Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang5/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

ĐIỀU THỨ NĂM


Xa lánh những bè bạn không đạo đức là sự thực hành của những vị Bồ tát

Những người khi giao du với họ sẽ là nguyên nhân gia tăng ba điều nhiễm ô,

Những hành vi về lắng nghe, quán chiếu và thiền tập đi đến giảm thiểu,

Và yêu thương cùng từ bi trở nên không còn hiện hữu.

Dịch kệ:


5. Lánh ác hữu

      Gặp phải bạn xấu đưa lối lầm,

      Sân hận, tham lam, ngu dại thêm.

      Thời giờ tu tập còn đôi chút,

      Quên lãng Pháp; hành thiền sơ xuất.

      Tâm từ bi cho mọi chúng sanh

      Bị chi phối, lạc lõng, lãng quên.

      Hãy cắt tiếp giao cùng bạn ác -

      Chư Bồ tát trọn hành chẳng khác.

Có một sự khác biệt lớn lao giữa những phẩm chất mà chúng ta tìm kiếm trong một vị đạo sư đức hạnh và người bạn thân, và những thứ mà chúng ta tìm thấy trong một vị thầy không tâm linh và người bạn xấu. Có sự lui tới với những vị đạo sư đức hạnh và người bạn thân rất lợi lạc, trái lại chẳng có lợi lạc gì để giữ mối quan hệ với vị thầy không tâm linh và bạn xấu. Vì ngay cả nếu chúng ta ao ước trở nên tốt lành, bằng việc dần dần tiếp nhận vào tâm tư chúng ta những cung cách bất hảo của những người bạn xấu chúng ta có thể mang lấy những thói  quen phi đạo đức của họ. Điểm này được nói là cực kỳ quan trọng.

Những người bạn thuộc loại xấu hay không phải bạn tâm linh mà chúng ta phải từ bỏ là những người mà trong quan hệ với họ có một sự gia tăng tự động trong ba loại phiền não về vướng mắc, thù hận, và si mê. Một cách tự nhiên, chúng ta không thể thực hành giáo pháp qua lắng nghe, tư duy, và thiền tập khi nối kết với những người bạn như thế.

Trong khi tham gia vào trong sự thực hành Đại thừa, những liên hệ như vậy sẽ làm giảm giá trị của tâm giác ngộ (bodhicitta), mà đấy là yêu thương và từ bi. Chúng ta phải xa lánh họ như chúng ta tránh xa bệnh dịch.


---o0o---

ĐIỂU THỨ SÁU


Theo đuổi ưu tú là sự thực hành của những vị Bồ tát

Những người bạn tâm linh thậm chí thân thiết hơn thân thể của chính họ,

Khi chúng ta nương tựa với những người bạn tâm linh ưu tú, lỗi lầm sẽ giảm thiểu và

Những phẩm chất tốt đẹp tăng trưởng như sự tô điểm (đánh bóng) mặt trăng.

Dịch kệ:


6. Trọng Đạo sư

      Khi phó thác trong tay Đạo sư,

      Chân thật mong cầu hướng dẫn từ

      Bậc thông kinh điển rành tập huấn,

      Trưởng dưỡng như trăng khuyết tròn dần.

      Giải mọi nguy khó, xóa ảo hư,

      Nếu trọn lòng tin bậc chân sư,

      Phải tôn quý hơn bản thân nữa -

      Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Đây là một cách nói rằng chúng ta nên nương tựa vị đạo sư của chúng ta như người bạn tâm linh, điều mà Geshe Potawa cũng tuyên bố rằng: “Không có gì tốt hơn để đến một vị đạo sư nhầm tìm kiếm sự giải thoát hoàn toàn. Phẩm chất trong đời sống này có thể được học hỏi bằng việc quán chiếu. Tuy nhiên, ngay cả có thể rằng không thể cần đến một vị thầy. Làm thề nào chúng ta xoay sở mà không có một vị đạo sư khi chúng ta bất chợt chuyển tiếp từ một thế giới thấp hơn đến một nơi mà chúng ta chưa bao giờ đến trước đây”.

Chuyển hóa sự khiếm khuyết này của tâm thức thành một trạng thái tinh khiết sẽ không thể xảy ra mà không có tiến hành nhiều nỗ lực, và để thực hiện một nỗ lực như thế chúng ta phải biết làm thể nào để hướng dẫn nó trực tiếp và kỹ năng nào để sử dụng. Nếu chúng ta không biết và không được hướng dẫn bởi một người kinh nghiệm, nỗ lực sẽ không có kết quả như mong muốn.

Ai là người kinh nghiệm ấy? Một vị đạo sư đạo hạnh, người qua kinh nghiệm của chính mình có thể chỉ cho học trò con đường và hướng dẫn phương pháp để khử trừ chướng ngại. Giống như một bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ của một y sư để được chữa trị khỏi bệnh truyền nhiễm, do thế, chúng ta nên tìm kiếm sự giúp đỡ của một vị đạo sư để giải thoát chúng ta khỏi ba nghiệp chướng. Đạo sư là người mà đệ tử nương tựa từ trong chiều sâu của trái tim.

Đạo sư hay vị thầy chân chính không phải là bất cứ người nào. Như được nói bởi Dharmaraja Sakya Pandita: “Trước khi bắt đầu một dịch vụ nhỏ để mua bán nữ trang và ngựa, người ta phải khảo sát một cách sâu sắc và hỏi ý kiến giúp đỡ từ những người khác. Tương tự như thế, sẽ sai lầm nếu đi tìm sự giáo huấn ở bất cứ người nào mà không phân tích kiểm nghiệm vị thầy tâm linh trước, bởi vì giáo pháp chỉ là những phương thức cho việc đạt đến mục tiêu cuối cùng”. Chúng ta phải khảo sát một cách hết lòng trong cách này để thấy vị đạo sư ấy là tương xứng hay chưa. Chúng ta phải kiểm nghiệm những đặc điểm này của vị đạo sư một cách cẩn thận: sự liên hệ của vị ấy với Luật tạng và Kinh tạng cùng sự sở hữu những phẩm chất của một đạo sư Kim Cương, như được giải thích trong Mật điển Tantra.

Một khi đã được thuyết phục rằng đấy là một vị đạo sư thích ứng, chúng ta nên nương tựa trên vị ấy trong một cung cách đúng đắn, xem kiến thức của vị ấy như đồng với Phật và từ tâm của vị ấy thậm chí hơn những vị Phật. Chúng ta phải có sự tin tưởng trong những phẩm chất của vị ấy và tôn trọng vị ấy bằng việc nhớ lại từ tâm ân cần của vị ấy. Giữ gìn sự tôn kính này và lòng từ bi ân cần của vị ấy trong tâm chúng ta, chúng ta nên thực hành những hướng dẫn liên hệ đến sự tín cẩn đối với vị đạo sư. Chúng ta nên đặt sự nỗ lực chân thành và cúng dường đến đạo sư của chúng ta bằng việc thực hành giáo Pháp.

Sự cúng dường cao thượng nhất mà chúng ta có thể dâng đến đạo sư của chúng ta đấy là sự thực hành. Nếu đấy là một vị đạo sư tương xứng, chân thực vị ấy sẽ vui lòng hơn bao giờ hết với sự cúng dường bằng cách thực hành hơn là với những phẩm vật cúng dường mà chúng ta có thể đem đến cho vị ấy. Marpa Lotsawa đã đòi hỏi Milarepa sự ráng sức chịu đựng những thực hành khổ hạnh trước khi cuối cùng cho phép Milarepa nhận lễ truyền pháp quán đảnh. Vào lúc ấy, Milarepa không có bất cứ phẩm vật gì đáng giá để cúng dường. Một người đệ tử khác của Marpa là Ngok Lotsawa, người có những phẩm vật phong phú và Ngok Lotsawa đã dâng cúng tất cả cho thầy của mình, ngay cả không chừa lại một con dê què chân. Marpa đã hát một bài ca bày tỏ kết quả rằng ngài không phân biệt giữa người không có gì để cúng dường và người cúng dường tất cả những gì mình có. Điều này biểu lộ rằng ngài là một đạo sư phẩm hạnh trọn vẹn.

Những ai tìm kiếm lợi lạc vật chất không phải là những vị thầy Đại thừa xứng đáng, như Sharawa tuyên bố, trích từ Con Đường Tiệm Tiến Lamrim của Tổ Sư Tông Khách Ba. Nương tựa với một vị đạo sư trong một cung cách thích đáng được diễn tả ở đây là sự thực hành của những vị Bồ tát.


---o0o---

NGÀY THỨ HAI


***

MỞ ĐẦU
Tất cả ba điều hiện hữu duyên sinh là vô thường như những đám mây của mùa thu;

Sinh và chết hiển hiện di động như đang tiến hành một điệu múa;

Đời sống của chúng sinh trôi qua một cách nhanh chóng như tia chớp trên bầu trời;

Và cuộc sống chuyển dịch với tốc độ của một thác nước từ trên đỉnh núi.

Đoạn kệ này trích từ kinh Gyacher Rolpa diễn tả tất cả những hiện tượng, kể cả chúng sinh và những nhân tố môi sinh chung quanh, được kết hợp từ nhân duyên như thế nào. Do thế chúng thay đổi từ thời khắc này sang thời khắc kia và có một tính tự nhiên có thể tàn lụi chuyển biến mãi mãi từ trước đến giờ. Không có một hiện tượng nào sẽ duy trì bất biến.

Chúng ta thấy rằng đời sống của chúng ta như những chúng sinh là không bền vững một cách đặc biệt. Chắc chắn rằng sau khi sinh ra chúng ta phải chết; tuy thế, tư tưởng này chẳng bao giờ sinh khởi trong tâm tư chúng ta rằng cái chết sẽ đến với chúng ta khi những điều kiện nội tại và ngoại tại đặc thù gặp gỡ với nhau, thường thì không cảnh báo trước. Cái chết xảy ra một cách bất ngờ với chúng ta và chúng ta trôi qua một kiếp sống khác, rồi chỉ còn cái tên của chúng ta tồn tại trong thế giới này. Thời điểm như thế sẽ đến. Thậm chí trước khi lịch sử của thế giới này bắt đầu được ghi chép lại nhiều nghìn năm về trước qua đi, thế mà chúng ta không thể chỉ ra một người đơn lẻ nào không chết. Chẳng kể là giàu có, khả năng, can trường, hay thông minh thế nào chúng ta có thể, không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi cái chết.

Tương tự như thế, tất cả những bộ phận của thân thể là tạm thời và là đối tượng liên tục thay đổi, bởi tính vô thường, không bền vững, và thoái hóa tự nhiên. Lúc ban đầu trong đời sống, đôi mắt chúng ta sắc bén; sau này khi chúng trở nên mờ tối chúng ta phải đeo kính, rồi thì dần dần ngay cả kính cũng không thể hỗ trợ bởi vì sự thoái hóa khả năng cảm giác của sự thấy. Giống như thế, ở thời điểm trẻ tuổi, chúng ta có thể nghe rõ ràng những âm thinh với đôi tai của chúng ta, nhưng những âm thinh này dần dần yếu ớt cho đến khi chúng ta điếc và không thể nghe điều gì một cách chính xác.

Nếu ai đấy quyến rũ khi còn trẻ vì thế những người khác thích nhìn ngắm người ấy; sự lôi cuốn ấy có thể trở nên là nguồn gốc của tự hào trong thân thể. Nhưng dần dần, với tuổi tác, sự trẻ trung và hấp dẫn của thân thể ấy trở nên ốm yếu và lưng còng. Thế thì ngay chính thân thể ấy và ngay cả chủ nhân của nó cũng cảm thấy bị nó chống lại. Thực sự, người ta có thể nói một cách ngạc nhiên rằng ai đấy quá già và khòm lưng mà vẫn còn sống, và ngay cả con cháu của người ấy có thể là không thể đến gần mà không bịt mũi chúng lại. Người ấy ưu phiền hay bị tra tấn bởi sự khổ não của tuổi già cùng tật bệnh, và cảm thấy mệt nhọc tinh thần khi nghĩ về tự ngã. Một số người già cảm thấy giống như chọn lựa cái chết tốt hơn là sự sống. Nhưng chỉ bằng nói rằng, “tôi thích chết,” cái chết sẽ không đến.

Khi chúng ta trẻ và hấp dẫn cùng sự giàu sang, quyền lực, sở hữu, và sức mạnh, chúng ta là đối tượng cho sự tôn trọng của những người khác. Bất cứ chúng ta nói điều gì nó được xem như hệ trọng giống như là lời nói của Phật. Nhưng một khi chúng ta gối mỏi lưng cong và không còn làm việc được nữa, không ai còn nghe những lời của chúng ta nữa. Chúng ta trở thành đối tượng của những sự xúc phạm và làm bẻ mặt.

Cũng thế, trong thời gian tuổi trẻ chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ khuất phục kẻ thù của chúng ta, hỗ trợ thân quyến của chúng ta và làm điều này điều kia nhầm để cải thiện sự bảo đảm tiêu chuẩn đời sống cũng như tiếng tăm của chúng ta. Bận tâm với những tư tưởng như thế, chúng ta sử dụng đời sống của mình không đáp ứng tất cả những dự tính của chính mình một cách thật sự. Và một cách không thể tránh được, mọi việc không xảy ra một cách chính xác như chúng ta muốn và chúng ta không thể hoàn toàn tất cả những gì chúng ta đã dự trù, điều này sẽ là nguyên nhân làm chúng ta hối hận và làm cho bè bạn chúng ta thất vọng. Trong cách này, chúng ta đi đến đoạn kết cuộc đời của chúng ta và không còn thời gian nào nữa để làm những kế hoạch mới hay cải thiện chính chúng ta.

Như một thí dụ, chúng ta có thể theo đuổi chương trình của một người trong thế giới hiện đại. Người ấy đến trường trong buổi thiếu thời của mình và, muốn gặt hái kiến thức, người ấy tự hào với những bài kiểm thành công. Tâm thức tranh đua này tạo nên một quyết định mạnh mẽ để cải thiện khả năng tinh thần và sự thông minh của người ấy. Thân thể của người ấy là là đỉnh cao của tình trạng vật lý tại thời điểm này và khả năng của người ấy là sắc sảo.

Sau một thời gian nào đấy cậu bé này trở nên một người trưởng thành. Người ấy tìm một nghề nghiệp, yêu đương và rồi thành gia thất theo phong tục tập quán thế gian. Đời sống của một người thành niên bắt đầu, người ấy trở nên nặng gánh với những trách nhiệm và thế là thời gian tự do, vui vẻ, thoải mái của tuổi trẻ của người ấy biến mất. Ngay cả nếu người ấy hài lòng với đời sống của mình, người ấy lại lo lắng về người phối ngẫu, và con cái cùng thân quyến của mình. Rồi người ấy rơi vào sự ganh tị với bè bạn của mình những người thành công hơn người ấy; người ấy tranh đua với những người bằng mình và kiêu ngạo với những người thấp hơn mình. Vì thế, người ấy trải qua đủ thứ nỗi khổ về thân thể và tinh thần căn cứ trên công việc, lương bổng và tiếng tăm của mình.

Lúc khởi đầu, khi người ấy có một ít thực phẩm và áo quần, người ấy chỉ muốn một nghề nghiệp. Nhưng khi người ấy có công ăn việc làm rồi, người ấy mong muốn một nghề nghiệp tốt hơn. Người ấy trở nên không vui khi chỉ nhận một đồng lương thấp kém và không hài lòng với vị trí của mình. Khi vị thế bằng cách nào đã cao hơn, người ấy bắt đầu mong đợi người đồng hành thấp kém hơn mình, và dần dần người ấy trở nên khoa trương lòng tự hào của mình, nghĩ rằng mình trội hơn những người khác. Trong hình thức này, tháng năm trôi qua cho đến khi kiếp sống của người ấy đến chỗ kết thúc.

Nghĩ lại về đời sống trong những tu viện ở Tây Tạng, có những tu sinh ngay cả trong tuổi thiếu niên nhưng có khuynh hướng học hỏi kinh điển với một tâm tư trực diện đến với sự thông hiểu tường tận những kinh luận và đạt đến giải thoát, đấy là điều thật sự diệu kỳ. Nhưng có những người khác học hỏi chỉ đơn thuần thu thập những kiến thức quảng bác hơn những pháp lữ của mình, do thế, họ có thể tạo nên những sự khó khăn cho thiện hữu của họ trong thời gian tranh luận.

Trong những Lạt-ma và geshe (tiến sĩ Phật học) kỳ cựu hơn, có những người hoàn toàn để tâm tư của họ với giáo pháp và từ bỏ những hành vi thế gian như chúng chỉ là những làn sóng trên đại dương. Nhưng một số tiến sĩ Phật học của Hoàng Mạo phái (Gelugpa) có thể bị rơi vào cái bẫy của việc trở nên vướng mắc với cái danh tự khô khan “Geshe”, có thể thầm nghĩ, “Nguyện cho tôi trở thành một Geshe Lharampa”, (theo thứ tự từ thấp lên cao của bằng geshe: Dorampa, Lingtse, Tsorampa và Lharampa, Lharampa là cao nhất), và những tư tưởng khác giống như vậy. Những ai tìm cầu một vị trí tốt, chẳng hạn như trụ trì một ‘học đường tu viện’ đối với một geshe kỳ cựu hay trụ trì một tu viện địa phương đối với một geshe mới tốt nghiệp, là điều cực kỳ khó khăn để họ hướng tâm tư vào giáo pháp. Bởi vì họ đã dành thời gian đời sống của họ trong một đường hướng lừa dối, hành động trong tác động của tám pháp thế gian (bát phong). Họ bắt đầu với một số nguyên tắc và hình thành một kết hợp giao du (hay hiệp hội). Dần dần họ thu được danh xưng của một vị trụ trì và nhiều người đến nhờ họ tiên đoán. Người ta cũng cúng dường, cho đến khi của cải vật chất của họ sung túc dần lên đến điểm hai tay họ không đủ để ôm giữ tất cả và họ bổ nhiệm một thủ khố. Với một thủ khố, thế là có bốn tay để cất chứa tài sản, và khi bốn tay không giữ hết, họ bổ nhiệm thêm một tri khố, thế là bây giờ có sáu tay. Họ cũng có thể bổ nhiệm thêm một người khác nữa để có tám tay, và vì thể nó cứ tăng dần lên theo cách này.

Nếu chúng ta không thể thuần hóa nội tâm của mình, rồi thì sẽ vướng vào những lỗi lầm trong việc thực hành giáo pháp, là việc lừa đảo và làm thất vọng người khác, điều ấy là không thích đáng. Ngay cả nếu ai đấy cảm thấy rằng mình đang thực hành giáo pháp và với một tâm thức buông xả không dao động, nếu người ấy suy nghĩ một cách cẩn thận thì chỉ là đang góp phần  cho tám pháp thế gian (bát phong), và sẽ rất khó khăn để hiệp nhất việc luyện tập của mình với sự thực hành giáo pháp thật sự.

Nếu đời sống người ấy trôi qua trong cách này và rồi trở nên già nua và lưng còng, hoàn cảnh của người ấy giống như được diễn tả bởi Je Gunghang Rinpoche: “Hai mươi năm bị tiêu phí mà không nhớ để thực hành Thánh pháp, hai mươi năm được dùng để nói rằng, “tôi sẽ tu tập,” và hơn mười năm nói rằng, ‘điều ấy đã không xảy ra, nó đã không xảy ra.’ Đây là câu chuyện của một người đã dùng cuộc đời của mình trong một lối rỗng tuếch như thế nào”.

Chúng tôi có kinh nghiệm điều này một cách chính xác như được diễn tả ở đây. Trước khi đến 20 tuổi, chúng tôi nhạy bén học hỏi kinh luận và có một niềm tin mỏng manh trong khái niệm về tính không và tâm giác ngộ (bodhicitta). Khi tâm thức trưởng thành hơn, chúng tôi bị thúc đẩy để suy tư về những vấn đề khác do bởi phải làm việc với Bắc Kinh. Học hỏi kinh luận trong thời điểm khó khăn ấy, thời gian trôi qua và chúng tôi đến 25 tuổi. Rồi thì khi người Tây Tạng chúng tôi mất nước và phải rải rác khắp nơi trên thế giới. Sau đấy, chúng tôi học hỏi kinh luận một ít, suy tư, và thực hành ở một vài cấp độ và như thế ấy tôi bước vào tuổi 35 hay 36.

Rồi thì chúng tôi bắt đầu đặt nhiều năng lượng hơn đối với việc thực hành, suy nghĩ rằng nếu tâm thức một người không hòa hiệp với sự thực hành giáo pháp thực sự, người ấy có thể miệng tụng niệm hàng giờ mà rồi kết thúc không phải là biểu hiện giáo pháp thực tế. Hiện tại, chúng tôi đang nghĩ rằng nếu không thể thuần hóa tâm thức mình, giáo pháp không thể hiển hiện. Ngay cả với thái độ nhấn mạnh trên tâm tư và thực hiện năng nổ nhất để đặt mình trong một sự thực hành giáo pháp chân thật, dường như nó vẫn giống thời gian đang tiếp cận khi chúng tôi dành 10 năm để nói rằng, “Nó đã không xảy ra, nó đã không xảy ra”.

Do thế, cho dù nhìn bề ngoài chúng ta có lịch sự, tử tế, hợp với khuôn phép hay không, nếu chúng ta không thể nghiệm tâm thức của mình một cách hoàn toàn thích hợp mọi thứ sẽ trở nên rất khó khăn. Chúng ta nên xét đoán chính mình theo hai tiêu chuẩn chính của việc có nguyên nhân cho sự tự không thích mình hay sự ân hận hay không. Nếu chúng ta để ngày tháng của mình trôi qua một cách cẩu thả và lãng phí, chần chừ việc thực hành, đây là một sự mất mát lớn lao. Cuộc sống không chờ đợi: cho dù chúng ta Sử dụng đời sống của mình đầy đủ ý nghĩa hay không, thời khắc vẫn bị tiêu mòn từng giây phút. Thế cho nên chúng ta phải thực hành giáo pháp, vì nếu chúng ta để thời gian trôi qua, nói rằng, “tôi sẽ làm điều này và điều này…” rồi thì, như được nói ở đây:

Trước khi ngày mai đến để thực hành giáo pháp,

Có một hiểm họa của cái chết đang đến hôm nay,

Vì thế đừng tự lừa dối tâm thức chính mình,

Nếu muốn thực hành giáo pháp, hãy tiến hành ngay hôm nay.

Thí dụ, chúng tôi đang lừa dối chính mình nếu nói rằng chúng tôi sẽ tận tâm cho việc thực hành giáo pháp khi tôi đến 50 hay 60 tuổi. Hiện tại chúng tôi đang ở độ 30 và chúng tôi không thể đặt nỗ lực duy nhất vào trong giáo pháp. Chúng tôi cũng có những thứ khác để suy nghĩ đến, đặc biệt trách nhiệm lớn lao khi mang lấy danh hiệu Đấng Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma (His Holiness the Dalai Lama). Nhưng nếu chúng tôi tiếp tục đổ thừa như thế chúng tôi đang tự lừa dối mình. Ngay cả cho một ngày hay một giờ, nếu chúng tôi không thể đặt mình vào trong sự thực hành mà không chần chừ thế thì đấy là lỗi lầm của chính chúng tôi.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể thực hành 84 nghìn pháp môn ngay một lúc. Thầy  trò của Long Thọ và Thánh Thiên Mã Minh, anh em của Vô Trước và Thiên Thân, Đề Bà, 80 vị Đại Thành Tựu (Mahasiddha), v.v… không thể thực hành giáo pháp một cách hoàn toàn từ ngày đầu tiên. Khởi đầu các ngài phải gieo trồng hạt giống trong tâm thức của các ngài rồi mới đến thực hành giáo pháp. Các ngài dần dần gia tăng sự thực hành và khi thực hành như thế khả năng cho sự thực hành cũng tăng trưởng lên, do thế, cuối cùng các ngài trở thành những học giả và hành giả không biết mỏi mệt.

Các ngài không phải sinh ra là liền tự do với những phiền não cấu uế, cũng không phải được ban cho tất cả những phẩm chất không biết mệt nhọc là gì. Các ngài giống như chúng ta, như được nói trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát (Bodhicharyavatara), do vậy, chúng ta nên phát triển động lực để thực hành và không cảm thấy yếu đuối. Ngay cả những con ruồi và ong mật cũng sở hữu Phật tính, thế cho nên nếu chúng có thể phát sinh năng lực nhiệt tình kiên nhẫn chúng cũng sẽ có thể đạt đến giác ngộ.

Do vậy, vì chúng tôi sinh ra là một con người và nếu chúng tôi có thể phát sinh năng lực nhiệt tình kiên nhẫn thì điều gì ở đó ngăn trở chúng tôi đạt đến tình trạng giác ngộ tối thượng? Chúng ta sẽ đạt đến sự tin tưởng vững chắc nếu chúng ta thông hiểu Phật tính một cách chính xác, như được giải thích trong ‘Ba la mật’. Có cơ hội đạt đến tình trạng tối thượng của giác ngộ khi chúng ta có những nhân duyên đúng đắn. Điều ấy tùy thuộc trên mỗi cá nhân của chúng ta có lựa chọn để sử dụng những nhân duyên ấy một cách thông tuệ hay không; nếu chúng ta làm đúng như thế, chúng ta sẽ đạt đến tình trạng giác ngộ tối thượng một cách chắc chắn. Đây là cách để phát sinh sự tin tưởng vững vàng.

Nếu chúng ta có thể đem đến sự thay đổi trong tâm thức chúng ta, chúng ta có thể chuyển đổi một khối lượng nào đấy của những hành vi mà chúng ta đã từng sai phạm phải từ ba nghiệp thân, khẩu, ý thành những hành động đạo đức. Bất cứ điều gì thông thường được xem như là không đạo đức hay bất thiện trong quần chúng phổ thông có thể chuyển đổi thành những hành vi đạo hạnh, và trở thành nguyên nhân tích lũy công đức rộng rãi, bằng năng lực của sức mạnh nội tâm. Những hành vi trung tính biểu lộ bởi những người bình thường cũng có thể được chuyển biến thành những hành vi đạo đức nếu được tiến hành bởi một người có năng lực trung bình. Do thế, dần dần thay đổi và cải thiện tâm thức của chúng ta và sự thực hành giáo pháp sẽ trĩu quả cùng là nguyên nhân của sự tích tập công đức.

Nói một cách rộng rãi, Phật pháp có hai cổ xe, được biết là cỗ xe Tiểu thừa và Đại thừa. Cả hai Kinh Thừa Hiển giáo và Mật thừa Tantra thuộc vào những đặc trưng của Đại thừa và giáo pháp rộ nở ở Tây Tạng là một sự phối hợp của kinh điển Hiển giáo và Mật điển Tantra. Để thực hành loại giáo pháp này chúng ta phải thông hiểu nó. Để thông hiểu nó chúng ta phải lắng nghe. Do thế, hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục với sự truyền khẩu Ba Mươi Bảy Điều Thực Hành của Bồ Tát, và quý vị nên lắng nghe giáo lý này của Bồ tát Thogmed Zangpo với thái độ của một người hướng dẫn tất cả chúng sinh đến trình độ giác ngộ tối thượng mà đấy là tự do với khổ đau và nguyên nhân của chúng, hãy nghĩ: “Không có cách nào khác để hỗ trợ người khác bằng việc đạt đến trình độ giác ngộ tối thượng. Nguyện cho con đạt đến trình độ giác ngộ tối thượng qua việc thực hành con đường của những vị Bồ tát, hoàn toàn tận diệt tất cả những ám chướng và thích ứng với tất cả những phẩm chất thánh thiện”.

Bây giờ chúng tôi tiếp tục với sự giảng giải về việc làm thế nào nương tựa với đạo sư. Những vị thầy một cách tổng quát nên có những phẩm chất này: Các vị phải có phẩm hạnh và kiến thức, bản chất từ bi với một năng khiếu to lớn cho việc dạy dỗ học trò, và sở hữu một tâm tư thông cảm. Một vị thầy tâm linh ngưởi hướng dẫn chúng ta đến một mục tiêu căn bản phải có những phẩm chất siêu việt với những điều này, như khả năng ban cho người khác sự hướng dẫn đúng đắn và là một tấm gương sáng cho học trò.

Như được nói trong kinh Alankara: “Vị thầy tâm linh nên có một tâm thuần hóa, tĩnh lặng, và bình an, một kiến thức đặc biệt và nhiệt tình; vị ấy nên phong phú trong việc truyền khẩu với một sự thông hiểu hoàn toàn như thật; vị ấy nên có một năng khiếu giảng giải giáo pháp, tính từ bi tự nhiên và từ bỏ danh lợi. Hãy tìm cầu (một vị thầy phẩm hạnh như thế).

Chúng ta thỉnh cầu một vị thầy tâm linh đạo hạnh thế này, phú cho mười phẩm chất, và chúng ta nên nương tựa một vị thầy như thế qua chín thái độ tinh thần3. Trên tất cả, chúng ta nên tạo một sự bảo đảm ]với vị đạo sư của mình, hình thành nên sự thân cận giữa tâm tư chúng ta và vị ấy. Chúng ta nên lắng nghe một cách tập trung đến những gì vị ấy nói, và nếu đấy là một vị đạo sư phẩm-hạnh xứng đáng vị ấy sẽ đưa chúng ta đến sự an lạc tạm thời và con đường sẽ lợi lạc cho chúng ta trong tương lai. Vị ấy sẽ không đưa chúng ta trong một hướng đối nghịch, làm nguyên nhân cho chúng ta sụp đổ hiện tại và tương lai. Giống như thế, chúng ta sẽ tiếp nhận lợi lạc tùy theo sự liên hệ gần gũi tâm thức chúng ta với vị đạo sư của mình như thế nào.

Như được nói rằng điều cực kỳ quan trọng cho đạo sư và đệ tử phân tích lẫn nhau. Vị thầy nên trắc nghiệm đấy là một giáo lý thích đáng đến người đệ tử hay không, đặc biệt là những pháp quán đảnh, và có thích hợp để nói về Mật điển Tantra hay không. Như là đệ tử, chúng ta không nên phán đoán vị đạo sư theo dư luận xã hội, chẳng hạn vị ấy có một vị trí cao hay một tên tuổi nổi bật hay không, là một vị hóa thân hay một vị trụ trì. Đúng hơn, chúng ta nên trắc nghiệm là vị ấy có phù hợp để là vị đạo sư của chúng ta không và niềm tin của chúng ta có phát sinh trong vị ấy hay không.

Cho dù vị thầy có một danh hiệu là Lạt-ma, geshe, khenpo hay một vị hóa thân tulku hay một chuỗi dài của những hóa thân trước đây – hay ngay cả một vị với nhãn hiệu Đạt Lai Lạt Ma – chúng ta không nên đặt niềm tin của mình trên vị ấy chỉ vì lý do này. Đấy là nói về nội dung giáo pháp, không phải là dư luận xã hội trên vị thế cá nhân.

Giáo pháp có nghĩa là tìm cầu niết bàn, hoàn toàn tự tại, vì thế, phương tiện để tiếp cận đến tình trạng tự do này phải được lựa chọn một cách tự do. Không đúng đắn cho ai đấy đi theo con đường ấy dưới một sự cưỡng bức. Trong Con đường Tiệm tiến Lamrim Tổ Sư Tông Khách Ba nói rằng, “Hãy có một tâm tư như một người con tốt”, có nghĩa là những người đệ tử nên đặt tâm thức của họ nương tựa trên vị đạo sư. Một người con tốt không khăng khăng rằng ý kiến của người ấy là đúng; người ấy sẽ làm bất cứ điều gì người cha yêu cầu người con làm. Giống như thế, đệ tử nên hành động một cách vâng lời như được hướng dẫn bởi vị đạo sư của mình.

Giáo pháp được làm cho có giá trị bởi lý trí, do thế, bất cứ điều gì chúng ta nói nên căn cứ trên lý trí mà không phải là trên sự tin tưởng mù quáng và mệnh lệnh. Vì giáo pháp được gieo rắc bởi sự vụng về này, có nghĩa bị thúc đẩy nhưng bị chỉ dẫn sai, giống như một mũi tên bắn trong đêm tối, và sẽ không thể tồn tại trong thế giới hiện đại. Phật pháp căn cứ trên lý trí, và có một nền tảng vững vàng, điều ấy là tại sao tia sán rực rỡ này đã lan rộng khắp thế giới và đã không bị làm lu mờ.

Do thế, tóm lại, trước khi đặt niềm tin của chính mình đến vị đạo sư chúng ta nên phân tích một cách cẩn thận; sau khi tìm được vị đạo sư rồi sự tin tưởng của chúng ta vào vị ấy nên vững vàng. Đây là chúng ta nên tìm cầu một vị thầy tâm linh như thế nào.

Bây giờ chúng ta tiếp tục chủ đề nói về quy y.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương