Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang8/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28

ĐIỀU THỨ MƯỜI


Điều gì là việc sử dụng hạnh phúc của chính chúng ta khi tất cả các bà mẹ là những người đã từng

Ân cần tử tế đến chúng ta từ vô thủy kiếp (chịu) khổ đau?

Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để phát sinh

Tâm giác ngộ (bodhicitta) nhằm để giải thoát tất cả chúng sinh.

Dịch kệ:


10. Phát Bồ đề tâm

      Mỗi lần đầu thai, bao kiếp đời,

      Lại được cưu mang bởi mẫu từ.

      Bấy nhiêu bà mẹ còn luân lạc,

      Nhẫn tâm sao đành, riêng ta thoát!

      Muốn độ tha nhân, nhiều khôn lường,

      Cứu các bà mẹ khổ thân thương,

      Phát Bồ đề tâm, nguyện thành Phật -

      Chư Bồ tát trọn hành chân thật

Chúng ta phải phát sinh nguyện vọng tìm cầu Phật quả tối thượng và hoàn toàn nhầm để giải thoát vô lượng chúng sinh khỏi khổ đau và nguyên nhân của nó. Chúng ta nên phát sinh xu hướng này nếu nó chưa từng được phát sinh, và tăng cường nó nếu nó đã phát sinh. Đây là sự thực hành của một vị Bồ tát.

Từ đây trở về sau của luận giải, sự thực hành của tâm giác ngộ (bodhicitta) được chia sẻ. Để học hỏi lý do tại sao chúng ta phải hoán đổi chính mình với những người khác, chúng ta nên đọc:
---o0o---

ĐIỀU THỨ MƯỜI MỘT


Như tất cả khổ đau sinh ra từ sự khát khao hạnh phúc của con người,

Và những đức Phật sinh ra từ tâm niệm làm lợi ích cho những người khác,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để dấn thân trong một sự

Hoán đổi thực sự hạnh phúc của họ vì khổ đau của những người khác.

Dịch kệ:


11. Hoán vị ngã tha

      Mọi khổ ta mang, chẳng biệt trừ,

      Đến từ ước vọng vui riêng tư;

      Còn khi hành, ý cho tha lợi

      Sẽ sanh vào tối thượng Phật vị.

      Thế, nên hoán đổi tư dục tham

      Chớ quên cảnh khổ của chúng nhân,

      Chuyển lòng ích kỷ thành quan thiết –

      Chư Bồ tát trọn hành không khác.

Trong Hướng Dẫn Phương Thức của Đời Sống Bồ Tát (Bodhicharyavatara) viết rằng:



Tất cả khổ đau trong thế gian

Sinh khởi ra từ sự mong muốn hạnh phúc cho tự ngã;

Tất cả hạnh phúc trong thế gian

Sinh khởi ra từ mong muốn hạnh phúc cho người khác.

Và:


Có điều gì khác được nói nữa? Quá nhiều điều.

Người thông tục hành động vì hạnh phúc của chính họ,

Trong khi Đại Mâu Ni hành hoạt vì kẻ khác

Hãy nhìn sự khác biệt giữa hai loại này.

Gốc rễ của tất cả hạnh phúc là do nơi sự mong muốn hạnh phúc của những người khác.Nguồn gốc của tất cả những chướng ngại là do nơi sự mong muốn hạnh phúc cho riêng mình. Như cũng được tuyên bố trong ‘Gurupuja’:



Tất cả những cánh cổng đến nhược điểm là thông qua việc tự yêu mến (tự ái),

Tất cả những phẩm chất tích cực căn bản là

Thông qua việc yêu mến những bà mẹ của chúng ta.

Hiện trạng của chúng ta trong hiện tại là một kết quả của sự tự yêu mến chính mình một cách mãnh liệt và sự bỏ rơi những người khác. Bây giờ chúng ta đang đi theo đức Phật thứ tư, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, và chúng ta đã gặp giáo huấn Đại thừa. Một cách đặc biệt nhất, chúng ta đã được giới thiệu con đường hoán đổi chính mình vì người khác, được trao truyền bởi Tôn Giả A Xà Lê Long Thọ, căn cứ trên sự hướng dẫn được Ngài Văn Thù Sư Lợi chỉ dạy cũng như từ truyền thừa của Tôn Giả Tịch Thiên (Shantideva).

Vì thế, ngay bây giờ, chúng ta nên nhìn lại những chướng ngại từ mỗi góc cạnh và từ bỏ thái độ tự yêu mến của chúng ta. Chúng ta nên nhìn ở những phẩm chất yêu mến người khác từ mỗi khía cạnh và thực tập nhiều như mình có thể để luyện tập tâm thức chúng ta trong việc hoán đổi chính mình vì kẻ khác. Nhằm tăng trưởng động lực của chúng ta để hoán đổi chính mình cho kẻ khác trong hình thức của thực tập,

Hãy rèn luyện để cho và nhận luân phiên nhau;

Chuỗi nối tiếp của sự nhận nên bắt đầu từ chính mình.

Hãy sắp đặt cả hai trong hơi thở của mình

Điều liên hệ cho sự thực tập này là từ ‘Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát trong Cuộc Đời’: “Chúng ta nên thực tập điều bí mật thánh thiện ấy”. Như được nói rằng chúng ta nên suy tư về nỗi khổ đau không ai muốn ấy của chúng sinh, và nên nguyện ước, bằng lời nói và cảm xúc, để mang lấy khổ đau của kẻ khác qua lòng từ bi.

Chúng sinh thiếu hạnh phúc trong hiện tại, mặc dù họ khao khát nó, do thế chúng ta nên rèn luyện tâm mình để dâng hiến thân thể, tài sản, và tất cả những hành động lành mạnh của ba cánh cửa – đúng ra là, bất điều gì chúng ta có – với lòng yêu thương đến những chúng sinh tàn tật và thiếu thốn hạnh phúc. Đây là điều được biết như là sự thực hành tong-len. Trong ‘Gurupuja’, nói rằng:

• Đạo sư từ bi, nguyện tất cả những khổ đau,



Chướng ngại và hành vi tiêu cực của bà mẹ (của)

Chúng sinh được chín muồi trong tôi một cách hoàn toàn.

• Bằng sự ban cho hạnh phúc và những hành động lành mạnh của tôi đến cho những kẻ khác,



Nguyện cho tất cả chúng sinh được gia hộ trong an lạc.

Và như được nói trong ‘Tràng Hoa Quý Báu’:

• Nguyện cho tôi được chín muồi bằng sự khổ đau của họ.



Nguyện cho những hành vi thánh thiện của tôi được chín muồi trên họ.

Chúng ta phải rèn luyện trong cách này và vì thế nên học hỏi theo những dòng này:

• Điều thực hành của Bồ tát là để dấn thân trong sự hoán đổi thật sự an lạc của họ vì khổ đau của kẻ khác.

Chúng ta đạt được không chỉ an lạc cơ bản mà cũng là hạnh phúc trong ngắn hạn qua rèn luyện trong tâm giác ngộ (bodhicitta) và thực hành sự trao đổi chính mình cho kẻ khác. Trái lại nếu chúng ta khăng khăng giữ lấy trong thái độ tự yêu mến và không thực hành sự hoán đổi chính mình cho kẻ khác, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ an lạc tạm thời nào,  không nói chi đến đắc nhập niết bàn và trạng thái toàn giác. Nhầm để chứng minh chân lý này, điều đã được nói rằng:

• Nếu một người không hoán đổi an lạc của mình



Cho khổ đau của người khác, kẻ ấy sẽ

Không trở thành bậc giác ngộ và sẽ không nếm được

An lạc ngay trong cõi luân hồi này. 
---o0o---

NGÀY THỨ BA


***

MỞ ĐẦU
Hãy nhìn lại những kiếp sống của chúng ta, chúng ta có thể thấy rằng bất cứ những gì chúng ta đã làm với ý nghĩa trọn vẹn đều hữu ích (hiện tại và về sau). Nhưng nếu chúng ta đã tiêu pha đời sống chúng ta trong một cung cách mà bây giờ chúng ta hối hận, bất cứ thời gian nào đã trôi qua thì nó đã vượt xa tầm chúng ta có thể ảnh hưởng đến. Chúng ta không thể yêu cầu thời gian hãy chậm lại, bởi vì thời gian đã hoàn thành, nó đã hoàn tất. Thời gian sẽ không đợi chờ.

Khi chúng ta đã làm một lỗi lầm trong việc làm của chúng ta chúng ta có thể nói rằng chúng ta muốn có một cơ hội để cố gắng một lần khác; trái lại nếu chúng ta quan niệm rằng chúng ta đã tiêu phí đời sống của mình trong một cung cách rỗng tuếch và vô nghĩa, không có lý nào nói rằng, “Hãy vui lòng cho tôi bắt đầu lại?” bởi vì không có cách nào để làm cho điều ấy xảy ra. Chúng ta đã tiêu pha những năm tháng nào đấy của thời thơ ấu trong một cung cách vô nghĩa bởi vì chúng ta không thể suy nghĩ một cách chín chắn, nhưng sự hiểu biết của chúng ta tăng trưởng khi chúng ta lớn lên. Chúng ta đã biết những sự việc và chúng ta có thể suy nghĩ và lắng nghe những giáo huấn. Dường như chúng ta đã dùng sai thời gian của chúng ta một cách cố ý nếu sau đó chúng ta tiếp tục tiêu pha thời gian của mình một cách vô nghĩa.

Nếu đúng đây là trường hợp, điều duy nhất chúng ta có thể làm là sám hối những hành vi sai lầm trong quá khứ của chúng ta, tập trung trên những tích tập nghiệp bất thiện, và cố gắng để tịnh hóa chúng bằng kinh hành nhiễu Phật, cúng dường, trì tụng chân ngôn, xây dựng những quan niệm của thân, khẩu, ý, phát nguyện, và thiền tập trên tính không và tâm giác ngộ (bodhicitta). Thiền quán trên tính không và tâm giác ngộ (bodhicitta) là siêu tuyệt trong những điều này.Chúng ta cũng có thể làm lợi ích bằng việc lễ lạy phủ phục một trăm nghìn lần liên hệ đến tịnh hóa những hành vi bất thiện, cúng dường một trăm nghìn mạn đà la, và trì niệm chân ngôn một trăm âm liên hệ đến thiền tập Kim Cương Tát Đỏa một trăm nghìn lần. Đây là những thực hành mà chúng ta có thể sử dụng khi sám hối, chủ tâm tập trung trên những hành vi bất thiện trước đây của chúng ta.

Chúng ta không nên chỉ nói rằng chúng ta đã từng phạm phải những hành vi bất thiện như vậy và như vậy, mà nên làm một sự lượng định tất cả những việc làm sai lầm của chúng ta, hồi tưởng những chi tiết của chúng và sau đó quán chiếu chúng với tư tưởng, “Thật là tệ rằng con đã làm những việc như vậy đó và chúng phản lại những giáo huấn của đức Phật cùng mong ước của đạo sư của con. Chúng sẽ hướng con đến sự tiêu tan trong đời sống này cũng như sự phá sản cơ bản. Chúng đi ngược lại với giáo pháp Thánh thiện và cũng không thể chấp nhận được về phương diện xã hội”.

Rồi thì chúng ta nên nghĩ rằng, “Con đã được tình trạng thuận tiện và lợi lạc của kiếp con người và con đã gặp được giáo pháp cùng một người bạn tâm linh (=/= Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, thiện hữu nan phùng). Nhưng mặc dù được thế, con đã không làm được những điều đáng nên làm, trái lại, con đã làm những việc không nên làm, mà chúng sẽ là nguyên nhân của khổ đau cho con và những người khác. Con hành động như một người có thể thấy chưa rơi xuống mõm đá, hay như ai đấy thận trọng trong việc ăn thuốc độc. Từ ngày hôm nay trở đi, con sẽ chẳng bao giờ phạm phải những hành động bất thiện ấy nữa, ngay cả bằng cái giá của đời sống của con”. Đức Phật từ bi và thiện xảo nói rằng những hành vi bất thiện của chúng ta có thể được tịnh hóa, nếu chúng ta sám hối những lỗi lầm trong quá khứ với một ý thức hối quá mạnh mẽ. Do thế, chúng ta nên sám hối và làm một lời hứa trong sự liên hệ đến bốn năng lực.

Thứ nhất là phát tâm và tiếp nhận quy y, năng lực căn bản. Thứ hai là năng lực hối quá, trong sự ân hận mà chúng ta cảm nhận về những hành vi tiêu cực mà chúng ta đã tích tập trong quá khứ mạnh như là chúng ta nuốt phải thuốc độc. Chúng ta nên trì niệm chân ngôn như phần năng lực thứ ba – phấn đấu trong thực tập đối trị - nhằm để sám hối những hành vi bất thiện của chúng ta. Cuối cùng, có năng lực chí nguyện, hay hứa hẹn, rằng trong tương lai chúng ta sẽ không bao giờ phạm phải những hành động xấu ác như vậy nữa thậm chí bằng cái giá của mạng sống của chúng ta.

Trước khi bắt đầu sự thực tập này, trước tiên chúng ta nên chân thành quy y và thực tập phát tâm. Rồi thì chúng ta đếm từng hành vi bất thiện chúng ta đã tích tập trong quá khứ trên những hạt chuỗi của chúng ta và nghĩ về chúng trong hình thức của những hành vi bất thiện tích lũy căn cứ trên thân, miệng và ý của chúng ta. Chúng ta cũng nên nghĩ về những hành vi bất thiện sinh khởi từ hành động sai lầm tự nhiên và những hành vi sai trái do sự giải đãi với những nguyên tắc (giới luật).

Những ai đã từng phát thệ nguyện nên ân hận, suy nghĩ, “Con đã phát nguyện của một sa di, hay một tỳ kheo cụ túc giới, và phát tâm giác ngộ (bodhicitta) cùng thệ nguyện Mật thừa Tantra, và tuy thế cung cách con đã sống đời sống của con như một người thường của vị trí thấp kém, những người chưa từng phát nguyện gì cả và không thực hành giáo pháp. Vì thế, con thật là một người thảm hại có khuyết điểm”. Thật quan trọng để sám hối những hành vi sai trái của chúng ta với những tư tưởng như thế này và làm một sự hứa nguyện mạnh mẽ.

Nếu ai đấy hỏi rằng có thể tịnh hóa những hành vi bất thiện bằng sự phát lồ sám hối như thế hay không, câu trả lời là, như Milarepa nói, rằng những hành vi bất thiện sẽ được tịnh hóa nếu sự hối quá ân hận là chân thành. Sự ân hận hối quá chân thật cho những hành vi sai trái trong quá khứ sẽ có thể làm cho chúng ta phát sinh sức mạnh của tâm thức không tái phạm những việc sai trái như vậy trong tương lai. Tuy thế, nếu chúng ta thiếu sự hối quá chân thật và chỉ giả vờ phát sinh một sự hứa hẹn không lập lại những hành vi bất thiện như thế ngay cả với cái giá của mạng sống chúng ta, điều này chỉ như lớp son phấn bên ngoài và năng lực của tâm thức không thể phát triển. Do thế, điều quan trọng ấy là phát triển một sự chân thành, và nhằm để làm thế, chúng ta nên quán chiếu về những bất lợi của những hành vi bất thiện như thế. Chúng ta cần nghĩ về luật nhân quả, hay nghiệp báo, để đánh giá những tổn hại, bởi vì chúng ta có thể không khám phá thấy kết quả của những việc làm xấu ác nếu chúng ta không tin chắc luật nhân quả.

Chúng ta nên làm theo tiến trình này, và rồi thì tiến hành một ý chí vững chắc, suy nghĩ, “con nên làm cho mỗi ngày đầy đủ ý nghĩa từ hôm nay trở đi, và không lãng phí thời gian của con trong một cách rỗng tuếch. Cung cách chính đáng duy nhất là sử dụng cuộc sống của con để làm những việc tốt, thể hiện hạnh kiểm tốt và tử tế lịch sự cùng không vi phạm giáo pháp cũng như những mong ước của những bậc giác ngộ. Còn bao nhiêu kiếp sống nữa mà con phải sống, con nhất quyết sống trong một cung cách đầy đủ ý nghĩa”.  Chúng ta nên lắng nghe giáo pháp với khuynh hướng này cũng như với thái độ hoàn tất mục tiêu của cá nhân và những người khác một cách hoàn toàn.

Bây giờ chúng tôi sẽ tóm tắt thánh giáo của Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ (Ba Mươi Bảy Điều Thực Hành Của Một Vị Bồ Tát) mà chúng ta đã từng thảo luận.

1-Trước tiên đấy là sự phối hợp của ba sự thực hành lắng nghe, suy tư, và thiền tập (văn, tư, tu) trên những kho tàng thậm thâm và rộng lớn của Đại thừa, nguyên tắc đạo đức, luận thuyết, và kiến thức (giới, định, tuệ) của những vị Bồ tát.

 2- Sau đấy chúng ta cần thực tập ý nghĩa của giáo pháp mà chúng ta đã nghe, và vì thế chúng ta nên ở trong một nơi xa cách với quyến luyến và giận dữ. Do vậy, từ bỏ hương thổ là sự thực hành thứ hai của một vị Bồ tát.

3- Nhưng chỉ lìa xa quê cũ thì chẳng có gì lạ thường; chúng ta nên tìm một nơi tĩnh mịch, người như thế này là sự thực hành thứ ba của một vị Bồ tát.

4- Điều thực hành thứ tư của một vị Bồ tát là từ bỏ đời sống thế tục, vì chúng ta sẽ không có lợi lạc nếu trong tâm thức chúng ta vẫn duy trì dưới sự ảnh hưởng của tám pháp thế gian (bát phong) ngay cả khi ở trong một nơi tịch tĩnh.

5- Chúng ta cần những thiện hữu và một đạo sư tâm linh có đủ năng lực nhằm để làm tăng đến tột độ khả năng cho thực hành, vì thế điều thực hành thứ năm của một vị Bồ tát là từ bỏ những người bạn xấu ác.

6- Sự thực hành thứ sáu của một vị Bồ tát là tùy thuộc vào vị thầy của chúng ta trong một phương thức đúng đắn, cả hai với thái độ thích hợp cũng như với những tài sản vật chất của chúng ta.

7- Từ đây trở đi, ngõ vào đầu tiên là tiếp nhận quy y nhằm để thể hiện trong sự thực tập thật sự. Để làm điều này, chúng ta phải nhận ra ba điểu này – Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo – như những đấng thủ hộ cho tất cả những Phật tử. Chúng ta phải tin tưởng và đặt niềm tin trong Tam bảo như một sự khác biệt hoàn toàn riêng rẽ với chính chúng ta (đối tượng bên ngoài chúng ta) và chúng ta nên phản chiếu rằng bất cứ điều gì xảy ra đến chúng ta, cho dù chúng tốt hay xấu, chỉ Tam bảo là có thể cứu độ chúng ta. Chúng ta nên quy y trong cách này và với ý tưởng đạt đến trình độ Tam bảo trong chính mình (tự tính Tam bảo).

Chỉ đơn giản tiếp nhận quy y là không đủ; chúng ta nên thực hành theo sự hướng dẩn liên hệ trong quy y, điều này bao gồm việc tránh những hành vi không thích đáng như việc quy mạng lễ lạy cúng dường những chúng sinh phi nhân sử dụng những phương pháp không được chỉ dạy trong giáo lý đạo Phật, xem thường hay làm giảm giá trị thân, tâm, ngôn từ của Phật, hay cầu khẩn những hình tượng thánh như những vật sở hữu và bám víu vào họ vì sự bảo đảm tiền tài.

Ngày nay một số người buôn bán đổi chác hình tượng và kinh sách tâm linh. Những người này sẽ chín mùi trong những hình phạt nặng nề trong những hình thức của những hành vi bất thiện hay chướng ngại nếu những hình tượng và kinh sách mà họ buôn bán thuộc sở hữu của những người tin tưởng và thực hành giáo pháp. Mua và bán những hình tượng và những pháp khí nghi lễ cổ vật với một giá cả thật cao có thể làm tăng thu nhập tài sản vật chất của họ, nhưng thật sự những hành động của họ là giống như ăn thuốc độc.

Khác với trường hợp nếu ai đấy, với khuynh hướng kiên quyết để bảo tồn sự tiếp tục của những giáo huấn qua những ấn bản quý hiếm, dành hay mượn tiền để in ấn và bán những kinh sách để đủ tiền cho chi phí và để in ấn thêm kinh sách. Đây là tiền được mượn và dùng trong mục tiêu của việc làm lành mạnh. Nhưng những ai bán kinh sách và bảo rằng để phục vụ giáo pháp, trái lại trong thực tế là đang phục vụ những cái bao tử của họ, là bị liên đới trong hành vi nguy hiểm – thế cho nên hãy chắc là không làm những hành vi như thế. Chúng tôi không lạc đề để đề cập những thí dụ như thế khi chúng xảy ra trong luận bản, bởi vì chúng có một mục tiêu. Nhưng có những cá nhân nào có thể thực hành theo lời khuyến nghị này hay không tùy thuộc vào những người ấy.

Thật quan trọng để đừng xem thường hay làm giảm giá trị của Tam bảo. Chúng ta có thể nương tựa trên những vị chư thiên và thánh thần đầy năng lực như những người bạn của chúng ta, vì lợi ích tạm thời, trong tiến trình tiếp nhận quy y Phật bảo. Nhưng đấy là sai lạc để xem những vị thần linh ấy như những vị đạo sư hay bổn tôn của chúng ta, do thế chúng ta nên tránh thái độ này.

Giống như thế, tiếp nhận quy y Pháp bảo có nghĩa là chúng ta không làm điều tổn hại lên chúng sinh. Chúng ta cũng phải bảo quản và không đối xử thiếu tôn trọng với kinh sách. Thí dụ, không thích đáng để bỏ mặc sách vở mà trong ấy chứa đựng những lời trong Tam Tạng kinh điển (kinh, luật, luận) hay Tam Vô Lậu Học (giới, định, tuệ) một cách thiếu cẩn trọng trên sàn nhà, nơi mà chúng ta hay những người khác có thể dẫm lên. Có lời nói rằng: “Nếu bạn đến quá gần một con chó, bạn rất có thể bị nó cắn”. Trong cùng cách như thế, luôn có kinh sách ở chung quanh chúng ta có thể đưa đến cảm nghĩ quá quen nhờn trong cách mà chúng ta hờ hững để biểu lộ sự tôn trọng với kinh sách. Thêm nữa chúng ta sẽ thấy rằng tâm tưởng chúng ta trở nên mờ tối hơn và si ám hơn nếu chúng ta lãng quên biểu lộ một sự tôn trọng thích đáng đến kinh sách. Như những đạo sư Kadampa đã nói: “Tôi đã có sự si mê thế này là quá đủ. Nếu tôi trở nên si mê hơn thế này, điều gì sẽ xảy ra (cho tôi)?” Do thế chúng ta nên cẩn thận.

Chúng ta nên cẩn thận đúng mức cung cách chúng ta đối với kinh điển sách báo có chứa đựng những gì đấy với giáo lý Phật pháp. Như một quy luật phổ thông, tốt hơn là nên tránh bước qua hay dẫm lên bất cứ vật gì có chữ viết. Tuy thế, ngày nay ngay cả những thứ như giày, vớ cũng có những văn tự trên chúng, và cũng có những mẫu tự trên đường xá,  Nếu chúng ta cố gắng tránh dẫm lên chữ nghĩa chúng ta có thể phải quay xe lại, vì thế cần phải phân biệt một chút khi nghe theo lời cố vấn này. Hãy cẩn thận không bước qua bất cứ những thông tin chữ nghĩa nào liên hệ đến những giáo huấn của đức Phật. Phật biệt trong cách này là một sự thực hành tốt để tuân theo.

Tiếp nhận sự quy y Tăng bảo hay cộng đồng tâm linh có nghĩa là chúng ta không nên hình thành những quan hệ bằng hữu thân mật với những người không phải Phật tử và dị giáo. Thật là kém thông tuệ để có một sự liên hệ mạnh bạo từ trái tim chúng ta với những người như vậy vì mục tiêu không tốt, mà đơn giản chỉ vì lợi ích của thực phẩm và áo quần.

Trong quá khứ, đại hành giả Dom Tonpa và những vị Bồ tát đã nhặt lên bất cứ mảnh áo quần màu đỏ và vàng nào mà các ngài đi ngang qua và cụng đầu vào đấy, với ý nghĩ rằng bất cứ ai đã mặc những áo quần như thế phải có kiến thức.  Các ngài sẽ thiền quán trên sự phát sinh niềm tin đối với những người mặc áo quần ấy và đặt những thứ ấy trong một nơi mà không ai có thể bước qua. Do vậy, chúng ta nên tập theo những thí dụ  này và luôn luôn xử sự tôn kính với tu sĩ. Bình phẩm tu sĩ chuốc lấy những bất thiện nghiệp nặng nề. Không sao nếu chỉ ra một trường hợp cá nhân nếu một tu sĩ đã làm sai, nhưng buộc tội tất cả tu sĩ một cách chung chung là thái độ xấu sẽ kết quả trong một bất thiện nghiệp nặng nề cho chúng ta. Cư sĩ nên tôn trọng những tu sĩ thọ giới như những đối tượng thu thập phước đức và nên phát triển niềm tin.

Về phía những tu sĩ, tất cả những chúng sinh lang thang (trong cõi luân hồi) kể cả những thần linh xem chúng ta như một đối tượng nương tựa và do thế chúng ta có một nhiệm vụ cố gắng hoàn thành để trở thành thành phần những đối tượng hoàn hảo của quy y. Thay đổi tên tuổi và hình thức áo quần không có gì đặc biệt; chúng ta cần đem đến một sự thay đổi trong tâm thức. Chúng ta không nên giống như một người chỉ đơn thuần mặc y áo như vỏ bọc bên ngoài, mà tốt hơn, mặc y áo chúng ta phía ngoài chúng ta nên trở thành một tu sĩ  đàng hoàng từ bên trong. Trái lại, đấy là hành động đạo đức giả để thụ hưởng tài vật và đồ ăn thức uống mà người khác cúng dường cho chúng ta. Chúng ta nên hành động trong một cung cách tốt đẹp để làm lợi ích cho chính chúng ta và những người khác, và những hành vi của chúng ta sẽ trở nên như bảo vật.

Do thế, cư sĩ nên cúng dường với sự tôn trọng và có một thái độ trong sạch đối với Tăng già, trong khi Tăng già nên biểu lộ những hành vi bổ ích tráng kiện trong sự phù hợp với danh xưng và mục tiêu của mình. Điều này sẽ trở thành một sự trang nghiêm đến những giáo huấn. Nếu những thành viên của Phật giáo làm rạng danh đức Phật, điều này làm lợi ích giáo lý Phật pháp trong phổ thông và cũng sẽ phản ánh tốt đẹp đối với chúng ta. Đây là sự thực hành thứ bảy của một vị Bồ tát.

8- Đã tiếp nhận quy y, chúng ta phải tuân theo những lời hướng dẫn trong sự quy y, hãy từ bỏ chướng ngại và chấp nhận nguyên tắc nhân quả. Điều này có nghĩa là đón nhận mười thiện nghiệp bằng sự từ bỏ mười bất thiện nghiệp. Quy luật của mười thiện nghiệp là quy luật của đạo đức thánh thiện, và nó là những hành vi mà chúng ta nên thực hành. Đây là sự thực hành thứ tám của một vị Bồ tát.

Cho đến bây giờ chúng ta đang đang xem xét đến con đường tăng dần thông thường liên hệ đến con người của mục tiêu hay phạm vi nhỏ. Bây giờ chúng ta tiếp đến phần của luận bản  nói về những khoái lạc của cõi luân hồi giống như những giọt sương trên đầu ngọn cỏ, và v.v… Điều này liên hệ đến con người của mục tiêu hay phạm vi vừa.

Trên con đường tăng dần chúng ta suy tư về sự bất lợi của vòng sinh tử như sự thật về khổ đau, những tầng bậc của luân hồi và cội nguồn của khổ đau, và chúng ta học hỏi làm thế nào để dấn thân vào hay quay lưng với sinh tử. Rồi thì chúng ta rèn luyện tâm thức để đạt đến sự giải thoát qua sự thực tập Ba Sự Rèn Luyện (giới, định, tuệ). Chúng ta cũng có thể phát triển một căn bản tốt đẹp để thể nhập giải thoát qua tám phẩm chất nghiệp quả chín mùi đầy đủ.

Vì không có sự vĩnh cữu hay hạnh phúc tồn tại lâu dài trong sinh tử luân hồi:



Hãy xem những phẩm chất tuyệt hảo của vòng luân hồi như không đáng tin cậy, sự khoái lạc không làm thỏa mãn là cội nguồn của tất cả khổ đau. Do vậy, nguyện cho con được gia hộ trong sự phát sinh một sự quan tâm mạnh mẽ đến việc tìm cầu những an lạc của giải thoát.

Hình thức tệ hại nhất của khổ đau là hưởng thụ khoái lạc của sinh tử luân hồi và vẫn duy trì sự chưa thỏa mãn. Tuy thế, những khoái lạc tuyệt hảo này là không đáng tin cậy bởi vì chúng là không vững chắc. Danh tiếng và địa vị đều không thể trông mong được. Nếu có bất cứ một sự chắc chắn nào trong quan hệ với những thân quyến và bằng hữu mến thương, hay ngay cả với những kẻ thù của chúng ta, đấy sẽ là minh chứng của điều gì đáng tin cậy trong cõi luân hồi. Nhưng không có sự chắc chắn như thế trong những mối quan hệ này, cũng không có trong thân thể chúng ta là điều cũng biểu lộ sự không tin cậy được của nó.

Chúng ta đã từng lang thang từ đời này sang kiếp khác từ vô thỉ cho đến bây giờ, mang những hình thức khác nhau của tử sinh. Nếu đã từng có thậm chí một người bạn luôn luôn đồng hành với chúng ta trải qua sự lang thang ấy, chúng ta có thể tin cậy người ấy. Nhưng không có một người bạn như thế. Tóm lại, chúng ta nên quán chiếu về sáu sự trở ngại của vòng luân hồi (lục đạo), gói gọn trong ba cõi [tam giới]11, và rồi thì thiền quán như sự hướng dẫn trong “Con Đường Tiệm Tiến”. Chúng tôi suy nghĩ cùng sự hướng dẫn giống thế đã được nêu lên trong luận bản được biết như “Căn Bản Của Tất Cả Những Phẩm Chất Tích Cực” và sự chỉ bảo này bao hàm một sự chia sẻ tuyệt vời.

Những từ ngữ này thật dễ dàng cho chúng tôi trì tụng và cũng dễ dàng để mà phản chiếu trên ấy. Nguyên nhân của tất cả những khổ đau của chúng ta là sự lập lại của sinh và tử. Phải thai nghén trong tư duy của chúng ta lần này và lần nữa … liên lụy chúng ta trong những bất thiện nghiệp nặng nề. Nguyên nhân của những hành uẩn nhiễm ô của sự tái sinh bất hạnh là nghiệp báo và phiền não. Cho đến khi chúng ta có thể chấm dứt sự thụ thai hết lần này đến lần khác, chúng ta tiếp tục mang lấy những hành uẩn ô nhiễm tạo nên bởi nghiệp báo và phiền não vọng tưởng.

Kết quả của sự sinh ra trong thân thể nhiễm ô hiện tại nó cung cấp những điều kiện để phát sinh những nghiệp báo và phiền não mới và những chức năng như cơ sở của khổ đau. Thân thể này ràng buộc để rồi chúng ta quẩn quanh với những điều kiện mà nó sẽ làm gia tăng những phiền não của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không cố ý làm phát sinh chúng, và nó ngăn trở chúng ta đến sự áp dụng những sự đối trị như một phương pháp và con đường hướng chúng ta đến giác ngộ. Những tình thế bất lợi cấu kết với những hành uẩn từ khi chúng ta sinh ra, và đây là khổ đau lớn nhất trong tất cả.

Do vậy chúng ta thấy rằng năm trong tám khổ là cực kỳ năng động, tên chúng là: Khổ đau của tiến trình sinh, khổ đau phải bị sinh trong những hoàn cảnh bất lợi, khổ đau vì sự sinh biến đổi thành phiền não, khổ đau vì bị sinh như nguồn gốc của khổ đau, khổ đau vì phải chia lìa người khác ngoài ý muốn mà nó là bản tính tự nhiên của thân thể. Thân thể ô nhiễm này là không rời xa chúng ta, và nó ngăn trở hạnh phúc an lạc. Chúng ta nên phản chiếu trên những điều này và cố gắng tối đa để được tự do giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Vì điều này chúng ta cần thực hành theo Ba Rèn Luyện (giới, định, tuệ) mà không làm lẫn lộn trật tự, do thế, tu tuệ và tu thiền định dựa trên nền tảng của tu trong đạo đức. Chúng ta có thể đạt đến niết bàn dần dần trên căn bản này bằng sự áp dụng những sự đối trị giải độc những tư tưởng phiền não và những hạt giống của chúng. Điều này liên hệ đến con đường tiệm tiến thông thường cho một người của năng lực vừa (trung bình). Sau đó, con đường của cổ xe lớn thích ứng  cho những con người với năng lực rộng lớn được biểu lộ như sau:

Việc sử dụng những an lạc hạnh phúc của chính chúng ta là gì khi tất cả những bà mẹ là những người đã từng

Tử tế ân cần với chúng ta từ vô thủy kiếp đang chịu khổ não?

Những dòng này, bên cạnh bản chất cực kỳ năng động, là căn nguyên của giáo huấn Đại thừa, và sự thiết lập như thế là trọng điểm chính cho sự thảo luận trong toàn bộ luận bản này.

Như chúng tôi đã nói hôm qua, những tạo vật chúng sinh là vô lượng vô số và như không gian không thể đo lường chia sẻ với chúng ta sự khao khát hạnh phúc cũng như lẫn tránh khổ đau. Chúng ta nên hổ thẹn với chính mình nếu chúng ta chỉ nhìn đến lợi ích của chính mình và không ngó đến sự khổ não của họ, trái tim của chúng ta không xao động với sự day dứt của họ và tâm tư chúng ta không quan tâm vì họ.

Cho đến bây giờ chúng đang nghĩ đến sự quan trọng của chính mình, luôn luôn nói rằng, ‘tôi điều này…’, ‘tôi điều kia…’, ‘tôi điều đó…’ và ‘tôi cái khác…’, và điều này cũng tốt thôi nếu có những lợi ích tốt đẹp từ nó. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng thái độ tự yêu mến (ngã ái) giống như chứng bệnh kinh niên. Một tình trạng y khoa cấp bách đến một cách bất ngờ có thể rất kịch liệt nhưng có thể được cứu chữa một cách nhanh chóng. Một chứng bệnh kinh niên, trên một phương diện khác, là ít rõ rệt và nghiêm trọng hơn; nhưng con người bị phiền não kinh niên thấy rằng tự họ không thể ăn hay uống một cách bình thường, để di chuyển một cách dễ dàng hay để làm việc. Một căn bệnh như thế làm suy nhược và rất khó khăn để cứu chữa, và có một ảnh hưởng bất lợi trên đời sống của họ.

Một thái độ tự yêu mến giống như chứng bệnh kinh niên này. Chúng ta chỉ giống như phân nữa con người qua việc bị khổ não với thái độ này, mặc dù chúng ta có một tâm thức và khả năng để phân biệt giữa đúng và sai. Vì thế chúng ta phải đặt nỗ lực vào trong sự loại trừ căn bệnh kinh niên này.

Thái độ này được diễn tả trong ‘Luyện Tâm’ như một loại siêu ác quỷ trong tất cả những loại ác thần khác. Con người nghĩ rằng ác thần và ác quỷ là thế giới ngoại tại làm cho chúng ta tiêu điều, trong thế giới con người nơi chúng ta sinh ra, do bởi nghiệp báo và sự nguyện cầu của chúng ta, chúng có thể xuất hiện để là nguồn gốc cho sự bất hạnh của chúng ta. Nhưng điều này cũng không thật sự. Chúng không là cội nguồn của sự điêu tàn vĩnh viên của chúng ta; chúng có thể làm tổn hại chúng ta trong một trường hợp nào đấy nhưng sẽ không tồn tại như một tác nhân tai hại mãi mãi, qua tính tự nhiên của thay đổi (vô thường).

Nguyên nhân thực sự của sự suy đồi là thái độ tự yêu mến (ngã ái) bởi vì, giống như căn bệnh kinh niên, nó luôn luôn hiện diện. Một người chống đối xã hội trong cộng đồng, người nói những lời cầu nguyện không lành mạnh, được cung ứng với mười điều trở ngại đáng lẽ phải từ bỏ, là được xem như một đối tượng của từ bi bởi những hành giả. Mặc dù người ấy hành động như một kẻ thù và tạo nên rắc rối, họ biết rằng chỉ là nguồn gốc tạm thời của chướng ngại và phiền não đến chính họ. Trái lại kẻ thù xấu xa tồn tại với chúng ta một cách liên tục bao gồm hai thái độ sai lầm của tự yêu mến (ái) và chấp trước (thủ) ở cái tôi như sự hiện hữu thật sự. Hai thứ này hỗ trợ nhau như những người bạn rất tốt, giống như chúng chỉ có một trái tim, và sự ảnh hưởng của chúng là tai hại vô cùng. Chúng phải bị đánh gục bởi tuệ trí là điều thực chứng tính không và tâm giác ngộ (bodhicitta) là điều yêu mến người khác hơn bản thân chính mình. Nếu không thì những thái độ xấu này tổn hại chúng ta vô cùng, không chỉ một cách bừa bãi mà một cách liên tục. Mỗi thứ hoạt động như một vị vua với tùy tùng của nó là dính mắc, tự kiêu, thù hận, ghen tị, ganh đua, tinh thần mờ tối, quẩn trí, và lười biếng. Tất cả những thứ này hoạt động như những kẻ gian thần tặc tử và nguyên nhân tổn hại vô cùng cho chúng ta, do thế không dễ dàng cho những hành giả thực hành giáo pháp đánh bại chúng.

Thực tế, hành giả giống như những chiến sĩ trong một quân đội. Chúng ta chiến đấu chống lại ai? Chúng ta thách thức và đánh bại kẻ thù phiền não nội tại với điều mà sự tiệm tiến của chúng ta cho phép, cầm vũ khí lên chống lại thái độ tự yêu mến (ái) và chấp trước (thủ) như một sự tồn tại chân thật. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực hay căng thẳng, bởi vì chúng ta đang thử thách kẻ thù to lớn của ba cõi thế gian (tam giới). Trong ‘Hướng Dẫn Con Đường của Cuộc Sống Bồ Tát’ nói rằng: “Có nhiều hiểm nguy liên hệ trong chiến đấu của một cuộc chiến tranh”. Đây là tính tự nhiên của chiến tranh. Do thế, khi chúng ta đang chiến đấu cho một cuộc chiến chống lại kẻ thù phiền não, đôi khi chúng ta thất bại hay cảm thấy uể oải hay chán nản. Nhưng khi chúng ta tiếp tục thách thức kẻ thù ấy và không cho phép chính mình trở nên hoàn toàn chán nản, chúng ta liên hệ trong một hành động thật sự kỳ diệu.

Chúng ta sẽ kinh nghiệm một sự thu đạt to lớn trong việc nhổ gốc rễ kẻ thù phiền não của chúng ta nếu chúng ta thử thách những thái độ tiêu cực của chúng ta. Chúng ta có thể không bao giờ đánh bại tất cả những kẻ thù ngoại tại của chúng ta, như được nói trong Bốn Trăm Bài Kệ: “Chẳng bao giờ có một người nào chết với một tâm hồn thanh thản, vì biết rằng mình đã giết tất cả những kẻ mình không thích. Ai đấy sẽ đi qua kiếp sống tới sau khi đã trừ khử tất cả những kẻ thù của mình?” Không bao giờ hết con số những kẻ thù có năng lực ở bên ngoài, ngoại trừ chúng ta diệt tận những kẻ thù bên trong chúng ta. Chúng ta có thể đặt khoảng cách giữa những kẻ thù bên ngoài và chính chúng ta, tuy thế khi chúng tăng cường sức mạnh chúng sẽ có thể làm tổn hại chúng ta một lần nữa. Nhưng nếu chúng ta tống khứ những kẻ thù nội tại một lần vĩnh viễn, chúng sẽ không lập lại.

Những đạo sư Kadampa đã từng nói rằng nhiệm vụ của những hành giả là thách thức những quan điểm-thái độ tiêu cực thù địch; để làm như thế, chúng ta thách thức kẻ thù phiền não. Một vị đạo sư như thế, ban Gungyal, nói: “Không có cách nào khác để bảo vệ cánh cửa của tâm thức hơn là ‘cây đinh ba’ của đối trị. Khi kẻ thù mạnh, tôi phải cảnh giác; khi nó lặn xuống, tôi ngơi nghĩ”.

Nếu chúng ta giữ chặc hai thái độ tiêu cực là tự yêu mến (ái) và chấp trước (thủ) như sự tồn tại cố hữu và chúng ta nguyện cầu trong một cách không chính đáng, một người si mê nào đấy có thể đi theo để hỗ trợ làm tăng trưởng phiền não của chúng ta; bởi vì cho đến khi nào tâm thức bất thiện còn tồn tại, phiền não của chúng ta có thể được làm cho mạnh mẽ sâu dày thêm qua việc tiếp xúc với một người si mê (mặc dù không ai có khả năng làm cho một sự gia tăng thường trực trong sự ưu phiền khổ não của chúng ta). Một người như vậy là kẻ đối lập với người giúp đỡ chúng ta trong việc nhận ra điều phải được trừ khử và điều phải được chấp nhận qua sự thông hiểu một cách rõ ràng tất cả những hiện tượng và luồng lạch lý trí đúng đắn, và là người giúp chúng ta phát tâm giác ngộ (bodhicitta) và tâm vô ngã.

Đấng Đại Mâu Ni, người đã từng thực hành qua suốt nhiều kỷ nguyên (tăng kỳ kiếp)

Thấy chỉ tâm giác ngộ (bodhicitta) này là lợi ích.

Thật cần thiết để khám phá trong cách này qua nhiều kỷ nguyên, nhưng nếu chúng ta thực hành, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có duy nhất một điều lợi ích cho chúng sinh là tâm giác ngộ (bodhicitta), hay thái độ yêu mến người khác như quan trọng hơn chính mình.

Đi theo những dòng tư tưởng này, chúng ta có thể hiệp nhất một trái tim ân cần tử tế hay tâm giác ngộ (bodhicitta) với khái niệm thực chứng tính không, thậm chí nếu chúng ta ở trong tình trạng rất nghèo túng, và nếu chúng ta làm thế chúng ta sẽ hoàn toàn chiến thắng trong đường dài về sau và sẽ có một nền tảng vững chắc, đáng tin cậy. Vì trong khi không có sự hỗ trợ giá trị cho những thái độ tự yêu mến (ngã ái) và chấp trước (thủ) tồn tại cố hữu, có một sự hỗ trợ vững chắc cho lòng yêu mến người khác như quan trọng hơn tự ngã và tâm thức thực chứng tính không. Hơn thế nữa, những tâm thức như thế có một năng lực và năng lượng mạnh mẽ cũng như được sự hỗ trợ của vô lượng chư Phật trong mười phương. Do thế, những ai có hai loại tâm thức này (tâm giác ngộ, tâm thực chứng tính không) trong tiến trình liên tục của mình sẽ nhận được sự gia hộ và bảo vệ.

Tâm thức có thể được làm cho tỉnh thức một cách vi tế qua sự thực hành liên tực, mặc dù sức mạnh của tự yêu mến và chấp thủ ở chỗ tồn tại thâm căn cố đế của cái ‘tôi’, và tâm thức vi tế bậc nhất này đã quen với những tư tưởng tích cực có thể được chuyển hóa thành tâm thức tập trung. Những phiền não không thể cùng tồn tại với tâm thiền quán, cho dù chúng mạnh mẽ thế nào đi nữa, và đây là điều mà chúng ta có thể tự hào một cách chính đáng. Do thế, chúng ta không cần phải trở nên chán nản, bởi vì chúng ta có thể đánh bại thái độ tự yêu mến (ngã ái) bằng việc thấy những bất lợi của nó.



Tâm thức yêu mến tất cả bà mẹ chúng sinh và tìm cầu sự bảo hộ họ trong an lạc

Là cánh cổng đến vô lượng đức lành;

Thậm chí nếu tất cả chúng sinh biến ra như kẻ thù của tôi,

Nguyện cho tôi yêu mến họ một cách thân thương hơn chính cuộc sống của tôi.

Tâm thức yêu mến kẻ khác hơn chính mình là cội nguồn để đạt đến mỗi một lợi ích có thể tưởng tượng được. Nó có thể so sánh với thuốc thánh để chữa trị bệnh truyền nhiễm, hay vật thể quý giá như nước cam lồ. Đấy là đạo sư tâm linh nội tại của chúng ta, là nhân  tối thượng của Phật quả và dụng cụ siêu việt để tháo mở khổ đau cho tất cả chúng sinh.

Biết điều này, chúng ta nên đặt mọi nỗ lực vào trong sự phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) này. Trong trường hợp nơi nào mà tâm giác ngộ (bodhicitta) như thế bị sụt giảm, nó nên được tái lập. Chỗ nào nó không bị sụt giảm, nó nên được làm cho tăng trưởng hơn lên. Người nào có thể tăng cường nỗ lực như thế qua ba cửa trong mọi phương diện ngày và đêm có những phẩm chất của một hành giả thực hành giáo pháp chân chính và biểu hiện bản chất thù thắng, hoàn cảnh thuận lợi tự tại được sinh ra làm người. Những hành vi của người ấy phụng sự như một sự cúng dường tuyệt vời  là điều làm vui lòng các đấng giác ngộ cũng như tịnh hóa những bất thiện nghiệp và tích tập công đức.

Chúng ta sử dụng thế nào với sự an lạc của chính mình khi tất cả những bà mẹ

Những người đã từng

Tử tế ân cần với chúng ta từ thời vô thủy đang khổ đau?

Do thế, sự thực hành của những vị Bồ Tát là phát sinh

Tâm giác ngộ (bodhicitta) nhằm để giải thoát tất cả chúng sinh.

Điều này là sự thực hành thứ mười của một vị Bồ tát.

Điều thực hành thứ mười một của một vị Bồ tát bao gồm sự quán chiếu những phẩm chất và những sự trở ngại của sự tự yêu mến (ngã ái) như sự chống lại thái độ yêu mến người khác hơn chính mình, và rèn luyện trong sự thực hành hoán đổi tự ngã với người khác.

*  *  *  *  *  *

Cho đến bây giờ, chúng ta đang ôn lại những gì đã được thuyết giảng trước đây. Bây giờ chúng ta tiếp tục:
---o0o---



tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương