


---o0o---

KẾT LUẬN LƯU Ý TRÊN CHỦ TRƯƠNG KHÔNG TÔNG PHÁI


Điều này kết luận lược giải ‘Ba Phương Chính Của Con Đường’. Đây là một luận bản rất quan trọng và đã bao gồm trong ấy, căn bản thiết yếu của toàn bộ con đường kinh điển hiển giáo và là tâm điểm của những con đường mật điển tantra. Giáo lý về tính không là một phần khó, có phải không? Ngoại trừ chúng ta rất quen thuộc với những thuật ngữ chuyên môn, sau đó khi nói với quan điểm đúng đắn, hai chân lý, tính không, v.v… bằng không có thể là bối rối. Có những phương pháp đặc trưng để định nghĩa và xác nhận những thuật ngữ này trong bốn trường phái Phật giáo Ấn Độ về triết lý giáo nghĩa của kinh điển, và những cung cách khác nhau trong bốn tông phái Mật thừa Tantra. Cũng thế có một cách định nghĩa khác về chúng trong bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng trong những luận giải và hệ thống đặc thù của chúng.

Chúng ta cần cố gắng để thông hiểu tất cả chúng vì thế chúng ta biết sự liên hệ ngụ ý của những thuật ngữ, tùy theo từng luận bản của chúng, và chúng ta không bị bối rối. Chỉ biết một hệ thống và rồi thì phê phán những gì khác đơn giản bởi vì chúng khác nhau và chúng ta không hiểu chúng trong thuật ngữ chính chúng là rất thiếu xây dựng. Như Long Thọ đã từng nói trong Tràng Hoa Quý Báu và Tịch Thiên trongDấn Thân Trong Thái Độ Bồ Tát, trong những thí dụ như thế, tốt nhất là duy trì sự dửng dưng cùng im lặng, và không nói điều gì cả.

Ngay cả trong giáo lý của một truyền thống, tông Hiền Nhân (Gelug) chẳng hạn, có những sự quyết đoán thông hiểu tính không dựa trên kinh điển hiển giáo và theo mật điển tantra. Không có sự khác biệt một cách vi tế trong sự lưu tâm về đối tượng, tính không, cả trong kinh điển Hiển giáo hay Mật điển Tantra. Sự khác biệt do ở tâm thức thông hiểu về tính không. Hơn thế nữa, trong cả kinh điển lẫn mật điển, có những sự định nghĩa và giải thích khác nhau về những chân lý theo tập quán quy ước (tục đế) và thâm sâu nhất (chân đế) và cung cách để thiền tập trên cả hai. Ngay cả trong Tantra yoga tối thượng, có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Thí dụ, phương pháp phác thảo trong Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) thì hoàn toàn khác những thứ trong giáo lý Thời Luân (Kalachakra). Cũng thế, chúng ta tìm thấy những sự khác biệt trong cung cách thiền chỉ (thiền định) và thiền quán (thiền phân tích). Nếu chúng ta không học hỏi tất cả những hệ thống này, chúng ta sẽ trở nên rất lúng túng.

Tóm lại, nếu chúng ta không biết bất cứ điều gì về một hệ thống nào đấy, chúng ta không cần nói bất cứ điều gì về nó và chắc chắn không phê phán. Chỉ trên một căn bản không phân tông phái chúng ta mới có thể đánh giá đúng (cũng như cảm kích trung thực) toàn bộ mục tiêu về những giáo lý của đức Phật.

 

***


 

A Short Commentary on The Three Principal Aspects of the Path (Lam-gtso rnam-gsum) by Tsongkhapa (Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa).

His Holiness the Fourteenth Dalai Lama translated and condensed by Alexander Berzin, 1983 revised second edition, August 2003.

First edition published in His Holiness the 14th Dalai Lama. Four Essential Buddhist Commentaries. Dharamsala, India: Library of Tibetan Works & Archives, 1983.

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/overview/specific_texts/three_principal_aspects_path/short_commentary_three_principles_path.html

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/overview/specific_texts/three_principal_aspects_path/short_commentary_three_principles_path.html

http://tayphuong.vn/diendan/showthread.php?t=631

Tuệ Uyển chuyển ngữ

                                                                 20-10-2009
---o0o---



tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương