Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Xin trân trọng cảm ơn !

Họ tên: Lê Quốc Việt

Địa chỉ: Thị xã Thủ Dầu một

Email: leviet06@gmail.com

Đơn vị của tôi đang xây dựng vườn sưu tập thực vật, tổ chức trồng 400 loài cây gỗ bản địa (cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn) thuộc vùng Đông Nam bộ. Hiện đơn vị mới trồng được hơn 100 loài, số còn lại chúng tôi không tìm kiếm được, những loài này có thể bứng từ rừng tự nhiên. Chúng tôi cũng đã liên hệ với Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ. Song, những người có khả năng xác định loài ngoài thực địa nay đã nghỉ hưu, sức khỏe yếu không thể đi rừng được, lực lượng trẻ hiện nay đang làm việc tại Phân Viện không xác định được. Vậy chúng tôi muốn trồng đủ 400 loài cây bản địa vùng Đông Nam bộ nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho chúng tôi biết cần liên hệ với đơn vị nào để được giúp đỡ. Chúng tôi xin cảm ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Về việc này để được hỗ trợ đề nghị Quý vị có thể liên hệ theo địa chỉ.

Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 04.38613858; Fax : 04.38612881

Hoặc:


Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Điện thoại: 04.33840233; Fax: 04.33840063

Xin trân trọng cảm ơn !


________________________________________

Họ tên: Ngô Văn Vinh

Địa chỉ: Ấp Lý lịch- xã Phú Lý - Huyện Vĩnh Cửu

Email: vinhbhoa@yahoo.com.vn

Tôi là một người dân có tham gia trồng rừng theo chương trình 327/CT và 661/CP. Nay diện tích này được quy họach là rừng phòng hộ. Tôi nghe nói Nhà nước sẽ thu hồi lại Vậy quyền lợi của người dân sẽ được giải quyết như thế nào ?. Phần đóng góp đã tham gia các chương trình trên có được trả lại không ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Theo như câu hỏi của quý vị thì chưa rõ là quý vị tham gia trồng rừng (theo chương trình 327 và 661) là loại rừng nào (là rừng phòng hộ hay rừng sản xuất), mà nay quy hoạch lại là rừng phòng hộ.

Trong chương trình 327 và 661 thì Nhà nước đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và có thể có hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Trong việc đầu tư trồng rừng phòng hộ trước đây, trong các chương trình 327 và 661, tại nhiều địa phương cũng thực hiện phương thức trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày và có sự tham gia của người dân trồng rừng và hưởng lợi theo các hợp đồng cụ thể.

Nếu rừng trồng trước đây của quý vị là rừng sản xuất, nay quy hoạch lại là rừng phòng hộ, thì nhà nước sẽ có những chính sách giải quyết thỏa đáng quyền lợi của quý vị và theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký (theo chương trình 327 và 661). Bộ NN&PTNT đang chuẩn bị hướng dẫn thêm cho các địa phương xử lý cụ thể những trường hợp này.

Nếu rừng trồng của quý vị trước đây đã là rừng phòng hộ, mà nay quy hoạch vẫn là rừng phòng hộ, thì quyền lợi của quý vị chủ yếu thực hiện theo các điều khoản mà quý vị đã ký với cơ quan nhà nước khi tham gia thực hiện việc giao khoán trồng rừng.

Là rừng phòng hộ, theo những quy định hiện hành, nhà nước thông qua các Ban quản lý vẫn có thể tiếp tục khoán bảo vệ cho các hộ gia đình và cá nhân. Thậm chí ở những nơi có ít rừng phòng hộ, không nhất thiết thành lập Ban quản lý riêng, nhà nước có thể giao cho các hộ gia đình, các cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý (đương nhiên là theo quy định quản lý rừng phòng hộ).

Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

Công ty lâm nghiệp Sôn Kôn BÌnh Định Lĩnh vực QLBVR Trước khi chia tách lâm trường Sông Kôn thành Công ty lâm nghiệp Sông Kôn và BQLR Vĩnh Thạnh. Hộ gia đình xã Vĩnh Sơn được giao khoán QLBVR (cho 3 loại rừng) hưởng mức 50.000 đồng/ha/năm. Sau khi chia tách (năm 2007), thì BQLRPH tiếp tục được gioa khoán RPH cho hộ gia đình mức 100.000 đồng/ha/năm, còn rừng sản xuất thì không được giao khoán cho dân hưởng lợi như rừng phòng hộ? Nay theo Nghị quyết 30a của Chính phủ thì mức hỗ trợ thông qua QLBVR cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trử lượng giàu trung bình nhưng đang đóng cửa rừng được hưởng tiến khoán BVR với mức 200.000 đồng/ha/năm.. -Vậy rừng chưa đóng cửa còn khai thác gỗ (thì người dân hưởng lợi như thế nào) -Mâu thuẫn của hộ gia đình ở trên cùng địa bàn cùng là rừng tự nhiên lại xảy ra hộ gia đình được hưởng lợi mức 200.000 đồng/năm và hộ khác lại không được hưởng lợi như nhau.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Các chính sách mà quý vị nêu trên đây được thực hiện đối với 61 huyện nghèo, trong đó tỉnh Bình Định có 03 huyện là: An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Mức 200 nghìn đồng/ha là mức khoán bảo vệ đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất (là rừng giàu và trung bình) nhưng đang đóng cửa rừng. Đối với rừng sản xuất khác (không thuộc diện đóng cửa rừng) thì được áp dụng các hình thức hưởng lợi phù hợp.

Tại Khoản 1 của Mục II Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 2 năm 2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo cũng đã hướng dẫn thêm:

“Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất không thuộc điểm a nêu trên (diện được hưởng tiền khoán bảo vệ) thì hộ gia đình phải quản lý, bảo vệ, sản xuất theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã và được chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và được quyền: Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ theo quy định hiện hành; trong trường hợp rừng tự nhiên chưa đủ điều kiện khai thác chính, nếu các hộ có nhu cầu thiết yếu để làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ thì được phép khai thác, mức khai thác cho mỗi hộ tối đa là 10m3 gỗ tròn cho 1 lần làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ, mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khi khai thác phải có đơn báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để xét tổng hợp trình Uỷ ban nhân huyện phê duyệt; khi các hộ gia đình được phép khai thác thì Uỷ ban nhân xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.”

Như vậy các đối tượng rừng khác nhau sẽ có những quyền lợi khác nhau và điều đó cũng đã thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ rừng trên địa bàn.

Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý vị.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Kinh Thành

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Email: nguyenkinhthanhccln@gmail.com

Rừng phòng hộ là của Nhà nước, tác dụng phòng hộ cả xã hội hưởng lợi, vậy trong những năm vừa qua Nhà nước dùng và thực hiện theo theo ý nghĩa cụm từ "Hỗ trợ đầu tư" để nông dân miền núi và cán bộ lâm nghiệp làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã đúng chưa? Xin Quý Bộ cho biết!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
- Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng do các Ban Quản lý trực tiếp trồng và quản lý, bảo vệ (ở các nơi xung yếu và rất xung yếu), Nhà nước đầu tư đủ theo mức đầu tư thực tế trên cơ sở các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Đối với trồng rừng phòng hộ trên đất của các Ban quản lý rừng phòng hộ, nhưng các ban quản lý lại giao khoán trồng và bảo vệ lâu dài cho các hộ gia đình thì Nhà nước đầu tư theo suất đầu tư theo quy định (10 triệu đồng/ha) là áp dụng hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Các hộ gia đình được giao khoán lâu dài sẽ được hưởng các lợi ích từ rừng phòng hộ sau này nếu có theo quy định và theo hợp đồng giữa các hộ gia đình và các ban quản lý rừng của Nhà nước.

- Nếu đất trồng rừng phòng hộ đã được giao cho các hộ gia đình, nhà nước dùng chính sách hỗ trợ trồng rừng cho các hộ gia đình trồng rừng phòng hộ. Sản phẩm khai thác tận dụng từ rừng phòng hộ của các hộ gia đình đó sẽ do các hộ gia đình hưởng toàn bộ và các hộ gia đình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ của mình theo quy định của Nhà nước.

Xin trân trọng cám ơn!

________________________________________

Họ tên: NGuyen Xuan Thuy

Địa chỉ: TT DT QH NLN Bac Giang, 7 Song Mai, Bac Giang

Email: thuylnbg@yahoo.com

2. Và từ việc coi là “hỗ trợ” nên các đm đầu tư LS do Bộ NN & PTNT ban hành không được áp dụng để tính mức đầu tư cho 1 ha nên hiệu quả của CT 5 triệu ha rừng rất dáng lo ngại. Cũng như vậy với QĐ 147/2007/QĐ-TTg, phần “hỗ trợ” chi phí thiết kế chỉ có 50.000 đ/ha chưa đủ cho chi phí 1 công đtra tkế SX theo mức lương điều tra hiện hành. Trong khi để thực hiện Quyết định 516/QĐ-BNN ngay 4.3.2002 thì để thiết kế 1 ha trồng rừng phải hết 7,03 công/ha (Quyết định 38/QĐ-BNN) và tại CV số 1782/BNN-LN,của Bộ chỉ tính Chi phí thiết kế trồng rừng có 150.000đ/ ha) nên các Sở Nông nghiệp giao cho các chủ DA tự đi khoanh vẽ (độ chính xác không thể cao), tính diện tích, lập hồ sơ thiết kế, tự phê duyệt, rồi tự nghiệm thu, thanh toán..., liệu tiền Nhà nước có “hỗ trợ” đúng chỗ, đúng khối lượng trồng rừng kinh tế cần hỗ trợ không? Quan điểm của Bộ về vấn đề này thế nào và việc áp dụng định mức cho các hoạt động lâm nghiệp do Bộ ban hành có nên phải thực hiện thống nhất không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Về thiết kế phí cho việc hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ là 50.000 đồng/ha, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xem xét các kiến nghị của các địa phương và sẽ điều chỉnh hoặc có văn bản hướng dẫn thực hiện nếu cần. Tuy nhiên mức thiết kế phí hỗ trợ nêu trên không phải để thiết kế đủ các bước công việc cho trồng rừng và cũng không nhất thiết phải thuê tư vấn thiết kế vì đối với rừng sản xuất kinh phí chủ yếu của chủ rừng tự bỏ ra. Mặt khác rừng sản xuất được trồng trên đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nên một số khâu như: đo đạc, khoanh vẽ, xác định gianh giới không nhất thiết phải thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình thiết kế trồng rừng, các đơn vị đều đã có và nhất thiết phải sử dụng bản đồ quy hoạch 3 loại rừng được duyệt.

Chi phí thiết kế trồng rừng 150.000 đồng/ ha theo công văn số 1782/BNN-LN chỉ áp dụng cho các chủ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng phần Bộ trực tiếp quản lý cho việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng mà Nhà nước đầu tư toàn bộ theo Quyết định số 100/2007/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, còn UBND các tỉnh tuỳ theo điều kiện cụ thể quy định mức thiết kế phí cho địa phương mình.

Xin trân trọng cảm ơn !

Họ tên: NGuyen Xuan Thuy

Địa chỉ: TT DT QH NLN Bac Giang, 7 Song Mai, Bac Giang

Email: thuylnbg@yahoo.com

1. Về tính thống nhất trong áp dụng các định mức về LN của Bộ: RPH,DD là rừng của Nhà nước, tại sao các văn bản của CP (Quyết định TTg), các Bộ (TTlT) vẫn coi việc đầu cho người nhận khoán là “hỗ trợ” vậy phần không hỗ trợ lấy từ đâu?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng theo nhu cầu cần đầu tư cho các hạng mục đầu tư trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong các cơ chế chính sách của nhà nước đã áp dụng một số hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

- Đối với trồng rừng phòng hộ, nếu Nhà nước đầu tư toàn bộ chi phí trồng rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ thì sản phẩm thu hoạch nếu có sau này thuộc về nhà nước. Nếu trồng rừng theo hình thức khoán cho các hộ gia đình và không đầu tư toàn bộ chi phí trồng rừng mà đầu tư theo suất đầu tư theo quy định, sau khi trồng, tiếp tục khoán bảo vệ và người nhận khoán sẽ được hưởng lợi từ diện tích rừng được giao khoán lâu dài theo quy định.

- Đối với rừng sản xuất Nhà nước có thể hỗ trợ từ 2 đến 3 triệu đồng/ha. Sản phẩm khi thu hoạch chủ rừng được hưởng toàn bộ.

Xin trân trọng cảm ơn !

________________________________________

Họ tên: tran viet cuong

Địa chỉ: SNN ptnt kon tum

Email: vietcuongktum@yahoo.com

Khi xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp, các địa phương có thể áp dụng đơn giá theo Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN, ngày 24/01/2006 của Bộ về ban hành giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn hay thực hiện theo Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu? ( Vì đơn giá quy định tại 02 Quyết định này có sự khác biệt)

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Chi phí lập quy hoạch theo quyết định 281/2007/QĐ-BKH của Bộ KH và ĐT đã cập nhật những thay đổi về đơn giá tiền lương và các chi phí khác. Quyết định 281 quy định mức kinh phí trần cũng như kết cấu các khoản mục chi phí lập quy hoạch trong đó có quy hoạch ngành NN và PTNT. Về nguyên tắc thì việc lập quy hoạch ngành phải áp dụng theo Quyết định này. Tuy nhiên, các đơn giá được ban hành trong quyết định 07/2006/QĐ-BNN có thể được áp dụng để tính toán các khoản mục cụ thể mang tính đặc thù của ngành

Bộ NN và PTNT xin cám ơn

________________________________________

Họ tên: Trần Ngọc Tài

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam

Email: taitranngockhtc@gmail.com

Kính gửi: Bộ trưởng Cảm ơn thư trả lời của Bộ trưởng nhưng Chúng tôi vẫn còn vướng mắt trong việc nuuôi lồng bè 1) Về việc nuôi cá trong lồng bè: mức thuỷ lợi phí của cả 02 nghị định 143 và 115 đều quy định là từ 8 đến 10% trên doanh thu, như vậy không thể phát triển nghành này được, lý do: + Chi phí thức ăn công nghiệp: 80-85% ( để bảo vệ môi trường bắt buộc phải dùng thức ăn công nghiệp) + Chi phí thuỷ lợi phí từ 8-10% Như vậy riêng hai chi phí này chiếm từ 88-95%, chỉ còn 5-12% cho mọi chi phí còn lại, Đây là một bất hợp lý và sẽ giết chết ngành nuôi cá bằng lồng bè trên các hồ thuỷ lợi. Xin bộ trưởng và chính phủ nguyên cứu thay đổi mức phí này. Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở miền trung thiếu nguyên liệu, việc nuôi cá lồng bè ở hồ thuỷ lợi khắc phục việc thiếu hụt nguyên liệu trong mùa bảo lụt nên chúng tôi khẩn thiêt đề nghi Bộ trưởng và chính phủ xem xét lại mức thu phí này. Cảm ơn Bộ trưởng!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về câu hỏi của bạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có câu trả lời. Thực chất, việc nuôi cá bằng lồng, bè trong các hồ chứa nước thủy lợi không được khuyến khích nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm chất lượng nguồn nước. Vì ngòai nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hồ chứa nước thủy lợi còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, dân sinh.

Tuy vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận ý kiến của bạn và sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế để kiến nghị Chính phủ xem xét cho phù hợp thực tế.

________________________________________

Họ tên: nguyen hong truong

Địa chỉ: 465-hoang hoa tham- ba dinh

Email: npthongtruong@gmail.com

1. Ngoài chính sách hỗ trợ về vốn ưu đãi vay cho vay của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Bộ NN&PTNT có chính sách gì để hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp này? 2. Bộ có những hướng dẫn gì để các doanh nghiệp này tiếp cận vốn một cách nhanh nhất?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS nói chung trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, thời gian qua Bộ Nông nghiệp đã có những đề xuất với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan một số cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính, thuế, vốn…

Về phía Bộ NN & PTNT, để hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp Bô đã có chỉ đạo tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng và phát triển các thị trường mới cho ngành thuỷ sản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm thuỷ sane trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

2. Việc hướng dẫn các doanh nghiệp vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ lãi suất do Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Trương Bá Diejp

Địa chỉ: Phòng Kế hoạch, Công ty Lệ Ninh, Lệ Thủy, Quảng Bình

Email: Leninhrubbers@yahoo.com

Công ty tôi sản xuất mủ cao su, lúa, ngô, lạc, tiêu ...Tôi cần cập nhật giá cả các loại sản phẩm trên hàng ngày tại thị trường Việt Nam và thế giới thì lấy từ trang web nào? Muốn tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm trên thì liên hệ ở đâu?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng ngày có cập nhật giá thị trường nông lâm thủy sản trong nước và thế giới cho 11 mặt hàng chủ lực sau: gạo, chè, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, đường, thịt, thủy sản, gỗ (rất tiếc mặt hàng ngô và lạc chưa được cập nhật thường xuyên).

Bạn có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ thông qua một trong 3 địa chỉ sau: www.agroviet.gov.vn hoặc www.mard.gov.vn hoặc www.bonongnghiep.gov.vn. Sau đó vào mục “chuyên trang thị trường và XTTM” ngay trên trang chủ.

Họ tên: Nguyễn Tuyền

Địa chỉ: Lạc Long Quân

Email: tuyenbaochi@gmail.com

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều rất khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi 4%, qua khảo sát, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong làng nghề, thậm chí ngay tại Hà Nội, các DN trong làng nghề đều kêu ca rằng, chưa tiếp cận được với nguồn vốn này? Xin hỏi Bộ NN làm thế nào để DN có thể tiếp cận được nguồn vốn này sớm nhất? Hơn nữa, thời gian cho vay vốn rất ngắn dẫn đến việc sử dụng đồng vốn rất khó khăn? Kiến nghị có thể kéo dài thời hạn cho vay được ko?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi bù lãi suất 4% của Nhà nước theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009, doanh nghiệp vay vốn phải phù hợp đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/2/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, và đáp ứng yêu cầu về vốn vay và phưong án trả nợ của tổ chức tín dụng cho vay.

Về việc kéo dài thời hạn cho vay từ nguồn vốn ưu đãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp và kiến nghị Chính phủ xem xét.

Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Trần Ngọc Tài

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam

Email: taitranngockhtc@gmail.com

Kính gửi: Anh Bộ Trưởng Cảm ơn thư trả lời Bộ Trưởng. Chúng tôi vẫn còn vướng mắt trong việc nuuôi lồng bè 1) Về việc nuôi cá trong lồng bè: mức thuỷ lợi phí của cả 02 nghị định 143 và 115 đều quy định là từ 8 đến 10% trên doanh thu, như vậy không thể phát triển nghành này được, lý do: + Chi phí thức ăn công nghiệp: 80-85% ( để bảo vệ môi trường bắt buộc phải dùng thức ăn công nghiệp) + Chi phí thuỷ lợi phí từ 8-10% Như vậy riêng hai chi phí này chiếm từ 88-95%, chỉ còn 5-12% cho mọi chi phí còn lại, Đây là một bất hợp lý và sẽ giết chết ngành nuôi cá bằng lồng bè trên các hồ thuỷ lợi. Tiếp theo ý kiến của chúng tôi: Về mức thi phí thuỷ lợi đối với việc nuôi trong lồng bè: để khuyến khích việc nuôi cá đề nghi không thu phí thuỷ lợi, nếu có thu phí thi đề nghi thu với mức phí 250 đồng m2 mặt thoáng. Nhờ chuyển đề nghị của chúng tôi đến bộ trưởng. Cảm ơn nhiều!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về câu hỏi của bạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có câu trả lời. Thực chất, việc nuôi cá bằng lồng bè trong các hồ thủy lợi không được khuyến khích nhằm giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm chất lượng nguồn nước, vì ngòai nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hồ chứa nước thủy lợi còn có nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt.

Tuy vậy, chúng tôi ghi nhận ý kiến của bạn và sẽ phối với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế để kiến nghị Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

________________________________________

Họ tên: Lê Thắng

Địa chỉ: 10 ĐàoDuy Từ - Nha Trang

Email: thangle.khh@gmail.com

Tôi muốn đưa phân gia súc, gia cầm từ Khánh Hòa đến Lâm đồng để bón cho Cafe thì có phải làm thủ tục như thế nào? Ở đâu? phí tổn bao nhiêu?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Phân gia súc, gia cầm là loại phân hữu cơ truyền thống, dùng để bón cho cà phê và các cây trồng khác là rất tốt. Theo Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ thì phân hữu cơ truyền thống không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Tuy nhiên khi vận chuyển loại phân bón trên từ Khánh Hoà tới Lâm Đồng và khi sử dụng bón cho cà phê hoặc cây trồng khác, loại phân bón trên cần phải được qua ủ hoai mục, xử lý các vi sinh vật gây hại để tránh lây nhiễm cho người, bảo đảm an toàn cho người sử dụng, vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh gây gây ô nhiễm môi trường.

Có thể đăng ký với Sở Tài nguyên môi trường để có sự giám sát về các chỉ tiêu an toàn vệ sinh đối với loại phân gia súc, gia cầm trên.

________________________________________

Họ tên: Đặng Vỉnh Thược

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Đường Bình Định

Email: thuocdv@yahoo.com

Thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ, Việt Nam đã đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy đường (đến năm 2000 là đạt công suất sản xuất xấp xỉ 1 triệu tấn đường/năm) và bên cạnh đó cũng đã đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên cho đến nay (năm 2009) tình hình nguyên liệu vẫn chưa tốt lên mà trái lại còn có dấu hiệu đi xuống cả về năng suất lẫn chất lượng mía. Các nhà máy vẫn thiếu nguyên liệu trầm trọng. Vậy xin Ngài Bộ trưởng vui lòng cho biết nguyên nhân vì sao và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình hình này. Xin nói rõ “chúng ta” bao gồm: Về phía Bộ đã và đang phải làm gì? Về phía địa phương có nhà máy đường thì phải làm gì và về phía doanh nghiệp sản xuất đường thì phải làm gì. Mong Ngài Bộ trưởng vui lòng giải đáp. Xin chúc Ngài Bộ trưởng sức khoẻ.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Sản xuất nông sản luôn biến động hình sin theo thị trường, đồng thời lại bị chi phối bởi thời tiết và sâu bệnh…. Thường năm nào được mùa, sản lượng nhiều thì giá cả xuống thấp, sau đó nông dân lại giảm bớt diện tích và mức chăm sóc nên vụ sau sản lượng giảm, giá lại tăng hơn. Sản xuất mía đường cũng như vậy.Do vụ 2007-2008, hiệu quả trồng mía thấp hơn so với nhiều cây trồng khác, một số nơi nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây khác, đồng thời việc đầu tư chăm sóc diện tích mía còn lại cũng hạn chế, lại bị ảnh hưởng sâu bệnh (như ở Nghệ An bị bệnh chồi cỏ…), nên vụ đến 2008-2009 diện tích, năng suất, sản lượng mía đều bị giảm, dẫn đến các nhà máy bị thiếu nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng này cần sự phối hợp của tất cả các cấp, các ngành và doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đễn năm 2020. Trong đó có các giải pháp đồng bộ để nâng cao sức cạnh tranh của ngành đường cũng như của cây mía. Cụ thể là:

- Về quy hoạch: Các địa phương và nhà máy cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu sát với thực tế, phù hợp với quy hoạch chung của Chính phủ.

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, thâm canh… để nâng nhanh năng suất, chất lượng mía. Trong đó:

+ Nhà nước đầu tư hỗ trợ các chương trình nghiên cứu, khảo nghiệm giống, nghiên cứu kỹ thuật thâm canh, khuyến nông cho cây mía, đầu tư kết cấu hạ tầng đầu mối (Đường giao thông trục chính, hồ chức, kênh mương thuỷ lợi đầu mối…);

+ Các doanh nghiệp xây dựng các trại nhân giống, hỗ trợ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh…, cùng nông dân đầu tư làm đường và kênh mương nội đồng để tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các kỹ thuật thâm canh.

- Nhà nước đang xây dựng các chính sách để khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, tạo nên những vùng nguyên liệu liền vùng, liền khoảnh để thuận lợi cho sản xuất thâm canh, sản xuất hàng hoá tập trung. Các doanh nghiệp cần chủ động, có các chính sách hỗ trợ tổ chức thực hiện tốt việc này.

- Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, tiết kiệm giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đường.

Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Nguyen Hoang Tuan



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương