Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang9/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Ngày 26/8/2008, Bộ đã có QĐ số 2635/QĐ-BNN về việc phê duyệt Đề án nâng cao sức cạnh tranh của cafe Việt Nam đến năm 2020. Hiện nay, Bộ đang tích cực chuẩn bị tổ chức hội nghị "Nâng cao chất lượng cafe Việt Nam", dự kiến tổ chức vào cuối tháng 3/ đầu tháng 4/2009 tại Đắc Lắc. Tại Hội nghị này, sẽ có nhiều báo cáo tham luận của các cơ quan có liên quan về thực trạng sản xuất, chế biến và chất lượng cà phê VN. Cũng tại Hội nghị này, Bộ sẽ thông qua và quyết định triển khai một số giải pháp, dự án quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cafe Việt Nam, tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản quan trọng này trên thị trường Quốc tế.

Nếu có điều kiện, trân trọng kính mời ông tham dự Hội nghị này. Đề nghị ông liên hệ với Sở NN&PTNT Đắc Lắc để có thêm thông tin chi tiết.

________________________________________

Họ tên: Hoàng Trung Thông

Địa chỉ: Cở Kinh doanh thuỷ sản - Đồng Hới Quảng Bình

Email: thong834@yahoo.com

1. Theo quy định tại nghị định 33/2005/NĐ-CP thì sản phẩn (nguyên liệu) thuỷ sản khi đưa ra thì trường thì phài kiểm dịch. Trong khi đó tại Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN lại quy định lô sản phẩn (nguyên liệu) thuỷ sản khi đưa ra thì trường thì phài kiểm tra chất lượng. Như vậy có nghĩa là 01 lô sản phẩm phải được 02 đơn vị kiểm soát và được thu phí 02 lần (theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC) thì quá rườm rà và thu phí quá nhiểm. Bộ có biện pháp nào để khắc phụ cái này chưa ? Xin trân trọng cảm ơn Ngài Bộ Trưởng!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Không phải tất cả nguyên liệu/ sản phẩm thủy sản đều phải thực hiện đồng thời hai thủ tục kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm dịch thủy sản trước khi đưa ra tiêu thụ.


Theo quy định tại Nghị định 33/2005/NĐ-CP chỉ các sản phẩm (nguyên liệu) thủy sản được đưa ra khỏi vùng dịch đang có công bố dịch bệnh thủy sản mới phẳi thực kiểm dịch. Hiện nay, chưa có vùng nuôi trồng thủy sản nào của Việt Nam có công bố dịch. Trong các trường hợp không có công bố dịch tại các vùng nuôi thủy sản, các lô nguyên liêu/ sản phẩm thủy sản chỉ phải thực hiện kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm theo Quyết định 118/2008/QĐ-BNN. Tuy nhiên nếu thủy sản được sản xuất tại các cơ sở đã được chứng nhận thủy sản theo hướng bền vững thì không nhất thiết phải thực hiện việc kiểm tra chứng nhận chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong kiểm tra, chứng nhận an toàn dich bệnh (Cục Thú y, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) và các đơn vị liên quan đang phối hợp chặt chẽ trong việc đầu tư nâng cao năng lực, rà soát, hoàn thiện các thủ tục hành chính về kiểm tra, kiểm dịch để loại bỏ các thủ tục rườm rà, giảm thời gian và chi phí kiểm tra, kiểm dịch cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.

________________________________________

Họ tên: Trần Văn Long

Địa chỉ: Thành phố Mỹ Tho

Email: tranlong.nd@gmail.com

Vừa rồi tôi có xuất khẩu 1 lô hàng thủy sản sang thị trường Bỉ, mặc dù đã có chứng thư của NAFIQAD, tuy nhiên do là Doanh nghiệp mới nên chúng tôi phải chờ trạm kiểm soát biên giới của Bỉ kiểm tra, xác minh thông tin về doanh nghiệp của tôi rất lâu, dẫn đến chúng tôi phải mất nhiều chi phí chờ đợi để hoàn tất thủ tục thông quan. Qua cơ quan kiểm soát của Bỉ chúng tôi biết được là hiện nay EU đang áp dụng 1 hệ thống thông tin kiểm soát các lô hàng xuất vào EU (gọi là TRACES) và nếu Việt Nam sử dụng hệ thống này để khai báo, cấp chứng thư thì thời gian làm thủ tục ở các trạm kiểm soát biên giới của EU sẽ rất nhanh. Do đó, tôi và các doanh nghiệp xuất khẩu đứng đắn rất mong Bộ sớm xem xét triển khai áp dụng hệ thống này để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí chờ đợi làm thủ tục hải quan ở nước nhập khẩu ở EU Xin Bộ cho biết ý kiến của Bộ về vấn đề này Xin chân thành cảm ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Chúng tôi rất chia sẻ các khó khăn của doanh nghiệp trong việc chờ hoàn thiện thủ tục thông quan tại trạm kiểm soát biên giới nước nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất thủ tục thông quan phụ thuộc vào quy định và điều kiện cụ thể của từng nước. Để cải cách thủ tục đăng ký, cấp chứng nhận chất lượng cho các lô hàng xuất khẩu, Cục QLCL đã xúc tiến các hoạt động đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về việc thiết lập hệ thống đăng ký, cấp chứng thư điện tử; đống thời đã và đang thảo luận để tiến tới ký kết văn bản hợp tác cấp chứng thư điện tử với cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước thành viên EU nhằm giảm chi phí chờ đợi cho doanh nghiệp.


Đồng thời Cục quản lý chất lượng cũng đang tiến hành nâng cấp hệ thống thông tin, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện để áp dụng thí điểm việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, cấp chứng thư điện tử qua mạng internet cho các lô hàng xuất khẩu, sau đó sẽ tổng kết đánh giá và mở rộng phạm vi áp dụng. Hiện nay, doanh nghiệp đã có thể thực hiện đăng ký kiểm tra và nhận chứng nhận chất lượng qua thư điện tử.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Đại

Địa chỉ: 293A, Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Phú, tp Quảng Ngãi

Email: vanthanhnga@ymail.com

Tiêu chí để xác định như thế nào là có rừng tự nhiên, một khu rừng bị phá chặt, người dân cho là phát đất trống để trồng rừng sản xuất phát triển kinh tế ( trồng keo) . Nhưng các cơ quan chức năng cho đó là có rừng. Tôi thấy cùng một khu giống nhau, nhưng chỗ này thì cho là vi phạm, nhưng chỗ kia lại không vi phạm ( có người ở xã làm ) . Như vậy có đúng không, ai là người có quyền xác định đất đó là có rừng hoặc không có rừng. việc xác định đó họ phải chịu trách nhiệm gì không. Xin trân trọng cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời:


Tiêu chí xác định rừng được quy đinh tại Quyết định số 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng. Việc xác định 1 diện tích là đất có rừng hay đất không có rừng được thực hiện bởi cơ quan kiểm lâm của địa phương. Khi có vi phạm hoặc khiếu kiện thì các cơ quan chức năng ở địa phương gồm đaị diện các cơ quan chuyên môn: lâm nghiệp, kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm xử lý. Nếu việc xử lý không đúng thì những cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định hiện hành.
Xin trân trọng ơn.

________________________________________

Họ tên: Vox Quoc Dinh

Địa chỉ: Dong Thap

Email: dinhvp@docimexco.com

Kinh thu Bộ trưởng. Theo Thông tư Liên tịch số 61 giữa Bộ Nông nghiệp và Bộ Nội vụ về ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức ngành nông nghiệp, trong đó có hướng dẫn sáp nhập một số tổ chức ngành nông nghiệp, chủ yêu là sáp nhập các Chi cục tại cac tỉnh. Hiện nay một số tỉnh đã sáp nhập bộ phận trồng trọt vào chi cục Bảo vệ thực vật. Xin hỏi Bộ trưởng, để đảm bảo thông nhất từ Trung ương đến địa phương thì bao giờ sáp nhập cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thưc vât. Cam ơn Bộ trưởng mong Bộ trưởng không né trách vấn đề này..

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

- Lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật là những lĩnh vực chuyên ngành quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Việc nghiên cứu, đề xuất và quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật được thực hiện chặt chẽ, khoa học, khách quan và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý Nhà nước..

- Theo Thông tư liên tịch 61/2008 quy định :

+ Đối với các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở được thành lập phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, bao gồm: Phòng Trồng trọt, Phòng Chăn nuôi,…Việc thành lập các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở phải đảm bảo bao quát, đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng, không chồng chéo,…

+ Đối với Chi cục chuyên ngành: Quy định số lượng Chi cục chuyên ngành không quá 9 Chi cục. Đối với các Chi cục quản lý chuyên ngành số lượng Chi cục phải đảm bảo có sự kế thừa hợp lý những chi cục hiện có đang hoạt động có hiệu quả, trong đó quy định: “Chi cục Bảo vệ thực vật đảm nhận cả nhiệm vụ quản lý chuyên ngành trồng trọt, nếu không thành lập phòng trồng trọt”. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của các địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể về số lượng, tên gọi của các Chi cục.

- Mặt khác, việc tổ chức lại tổ chức hành chính nói chung và các Cục chuyên ngành nói riêng phải theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục nhất định theo quy định tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP.

- Theo quy định, số lượng, tên gọi các Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ do Chính phủ quyết định. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định có Cục Bảo Bảo vệ thực vật và Cục Trồng trọt. Hiện tại, 2 Cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt trực thuộc Bộ đang làm tốt công tác tham mưu, thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, bảo đảm thông suốt, thống nhất và có hiệu lực, hiệu quả. Do vậy, chưa có cơ sở để sáp nhập 02 Cục này.

Họ tên: Chi cuc Lam nghiep LD

Địa chỉ: 4 Phan Chu Trinh Dalat

Email: holehqt5@yahoo.com

Xin hỏi về các việc sau : 1. Sau khi rà soát 3 loại rừng, Bộ NNPTN đã có văn bản thẩm định và đã có hướng dẫnđóng mốc ranhgiới 3 loại rừng; UBND tỉnh Lâm đồng đã có quyết định phê duyệt, trong đó có một số diện tích rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất và một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Như vậy ở địa phương lập kế hoạch sử dụng diện tích rừng chuyển đổi và diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện được chưa hay phải chờ Chính Phủ phê duyệt rồi mới thực hiện được. 2. Chính Phủ và Bộ NNPTNT đã có quyết địnhcông nhận cây cao su là cây đa mục đích được sử dụng để trồng rừng. Nhưng gần đây Bộ NNPTNT có thông tư 127/2009/TT-BNN lại yêu cầu trồng Cao su phải đánh giá tác động môi trường, mà không giới hạn diện tích bao nhiêu thì phải đánh giá; điều đó gây khó khăn cho việc trồng cao su tiểu điền và của Doanh nghiệp vừa và nhỏ códieêệtích từ vài chục đến vài trăm ha. Đề nghị Bộ NNPTNT giải thích hướng dẫn thêm.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời:
1- Sau khi có kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo và Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 80/TTg-KTN ngày 15/1/2009 để các Bộ, ngành và UBND các tỉnh triển khai thực hiện. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có Văn bản số 227/BNN-LN ngày 06/2/2009 hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại các cấp. Căn cứ vào các Văn bản nêu trên đề nghị Chi cục lâm nghiệp tiến hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.
2- Bộ NNPTNT đã có quyết định công nhận cây cao su là cây đa mục đích và được trồng cao su trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất. Nhằm hướng dẫn thực hiện chủ trương này Bộ NNPTNT đã có thông tư 127/2009/TT-BNN ngày 31/12/2008 , trong đó có nêu lại các quy định về đánh giá tác động môi trường. Theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường đã quy định rõ dự án trồng Cao su tập trung với diện tích trên 100 ha trở lên phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Xin trân trọng cám ơn.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Minh Tuan

Địa chỉ: Chi cục PTNT tỉnh Bắc Giang, số 17 đường Giáp Hải, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: tuannm_ccptnt@bacgiang.gov.vn

Được biết là Bộ đã xây dựng chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề. Xin Bộ trưởng cho biết bao giờ chương trình này được Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện. Xin cám ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề đã đựoc Bộ hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, nhiều lần gửi các Bộ, ngành xin ý kiến đóng góp, hiện đang chờ Chính phủ xem xét phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, sẽ có kế hoạch triển khai thực hiện

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Thị Thùy

Địa chỉ: Phủ Lý

Email: sonn97@gmail.com

XIn cho biết nội dung tiêu chí khu chăn nuôi tập trung theo quy định của ngành NN & PTNT, Xin cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay người chăn nuôi, người quản lý chưa hiểu đúng về khái niệm chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn. Hình thức chăn nuôi này được hiểu là chăn nuôi trang trại công nghiệp, nghĩa là chăn nuôi quy mô lớn trong các trang trại và ứng dụng khoa học kỹ thuật mang tính chất công nghiệp. Còn khu chăn nuôi tập trung có nghĩa là khu đó được khuyến khích ưu tiên phát triển chăn nuôi nhưng phải ở địa bàn đất đai rộng, tách biệt với khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp. Khu chăn nuôi tập trung không có nghĩa tập trung tất cả các trang trại chăn nuôi với bất kỳ một con vật nuôi nào đều đựơc tập trung vào khu khu đó. Nếu hiểu như vậy là chưa đúng vì tập trung chăn nuôi sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và khó khăn trong quản lý vì vậy cho đến nay Bộ NN&PTNT không đưa ra tiêu chí cho các khu này.Nhưng tuy theo điều kiện của từng địa phương, chủ yếu là vị trí, điện tích đất và khả năng tài chính của từng cá nhân, tổ chức mà có thể bố trí một hoặc vài cơ sở chăn nuôi cùng một loại vật nuôi vào trong một địa điểm, tất nhiên phải có quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường và các thoả thuận của các cơ sở chăn nuôi với nhau.

________________________________________

Họ tên: Trần Văn Long

Địa chỉ: Thành phố Mỹ Tho

Email: tranlong.nd@gmail.com

Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công chức năng nhiệm vụ của Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản có trách nhiệm “tổng hợp, phố biến các quy định của quốc tế và Việt Nam về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản và muối” Tuy nhiên, trên Website của NAFIQAD tôi mới tìm thấy quy định của một số thị trường như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, còn các thị trường khác như các nước Trung Đông, Canada, . . . . chưa có thông tin gì? Vậy đề nghị Bộ cho biết bao giờ Bộ mới cung cấp đầy đủ thông tin này cho người dân, doanh nghiệp để thuận tiện cho tìm kiếm thông tin xuất khầu?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã có nhiều văn bản, hội nghị phổ biến về quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu, kể cả thị trường Canada, Braxin, Mexico, Đài Loan. . . Còn với các thị trường mới như một số nước ở Trung Đông thì NAFIQAD cũng đã có văn bản gửi cho cơ quan thẩm quyền của các nước này đề nghị cung cấp thông tin về quy định, điều kiện để các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường mới này.

Ngay khi có đầy đủ thông tin từ cơ quan thẩm quyền các nước nói trên, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị phổ biến và cập nhật lên Website của Bộ, cũng như NAFIQAD.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Đại

Địa chỉ: 293A, Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Phú, tp Quảng Ngãi

Email: vanthanhnga@ymail.com

Tôi thấy việc xác định và cắm mốc giới phân loại rừng theo Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng là rất cần thiết. Song việc cắm mốc ngoài thực địa ở một tỉnh trên 1500 mốc , bình quân 2 km một mốc. Như vậy thực tế khi xảy ra vi phạm về phá rừng khoảng giữa các mốc thì xác định thế nào. Việc cắm mốc như thế có hiệu quả không. Phải chăng nên có cách làm tốt hơn. Trân trong cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:
Việc xác định và cắm mốc giới phân loại rừng được thực hiện ở trên bản đồ và trên thực địa. Tuy nhiên do đặc thù của rừng nên việc cắm mốc chỉ được thực hiện tại những nơi khó nhận biết, dễ xảy ra tranh chấp, lấn chiếm. Còn lại đường ranh giới giữa các loại rừng được xác định dựa vào ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo như đường giông núi, sông, suối, kênh mương, đường đi…
Xin trân trọng cảm ơn.

Họ tên: Tùng

Địa chỉ: Kim Ngưu

Email: Hoangtung06@gmail.com

Hiện các DN vừa và nhỏ rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ CP, đặc biệt là các DN tại làng nghề? Các bộ, ngành cũng đã có trả lời là tháo gỡ để DN tiếp cận sớm nhất, song cho đến thời điểm này, đa phần các DN vừa và nhỏ vẫn chưa thể tiếp cận dược. Hơn nữa, thời gian cho vay vốn lại ngắn, rất khó sử dụng đồng vốn? Bộ có thể kiến nghị NHNN kéo dài thời hạn cho vay được ko? Mặt khác, với các DN vẫn nợ liệu có thể đáo nợ tiếp tục cho vay để phục hồi sản xuất được ko?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cám ơn bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến của Bộ Nông nghiệp - PTNT. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi xuất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh; Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nhiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế đồng thời giao cho các tổ chức tài chính, ngân hàng tiến hành thực hiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Vì vậy bạn nên liên hệ trực tiếp với các ngân hàng tại địa phương để được hướng dẫn đầy đủ thủ tục vay.

Việc qui định thời hạn vay vốn là theo từng khế ước và nội dung, mục đích khoản vay do cơ quan cho vay quyết định theo Luật tín dụng, việc đảo nợ cũng theo thủ tục tương tự, vì vậy ban cần làm việc cụ thể với cơ quan cho vay để giải quyết nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Bộ Nông nghiệp & PTNT xin ghi nhận ý kiến của bạn để tổng hợp chung và kiến nghị tháo gỡ.


________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

Theo quyết định 289/QĐ-TTg Đề nghị năm 2009 tiếp tục hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản. Riêng hỗ trợ đóng mới, thay máy mới tàu thuyền (theo QĐ 289/QĐ-TTg và 965/QĐ-TTg) đề nghị hỗ trợ 1 lần (thay vì hỗ trợ rải rác cho 3 năm liên tiếp).

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo Quyết định 289/QĐ-TTg, hỗ trợ dầu được tiến hành trong năm 2008. Tuy nhiên, ngày 21/01/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 127/TTg-KTTH về việc gia hạn thời gian thực hiện hỗ trợ dầu cho ngư dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg và Quyết định 965/QĐ-TTg cho những chủ tàu cá nộp hồ sơ đề nghị xét duyệt hỗ trợ dầu trước ngày 01/01/2009 đến hết quí I năm 2009. Hiện nay các địa phương vẫn đang tiếp tục giải ngân.

Hỗ trợ đóng mới, thay máy mới được tiến hành 01 lần theo như đề nghị trên là không được vì trái với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến trên và sẽ có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ.
________________________________________

Họ tên: nguyenhonghoa

Địa chỉ: 19 tTrương Định, Hà Nội

Email: haithanh21@yahoo.com

Thưa Bộ Trưởng, trong thời gian tới doanh nghiệp của tôi ở nước ngoài sẽ xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang Việt Nam để phục vụ tiêu dùng (một số loại rau quả), vậy tôi xin hỏi việc cấp phép đối với các mặt hàng mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện một lần hay nhiều lần, thời hạn giấy phép ra sao? Xin cam ơn Bộ Trưởng

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về việc nhập khẩu mặt hàng rau quả: việc cấp phép chỉ thực hiện với các đối tượng rau quả để làm giống. Còn nếu nhập khẩu vì mục đích thương mại thì không cần xin giấy phép, tuy nhiên doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm dịch theo quy định.

________________________________________

Họ tên: Bùi Hữu Huynh

Địa chỉ: Khu phố Trung lương, P10, TP Mỹ Tho

Email: buihuuhuynh@tiengiang.gov.vn

Để tháo gỡ được những khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Nông lâm thủy sản. Tôi xin phép được hỏi Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những đề xuất về cơ chế, chính sách như thế nào? với Chính Phủ để các doanh nghiệp và bà con nông, ngư dân thực sự an tâm sản xuất

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS, thời gian qua Bộ Nông nghiệp đã có những đề xuất với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan một số cơ chế, chính sách trên 3 lĩnh vực như sau:

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản

Đây là biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa NLTS. Một số đề xuất cụ thể như sau :

- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm: Theo đó, đề nghị Chính phủ mở rộng đối tượng áp dụng quy định tại mục O khoản 1 điều 2 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP từ « Một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc : ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương. » thành « Các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản (thức ăn thành phẩm và nguyên liệu sản xuất thức ăn) ». Đồng thời, cần tăng cường kiểm soát giá vật tư nguyên liệu đầu vào của sản xuất theo NĐ số 75/2008/NĐ-CP và thông tư số 104/2008/TT-BTC; kiểm soát chất lượng vật tư nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp: phân bón, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi, giống.

- Tăng cường triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như : GAP, CoC, HACCP, Global GAP trong một số lĩnh vực (cá tra, chè, rau quả...) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước và để đề phòng các nước mượn cớ đưa ra các rào cản hạn chế hoặc cấm nhập khẩu sản phẩm NLTS của ta.

- Hiện nay Bộ NN và PTNT đang chỉ đạo Cục Chế biến, Thương mại NLTS và NM xây dựng các đề án xây dựng hệ thống kho chứa 4 triệu tấn lúa gạo, đề án về chính sách tín dụng ưu đãi xây dựng kho trữ đông để dự trữ lưu thông, xuất khẩu thủy sản. Trong các đề án này sẽ đề xuất các chính sách, cơ chế hỗ trợ cụ thể đầu tư hệ thống phơi sấy, kho trữ và vốn trữ nông sản (lúa gạo, cà phê...); hỗ trợ chi phí kiểm tra chất lượng, kiểm dịch để làm tốt công tác quản lý và kiểm soát chất lượng đáp ứng yêu cầu của các thị trường, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Về xúc tiến thương mại: Để nghị Chính phủ tăng nguồn kinh phí xúc tiến thương mại với mức kinh phí tương đương 0,05% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm để phục vụ công tác XTTM các mặt hàng NLTS.

3. Về cơ chế chính sách: Bộ NN và PTNT thường xuyên theo dõi, nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp để kiến nghị các cơ chế chính sách về thuế, vốn, tài chính nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho SX kinh doanh của doanh nghiệp và nông dân; cụ thể là đã tham mưu với Chính phủ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo và phân bón; bãi bỏ thuế nhập khẩu (giảm xuống bằng 0) các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm hạ giá thành sản phẩm; kiến nghị cho vay vốn để thu mua nguyên liệu cá tra cá basa cho nông dân các tỉnh ĐBSCL...

Hiện nay, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới và tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí đầu vào của sản xuất nông thuỷ sản, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Bộ Tài chính xem xét miễn/ giảm thuế cho một số mặt hàng sau:

- Miễn/ giảm thuế VAT cho các loại thức ăn chăn nuôi (gia cầm, gia súc và thủy sản), tinh bột sắn, bao bì kim loại và phụ phẩm của xát lúa gạo (cám, trấu..) vì trong thông tư số 13/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhưng không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

- Giảm thuế nhập khẩu điều thô, thép lá tráng thiếc để làm bao bì (lon, hộp) xuống 0%.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương