Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang7/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28

ĐIỀU THỨ TÁM


Như được nói bởi đức Thế Tôn rằng những khổ đau không thể chịu đựng nổi

Của những cõi thấp là kết quả của nghiệp báo bất thiện,

Do vậy, điều những vị Bồ tát thực hành là chẳng bao giờ tạo nên

Nghiệp báo bất thiện, ngay cả bằng cái giá đời sống của họ.

Dịch kệ:


8. Ngưng ác hành

      Đức Phật dạy, khổ phải đa mang

      Của người kiếp sống lắm đau thương

      Là quả bất hạnh do tai ác

      Hại người trong nhiều đời kiếp trước.

      Không muốn về sau khổ kinh hoàng,

      Chớ nao núng dù phải thiệt thân,

      Ngưng dứt mọi ác hành nguy hại -

      Chư Bồ tát trọn hành cách ấy.

Sự khổ đau của những chúng sinh lưu chuyển trong những cõi thấp là cực kỳ khó khăn để chịu đựng, chẳng hạn như chúng sinh ở địa ngục khổ đau với nóng và lạnh cùng cực, bị đun sôi, thiêu đốt, và đóng băng. Rồi thì có những khổ đau kéo dài trong những loại địa ngục khác, như địa ngục phụ và những cõi gần địa ngục.

Bất cứ điều gì ngươi đã thi hành, một sự đáp ứng hay kết quả đi kèm sẽ tiếp theo sau”. Điều này dường như không thể hiểu được đối với tâm nhận thức của chúng ta, tuy nhiên tự sự nhận biết là vô hạn và vì thế chúng ta không thể nói rằng điều này là đáng ngờ; có rất nhiều thứ vượt ngoài tâm thức của người thường. Có nhiều khổ não của những cõi thấp mà kết quả từ những hành động nhiễm ô, đức Phật đã nói: “Tất cả những điều này phát sinh ra từ tâm vọng tưởng”. Đúng như lời Ngài nói vì thế dường như rằng những môi trường khác biệt và những chúng sinh của những cõi thấp biểu lộ ra từ tâm vọng tưởng.

Chúng tôi không biết có phải tất cả những điều hiện hữu này căn cứ trên sự lượng định từ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận hay không, hay từ Kho Tàng Kiến Thức (Alaya), nhưng chắc chắn những thế giới địa ngục là thật sự hiện hữu. Chúng ta chứng kiến toàn bộ sự đa dạng của chúng sinh ngay trong thế giới nhân sinh của trần gian này, với những khía cạnh khác nhau của thân thể, cách sinh nhai và lối sống, và những sự hiện hữu khác ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Căn cứ trên điều này, chúng ta có thể liên hệ rằng những điều kiện hiện hữu như thế cũng có trong hàng trăm thế giới khác của những cõi trần gian (tam giới).

Hãy để chúng ta lưu tâm đến những quỷ đói (ngạ quỷ), thí dụ: Họ khổ sở chính yếu vì sự thiếu thực phẩm và thức uống. Vì những ma quỷ hung ác ấy mà người ta sát sinh động vật để cúng tế ngay trong thế giới này. Họ sinh ra kiếp quỷ đói vì họ đã tích tập những ác nghiệp. Trong số ấy, một số có nhiều năng lực hơn và họ đẩy những kẻ khác vào trong một vị thế thấp kém; những kẻ khác hệ thống này là bất trị, hay nổi loạn.

Tiếp theo chúng ta hãy nhìn vào sự đau khổ của loài vật trong thế giới chúng ta. Có những con vật như mèo, chó, lừa, và ngựa là những thứ chúng ta chăm sóc, và những thứ khác như cừu và dê là những thứ mà chúng ta nuôi để giết lấy thịt.  Nếu chúng ta nghĩ về chúng và nhận thấy rằng đời sống của chúng không thuộc về chúng. Chúng không có ý định làm tổn hại chúng ta, chúng ăn cỏ, uống nước, và đần độn cùng ngu dại. Đó là những điều kiện của đời sống của chúng. Do vậy, điều gì cho phép con người cái quyền để ăn thân thể chúng?

Khi những thú vật đó được cho một ít thực phẩm, chúng tranh giành và chiến đấu với nhau để có thức ăn, vì tham đắm và giận dữ. Thêm nữa, chúng phải chịu đựng khổ đau vì bị đánh đập bằng roi vọt. Nhìn cẩn thận những thứ này sẽ đưa chúng ta cảm thấy sự đau buồn về khả năng nhỏ nhoi mà những thú vật đó có. Cuối cùng chẳng có ai để bảo vệ và hỗ trợ chúng, và chúng phải tự đi tìm thức ăn cho chúng.

Con người chúng ta đã xây dựng trường học cho việc tìm kiếm kiến thức, nhà thương để cải thiện sức khỏe và vệ sinh, cùng nhiều nhà máy để sản xuất hàng hóa và để cho công nhân một kế sinh nhai. Chúng ta cũng tạo dựng những nông trại để cung cấp lương thực cho cung cách lưu chuyển của đời sống. Tuy thế, những bệnh viện thú y, có nghĩa là dành cho thú vật, một cách chính yếu lại phục vụ cho mục tiêu của con người, những kẻ đã sử dụng thú vật để cung ứng cho họ một kế sinh nhai. Những nơi như thế đã không được xây dựng nên vì cảm xúc thương hại và từ bi cho chính thú vật.

Con người chúng ta bàn thảo về những lo lắng và vấn nạn của chúng ta, chẳng hạn như thiếu thốn một cơ hội cho học tập, hay không nhận được thuốc men tốt lành hay cho vào một bệnh viện với điều kiện tốt đẹp. Nhưng nếu một khi đã sinh ra trong hình thức thú vật, thì chúng sẽ phàn nàn với ai về những vấn đề này? Thí dụ, nếu một con cừu, một con dê, hay một con gà mái bị bị xe đụng phải, không ai mang chúng đến bệnh viện vì chúng đã bị gãy chân. Trong thực tế, ai đấy có thể giết chúng. Do vậy, thú vật không có ai để bảo vệ và hỗ trợ. Chúng ta có thể chịu đựng điều ấy nếu chúng ta sinh ra như một con mèo, con chó hay con heo, không có ai hỗ trợ hay bảo vệ, không có thân quyến để chăm sóc chúng ta hay không?

Những tình cảnh cực kỳ khốn đốn cho những chúng sinh trong cõi địa ngục và quỷ đói, cũng như súc sinh. Hiện tại chúng ta đạt được kiếp nhân sinh, nhưng chúng ta không có lựa chọn nào để kiếp sống tới chúng ta có phải sẽ sinh ra trong cõi địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sinh hay không. Chúng ta sẽ đi bất cứ nơi nào mà nghiệp lực dẫn chúng ta đến.

Nếu chúng ta có những hành vi đạo đức mạnh mẽ, được tích tập toàn hảo, thế thì chúng ta có thể có sự vững tin biết rõ rằng chúng ta sẽ không sinh ra trong những thế giới thấp (địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sinh). Trái lại thật dễ dàng để rơi vào những cảnh giới thấp kém, ngoại trừ chúng ta có cơ hội để sám hối cho sự tích tập những hành động bất thiện, và thể hiện một chí nguyện vững vàng trong khuôn khổ của bốn năng lực9 để không liên lụy vào những việc làm tiêu cực như vậy một lần nữa.

Thánh Thiên bình luận:



Đại đa số con người đi theo

Con đường của những kẽ không thánh thiện, và vì thế

Hầu hết những chúng sinh phàm phu chắc chắn

Đọa vào những cõi luân chuyển thấp hơn.

Do thế, điều sẽ đi theo là đại đa số những người đến đây cho lễ truyền pháp Thời Luân (Kalachakra) sẽ đọa vào những cảnh giới lưu chuyển thấp. Do vì thật khó khăn để đạt đến sự tái sinh tốt đẹp, những ai không thực hành giáo pháp chắc chắn sẽ đi xuống thế giới thấp. Nếu quý vị đọa lạc đến tình cảnh thấp ấy, quý vị có thể chịu đựng nỗi khổ đau không? Và bây giờ quý vị có tin tưởng rằng quý vị sẽ không tái sinh trong những cảnh giới thấp hay không? Nếu không, quý vị phải cẩn trọng và thực hành không chậm trễ.

Hãy tìm cầu nương tựa quy y nơi Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo bằng sự thông hiểu những phẩm chất thật sự của Tam bảo. Nhằm để trở thành Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo của chính mình, chúng ta phải từ bỏ mười điều bất thiện, với một niềm tin mạnh mẽ đồng thời trong luật nhân quả. Căn bản trên điều này, trì niệm mật ngôn lục tự (Án Ma Ni Bát Di Hồng) thường xuyên nhất mà chúng ta có thể, cùng đảnh lễ, và nhiễu Phật kinh hành. Tu niệm rèn luyện chúng ta trong viễn ly, và tâm giác ngộ (bodhicitta) và dần dần cải thiện sự tiệm tiến tinh thần chúng ta. Tối thiểu chúng ta nên rèn luyện chính mình từ bỏ mười điều bất thiện, và thêm nữa chúng ta phải đảnh lễ phủ phục, và nhiễu Phật kinh hành. Đức Phật luôn luôn nói điều chân thật, nói rằng kết quả của hành động bất thiện là khổ đau vô cùng tận. Nếu chúng ta biết điều này bằng năng lực lý trí của mình, chúng ta sẽ không tham dự vào những hành vi tiêu cực ngay cả bằng giá mạng sống của mình. Đây là điều thực hành của một vị Bồ tát.

Thế là chúng ta đã thảo luận về phạm vi nhỏ hay mục tiêu bậc tiểu của con người. Tiếp theo chúng ta sẽ lưu tâm đến con đường phổ biến và phạm vi vừa hay mục tiêu bậc trung của con người.


---o0o---

ĐIỀU THỨ CHÍN


Hạnh phúc của ba cõi, như những giọt sương trên đầu của một

Ngọn cỏ, có tính tự nhiên biến mất trong giây phút

Do vậy, sự thực hành của những Bồ Tát là cố gắng

Vì tình trạng tuyệt vời của sự giải thoát không thay đổi.

Dịch kệ:


9. Cầu giải thoát

      Như sương mai đọng trong phút giây

      Trên đầu ngọn cỏ, sớm tan ngay,

      Thú vui tìm thấy trong đời tục

      Chẳng lưu tồn, thoáng qua khoảnh khắc.

      Trong khi thành Phật được tự tại,

      An lạc tuyệt vời chẳng đổi thay.

      Tận lực đạt cứu cánh siêu diệu -

      Chư Bồ tát trọn hành cách ấy.

Sự khoái lạc và những phẩm chất tốt đẹp của cõi luân hồi này – điều được bao gồm trong ba cõi hiện hữu duyên sinh – có thể được so sánh với những giọt sương trên đầu ngọn cỏ. Một khoảnh khắc có một giọt sương lấp lánh, và thời khắc tiếp theo nó tan biến không còn dấu vết. Giống như vậy, tất cả những vui thú khoái lạc và hạnh phúc của ba cõi hiện hữu duyên sinh không có cơ sở vững chắc và được mô tả đặc điểm bằng sự không chắc chắn; tính tự nhiên của nó là tàn lụi trong chốc lát. Niết bàn là tình trạng không biến đổi của an lạc hạnh phúc vĩnh cửu, và tìm cầu niết bàn là sự thực hành của một vị Bồ tát.

Không phải chỉ ba cõi lưu chuyển (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) là chứa đựng những khổ đau vô cùng. Nếu suy nghĩ một cách cẩn thận, chúng ta có thể thấy rằng chẳng có một thứ hạnh phúc nào cả cho đến khi chúng ta hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Hiện thời chúng ta đạt được kiếp nhân sinh, đấy là hình thức tuyệt vời nhất trong cõi luân hồi. Nhưng hãy để chúng ta nhìn lại điều kiện nhân duyên hiện tại. Không biết chắc chốn nào chúng ta sẽ tái sinh, chúng ta trải qua lo âu bức rức liên tục. Sự tự do hiện tại tạm thời của chúng ta khỏi ba cảnh khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) không có gì vững chắc, và sẽ không có gì bảo đảm cho đến khi chúng ta có thể tin chắc ở sự hoàn toàn thoát ly sinh tử luân hồi. Đây là con đường hay phương thức mà mọi thứ là (chân thực như thế).

Qua khảo sát chúng ta có thể thấy rằng tính tự nhiên của thân thể con người là khổ đau. Có thể nói rằng không có cảm giác mạnh mẽ nào thú vị và khổ đau trong vài tuần đầu của đời sống, ngay lập tức sau khi nhập thai. Nhưng rồi thì bào thai bắt đầu cảm thấy an lạc và khổ đau một cách sâu sắc. Khi nó chuyển động trong tử cung, nó cũng không cảm thấy vui thích mà phát ra một cảm giác của không thoải mái, bởi vì nó không thể duy trì sự yên tĩnh và thư giãn trong khi bị hạn chế trong dạ con. Và nó phải duy trì tình trạng đó trong mười tháng ở bụng mẹ, không phải là vài ngày hay vài tuần. Sau khi sinh ra, đứa bé phải trải qua một thời gian nếm mùi khổ đau giống như một con côn trùng, vì mặc dù nó có một hình thức của con người, nhưng nó không thể hành động một cách tự do. Trong cách này đời sống bắt đầu với sự khổ đau.

Trong thời gian chuyển tiếp giữa lứa tuổi 15 hay 16 và 40 hay 50, nữ nhân được xem như là quyến rũ và nam giới là hấp dẫn và mạnh mẽ. Trong cấp độ này của đời sống chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể đảm đương bất cứ việc gì, không cần tin cậy nương tựa hay tìm kiếm một sự hỗ trợ từ bất cứ ai khác do vì chúng ta có thể dùng đến sự thông minh của chính mình. Tuy nhiên, như chúng tôi đã lưu ý trước đây, luôn luôn có một cảm giác nào đấy không hài lòng trong đời sống của chúng ta.

Chúng ta có thể đi vào thương trường và thấy rằng nó chẳng tốt đẹp cho lắm; hay chúng ta đến học đường nhưng không thể học tập hoàn toàn thích đáng và nhận những điểm xấu trong thi cử; chúng ta có thể tìm kiếm một nghề nghiệp nhưng nhận lương bổng thấp; một sự đau buồn đem đến khi không có con cái, thế là người ta đi đến thỉnh ý những tu sĩ cầu đảo để được mang thai và sinh con. Hay có những đôi vợ chồng có quá nhiều con cái, họ lo lắng không biết có nên kiểm soát sinh sản hay không, và nếu họ thực sự kế hoạch hóa, chẳng biết nó có hợp với luật nhân quả hay không. Nếu không kiểm soát sinh sản, làm thế nào họ có thể nuôi nấng tất cả con cái của họ? Suy nghĩ theo những dòng này cũng là nguyên nhân làm cho khổ đau.

Rồi thì nếu chúng ta không có tiền của, chúng ta có thể làm gì? Nếu chúng ta ăn những thức ăn như - thế - như - thế năm nay, năm tới chúng ta sẽ ăn thứ gì? Nếu chúng ta hài lòng và đấy đủ những thứ cần thiết cho chính bản thân, chúng ta sẽ nghĩ đến việc chúng ta có thể giúp đỡ gì cho thân quyến chúng ta. Chúng ta có thể nghĩ rằng chắc cho vay tiền là tốt, nhưng nếu làm thế, chúng ta sẽ có lời lãi tốt hay không? Giữ tiền trong ngân hàng không thu thập lời lãi nhiều, thế là chúng ta có thể quyết định cho những người buôn bán vay tiền. Rồi chúng ta lo âu trong việc tìm kiếm một người đáng tin cậy, thế là chúng ta đi bói toán và khẩn cầu cho việc ấy. Tất cả những điều này có nghĩa rằng chúng ta trở thành một kẻ nô lệ cho đồng tiền của chúng ta thay vì gặt hái những lợi lạc từ đấy.

Một người đàn ông không có vợ thì đau khổ vì việc ấy. Nếu ông ta có vợ, ông lại âu sầu vì phu nhân mình không xinh xắn và hợp thời trang. Nếu nội tướng ông xinh đẹp như  một người mẫu, ông lại lo âu về việc làm sao có thể cung cấp cho phu nhân một cách tương xứng. Chúng ta đau khổ vì không có thân quyến hay bè bạn, nghĩ rằng không ai hướng dẫn và chỉ lối đưa đường cho chúng ta; chúng ta cô đơn. Chúng ta lại cũng bị khổ sở vì có bè bạn và thân quyến mà không thể sánh vai với họ.

Rồi thì vào cuối của cuộc đời, như một kết quả chúng ta trở nên già cả và ốm yếu cùng kinh nghiệm khổ đau. Và cuộc sống chấm dứt với cái chết, mà chính nó là tính tự nhiên của khổ đau. Biết trước cái chết làm sinh khởi sự sợ hãi và băn khoăn, do thế hầu hết người ta thỉnh mời tu sĩ cầu nguyện cho họ sống lâu và giải thoát họ khỏi bệnh tật. Nhưng ngay cả nếu họ cố gắng để ngăn ngừa bệnh hoạn bằng việc ăn uống một khối lượng thực phẩm vừa phải và giữ gìn vệ sinh rất tốt, sự khổ đau của cái chết sẽ vẫn đến với họ mặc dù có những sự đề phòng này.

Sự khổ đau được biết như cái chết xảy ra từ việc cạn kiệt thiện nghiệp hay phước đức của chúng ta, hoặc tùy thuộc vào những điều kiện (nhân duyên) bất thiện. Ngày ấy đến, khi chúng ta nằm trên giường, sống nhờ thân thể này lần cuối cùng. Mặc dù chúng ta vốn có một thân thể khỏe mạnh nhờ luyện tập, nhưng ngày ấy chúng ta ngã đổ xuống như một thân cây mục nát và không thể lăn trên giường nếu không có người phụ giúp. Khi chúng ta nằm đấy với chính mình, chúng ta nếm mùi khổ não trong hình thức đau đớn, và nếu chúng ta ở trong bệnh viện chúng ta phải nhờ y tá đỡ qua đỡ về.

Nếu chúng ta cần giải phẩu ngắn ngủi trước khi chết, những phần thân thể nào đấy sẽ bị mổ xẻ và thậm chí chúng ta có thể có những bộ phận hay vật chất mới lồng vào. Nếu điều ấy cần thiết cho sự sống còn của chúng ta để tiến hành giải phẩu trên tay của chúng ta, điều ấy sẽ được hoàn tất; nếu cần cưa đi chân điều ấy sẽ hoàn thành; và nếu cần thiết thay những bộ phận nội tạng họ sẽ làm như thế.

Mọi người chung quanh chúng ta sẽ bận rộn hướng đến sự cần thiết của chúng ta vào cuối cùng ấy trong khi chúng ta nằm đấy và suy nghĩ: “Bây giờ tôi sắp chết”, và nếm mùi đau buồn thương tiếc. Cung cách mà chúng ta đã tiêu phí cuộc đời trong năm, sáu mươi năm qua đến lúc này dường như giấc mơ của đêm qua. Chúng ta đối diện sự chia ly vĩnh viễn trong cuộc đời này với những thân quyến, thân hữu thân cận và thân ái. Chúng ta phải chết để đi qua đời sống kế tiếp, trong khi họ phải ở lại trong thế giới nhân gian này. Thế là vì sự kiện này chúng ta khóc lóc và tỏ ra một sự biểu lộ đau buồn vô hạn, và thân quyến và thân hữu chúng ta cũng đầy nước mắt. Lẩm bẩm những lời đau khổ đìu hiu, nhưng chúng ta phải đi theo những con đường ly biệt.

Mặc dù những người Tây Tạng chúng tôi sống chia cách với nhau, nhưng ít nhất chúng tôi có thể gặp lại nhau; trái lại sự chia ly bởi chết chóc không phải là kết quả của đối tượng này bóc lột đối tượng kia mà là do sự chấm dứt nghiệp quả của chúng ta. Chúng ta không thể trình diễn một sự mặc cả với bất cứ ai để chúng ta ở lại bằng việc dùng bất cứ phương pháp nào chẳng hạn như cách hối lộ hay sự xảo quyệt bẩm sinh.

Một số đệ tử của chúng tôi có thể chuẩn bị để hy sinh mạng sống của họ vì chúng tôi do sự tin tưởng mạnh mẽ ở giáo pháp. Tuy nhiên, khi ngày chết của chúng tôi đến, chúng tôi phải ra đi một mình. Chúng tôi không thể mang ai theo với chúng tôi, bằng cách nói rằng, “Người ấy là bạn tôi”,  hay “Người ấy là thị giả của tôi”, hay rằng đấy là người mà Đạt Lai Lạt Ma tin cậy. Những đệ tử của chúng tôi phải ở lại phía sau, và tất cả quý vị cũng phải ở lại. Như đã được nói rằng: “Quốc vương phải rời  thế giới này, bỏ lại Vương quốc của mình; kẻ hành khất phải rời thế giới này, bỏ lại cây gậy của ông ta”.

Chúng ta bị dày dò bởi nỗi khổ khốc liệt khi chúng ta nói ra lời cuối cùng trên giường bệnh vào ngày quyết định, và nó đòi hỏi chúng ta một nỗ lực để nói tất cả. Chúng ta có thể  có một sự khó khăn vô cùng trong việc làm chúng ta thấu hiểu do bởi môi miệng chúng ta khô khốc, và nếu thế, thân bằng quyến thuộc chúng ta trở nên tan nát cõi lòng, bất lực và phiền muộn.

Trước thời điểm này chúng ta thường bày tỏ một cách tự do. Như một thí dụ nhỏ, chúng ta sẽ phàn nàn to tiếng nếu thực phẩm chúng ta ăn không được nấu nướng một cách thích hợp. Chúng ta chắc chắn sẽ vung lời nếu chúng quá nóng và làm bỏng miệng chúng ta. Chúng ta sẽ gắt gỏng kẻ có trách nhiệm nếu chúng ta ở vị trí quyền thế, và sẽ nguyền rủa sau lưng nếu chúng ta không thể thách thức trước mặt. Chúng ta đã thường dùng cảm xúc trong sự kiềm chế hay điểu khiển kiểu này, nhưng tại thời điểm của cái chết chúng ta thậm chí không thể ăn.

Đây là một thí dụ khác nữa: Nhiều người Tây Tạng đeo vật hộ thân hay bùa, là những thứ mà họ nói là chứa đựng xá lợi như-thế-và-như-thế hay thịt như-thế-và-như-thế của những đức Phật hay Bồ tát. Vì lý do này họ chống lại việc giao những thứ ấy cho những người khác mà luôn đeo chúng trên cổ của họ. Vào ngày cuối cùng, những người khác sẽ mở gói bùa ấy ra và hòa lẫn những thứ ấy với nước, và rồi những vật chất thiêng liêng và tro tàn hay xá lợi ấy được đặt vào trong miệng của người sắp chết như bữa ăn cuối cùng. Nhưng thường thì người ấy không đủ sức để nuốt, vì thế những thứ vật chất vẫn còn bên trong miệng của người ấy ngay cả khi họ đã chết.

Tại thời điểm lâm chung âm thinh hơi thở chúng ta thay đổi một cách chậm chạp, giống như dây đờn vĩ cầm đứt, và những cảm giác thú vị mà chúng ta đã trải qua trong cuộc đời mình sẽ đi đến chấm dứt với lúc chết của chúng ta, một năng lực bất thường, hơi thở ra, sau khi tất cả sự hô hấp ngừng dứt.

Tất cả những phương pháp mà chúng ta có thể đã được dùng trong bệnh viện cố gắng để sống còn sẽ không có lợi ích gì khi nghiệp quả chúng ta đã cạn dứt. Cũng không có giúp đỡ gì thêm ngay cả nếu sự giải phẩu cho chúng ta một lá phổi hay trái tim mới, hay nếu chúng ta được tiếp dưỡng khí để hỗ trợ thêm cho hơi thở chúng ta. Chúng ta hoàn toàn bất lực. Ở tại hoàn cảnh mà: 

Bác sĩ bó tay với chúng ta và nguyện cầu không qua được chướng ngại;

Thân quyến mất hy vọng với sự sống còn của chúng ta.

Chúng ta cảm thấy bất lực và không biết phải làm gì.

Đấy là thời gian cho đạo sư tôn quý,

Thánh Quán Tự Tại, thủ hộ chúng ta và đưa chúng ta khỏi cõi luân hồi

Như được nói ở đây trong “Sự Thủ Hộ Từ Bi”, tại thời điểm lâm chung đấy là Bổn tôn là những đấng mà chúng ta giao phó sự hồi hướng và năng lượng với điều mà chúng ta đã từng thực tập giáo pháp là điều sẽ làm cho tâm thức chúng ta an lạc và nhẹ nhàng. Các Bổn tôn sẽ ban cho chúng ta sự ổn định và an ủy. Không điều gì khác có thể giúp chúng ta bởi vì không có đấng bảo vệ và hỗ trợ nào khác.

Khái quát những gì chúng tôi vừa thuyết giảng: chúng ta trải qua khổ đau khi chúng ta trẻ trung và khỏe mạnh cũng như khi chúng ta trở nên già yếu và tàn tật. Chúng ta khổ đau khi đời sống chúng ta đầy đủ cũng như khi chúng ta đối diện với những hoàn cảnh thiếu thốn. Chúng ta bị chế ngự bởi nhiều thứ khổ đau từ lúc bắt đầu của đời sống cho đến giây phút lâm chung.

Thế thì mục tiêu của tái sinh là gì? Nếu chúng ta trở thành một kẻ nô lệ cho sự giàu sang hay tài sản và chỉ đơn thuần là kẻ chăm sóc cho ngôi nhà của mình, điều ấy thật là vô nghĩa. Ngôi nhà có nghĩa thật sự là để cung cấp cho chúng ta nơi cư trú, vì thế nó là tốt đẹp nếu chúng ta cảm thấy ấm cúng và thoải mái trong ngôi nhà của mình. Nhưng nếu chúng ta quá bận rộn để lo lắng cho nó, chúng ta trở thành kẻ tôi đòi hay kẻ quản gia. Tương tự như thế, sự giàu sang và tài sản phải làm lợi ích cho con người, nhưng nếu chúng ta không biết sử dụng chúng một cách thích đáng chúng ta trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Mặc dù dường như giống như thảo luận một đề tài nhơ bẩn, vì mục tiêu chính của thực phẩm và áo quần dường như  chính là sản xuất phẫn. Thực phẩm là cội nguồn thực sự của phẫn, và phẫn thông thường được hình thành bởi tiếp nhận một khối lượng vừa phải thực phẩm và ăn mặc áo quần thích hợp.

Tuy thế, chọn lựa để trui rèn tâm thức chúng ta trong giáo  pháp cho chúng ta ý nghĩa để duy trì trong sự hiện hữu của con người bởi vì chúng ta trở nên tĩnh lặng và nhẹ nhàng một cách tạm thời cũng tiếp nhận lợi ích về lâu về dài. Chúng ta không nên nói rằng đời sống này không có thực chất gì cả. Nếu chúng ta nói rằng cuộc đời này là vô nghĩa và chúng ta dự tính tự tử, chúng ta phải tiếp nhận một kiếp sống khác, nhưng không hài lòng; bằng sự chấm dứt đời sống này không có nghĩa là chúng ta sẽ chấm dứt sự sinh. Bản chất của sự sinh không phải là vấn đề muốn hay không muốn – chúng ta phải tiếp tục chịu sinh cho đến khi chúng ta có thể làm cạn dứt hành nghiệp và tư tưởng phiền não của chúng ta. Do thế, ngoại trừ chúng ta có thể lìa bỏ gốc rễ của tái sinh, bằng không thì vô ích. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy an lạc hạnh phúc và thoải mái thường hằng cho đến khi nào chúng ta vẫn còn phải tiếp nhận sự sinh (ra), mà thay vì thế phải dành thời gian chúng ta trong đau khổ.

Nguyên nhân nào làm nên tất cả những khổ não này?  Đấy là những chứa nhóm (hay năm uẩn) mà chúng ta đã mang theo, đã tạo nên bởi những hành động và vọng tưởng. Tại sao chúng ta tiếp nhận sự sinh (ra) này? Không chỉ bởi vì cha và mẹ của chúng ta, mà bởi vì sự tích tập những hành động của chúng ta. Chúng ta có thể làm ngưng vòng tái sinh này lại, bằng cách khám phá và nhổ gốc rễ của sự tiếp diễn của những hành động. Điều cần thiết để làm cạn dứt kho chứa những hành nghiệp nhầm để ngưng dứt việc tiếp nhận sự sinh (ra), và làm cạn dứt những hành nghiệp tích tập đấy là chúng ta phải làm cạn dứt vọng tưởng của chúng ta. Ngày mà chúng ta chế ngự để cạn dứt những hành nghiệp và vọng tưởng của chúng ta chính là lúc chúng ta đạt đến giải thoát.

Nói cách khác, một khi chúng ta đã làm cạn dứt phiền não là điều tạo nên nghiệp báo và hoàn toàn hết sạch chính khuynh hướng của chúng ta dính mắc với sự tồn tại thật (bị quan niệm một cách sai lầm), và một khi chúng ta đạt đến sự ngừng dứt (diệt đế) của mỗi phiền não và hành nghiệp, thế thì chúng ta đạt đến niết bàn. Vì thế, pháp giới, là điều được đạt đến như một kết quả của sự chấm dứt hành nghiệp và phiền não, được biết như sự giải thoát cũng như sự ngừng dứt (diệt đế).

Sau khi đạt đến giải thoát, cái “tôi” tục đế (quy ước) của một con người vẫn tồn tại. Nó không có nghĩa là chúng ta bị biến mất một cách hoàn toàn, mặc dù đúng thật rằng chúng ta không bị năng lực thúc đẩy để tái sinh nữa do bởi nghiệp báo và vọng tưởng của chúng ta. Có những sự diễn dịch sai lầm trong nhiều sách vở Tây Phương về Phật giáo, đấy là khi họ viết rằng khi một người đạt đến niết bàn người ấy sẽ chấm dứt hiện hữu và chúng ta không phải nương dựa vào bất cứ ai, mặc dù điều này không liên hệ đến sự những thứ ngoại tại10. Chúng ta phải khám phá khả năng của chúng ta đạt đến niết bàn qua thực hành nếu chúng ta muốn tiếp cận tình trạng của chúng sinh như thế.

Giận dữ và dính mắc (chấp trước) sinh khởi trên căn cứ trên chính khuynh hướng gốc rễ của chúng ta bám lấy sự tồn tại cố hữu. Trong Hướng Dẫn Trung Đạo (Madhyamikavatara) nói rằng:

Trước nhất là sự bám víu  tự ngã như cái “tôi”, rồi đến sự bám víu vào những sở hữu như cái “của tôi”, những chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi bị vướng trong bẫy rập của cõi luân hồi sinh tử, như guồng cối xay đi quay cuồng quẩn quanh mà không có tự do. Hãy quy mạng từ bi.

Hành giả càm thấy qua tuệ trí của họ rằng tất cả những trở ngại của phiền não sinh khởi từ nhận thức của tập hợp tạm thời của (năm) uẩn như “tôi” và “của tôi”; họ thấy rằng tự họ chỉ là một tập hợp tạm thời của (năm) uẩn, và vì thế phản bác sự tồn tại cụ thể của cái “tôi”.

Chúng ta bắt đầu với khuynh hướng này để suy nghĩ về cái “tôi”, và từ đấy chúng ta kết luận rằng cái “tôi” này là khác biệt với những thứ khác một cách hoàn toàn. Trên căn bản này, ở đấy sinh khởi lên cảm giác về “thân quyến của tôi” và “tài sản của tôi” và rồi thì giận dữ sinh khởi từ những tư tưởng chiếm hữu như thế. Chúng ta nên khám phá gốc rễ của những quan niệm sai lầm, để thấy làm thế nào cái “tôi” xuất hiện trong tâm thức chúng ta, làm thế nào tâm thức chúng ta cảm thấy cái “tôi” và nó có thật sự hiện hữu như được cảm thấy hay không. Chúng ta phải khảo sát sự liên hệ giữa những quan niệm này, bằng việc sử dụng lý trí của chúng ta như được giải thích trong Trung Quán Luận:



Nó không sinh khởi từ chính nó cũng không phải từ thứ khác;

Không phải từ hai điều này, cũng không phải từ không nhân.

Bất cứ đối tượng là gì

Nó chẳng bao giờ sinh ra ở bất cứ nơi nào

(Chư pháp bất tự sinh,

Diệc bất tùng tha sinh

Bất cộng bất vô nhân

Thị cố tri vô sinh.)

Như được nói trong luận bản gốc, chúng ta phải khảo sát để thấy có hay không một sự liên kết giữa việc chúng ta cảm nhận những hiện tượng thế nào và chúng hiện hữu như thế nào và tâm thức chúng ta khao khát chúng thế nào. Chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng về tính tự nhiên của thực tại nếu chúng ta quả quyết sự thật ở một cấp độ nào đấy của sự khảo sát như thế, và từ đấy chúng ta có thể thu được sự tin tưởng trong việc đạt đến giải thoát trong tương lai.

Tuy nhiên, tầm quan trọng và quý giá ở một con người là người ấy chi là một, một đơn độc; trái lại những chúng sinh khác là vô lượng và vô biên, và cùng chia sẻ sự khao khát hạnh phúc an lạc và tránh xa khổ đau. Tất cả chúng ta đều sẵn có và sở hữu cùng quyền lợi để loại trừ khổ đau khỏi đời sống chúng ta và để tiếp nhận hạnh phúc, và chúng ta có cùng khả năng cho điều này. Do thế, nếu chúng ta so sánh tầm quan trọng của chính mình và với những người khác, chúng ta có thể thấy rằng người khác là cực kỳ quan trọng.

Chúng tôi đã đạt đến thân người, và trong những con người, chúng tôi là một con người tin tưởng nơi giáo pháp, chúng tôi là một người thực hành giáo pháp. Trong đặc trưng ấy, chúng tôi là một người thực hành giáo pháp Đại thừa. Vị trí của chúng tôi là một tu sĩ cụ túc giới, là một người thọ Bồ Tát giới cũng như thệ nguyện của Mật thừa Tantra. Vì thế, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi là một người thủ hộ tuệ trí và ba thệ nguyện. Do vậy, chúng tôi đã đạt đến một vị thế tương đối quý giá và quan trọng.

Tuy nhiên, nếu so sánh chính mình với những chúng sinh khác, tầm quan trọng của chúng tôi vô cùng nhỏ nhoi trong  sự so sánh với họ. Chúng tôi chỉ là một người cảm thấy cả an lạc lẫn khổ đau và chúng tôi sẽ vẫn là một con người nếu chúng tôi lang thang trong cõi luân hồi từ vô thỉ kiếp cho đến tương lai xa xôi. Do thế, điều gì quá đặc biệt về chúng tôi trong việc đạt đến giải thoát ngay bây giờ? Nhưng nếu chúng tôi có thể làm lợi ích cho những người khác và hiến tặng cho họ thậm chí một niềm vui thích nho nhỏ, điều ấy sẽ có giá trị thế nào đấy. Sự lợi lạc lan rộng một cách thật sự đến vô lượng chúng sinh.

Đúng ngay lúc chúng ta có thể hy sinh hạnh phúc tam thời vì mục tiêu đạt đến niềm an lạc tối thượng của niết bàn, thế  thì chúng ta có thể thệ nguyện chọn lựa để tiến hành một sự hy hiến giá trị hạnh phúc chính mình nhầm để làm lợi lạc cho những người khác. Điều được xem là thông thường để khước từ những điều nhỏ bé của thế giới này nhầm để đạt đến điều gì ấy to lớn hơn. Tương tự như thế, người thông tuệ hy sinh chính mình nhầm để làm lợi ích cho người khác.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương