Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang4/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

ĐIỀU THỨ HAI


Từ bỏ hương thôn cũ là sự thực hành của những vị Bồ tát

Đấy là tình thế khát khao như nước, dao động đối với quyến thuộc;

Giận dữ như lửa, trải rộng đến những kẻ thù; và si ám, tạo nên một

Tình trạng mây mù trong tâm thức vì thế hành giả quên đi những gì nên tiếp nhận và loại bỏ.

Dịch kệ:


2. Lìa sanh quán

      Trụ lâu chốn ấy sanh nhiễm ái,

      Thân tình như sóng dập dồn mãi.

      Ngọn lửa giận hờn kẻ quấy phiền,

      Thiêu công đức cũ bao kiếp hiền.

      Bóng tối che mắt nhìn thiển cận,

      Khó phân hay dở, dễ nhầm lẫn.

      Thôi hãy lìa quê cảnh riêng tây -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Vướng mắc, thù hận, và si ám gia tăng trong mỗi người, khi chúng ta ở mãi trong quê cha của chúng ta. Chúng ta hình thành nên sự vướng mắc không chỉ đến quyến thuộc và bạn bè nhưng cũng đến tổ tiên chúng ta. Những vướng mắc này sinh khởi một cách không thích đáng như hận thù và giận dữ. Thậm chí nếu chúng ta nguyện ước thực hành và trì tụng một số chân ngôn, thời gian của chúng ta bị chiếm mất bởi chăm lo đến thân quyến và bè bạn cùng chống lại những mục đích của kẻ thù. Chúng ta biểu lộ một gương mặt tươi tắn và luồn cúi đến những người quyền thế cao hơn, chúng ta bắt nạt những người bị áp bức và lừa dối những ai cùng tình trạng giàu có như chúng ta. Tất cả những hành động này sinh khởi từ việc ở mãi trong một nơi mà nó có nhiều đối tượng để vướng mắc và giận dữ.

Nếu chúng ta có một ngôi nhà nhỏ chứa đựng một ít sở hữu vật chất, chúng ta không cần sự vướng bận nhiều đến ý tưởng giúp đỡ quyến thuộc chúng ta, cũng không cảm thấy sợ hãi vì kẻ thù của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể vẫn có sự vướng mắc mà nó đến từ sự suy nghĩ, “Đây là ngôi nhà của tôi”. Tương tự như thế, chúng ta có thể trở nên bận tâm lo lắng với những đối tượng vật chất nhỏ bé, vì nghĩ đến việc chúng làm thế nào lợi ích cho chúng ta khi sở hữu chúng. Những sự tán loạn này làm nguyên nhân khiến chúng ta sử dụng những ngày tháng của chúng ta một cách lãng phí.

Một tu sĩ thân chỉ có thể có một chiếc hộp và một điện thờ cùng một hay hai khái niệm thánh thiện của thân, miệng và ý trong nhà của người ấy. Tuy nhiên, nếu tu sĩ ấy trở nên quá liên hệ trong việc bố trí những đối tượng ít ỏi này nhiều lần người ấy sẽ xáo trộn bởi những hành vi như thế, tốt hơn là dùng thời gian  ấy để trì tụng chân ngôn và suy tư về giáo pháp. Do thế, từ bỏ quê cha của một người được biết như sự thực hành của một vị Bồ tát.

Gốc rễ của vướng mắc, thù hận, và tâm tư đóng kín là si mê ám chướng, và chúng ta có thể nói rằng vướng mắc và thù hận giống như những cận thần của si mê. Về hai điều này, thù hận giống như một mãnh tướng can trường người chinh phục kẻ thù, trong khi vướng mắc là bộ trưởng ngân khố hay kho tàng. Khi tất cả được diễn đạt và hành động, vướng mắc, thù hận và si mê đưa chúng ta cố chấp vào trong sự bất lực và sự khó khăn của kẻ khác.
---o0o---

ĐIỀU THỨ BA


Lưu trú ở những vùng hẻo lánh xa xôi là sự thực hành của những vị Bồ tát là nơi

Những phiền não dần dần bị xua tan do việc từ bỏ những địa điểm quấy rầy,

Đấy cũng là những nơi toàn bộ những hành động tăng trưởng một cách tự nhiên bởi không bị làm lãng xao, và

Nơi mà tâm thức trong sáng cho phép sinh khởi nhận thức trong giáo pháp.

Dịch kệ:


3. Tránh sao nhãng

      Xa rời hẳn mọi điều khích động,

      Hồn chao đảo sẽ dần tĩnh lặng.

      Tịnh hóa niệm tán loạn buông lung,

      Tâm quy đức hạnh sẽ dần tăng.

      Tuệ sáng tỏ, cảnh vào tiêu điểm,

      Niềm tin nơi Pháp vững vàng thêm.

      Sống một mình ẩn dật nơi đây -

      Chư Bồ tát trọn hành cách này

Như điều này nói, chỉ đơn giản từ bỏ quê cha hay xứ sở của chúng ta không là một câu trả lời. Thí dụ, chúng tôi là những người tị nạn và bị đẩy đến phải từ bỏ xứ sở chúng tôi, nhưng nếu chúng ta duy trì sự bận tâm với những hành vi thế gian chúng ta không học từ kinh nghiệm ấy. Mục tiêu chính của việc từ bỏ quê cha của chúng ta là có ít cơ hội cho việc sinh khởi của vướng mắc, thù hận, và si mê. Trong đoạn kệ này những phẩm chất tĩnh lặng được làm sáng tỏ. Không có đối tượng làm xao lãng trong một nơi tĩnh mịch như cưu mang nhà cửa, liên hệ gia đình và sự tích lũy cùng tiêu dùng những vật chất tạo được. Giống như thế, không có ai ở chung quanh chúng ta nói chuyện về những thứ tham đắm và thù hận. Chúng ta có thể ngơi nghĩ trong một nơi nước nôi trong lành, không khí tinh khiết, chúng ta có áo quần đơn giản và không có căng thẳng trong tâm hồn từ việc lo lắng đến những vật dụng của chúng ta. Từ lúc thức dậy vào buổi sáng không có điều gì làm xao lãng chúng ta trong việc thực hành giáo pháp, do vậy chúng ta nên tập trung vào giáo pháp trong một nơi xếp đặt như thế.

Nhiều bậc thánh nhân tôn quý đã đạt đến sự chứng ngộ cao độ trên con đường tu tập bằng việc nương tựa vào những nơi tĩnh mịch. Do thế, nếu chúng ta có được cơ hội cư ngụ trong một am thất trước khi lìa đời, như một con vật sống trong thiên nhiên, thì đấy là một cơ hội diệu kỳ.

Đặc biệt vì là những tu sĩ chúng ta không phải bận bịu đến trách nhiệm gia đình, chúng ta cố ngẩng lên và nối gót tấm gương của đức Phật và những đệ tử của Ngài, giảm thiểu những sự vướng bận của chúng ta về thực phẩm, áo quần, tiếng tăm và thách thức những phiền não. Chúng ta không đạt đến bất cứ điều gì kỳ diệu chỉ bằng thay đổi áo quần bên ngoài và đeo mang những biểu tượng. Biểu hiệu của một tu sĩ là khi người ấy đột nhiên đứng lên từ chỗ ngồi của vị ấy, không có gì vị ấy cần để thu thập từ nơi đó. Nếu một vài người phải phụ giúp vị ấy khuân mang vật dụng của mình khi vị ấy lìa khỏi một nơi để đến một nơi khác, thế thì chúng tôi không nghĩ rằng vị ấy đại diện tốt lành cho đời sống tu sĩ.



ĐIỀU THỨ TƯ

Từ bỏ đời sống này là sự thực hành của những vị Bồ tát vì,

Thân quyến và bè bạn trong một thời gian dài phải chia ly, sự giàu sang và của cải vật chất

Tích lũy với nổ lực vô cùng phải bỏ lại sau lưng và thân thể,

Như một nhà khách, phải bị bỏ rơi bởi vị khách tâm thức.

Dịch kệ:


4. Bận bịu với đời

      Chung sống lâu rồi đến lúc thôi,

      Bạn thân quyến thuộc cũng chia phôi.

      Của tiền lao lách công gom nhặt,

      Xa tít sau khi đời lịm tắt.

      Tâm, là khách trọ của thân, nhà,

      Ngày kia phải dọn bỏ đi xa.

      Xả niệm đừng lo đời hiện tại -

      Chư Bồ tát trọn hành cách ấy

Chúng ta là những người thực hành giáo pháp chân thật nếu chúng ta tìm một nơi tĩnh mịch và có thể xa lánh cuộc sống thế gian này. Nhằm để xa lánh đời sống thế gian này, chúng ta nên nhìn trên đời sống này như không quan trọng, những lý do thiết yếu cho một quan điểm như thế hiện hữu  là vô thường và sự chết. Tất cả chúng ta phải chết đi không sớm thì muộn. Nếu chúng ta có thực hành giáo pháp và phát triển một lòng từ bi hay tốt bụng, thế thì khi thời điểm của cái chết đến trong những hoàn cảnh của tương lai trông triển vọng lắm. Trái lại, thậm chí nếu tất cả những người trên thế giới là bạn bè và thân nhân của chúng ta cũng không có lợi ích gì ở tại những thời điểm như thế, bởi vì chúng ta phải ra đi đơn độc một mình, bỏ tất cả họ lại sau lưng. Thí dụ, một người rất là giàu có, chủ nhân của một lô hãng xưởng phải lìa tất cả những nhà máy lại phía sau khi người ấy chết đi.

Từ lúc chúng ta được sinh ra khỏi bụng mẹ cho đến bây giờ chúng ta đã yêu mến thân thể này vì thể rất là tận tình bằng việc nói rằng ‘thân thể của tôi’, nhưng thân thể này không lợi ích gì cho chúng ta vào lúc cuối bởi vì chúng ta phải lìa bỏ thân thể này lại đằng sau. Thậm chí cho đến được xem như là Đạt Lai Lạt Ma, khi ngày chết của Đạt Lai Lạt Ma đến thì dĩ nhiên vị ấy cũng phải lìa thân thể của Tenzin Gyatso. Không có cách nào để thân thể và tâm thức này đi chung với nhau. Một cách thông thường thì, nếu tước đi chiếc y vàng ‘cho gos nam jar’2 của ông, Tenzin Gyatso sẽ trải qua một sự suy sụp (tinh thần), nhưng tại thời điểm của cái chết vị ấy phải lìa chiếc y giải thoát thánh thiện này lại phía sau mà không có sự sa sút nào cả.

Thời khắc sự chết của chúng ta thì không biết chắc được. Hình thành những dự tính sẽ xứng đáng để bỏ công nếu chúng ta có thể tin tưởng trong sự sửa đổi tuổi thọ, nhưng chúng ta không thể tin tưởng giới hạn của đời sống chúng ta bởi vì chúng ta không biết khi nào chúng ta sẽ chết. Tất cả chúng ta cùng ở đây trong buổi thuyết giảng ngày hôm nay, nhưng một số người trong chúng ta có thể chết tối nay. Chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả chúng ta sẽ gặp nhau lại trong chương trình ngày mai. Thí dụ, chúng tôi không thể bảo đảm 100% rằng chúng tôi không chết tối nay.

Do vậy, nếu chúng ta tiếp tục bám víu vào cuộc đời này ngay cả một ngày mà chúng ta dùng sai lầm thời gian của chúng ta, và cuối cùng trong cách này chúng ta có thể lãng phí hàng tháng, hàng năm. Bởi vì chúng ta không biết khi nào đời sống của chúng ta sẽ kết thúc, thế cho nên chúng ta phải sống trong tỉnh thức và chuẩn bị tốt. Rồi thì, thậm chí chúng ta chết tối nay, chúng ta sẽ làm như thế mà không hối tiếc. Nếu chúng ta chết tối nay, mục tiêu chuẩn bị tốt lành kiết tường được sinh ra; nếu chúng ta không chết tối nay thì chẳng có tổn hại gì trong việc chuẩn bị tốt, bởi vì điều ấy vẫn lợi ích cho chúng ta.

Những hành vi của thân thể trong kiếp sống này có thể được thấy và thấu hiểu cùng những sự vật có một phương thức vận hành để biểu hiện trong một thời điểm nào đấy.  Thí dụ, chúng tôi có kinh nghiệm với một sự đối phó nghiêm trọng về một trạng thái lo lắng và thất vọng vào lúc đầu khi rời khỏi Tây Tạng và đến Ấn Độ, tự hỏi rằng chúng tôi làm thế nào để tồn tại. Trong tiến trình này của cảm nhận từ một quốc gia nhân loại này đến của một quốc gia nhân loại khác, chúng tôi thấy rằng mọi thứ dần dần tiến triển một cách tốt đẹp.

Nhưng khi chúng ta lìa thế giới nhân loại, chúng ta cũng làm như thế mà không có một người bảo vệ hay hỗ trợ và tất cả trách nhiệm hoàn toàn đổ vào chính chúng ta. Chúng ta chỉ có chính sự thông tuệ của chính mình để nương tựa vào lúc ấy, thế cho nên chúng ta phải mở rộng nỗ lực của chính mình nhầm để bảo vệ chính chúng ta. Như đức Phật đã nói, “Ta đã chỉ cho các ngươi con đường đến giải thoát; hãy biết rằng sự giải thoát ấy tùy thuộc trên các ngươi”. Chúng ta phải tích cực nỗ lực trong sự đạt đến tự tại của sự chuyển tiếp từ thế giới thấp hơn đến sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, từ sự tự tại trong hiện hữu thế tục đế đến cứu kính tịch tĩnh.

Thật khó khăn để cho hàng chư thiên bảo vệ chúng ta khi chúng ta chuyển đến đời sống kế tiếp, vì thế chúng ta nên cẩn trọng và cũng chuẩn bị tốt nhất ngay bây giờ như chúng ta có thể. Chúng ta nên đặt trọng tâm vào những đời sống tương lai hơn là chỉ bám víu vào đời sống này, vì thế, chúng ta có thể hy sinh và từ bỏ đời sống này. Điều này được bắt đầu nhầm để thiết lập sự không quan yếu của đời sống này.

Thân thể được so sánh như một nhà khách, trong ấy nó chỉ là một nơi để ở lại một thời gian ngắn và không thường xuyên. Như đã trình bày vị khách tâm thức đang lưu trú trong nhà khách thân thể, như mướn một nơi để ở. Khi ngày giờ đến cho tâm thức lìa xa, rồi thì nhà khách thân thể phải bị bỏ lại sau lưng. Hiện hữu không dính mắc vào thân thể, bè bạn, sự giàu sang và sở hữu là điều thực hành của những vị Bồ tát.
---o0o---



tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương