Tin chính sách Giao Thương Thị trường và ngành hàng



tải về 186.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích186.06 Kb.
#16221


Bản tin

Thương mại nông sản Biên Mậu tháng 8/2008



  1. Tin chính sách

  2. Giao Thương

  3. Thị trường và ngành hàng

Ngô

Gỗ & Sản phẩm gỗ

Gạo

Cao su

Thuỷ sản

Phân bón

Chè

  1. Giá cả

Phân bón

Gạo

Phụ lục số liệu:

MỤC LỤC

TIN CHÍNH SÁCH 4

Chính sách thương mại mới của Trung Quốc 4

Thống kê các mốc thay đổi về chính sách với ngành phân bón Trung Quốc (tháng 1 – 8/2008) 5

Quy định mới của Lào về quản lý rừng và kinh doanh gỗ trên lãnh thổ Lào 5

Campuchia khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây dầu mè để sản xuất dầu sinh học 6

Campuchia cho phép nhập khẩu cá giống để hỗ trợ các trại nuôi cá 6

Campuchia chú trọng phát triển thủy nông để đưa lúa gạo thành "vàng trắng" 7

GIAO THƯƠNG 7

Lào mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài 7

Đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào 7

Định hướng phát triển thương mại Việt - Lào giai đoạn 2008-2015: 8

Xiêng Khoảng-Lào tăng cường trao đổi thương mại với Việt Nam 8

THỊ TRƯỜNG VÀ NGÀNH HÀNG 9

Ngô 9


Gỗ và SP Gỗ 9

Gạo 9


Cao Su 10

Cà Phê 11

Phân bón 11

Chè 12


GIÁ CẢ 13

Phân Urê 13

Phân Kali 13

Phân bón tổng hợp 14

Lúa gạo 16

Lúa Campuchia tràn về Việt Nam 16




TIN CHÍNH SÁCH

Chính sách thương mại mới của Trung Quốc


Nửa đầu năm 2008, để hỗ trợ phát triển thương mại nông sản Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã có những điều chỉnh chính sách thương mại nói chung và thương mại nông nghiệp nói riêng . Nhiều mặt hàng nông sản và nguyên phụ liệu đã được điều chỉnh tăng, giảm thuế xuất nhập khẩu với các mức độ khác nhau nhằm phù hợp với tình hình hoạt động thương mại trong ngắn và dài hạn.

Điều chỉnh khung thuế suất:



Thuế nhập khẩu:

a) Từ 01/6 đến 31/12/08:

- Thịt lợn đông lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 6%

- Đậu tương, khô dầu lạc và khô dầu giảm từ 5% xuống 2%.

- Cá tuyết, quả hồ trăn, thực phẩm ăn liền, sữa nước và men bia giảm từ 6-25% xuống 2-10%.

b) Từ 01/6 đến 30/9/08:

- Dầu dừa giảm từ 10% xuống 5%.

- Dầu ôliu giảm từ 9% xuống 5%

c) Từ 05/6 đến 05/10/08:

- Bông chất lượng cao ngoài hạn ngạch từ 5-40% xuống 3-40%.

d) Từ 31/3 đến 30/9/08:

- Đậu tương giảm từ 1% xuống 0%.

Mức thuế nhập khẩu vào Trung Quốc áp dụng trước và sau 1/6/08 một số mặt hàng nông sản (đơn vị:%)





Nguồn: Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
Thuế xuất khẩu:

a) Từ 1/4/2008 đến 31/12/2008:

- Phân SSP và phân Kali thuế 30% .

b) Từ 15/2 đến 30/9/2008:

- Phân bón hoá học (NH4)2.HPO4, (NH4HPO4), chất hỗn hợp giữa (NH4)2.HPO4 và NH4H2PO4 thuế 35%.

c) Từ 15/2 đến 30/9/2008:

- Các sản phẩm phân bón có chứa hỗn hợp Phốtpho thuế 35%.

d) Từ 1/10 đến 31/12/2008:

- Các sản phẩm phân bón có chứa hỗn hợp Phốt - pho giảm từ 35% xuống 20%.

Thống kê các mốc thay đổi về chính sách với ngành phân bón Trung Quốc (tháng 1 – 8/2008)


16/1/2008

Kể từ năm 2008, Trung Quốc bỏ thuế giá trị gia tăng tiêu thụ phân DAP. 

18/1/2008

Quốc gia tiến hành giám sát khống chế giá cả phân bón, tiến hành thẩm tra chi phí sản xuất đối với các loại phân bón tăng giá.

14/2/2008

Áp dụng thu 35% thuế xuất khẩu đối với phân DAP, MAP, NPK , NP và PK từ tháng 2 đến tháng 9/2008, riêng quý 4 (tháng 9 - 12) thu 20% thuế xuất khẩu.

26/2/2008

Giới hạn giá cả phân DAP:giá xuất xưởng không được vượt quá 4100 CNY / tấn.

26/3/2008

Từ tháng 4 đến tháng 12 áp dụng thu 30% thuế xuất khẩu đối với phân TSP, SSP , phân Kali.

18/4/2008

Thu thuế đặc biệt: Từ ngày 20/4 đến cuối tháng 9 áp dụng thu thuế xuất khẩu đặc biệt trung bình 100% đối với cấc sản phẩm phân Phốtpho.

16/5/2008

Thu them 100% thuế đặc biệt đối với tất cả các hình thức thương mại, các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phân Phốtpho.

19/5/2008

Từ ngày 20 tháng 5 miễn thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu lưu huỳnh.

20/7/2008

Từ tháng 7 đến tháng 10 khởi động tích trữ 100 vạn tấn phân lân (NH4)2

29/8/2008

Từ tháng 10 đến tháng 12, thuế xuất khẩu đặc biệt: phân Nitơ và Amoniac lên mức 150%, ngoài hai loại phân bón nói trên nhà nước tiếp tục thu 100% thuế xuất khẩu đặc biệt đối với các loại phân bón và nguyên liệu phân bón khác. Từ tháng 10 đến tháng 12 thu thêm 20% thuế xuất khẩu các loại phân: DAP, MAP, NPK, NPK, như vậy thuế xuất khẩu là 120% , thu thêm 30% thuế với phân TSP, SSP, KCl, K2SO4, muối Kali... như vậy thuế xuất khẩu các loại phân này là 130%.

Tăng 25% thuế xuất khẩu Urê, nâng thuế xuất khẩu lên 175%.







Quy định mới của Lào về quản lý rừng và kinh doanh gỗ trên lãnh thổ Lào


Ngày 3/4/2007 Thủ tướng Chính phủ Lào ban hành Quyết định số 25/TTg về việc tăng cường công tác quản lý rừng và kinh doanh gỗ trên lãnh thổ Lào, nội dung tóm tắt như sau:

- Chỉ có Chính phủ Lào mới có quyền cấp phép cho vận chuyển gỗ tròn và gỗ xẻ ra nước  ngoài; tỉnh, huyện, và các cơ quan khác không được quyền cấp giấy phép

- Kế hoạch của năm trước không thực hiện xong không được chuyển sang thực hiện ở năm sau;

- Chỉ được phép khai thác ở các khu rừng đã được khảo sát và có quy hoạch dài hạn đã được Chính phủ phê duyệt;

- Việc khai thác gỗ trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng mà địa phương cấp phép phải được sự đồng ý của Chính phủ;

- Bộ Công Thương là cơ quan cấp phép cho xây dựng các nhà máy chế biến gỗ thành phẩm trên cơ sở có xác nhận nguồn nguyên liệu từ Bộ Nông Lâm nghiệp. Tỉnh, huyện không có quyền cấp phép lập các xưởng cưa, nhà máy chế biến gỗ thành phẩm và xưởng sản xuất đồ gỗ;

- Không cho phép giải quyết gỗ chính sách cho cá nhân và không bán gỗ cho người không có nhà máy chế biến gỗ;

- Cho lập trạm kiểm tra ở một số địa điểm trọng yếu, thường xuyên tuần tra ở các địa điểm khai thác gỗ, đường vận chuyển, bãi gỗ, xưởng cưa, nhà máy chế biến gỗ thành phẩm, xưởng sản xuất đồ gỗ, kho gỗ và các điểm khác khi thấy cần thiết;

- Chấm dứt việc kẹp chì bạt xe chở gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại gỗ khác chưa được chế biến thành gỗ thành phẩm;

- Khảo sát và quy định rõ diện tích trồng các loại cây  ở cấp tỉnh, huyện;

- Quy định lại giá thầu khoán đất, có tính đến hiệu quả kinh tế cho phù hợp với hình thức, quy mô đầu tư và tình hình thực tế; đồng thời phải cho kiểm tra đánh giá lại các công ty đầu tư trồng cây mà Chính phủ đã cho nhận thầu đất;

- Chấm dứt việc cho thầu khoán đất rừng còn tốt để trồng cây, phải thực hiện theo Luật Lâm nghiệp, trồng cây ở chỗ đất bị xói mòn, đồi trọc, đồng thời khuyến khích nhà đầu tư sử dụng đất của dân để trồng cây bằng cách ký hợp đồng;

- Cấm khai thác gỗ ở một số vùng, nhất là các vùng giáp danh giữa hai tỉnh, vùng giáp biên giới nước khác;

- Chấm dứt việc thanh toán các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và các dự án khác băng gỗ;

- Ra thông báo hướng dẫn về việc quản lý lao động người nước ngoài kinh doanh gỗ trong cả nước;

Quyết định này quy định cụ thể thủ tục mua bán gỗ, thanh toán tiền, cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc mua bán gỗ, tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu mua bán gỗ.


Campuchia khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây dầu mè để sản xuất dầu sinh học


Campuchia chọn cây dầu mè (Jatropha) là một hướng ưu tiên nhằm khắc phục tình hình giá nhiên liệu gia tăng hiện nay, và khuyến khích mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Tập đoàn Mong Rethy, hiện chuyên canh cây cọ dầu ở Campuchia, đã đi đầu trong việc mở rộng diện tích trồng cây Jatropha. Ông Mong Rethy, Chủ tịch tập đoàn, cho biết tập đoàn đã trồng 100 ha loại cây này tại tỉnh Tung Streng và 50 ha tại tỉnh Kampot và nay đang cho khai thác. Tập đoàn có kế hoạch mở rộng diện tích canh tác lên 10.000 ha trong hai năm 2008 và 2009 tại hai tỉnh trên. Tập đoàn còn lên kế hoạch sẽ thành lập các đồn điền trồng Jatropha tại các tỉnh khác như Kompong Speu, Prey Veng, Kratie, Mondol Kiri, Rattanakiri và Banteay Meanchey.

Tại nhiều vùng nông thôn ở Campuchia, nông dân đã tự phát trồng cây dầu mè để có nhiên liệu chạy máy kéo, máy bơm nước, máy xay xát và dư thừa bán ra thị trường trong nước.

Dầu mè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng ở nhiều địa phương của Campuchia, chịu được hạn, phát triển tốt trên vùng đất cằn, ít sâu bệnh và cho lợi nhuận cao hơn canh tác các hoa màu khác. Nhiều địa phương đã coi đây là loại "cây xóa đói giảm nghèo" và khuyến khích người dân mở rộng canh tác.

Dầu mè Jatropha cho thu hoạch khoảng 3,5 kg hạt/cây/năm và mỗi héc ta canh tác cho sản lượng 7 tấn hạt/niên vụ, tương đương sản xuất được khoảng 2,8 tấn dầu sinh học để chạy các động cơ điêden.

Campuchia cho phép nhập khẩu cá giống để hỗ trợ các trại nuôi cá


Nuôi cá trang trại ngày càng phổ biến ở Campuchia, diện tích nuôi mỗi năm tăng từ 20-25%, chính quyền Campuchia đã bí mật chuẩn bị kế hoạch thúc đẩy nuôi cá trang trại với sản lượng 50.000 tấn trong vòng 2 năm tới và đến 2015 sẽ đạt 200.000 tấn. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiến ngành nuôi cá Campuchia chưa phát triển là do sự thiếu hụt cá giống. Hiện Campuchia nuôi khoảng 30 triệu cá giống mỗi năm, thấp hơn nhiều so với nhu cầu 300 triệu con trong thời gian sắp tới.

Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ Campuchia đã cho phép nhập cá giống từ Thái Lan và Việt Nam. Năm vừa qua, Campuchia đã nhập từ các quốc gia láng giềng hơn 100 triệu cá giống và dự báo năm 2009 là sẽ lên đến 200 triệu. Ông Tổng Giám đốc cũng nhấn mạnh rằng con số này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên phải nhập thêm từ các nước khác nữa.

Hiện có khoảng 100 trang trại nuôi cá giống ở Campuchia, trong đó 16 trang trại do nhà nước quản lý.

Campuchia chú trọng phát triển thủy nông để đưa lúa gạo thành "vàng trắng"


Hệ thống thủy nông của Campuchia hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh và tới nay mới chỉ đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho 40 % diện tích đất canh tác khoảng trên 2,5 triệu ha. Tuy vậy, trong năm 2007, sản lượng nông nghiệp của Campuchia đã đạt 6,4 triệu tấn thóc (tức khoảng 4,5 -5 triệu tấn gạo), không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cả xuất khẩu.

Bộ trưởng Nguồn nước và Khí tượng Campuchia, Lim Kean Hor, cho biết Campuchia trong năm 2008 sẽ đầu tư khoảng 400 triệu USD cho việc xây mới và cải tạo hệ thông thủy nông nhằm đảm bảo đủ nước phục vụ hoạt động thâm canh và tăng vụ cây trồng, nhất là diện tích trồng lúa.

Ông Lim Kin Hô cho biết Chính phủ Campuchia trong quý IV/08 sẽ cho khởi công xây dựng hệ thống thủy nông lớn trong tỉnh Svay Rieng với vốn đầu tư 200 triệu USD, để dẫn nước từ sông Vai-cô tưới tiêu cho khoảng 300.000 ha đất canh tác.

Ngoài ra, Campuchia cũng khởi công xây dựng 4 hệ thống thủy nông nhỏ hơn với vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD, trong đó có hệ thống thủy nông lấy nước sông Stung Sen trong tỉnh Kompong Cham, để cung cấp nước cho hơn 200.000 ha đất nông nghiệp khác. Số tiền đầu tư xây dựng trên được lấy từ nguồn vốn vay của Hàn Quốc, Côoét và Ấn Độ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây cho biết chính phủ nhiệm kỳ tới (2008-2013) của Campuchia sẽ chú trọng nhiều hơn tới việc phát triển thủy lợi để mở rộng diện tích canh tác và tăng thâm canh lúa lên 3 vụ/năm nhằm đạt sản lượng 9-10 triệu tấn thóc vào năm 2010, đưa lúa gao trở thành "nguồn vàng trắng" của đất nước sau cây cao su, với lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 4-5 triệu tấn /năm.

GIAO THƯƠNG

Lào mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài


Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có những cơ hội đang mở ra, , để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, Lào đang tích cực mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, và đây là sự chuyển đổi đúng hướng để phát triển kinh tế". Dự kiến kinh tế Lào sẽ tăng trưởng từ 7,5-7,7% năm 2008, sau khi đạt mức tăng 7,5% năm 2007 và 8,1% năm 2006. Những kết quả của tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi ở Lào là có thể thấy được từ việc giảm tỷ lệ nghèo, từ 47% năm 1995 xuống 31% năm 2005.

Houmpheng Souralay, Tổng giám đốc Cơ quan xúc tiến đầu tư của chính phủ Lào cho biết Lào đang thực hiện chính sách mở cửa và nhấn mạnh một số ngành tiềm năng như du lịch, khai mỏ và năng lượng, những ngành Lào muốn thu hút đầu tư nước ngoài.

Với ngành công nghiệp nhỏ bé, hy vọng kinh tế lớn nhất của chính phủ Lào là dự án thủy điện Nam Theun 2 được WB tài trợ, dự kiến sẽ cung cấp điện cho Thái Lan từ năm 2009. Lào hiện đang vận hành 9 dự án thủy điện với kim ngạch xuất khẩu chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.

Lào có chưa đến 6 triệu dân, trong đó khoảng 80% dân số làm nông nghiệp. Viện trợ phát triển quốc tế, khai thác mỏ, khai thác gỗ và du lịch chiếm phần lớn trong nguồn thu 2,5 tỷ USD/năm của kinh tế Lào.


Đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào


Trong giai đoạn 2001 – 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng không cao. Năm 2007 kim ngạch đạt 104 triệu USD, tăng 11,9% so năm 2006.

Về cơ cấu mặt hàng Việt Nam xuất sang Lào nhiều loại mặt hàng gồm mỳ ăn liền, sản phẩm gốm sứ, hàng dệt may, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm điện tử, vi tính... Trong đó, các mặt hàng có kim ngạch lớn là hàng dệt may (đạt 7,5triệu USD năm 2007), đồ nhựa (đạt gần 2 triệu USD) và giày dép đạt 962.000 USD.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đa dạng và khá ổn định. Tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều mặt hàng tạo được chỗ đứng vững chắc và đạt được những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ tại Lào trong tương lai. Sức cạnh tranh của hnàg Việt tại Lào nhìn chung còn yếu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung chưa có chiến lược phát triển quan hệ với Lào, đặc biệt là chiến lược hợp tác, đầu tư để khai thác  phát triển hàng xuát khẩu của Lào. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu của Lào còn hạn chế, điều kiện vận tải và điều kiện thanh toán còn khó khăn làm cho sức cạnh tranh của hàng Việt nam tại Lào bị yếu.

Bên cạnh đó hoạt động xúc tiến thương mại tuy đã được tăng cường ở mức độ nhất định nhưng chưa đáp ứng tốt, có hiệu quả, giúp doanh nghiệp 2 nước tìm kiếm bạn hàng và xây dựng bạn hàng ổn định, lâu dài để tăng cường quan hệ, tăng nhanh kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa doanh nghiệp 2 nước. Nhiều cặp tỉnh biên giới nhìn chung chưa có chương trình và những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy hợp tác thương mại.

Định hướng phát triển thương mại Việt - Lào giai đoạn 2008-2015:


Giai đoạn 2008 – 2015 Lào vẫn là một trong những thị trường quan trọng của Việt nam. Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu 2nước đến năm 2010 đạt khoảng 1 tỷ USD, năm 2015 đạt 2 tỷ USD, trong đó xuất của Lào sang VN đang tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%/năm cho cả giai đoạn 2011 – 2015; hàng xuất khẩu của VN sang Lào đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,5%/năm cho cả giai đoạn 2011 – 2015.

Định hướng phát triển hợp tác thương mại giữa các tỉnh biên giới 2 nước trong giai đoạn 2008 – 2015 cần xác định vai trò quan trọng của việc hợp tác thương mại giữa các tỉnh biên giới 2 nước. Hai chính phủ, các bộ, ngành, lãnh đạo của 20 tỉnh biên giới 2 nước cần xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác này. Giữa các tỉnh biên giới 2nước cần quan tâm thích đáng và phát triển hiệu quả quan hệ thương mại, đưa quan hệ thương mại ngang tầm với quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các tỉnh với nhau. Các tỉnh biên giới VN cần tích cực hơn nữa trong việc hợp tác khai thác tiềm năng kinh tế, tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của các tỉnh biên giới Lào. Các tỉnh biên giới Lào cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tỉnh biên giới VN, các DN VN sang hợp tác đầu tư vào thương mại tại địa phương mình. Các tỉnh biên giới thường xuyên tổ chức các hoạt động hội chợ, giao thương DN giữa 2 bên để tìm kiếm mọi cơ hội phát triển quan hệ thương mại, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới 2 nước


Xiêng Khoảng-Lào tăng cường trao đổi thương mại với Việt Nam


Theo số liệu của Sở công thương Xiêng Khoảng, trong 6 tháng đầu tài khóa 2007, tỉnh này đã đạt 78,69% kế hoạch năm về giá trị hàng xuất khẩu, với gần 4.643.000 USD.

Thị trường xuất nhập khẩu (XNK) chính của tỉnh là Việt Nam và Trung Quốc. Để có được sự gia tăng về XNK trong 6 tháng qua, cơ quan chức năng tỉnh đã chủ động làm việc với Bộ Công thương Việt Nam về việc thống nhất thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế XNK, tạo cơ chế thông thoáng và chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia XNK. Địa phương khuyến khích người dân tham gia trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

6 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu của tỉnh cũng đạt gần 5.230.000 USD, bằng 88,80% kế hoạch với mặt hàng nhập khẩu chính là vật liệu xây dựng; hàng công nghiệp tiêu dùng, nguyên vật liệu; hàng hoá, phương tiện thực hiện các dự án; hàng tiêu dùng.

Một hoạt động thương mại nhộn nhịp khác là giao thương, trao đổi hàng hoá tại các khu vực thương mại, chợ đường biên. Xiêng Khoảng có tới 36 điểm chợ biên giới với Việt Nam. Được biết, hàng tháng chính quyền và cơ quan chuyên ngành tỉnh thực hiện đều các cuộc kiểm tra hoạt động của các chợ biên giới; phối hợp cùng phía Việt Nam thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển giao thương, sản xuất, tạo thuận lợi cho người bán, người mua.

Ngoài chợ đường biên, cả tỉnh hiện có 6 đầu mối trao đổi thương mại dọc biên giới. Hàng hoá trao đổi chủ yếu tại các điểm thương mại và chợ biên giới là hàng nông sản, gia súc chăn nuôi như trâu, bò, lợn, gà. Giá trị trao đổi thương mại ở các chợ đường biên 6 tháng qua đạt gần 1,5 triệu USD.

THỊ TRƯỜNG VÀ NGÀNH HÀNG

Ngô


Năm 2008, Lào tăng lượng ngô xuất khẩu sang Việt Nam

Phó Giám đốc Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng cho biết, mùa mưa năm nay, nhiều nông dân trong tỉnh đã chủ động mở rộng diện tích trồng ngô để xuất khẩu sang Việt Nam. Năm trước, cây ngô đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân Lào. Năm 2008, tỉnh Xiêng Khoảng phấn đấu xuất khẩu 64.000 tấn ngô, tăng gấp đôi năm 2007, chủ yếu là sang thị trường Việt Nam.

Thị trường Việt Nam ưa chuộng ngô của Xiêng Khoảng, với nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng. Xiêng Khoảng lại là tỉnh có đường biên giới giáp với Việt Nam, ngô được vận chuyển theo đường số 7 đến tỉnh Nghệ An rất thuận tiện.

Gỗ và SP Gỗ


Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu gỗ dầu từ Lào

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu gỗ dầu 5 tháng đầu năm 2008 đạt 43 nghìn m3 với kim ngạch 6 triệu USD, bằng 2,7 lần về lượng và bằng 1,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Lào vẫn là thị trường cung cấp gỗ dầu chính cho Việt Nam với thị phần chiếm tới 87% về lượng, đạt hơn 37 nghìn m3, kim ngạch nhập khẩu đạt 4,8 triệu USD, bằng 6,4 lần về lượng và bằng 3,5 lần về trị giá so với cùng kỳ 2007. Giá nhập khẩu gỗ dầu trung bình từ thị trường Lào 5 tháng đầu năm 2008 ở mức 130 USD/m3.

Malaysia và Solomon là hai thị trường cung cấp gỗ dầu lớn thứ 2 cho Việt Nam với lượng gỗ cùng chiếm 6%, đạt 2,8 nghìn m3 gỗ. Solomon là thị trường mới cung cấp gỗ dầu cho Việt Nam trong mấy tháng cuối năm 2007, lượng gỗ dầu nhập khẩu từ thị trường này đang có xu hướng tăng dần lên. Trong khi đó, nhập khẩu gỗ dầu từ thị trường Malaysia lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ dầu trung bình từ thị trường Malaysia ở mức 259 USD/m3 và giá nhập trung bình từ Solomon ở mức 178 USD/m3.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu một phần nhỏ gỗ dầu từ thị trường Myanma và Indonesia.

Cơ cấu thị trường cung cấp gỗ dầu cho Việt Nam 5 tháng đầu năm 2008

(tỷ trọng tính theo lượng)

Lào

87%

Solomon

6%

Malaisia

6%

Myanma

1%

Gạo


2008, Campuchia có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng gạo

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Campuchia (CEDAC) vừa đề xuất một số biện pháp chiến lược nhằm tăng gấp đôi sản lượng lúa gạo so với hiện nay.

Theo CEDAC, tiềm năng phát triển sản xuất lúa gạo ở Campuchia rất lớn do hoạt động sản xuất lương thực tại đây còn thấp và khả năng mở rộng diện tích đất trồng trọt còn nhiều, đặc biệt là khi các phương pháp canh tác không phụ thuộc vào việc đầu tư xây dựng các mạng lưới tưới tiêu quy mô lớn và tốn kém.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng trên, CEDAC đã đề xuất lên chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác phát triển, 6 chiến lược sau:

Thứ nhất, thực thi và hỗ trợ một chương trình tăng cường hệ thống lúa gạo (SRI)- chương trình tập hợp các kinh nghiệm quản lý trong hoạt động canh tác lúa nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho phát triển - nhằm đảm bảo tất cả nông dân trồng lúa ở Campuchia đều được biết các sáng kiến của SRI và có khả năng vận dụng những sáng kiến đó vào phát triển sản xuất lúa gạo.

Thứ hai, thực thi và hỗ trợ một chương trình chọn lựa hạt giống rộng rãi trên toàn quốc nhằm đảm bảo mọi nông dân đều có được các giống lúa có chất lượng cao, phù hợp với từng địa phương.

Thứ ba, khuyến khích một chương trình quản lý đất đai màu mỡ trên toàn quốc, đặc biệt khuyến khích việc chế biến, sử dụng và canh tác bằng phân xanh, phân chuồng và phân trộn.

Các biện pháp còn lại bao gồm phát triển và quản lý hệ thống tưới tiêu vừa và nhỏ, phát triển sản xuất địa phương phù hợp với chương trình SRI và phát triển tốt hơn các năng lực tiếp thị, xay sát và kho chứa.

Theo CEDAC, các biện pháp trên, nếu thực hiện thành công thì Campuchia có thể sẽ sản xuất được 12-13 triệu tấn thóc/năm, tương đương 4.000-5.000 triệu USD/năm, tức khoảng gấp hai lần mức sản lượng hiện nay, và sẽ thừa ra khoảng 7-8 triệu tấn thóc/năm. Điều này sẽ cho phép Campuchia trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai hoặc thứ ba thế giới cũng như góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với người Campuchia và hiện có khoảng 60-65% người Campuchia tham gia hoặc kiếm sống bằng nghề trồng lúa.

 Campuchia xuất khẩu gạo trở lại chưa chắc sẽ làm giá gạo giảm

Chủ tịch Hiệp hội các nhà Xuất khẩu gạo Thái Lan, Chookiat Ophaswongse, nhận định quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Campuchia – áp dụng từ cuối tháng 3 – chưa chắc sẽ làm giảm giá gạo châu Á, bởi Campuchia sẽ chỉ xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong năm nay.

Ngày 26/5, Thủ tướng Hun Sen thông báo chính phủ Campuchia sẽ cho phép xuất khẩu tới 1,6 triệu tấn gạo từ kho dự trữ.

Campuchia thường xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang Việt Nam mỗi năm, thị trường tiêu thụ gạo duy nhất của họ, qua đường bộ, vì cảng lớn duy nhất của Campuchia nằm rất xa khu vực sản xuất


Cao Su


Triển vọng Thị trường cao su Trung Quốc

Theo Trung tâm Xúc tiến Năng lực Lưu thông Hàng hoá Trung Quốc, 6 tháng cuối năm 2008 thị trường cao su Trung Quốc vẫn tiếp tục nóng. Do ảnh hưởng của giá thành sản xuất cao, giá dầu thô và do lượng lớn tiền đầu cơ vào thị trường kỳ hạn nên trong thời gian tới giá cao su trên thị trường Trung Quốc vẫn ở mức cao và nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng.



Campuchia sẽ tăng xuất khẩu cao su

Cây cao su được đưa vào trồng tại Campuchia từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ trước dưới thời Pháp thuộc, nhưng diện tích và sản lượng cao su không tăng do nội chiến kéo dài. Cây cao su thực sự được quan tâm phát triển từ năm 1998 khi Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ hai đưa ra "Chiến lược Tam giác phát triển kinh tế". Chính phủ Campuchia từ lâu đã coi cao su là một loại cây công nghiệp chiến lược không chỉ để "xóa đói giảm nghèo" cho người dân ở các vùng núi, mà còn là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này. Ông Ly Phalla, Tổng cục trưởng Tổng cục cao su Campuchia cho biết nhu cầu của thị trường thế giới đối với cao su tự nhiên và giá mặt hàng này hiện đang tăng mạnh là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành trồng cao su ở Campuchia.

Dự kiến năm 2008, Campuchia sẽ xuất khẩu 50.000 tấn cao su khô ra thị trường quốc tế trong năm tới, tăng mạnh so với 30.000 tấn/năm hiện nay.  Giá cao su khô ở Campuchia hiện đang được bán ở mức 3.310 USD/tấn, tăng so với 2.800 USD/tấn năm ngoái.

Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia có kế hoạch mở rộng diện tích trồng cây cao su từ 80.000 ha hiện nay lên 150.000 ha vào năm 2015 và đang nghiên cứu thổ nhưỡng tại các tỉnh biên giới phía Tây để đưa cây cao su tới trồng. Mục tiêu này là hoàn toàn có thể đạt được trên cơ sở diện tích trồng cao su đã được mở rộng nhiều trong những năm qua và diện tích trồng giống cao su mới, năng suất cao đã bắt đầu cho khai thác.


Cà Phê


Trung Quốc, thị trường hứa hẹn cho cà phê và thuỷ sản Việt Nam

Với dân số khoảng 1,3 tỷ người và đang có xu hướng chuộng uống cà phê, Trung Quốc hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho cà phê Việt Nam. Ngành cà phê Việt Nam cũng vì thế mà không ngừng nỗ lực đáp ứng nhu cầu và thói quen tiêu dùng của thị trường này. Hiệp hội cà phê Việt Nam dự báo: trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một trong những thị trường chủ lực cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Nhu cầu về thủy hải sản của Trung Quốc lớn và vị trí địa lý giáp ranh nên thị trường xuất khẩu này rất nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam. Ban nghiên cứu Nông nghiệp nước ngoài / Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FAS/USDA) dự báo trong năm 2008, nhu cầu nhập khẩu Thủy Hải sản của Trung Quốc sẽ còn tăng, đặc biệt là nhập khẩu cá chỉ đáp ứng được khoảng 19,22% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Lượng nhập khẩu cá vào Trung Quốc năm 2008 có thể đạt tới 1,33 triệu tấn, tăng 10,42% so với năm 2007.

Phân bón


Thị trường phân bón Việt Nam và Trung Quốc tháng 8/2008

Trong năm vừa qua giá cả và thị trường phân bón tại Trung Quốc có nhiều biến đổi lớn. Giá cả không ngừng tăng cao do nguyên liệu đầu vào và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đứng trước tình trạng này trong năm 2008 chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách để cải thiện tình hình và ổn định thị trường như tăng thuế xuất khẩu để giảm lượng phân bón xuất khẩu ổn định thị trường trong nước. Hiện nay, Trung Quốc là một trong các quốc gia cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam. Hiện tượng tăng giá phân bón tại quốc gia này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường trong nước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các loại phân bón Trung Quốc như: Urê, NPK, DAP, SA và các loại phân bón khác.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan tháng 8/2008, lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam là 155,128 nghìn tấn bằng 56,1% so với khối lượng 276,453 nghìn tấn phân bón nhập khẩu tháng 8 năm 2007, về giá trị đạt 81, 210 triệu USD tăng 21,1 % so với giá trị nhập khẩu 67,074 triệu USD năm 2007. Tính tới hết tháng 8 Việt Nam nhập khẩu 2.508,265 nghìn tấn đạt giá trị 1.205,869 triệu USD tăng 7,6% về khối lượng và 115,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007 (khối lượng: 2.330,809 nghìn tấn, giá trị: 560,659 triệu USD). Giá nhập khẩu trung bình đạt 583 USD/ tấn, giảm 13 USD/ tấn so với giá nhập khẩu trung bình cùng kỳ. Trong tháng 8 Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là phân SA với khối lượng 50,977 nghìn tấn đạt giá trị 16,336 triệu USD, đứng thứ 2 là phân Urê với khối lượng 36,389 nghìn tấn với giá trị 16,268 triệu USD, tiếp đó là NPK, DAP và các loại phân bón khác. Giá phân Urê trung bình tại Việt Nam là 540 USD/ tấn, tăng 46 USD/ tấn so với giá nhập khẩu trung bình cùng kỳ tháng trước.

Tại Việt Nam theo thông tin từ các công ty phân bón, tháng 8 giá phân bón trong nước có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 5% so với  tháng 7. Trong đó giá phân Urê Phú Mỹ còn 9.200 đồng / kg, giảm 300 đồng; DAP Trung Quốc hạ 1.000 đồng, còn 20 nghìn đồng / kg; phân bón Bình Điền 11 nghìn đồng một kg, giảm 500 đồng…Nguyên nhân chủ yếu do đang vào mùa thấp điểm, hơn nữa nhiều đại lý, doanh nghiệp đã tới kỳ đáo hạn ngân hàng nên buộc phải hạ giá bán Tuy nhiên, tại nhiều đại lý bán lẻ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá cả phân bón vẫn đứng ở mức cao. Chẳng hạn, phân Urê Phú Mỹ giá 480 nghìn/bao 50kg, Bình Điền 710 nghìn đồng/ bao 50kg, Việt Nhật 650 nghìn đồng/ bao 50kg.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FVA), do giá nguyên, nhiên liệu cho sản xuất phân bón trên thế giới tăng tác động đến thị trường nội địa, khiến giá trong nước lên khoảng 30% so với đầu năm. Trong khi đó, nguồn cung trong nước không đủ cung cấp. Dự kiến từ nay đến năm 2010, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 500 nghìn tấn phân bón các loại.

Biểu 1: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu phân bón tháng 8 tháng đầu năm 2008

và so sánh 8 tháng đầu năm 2007




Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Triển vọng ngành phân bón

Triển vọng ngành phân bón trong một vài tháng tới ảm đạm hơn trước, giá sẽ giảm trên tất cả các mặt hàng, mặc dù giá nguyên liệu đầu vào đã giảm hơn nhưng đến cuối năm thị trường nếu không sôi động trở lại thì nhiều nhà máy sản xuất sẽ phải giảm năng suất hoặc đóng cửa để bảo dưỡng sửa chữa lại trang thiết bị. Mặc dù giá phân bón tiếp tục giảm nhưng nhu cầu của người tiêu dùng thấp do chưa vào vụ và tâm lí mong chờ phân bón tiếp tục giảm giá của các đại lý, cửa hàng kinh doanh. Thị trường Trung Quốc không mấy khả quan, số lượng giao dịch thấp. Dự báo tình trạng này sẽ kéo dài sang tháng 9, tháng 10 thậm chí tháng 11.

Do việc thay đổi chính sách thuế quan giá phân bón tăng nên đã giảm thiểu đáng kể lượng phân bón xuất khẩu trong thời điểm tháng trước, đến nay giá cả tại Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm giá quốc tế cao hơn trong nước khiến khả năng nhà sản xuất lại đẩy mạnh xuất khẩu là rất lớn.

Nếu như tình trạng giá cả liên tục sụt giảm như hiện nay, các đại lý và người tiêu dùng chưa mua hàng để dự trữ sản xuất cho vụ xuân thì dự báo đến mùa xuân hiện tượng khan hiếm phân bón, giá cả tăng đột biến sẽ tiếp tục có khả năng diễn ra.


Chè


Trung Quốc: Thị trường mục tiêu cho chè Việt Nam xuất khẩu

Hiện nay ngành chè đang đặt mục tiêu đến năm 2010, tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước sẽ đạt 120.000 tấn có giá trị cao và đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, với kim ngạch 200 triệu USD.

Trong 6 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu 45.501 tấn chè các loại, sản phẩm chè Việt đã có mặt tại 110 quốc gia. Các thị trường chính nhập khẩu chè gồm có: các nước Tiểu vương quốc Arập; Liên Bang Nga; Ucraina; Trung Quốc. Trong năm đầu năm, xuất khẩu chè sang Đài Loan đạt trị giá 7.576.805 USD, với lượng xuất 6.588 tấn chè. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu 3 loại chè chủ yếu là chè xanh, chè đen và chè ô long trong đó chè đen chiếm ¾ trong tổng sản lượng chè xuất khẩu. Trong vài tháng trở lại đây sản lượng chè xuất khẩu giảm, xuất khẩu chè đen có xu hướng tăng, tính trong tháng 5/2008, sản lượng chè đen xuất khẩu giảm xuống còn 3.730 tấn, ngược lại chè xanh tăng tới 103%, đạt 4.300 tấn. Tính tới thời điểm hiện tại do khủng hoẳng kinh tế, giá các mặt hàng giảm sút, thị trường khó khăn nên giá chè trong thời điểm tháng 8 cũng giảm.

Các mặt hàng nông sản khác

FAS/USDA dự báo, so với năm 2007, tiêu dùng các sản phẩm nông sản khác của Trung Quốc năm 2008 đều có xu hướng tăng. Tiêu dùng đường sẽ tăng 10%, các loại ngũ cốc tăng 2,88-10%, các sản phẩm sữa tăng 8,32%, thịt gia súc tăng 1,21-3,75%, thịt gia cầm tăng 9,26%. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tăng lên, lượng nhập khẩu các mặt hàng nông sản cũng tăng theo: lượng nhập khẩu thịt gia cầm dự báo đạt 600 nghìn tấn, tăng 24,48% so với năm 2007, nhập khẩu gạo tăng 10%. Đặc biệt lượng nhập khẩu ngũ cốc có thể tăng 100% và nhập khẩu thịt bò, thịt bê có thể tăng 500% so với năm 2007. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nông sản của Việt nam khi thị trường Trung Quốc ngày càng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm nông sản trong khi việc sản xuất trong nước không dễ đáp ứng nhu cầu của đất nước chiếm ¼ đân số thế giới này.


GIÁ CẢ

Phân Urê


Giá: Thị trường phân Urê tại Trung Quốc giá cả giảm, hiện nay khả năng xuất khẩu của mặt hàng này cũng giảm hơn. Các đại lý không còn nhập hàng dự trữ, không khí mua bán trên thị trường lắng xuống. Cuối tháng 8 đầu tháng 9 giá phân Urê tại thị trường phía Bắc Trung Quốc khá ổn định, giá phân Urê xuất xưởng tại tỉnh Hà Bắc dao động từ 2240 – 2300 CNY/tấn, tại Hà Nam từ 2400 – 2450 CNY/ tấn, tại Sơn Đông giá từ 2300- 2350 CNY/ tấn. Khu vực phía Nam giá phân Urê giảm, giá bán buôn tại tỉnh Quảng Tây giảm từ 2800 CNY/ tấn xuống còn 2650 CNY/ tấn, tỉnh Quảng Đông giá từ 2670 CNY/tấn giảm xuống còn 2620 CNY/ tấn. Hiện nay trên thị trường Trung Quốc giá giao dịch thực tế của loại NH4 dạng bột 55% dao động từ 3720 – 3750 CNY, (NH4)2 loại 64% giá duy trì ở mức 4500 CNY trong khi đó giá (NH4)2 trên thị trường thế giới có phần tăng như tại Mỹ giá tăng 10 USD/ tấn là 1185 USD/ tấn, ngoài ra giá tại các nước như Tuynidy duy trì ở mức 1200 -1220 USD.

Lượng: Trên thị trường thế giới tương lai của phân Urê không lấy gì lạc quan, do vấn đề Ấn Độ cho tới nay vẫn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới thị truờng Urê thế giới. Từ tháng 9/2008 cho tới tháng 3/2009, tổng số lượng Urê nhập khẩu của Ấn Độ trên thị trường khoảng 2500 nghìn tấn Urê, từ đó có thể thấy nhu cầu nhập khẩu Urê mỗi tháng là 400 nghìn tấn nhưng con số này không ảnh hưởng tới báo giá của các nhà cung cấp, trong thời gian ngắn sắp tới, báo giá xuất khẩu phân Urê quốc tế vẫn còn tiếp tục giảm xuống. Tháng 8 năm 2008 Việt Nam nhập khẩu 36,389 nghìn tấn Urê với kim ngạch đạt 16,268 triệu USD đứng thứ nhất về số lượng thứ hai về kim ngạch sau giá trị nhập khẩu phân SA. So với cùng kỳ năm ngoái năm nay lượng phân Urê nhập khẩu đạt 87,8%, giá trị đạt 164% tăng 64% so với cùng kỳ năm 2007. Luỹ kế từ đầu năm đến tháng 8 Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 599,144 nghìn tấn Urê với tổng giá trị 235,610 triệu USD tăng 50,1% so với tổng khối lượng nhâp khẩu 399,136 nghìn tấn và tăng 128,1% về giá trị so với giá trị nhập khẩu 103,281 triệu USD năm 2007.



Biểu 2: Giá trị và khối lượng nhập khẩu phân Urê tháng 8/2008 và 7/2008



Nguồn: Tổng cục Hải quan

Phân Kali


Do trong tháng 8 giá phân kali trên thị trường Trung Quốc liên tục tăng cho nên ảnh hưởng khá lớn tới thị trường tiêu thụ Kali. Thời điểm cuối tháng 9 thị trường K2SO4 trầm lắng, khối lượng giao dịch thấp, nguyên nhân chủ yếu do giá mặt hàng này vẫn ở mức cao, nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ thấp, giá K2SO4 tại thị trường cũng chỉ giữ ở mức đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, nhiều doanh nghiệp do áp lực tiêu thụ mà giảm bớt công suất sản xuất, hiện nay khối lượng hàng tồn kho lớn, giá K2SO4 dạng bột 60: 5700 CNY/ tấn, dạng hạt 60: 5800 CNY/ tấn, các mặt hàng chủ yếu tiêu thụ khác giá dao động 5850 CNY/ tấn và 6000 CNY/ tấn.

Lượng: Thời gian gần đây khối lượng giao dịch KCl giảm đáng kể, đa số các nhà tiêu thụ chỉ chờ xuất hàng chứ không nhập hàng như trước, khả năng thị trường KCl tiếp tục tăng giá là rất khó xảy ra. Kỳ đàm phán về phân Kali sắp diễn ra trong năm tới, điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả tại thị trường Trung Quốc, và lượng hàng lưu kho hiện nay có thể trở thành phương tiện để Trung Quốc gây áp lực giảm giá thành phân KCl. Trước mắt tại phía Bắc giá K đỏ dao động 4800 – 4850 CNY/ tấn, K trắng giá khoảng 5000 CNY/ tấn.

Dự báo thị trường sắp tới: thị trường Trung Quốc rất khó nóng lên, giá cả tương đối cao, khối lượng giao dịch ít trong thời gian sắp tới hai nhà nhập khẩu lớn nhất là Trung Nông và Trung Hoa sẽ không báo giá, thị trường có phần hỗn loạn, một số nhà kinh doanh do ít vốn nên phải tiêu thụ hàng với giá thành thấp, nhu cầu của thị trường vừa phải và có giới hạn.

Tại Việt Nam: Lượng kali nhập về trong 20 ngày đầu tháng 8/2008 cũng đạt trên 31 ngàn tấn, trị giá gần 40 triệu USD, giá nhập khẩu trung bình đạt 782 USD/ tấn. Giá kali nhập về từ thị trường Nga đạt 785 USD/ tấn, CFR, cảng Bến Nghé, giá nhập về từ Belarus thấp hơn 24 USD/ tấn so với giá nhập về từ Nga, đạt 761 USD/ tấn. Trong tháng 8 khối lượng nhập khẩu phân NPK là 3,051 nghìn tấn bằng 12,7% khối lượng nhập khẩu 24,052 nghìn tấn năm 2007, giá trị đạt 2,654 triệu USD bằng 37,8% giá trị nhập khẩu 7,016 triệu USD năm 2007. Tính luỹ kế tới tháng 8 năm nay Việt Nam đã nhập khẩu 150,523 nghìn tấn trị giá 83,799 triệu USD bằng 99,9% và 204% khối lượng 150,608 nghìn tấn và giá trị 41,074 triệu USD năm 2007.




Biểu 3: Khối lượng và giá trị nhập khẩu phân NPK tháng 8/ 2008 và tháng 8/2007



Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Phân bón tổng hợp


Giá: Trên thị trường Trung Quốc sức tiêu thụ phân bón tổng hợp giảm, giá bán của một số công ty giảm do giá phân Nitơ giảm, trước mắt một số vùng giá giảm xuống còn 2000 CNY/ tấn, giá (NH4)2SO4 giảm mạnh kéo theo giá phân bón tổng hợp giảm, giá phân lân (P) cũng xuất hiện xu hướng giảm. Hiện nay trên thị trường giá phân K khá ổn định là nguyên nhân khiến giá phân bón tổng hợp NPK không có nhiều biến động. Tại Trung Quốc giá K2SO4 tại Trung Quốc vẫn giữ mức khoảng 6000 CNY/ tấn, nhưng số lượng giao dịch ít. Mùa thu các công ty phân bón của Trung Quốc ít sản xuất phân tổng hợp SA. Giá phân KCl tại các cảng không ổn định, giá chênh lệch tại các vùng lớn nhưng các nhà kinh doanh vẫn tin tưởng vào tương lai của mặt hàng này. trên thị trường Việt Nam giá DAP nhập về giảm và giá DAP nhập khẩu trung bình giảm 254 USD/ tấn so với cùng kỳ tháng trước, xuống còn 1.011 USD/ tấn. Hiện nay Việt Nam nhập khẩu các loại phân bón của Trung Quốc như SA, NPK, DAP và các loại phân bón khác.

Lượng: Tháng 8/ 2008 Việt Nam nhập khẩu 50,977 nghìn tấn SA có giá trị 16,336 triệu USD bằng 62,5% so với khối lượng 81,533 nghìn tấn và 139,6% so với giá trị 11,702 triệu USD năm 2007. Trong 8 tháng đầu năm tổng khối lượng và giá trị phân SAViệt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 525,971 nghìn tấn và 139,514 triệu USD bằng 86,5% về lượng và 178.1% về giá trị so với năm 2007. Ngoài ra trong tháng Việt Nam nhập khẩu 1,167 nghìn tấn DAP với tổng giá trị đạt 1,058 triệu USD bằng 5,2% và 12,2% khối lượng và giá trị năm 2007. Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2008 so với năm 2007, năm 2008 Việt Nam nhập khẩu 340,366 nghìn tấn bằng 84,8% khối lượng nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2008, giá trị 307,293 triệu USD tăng 114,1% so với năm 2007.



Biểu 4: Khối lượng và giá trị xuất khẩu phân SA tháng 8/2008 và 8/2007


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu 5: Khối lượng và giá trị nhập khẩu phân DAP của Việt Nam tháng 8/2007 và 8/2008


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ngoài các loại phân bón trên Việt Nam còn nhập khẩu các loại phân bón khác của Trung Quốc với khối lượng tương đối lớn 63,544 nghìn tấn với tổng giá trị 44,895 triệu USD. Với khối lượng nhập khẩu của tháng 8 chỉ bằng 59,3% khối lượng nhập khẩu tháng 8 năm 2008, về giá trị bằng 151% giá trị giao dịch năm 2007. Sau 8 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu 892,261 nghìn tấn với tổng giá trị đạt 439,653 triệu USD tăng 15,6 % khối lượng nhập khẩu 772,010 nghìn tấn, tăng 126,1% về giá trị so với giá trị nhập khẩu 194,442 triệu USD năm 2007.



Biểu 6: Khối lượng và giá trị xuất nhập khẩu các loại phân bón khác của Việt Nam 8/2008 và 8/2007



Nguồn: Tổng cục Hải quan

Lúa gạo

Lúa Campuchia tràn về Việt Nam


Chính phủ Việt Nam đánh thuế xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá gạo đang giảm đã tác động trực tiếp đến việc thu mua gạo của doanh nghiệp và “ép” giá lúa của nông dân. Với mức khởi điểm chịu thuế 600 USD/tấn như quy định, nhiều doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với giá dưới 600 USD/tấn (có thể là 599 USD/tấn) để khỏi chịu thuế, như thế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thu mua lúa gạo của nông dân với giá thấp, kéo theo người nông dân cũng gặp khó khăn.

Thị trường lúa hè thu tại ĐBSCL tiếp tục trong xu thế giảm giá. Nguyên nhân tác động trực tiếp đến giá lúa hè thu gồm: (i) do giá gạo trên thị trường thế giới tiếp tục giảm; (ii) tình hình tài chính khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến doanh nghiệp không dám thu mua vào giá lúa giảm mạnh. Nếu vay với lãi suất 14-15%/năm như hiện nay thì mỗi tháng doanh nghiệp phải chi thêm 12-15 USD/tấn gạo; (iii) do nhà nước áp thuế xuất khẩu, khiến doanh nghiệp phải cân đối giá thành sản xuất và thuế gây tác động giảm đối với giá thu mua lúa gạo. Ngoài 3 nguyên nhân chính trên thì nguyên nhân do giá gạo lúa hè thu bao giờ cũng thấp hơn so với giá lúa gạo đông xuân (do gạo ẩm, phải sấy dẫn đến chất lượng gạo thấp).







Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện CSCLPTNNNT, www.agro.gov.vn

Trước tình hình thu mua lúa gạo như hiện nay, tại ĐBSCL đang có 2 hiện tượng ngược chiều xảy ra: (i) nông dân trong nước bán lúa cho thương lái Campuchia và (ii) lúa ngoại đang tràn vào vựa lúa ĐBSCL.

Tại một số khu vực giáp biên giới Campuchia như An Giang, Long An…trong những ngày cuối tháng 7/08, một số thương lái người Campuchia sang Việt Nam thu mua lúa của nông dân với giá cao hơn thương lái trong nước. Cụ thể, lúa phơi khô được bán với giá 5.200-5.300 đồng/kg, cao hơn mức giá 4.500-4.600 đồng/kg mà các thương lái trong nước thu mua. Do vậy, nông dân bán lúa cho các thương lái Campuchia được giá, còn các thương lái Campuchia sau khi thu mua về bán lại cho thương lái Thái Lan với giá hơn 6.000 đồng/kg.

Trong bối cảnh lúa gạo trong nước đang không có người mua, thì với lợi thế giá rẻ, hạt lúa tại các điểm giáp biên như: Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc, Tân Châu, An Phú… được các doanh nghiệp trong nước thu mua. Hiện có 4 doanh nghiệp đang thực hiện thu mua lúa ngoại, bình quân mỗi ngày doanh nghiệp nhập 5-10 xe (5 tấn/xe), giá chỉ 3.800-4.200 đồng/kg, tuy chất lượng có thấp hơn lúa trong nước nhưng độ an toàn thực phẩm cai, do ít sử dụng thuốc BVTV. Vì vậy, một số doanh nghiệp đã chọn hình thức thu mua lúa ngoại về thực hiện xay xát, đánh bóng nhằm giảm thiểu chi phí và thực hiện xuất khẩu.



Trước tình hình tồn đọng lúa gạo trong dân như hiện nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có kiến nghị đối với chính phủ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo được vay ngoại tệ thay vì bằng tiền đồng để mua lúa đang thu hoạch trong dân. Ngoài ra, VFA cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ liên ngành về việc nâng mức giá gạo xuất khẩu chịu thuế từ 600 USD/tấn lên 800 USD/tấn. Việc nâng mức chịu thuế xuất khẩu gạo lên 800 USD/tấn sẽ giúp đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể mua lúa của nông dân với giá từ 5.500 đồng/kg trở lên.

Giá bán lẻ phân Ure tại một số thị trường trong nước tháng 8/2008

An Giang

9350

VND/kg

Bạc Liêu

9450

VND/kg

Bến Tre

10000

VND/kg

Bình Dương

9950

VND/kg

Đồng Nai

9900

VND/kg

Hà Nội

8500

VND/kg

Kiên Giang

9516

VND/kg

Tiền Giang

9414

VND/kg

Nguồn : AGROdata

Giá bán lẻ phân DAP tại một số thị trường trong nước tháng 8/2008

An Giang

21000

VND/kg

Bến Tre

23000

VND/kg

Bình Dương

21400

VND/kg

Đồng Nai

21333.33

VND/kg

Đồng Tháp

16400

VND/kg

Hà Nội

20200

VND/kg

Kiên Giang

23050

VND/kg

Lâm Đồng

16611.11

VND/kg

Tiền Giang

21214.29

VND/kg

Trà Vinh

26000

VND/kg

Vĩnh Long

22500

VND/kg

Nguồn : AGROData

Giá bán lẻ thịt bò đùi tại một số thị trường trong nước tháng 8/2008

Bạc Liêu

90000

VND/kg

Cần Thơ

107000

VND/kg

Đà Nẵng

113100

VND/kg

Hà Nội

108200

VND/kg

Kiên Giang

102500

VND/kg

Lâm Đồng

121428.57

VND/kg

Tp Hồ Chí Minh

115300

VND/kg

Vĩnh Long

91666.67

VND/kg

Nguồn : AGROData

Giá bán lẻ thuốc trừ sâu tại một số thị trường trong nước tháng 8/2008

An Giang

40842.11

VND/chai

Đồng Nai

47000

VND/chai

Nguồn : AGROdata

Giá bán cao su ngày 28/8/2008

Loại

Đơnv ị

Thời hạn giao

Giá


LaTex


US cent/kg

8/2008

180,83

SMR 20

US cent/kg

8/2008

287,30




SMR 10




US cent/kg

8/2008

287,85

SMR GP

US cent/kg

8/2008

290,55

SMR 5

US cent/kg

8/2008

291,45




SMR L




US cent/kg

8/2008

313,30

SMR CV

US cent/kg

8/2008

320,95

Nguồn : Hiệp hội cao su Việt Nam

Giá bán lẻ Chè búp tại Lâm Đồng 4 tuần tháng 8/2008

Tuần 1 (04/08-10/08/2008)

5500

VND/kg

Tuần 2 (11/08-17/08/2008)

5500

VND/kg

Tuần 3 (18/08-24/08/2008)

5500

VND/kg

Tuần 4 (25/08-31/08/2008)

5500

VND/kg

Nguồn : AGROdata

Giá bán các biển loại 4 tại một số thị trường trong nước tháng 8/2008

Bạc Liêu

19500

VND/kg

Bình Dương

32000

VND/kg

Cà Mau

25000

VND/kg

Cần Thơ

22000

VND/kg

Đà Nẵng

24200

VND/kg

Hà Nội

25750

VND/kg

Kiên Giang

21500

VND/kg

Tp Hồ Chí Minh

25600

VND/kg

Vĩnh Long

30000

VND/kg

Nguồn : AGROdata



tải về 186.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương