Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang1/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27



Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức giao lưu trực tuyến

Ngày 20/3/2009 Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi giao lưu trực tuyến, với chủ đề “Bộ Nông nghiệp và PTNT sát cánh cùng Doanh nghiệp”. Mục tiêu của cuộc giao lưu là lắng nghe ý kiến của các Doanh nghiệp, những khó khăn và vướng mắc liên quan đến sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề về thể chế, chính sách. Cùng giao lưu có các Thứ trưởng, Lãnh đạo các Cục, Vụ và Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT của 63 tỉnh, thành phố.



Dưới đây là nội dung của buổi giao lưu :
tên: le van hong

Địa chỉ: So NN va PTNT Kon Tum

Email: lvhong2008@Gmail.com

Câu hoi: Trang trại chăn nuôi có quy mô, số lượng đủ theo tiêu chí của 74 và 69 của Bộ NN và PTNT: Nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được cấp giấy chứng nhận trang trại không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo hướng dẫn tại văn bản số 261/HTX ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Cục Hợp tác xã và PTNT về việc Cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại, trang trại đạt 1 trong 2 tiêu chí về quy mô và giá trị sản lượng của 74 và 69 và sử dụng đất đai hợp pháp, không có tranh chấp (có GCNQSDĐ hoặc hợp đồng thuê khoán đất) thì được cấp giấy chứng nhận trang trại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí.

________________________________________

Họ tên: So Nong nghiep va PTNT

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Xin Bộ trưởng cho biết: tại sao đến thời điểm hiện nay chưa có tiêu chuẩn thiết kế đê sông ở Việt Nam? có cần tiêu chuẩn này không trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cám ơn sự quan tâm của đại biểu có địa chỉ Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế đê sông. Sau đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời nội dung hỏi như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các quyết định quy định cấp đê và mức nước thiết kế cho các tuyến đê thuộc các tỉnh, thành phố có đê, trong đó có tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 1201/QĐ-ĐĐ ngày 17/8/2004 để làm cơ sở cho việc thiết kế, xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê phòng lụt.

Thiết kế đê sông phải tuân theo Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén 14TCN 157-2005 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2005. Đồng thời, ngoài chức năng chống lũ; hiện nay để kết hợp phát triển kinh tế, xã hội của các vùng có tuyến đê đi qua và phát huy hiệu quả tổng hợp của nguồn vốn đầu tư, đê còn được kết hợp làm đường giao thông và các mục tiêu khác. Vì vậy, việc thiết kế còn phải tuân theo các tiêu chuẩn của đường giao thông và các tiêu chuẩn liên quan khác (nếu có).

Ngoài ra, những nội dung khác liên quan đến lĩnh vực đê điều và phòng chống lụt bão, rất mong quý vị trao đổi trực tiếp với Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão, Bộ Nông nghiệp và PTNT:

- Địa chỉ: A4, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội;

- Số điện thoại: 04.37335693.

Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

________________________________________

Họ tên: Đai Nam


Địa chỉ: Hà Nội

Email: dainam98@yahoo.com

Tôi thấy đến thời điểm hiện nay đã có 66 trang hỏi đáp nhưng có nhiều trang có lặp lại nhiều một câu hỏi và trả lời; số câu hoi được trả lời không nhiêu mà lặp lại nhiều; liệu Bộ NN có thể phânchia ra các lĩnh vực để dẽ tìm kiếm câu trả lời không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Rất cảm ơn ý kiến của Bạn, chúng tôi sẽ nghiên cứu cải tiến hệ thống để giúp người đọc có thể tìm kiếm thông tin thuận lợi nhất. Hy vọng trong phiên bản tới sẽ bổ sung tính năng như Bạn đề xuất. Hiện tại bạn có thể vào mục tìm kiếm, sau đó gõ từ khoá hoặc các thông số khác sẽ tìm được tông tin liên quan.

Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Trần Văn Long

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

Email: longtv7705@gmail.com

Em là Long, cán bộ phụ trách CNTT của Sở Nông nghiệp Hà Nội, được biết Bộ có phiên giao lưu trực tuyến. Lãnh đạo Sở phân công em trực câu hỏi. Nhưng đến nay vẫn chưa có, các Sếp hơi lo, không biết hệ thống đã hoạt động chưa, liệu có trường hợp, Sở có câu hỏi mà không nhận được hay không? Xin trân trọng cảm ơn



Sở NN & PTNT Hà Nội Hà Nội trả lời như sau:

Hệ thống hiện tại đã hoạt động, đã có hơn 600 câu hỏi được gửi đến và có 330 câu hỏi được trả lời. Tuy nhiên không cvó câu hỏi nào liên quan đến Sở NN & PTNT Hà Nội do vậy không có câu hỏi được chuyển cho Sở. Hy vọng trong các phiên sau sẽ có nhiều câu hỏi dành cho Sở NN&PTNT Hà Nội.

Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Tran Hoang Yen

Địa chỉ: 25 Ly Thai To, Hoan Kiem

Email: hoangyen208@yahoo.com

Kính thưa Bộ trưởng, chúng ta đều biết thiên tai hàng năm ở nước ta gây ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân nói chung và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng. Ví dụ, theo Tổng cục Thống kê cho biết thì riêng năm 2008, thiên tai đã làm 550 người chết và mất tích, 440 người bị thương; gần 350 nghìn ha mạ, lúa và hoa màu bị mất trắng; hơn 1 triệu con gia súc và gia cầm bị chết; 68 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; gần 5 nghìn ngôi nhà bị sập và cuốn trôi… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2008 lên tới gần 12.000 tỉ đồng. Bộ đã và sẽ có những giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ở những vùng thường bị thiên tai để đối phó với vấn đề này một cách hiệu quả và bền vững?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trong những năm qua, thiên tai ở nước ta xảy ra liên tiếp, phức tạp, gây hậu quả nặng nề đối với tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Sau các trận thiên tai, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn và yêu cầu các địa phương tổng hợp, đánh giá tình hình thiệt hại cũng như nhu cầu hỗ trợ gửi về Bộ. Trên cơ sở đó, Bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá, tổng hợp và đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ có quyết định hỗ trợ kịp thời.

Cụ thể như năm 2008, mưa, lũ, bão đã xảy ra nghiêm trọng (làm 473 người chết, 64 người bị mất tích; 404 người bị thương; 4.181 Nhà bị đổ, sập, trôi, 473.403 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, thiệt hại khoảng 13 ngàn tỷ đồng); Trên cơ sở báo cáo và đề nghị hỗ trợ từ các địa phương, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất và Thủ tướng đã ra các Quyết định trích dự phòng ngân sách Trung ương năm 2008 và gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia hỗ trợ kịp thời tổng số 1421,2 tỷ đồng và 12.150 tấn gạo;

Về trách nhiệm của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc khắc phục hậu quả bão, lụt đã được quy định tại Pháp lệnh phòng chống lụt bão (đã được sửa đổi bổ sung năm 2000);

Đối với cơ chế, chính sách hỗ trợ sau thiên tai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 “Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có quy định về cơ chế và mức hỗ trợ đột xuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng của thiên tai”.

Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương tiến hành dự thảo trình Thủ tướng quyết định ban hành “Cơ chế, chính sách hỗ trợ tiền giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh”.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị quản lý chuyên ngành thuộc Bộ phối hợp với các địa phương, đẩy mạnh việc hướng dẫn, tập huấn cho chính quyền các địa phương và cộng đồng người dân về phòng tránh, ứng phó, tổ chức và bảo vệ sản xuất né tránh và thích nghi với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại;

Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

________________________________________
Họ tên: Đỗ Văn Hà

Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội

Email: comay51@ymail.com

Theo quy định chủ nhận khoán hợp đồng trang trại được phép làm nhà tạm để bảo vệ tài sản, nhưng không quy định kích thước, tiêu chuẩn nhà tạm như thế nào cả. Có một số chủ trang trại xây nhà kiên cố trên đất trang trại. Hỏi thì họ nói là họ có tiền thì xây nhà kiên cố để bảo vệ tài sản và cất giử dụng cụ, nếu làm nhà tạm thì người vào trú lở nhà sập chết người thì ai chịu trách nhiệm. Hết thời gian hợp đồng 50 năm thì họ phá bỏ trả lại nguyên trạng đất. Nếu Nhà nước thì thu hồi đất để xây dựng công trình thì họ chấp nhận bị phá bỏ. Hàng năm những trường hợp này vẫn nộp nghĩa vụ đầy đủ. Vậy các trường hợp này xử lý như thế nào, khi thu hồi đất có đền bù nhà cho họ không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật, đất trang trại là đất sản xuất, chỉ được xây dựng nhà tạm. Trường hợp chủ trang trại có tình xây nhà kiên cố, khi nhà nước thu hồi đất thì không được đền bù.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí.

________________________________________

Họ tên: Sở NN và PTNT Quảng Trị

Địa chỉ: 256Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị

Email: snnptntqt@gmai.com

Hiện nay có quá nhiều cơ sở lắp đặt hệ thống máy Băm dăm gỗ rừng trồng, hầu hết đặt tại cảng Biển các tỉnh miền Trung để mua gỗ rừng trồng Băm dăm xuất bán ra nước ngoài (ăn xổi). Về vấn đề này Bộ quản lý, chỉ đạo như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:
Theo quy định của Luật đầu tư và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc xây dựng các cơ sở chế biến phải có quy hoạch. Các nhà máy chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu để tránh việc thiếu nguyên liệu. Tại các tỉnh ven biển miền Trung vừa qua các lâm trường, công ty lâm nghiệp và đặc biệt các hộ gia đình đã trồng được nhiều rừng. Tuy nhiên còn thiếu các cơ sở chế biến hoặc các cơ sở chế biến thu mua nguyên liệu với giá thấp nên chưa thu hút được nguyên liệu của dân. Mặt khác do khuyến khích việc trồng rừng nên các tỉnh cũng cho phép các doanh nghiệp xây dựng các dây chuyền băm dăm xuất khẩu để tiêu thụ nguyên liệu cho dân, nên cũng xảy ra một số nơi có tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Chủ trương của Bộ về công tác chế biến gỗ trong thời gian tới như sau:
- Các địa phương phải rà soát và quy hoạch trồng rừng và mạng lưới chế biến gỗ trên địa bàn từng huyện, tỉnh, trong đó phải đảm bảo yêu cầu: Hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường; các cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, đảm bảo tối thiểu chủ động được 70% nguyên liệu, khuyến khích liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu và nhà máy để vừa đảm bảo ổn định nguyên liệu. Đồng thời đảm bảo người dân trồng rừng có lãi.
- Ưu tiên khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản xuất ván nhân tạo và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao để sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng tại chỗ; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc sử dụng gỗ rừng trồng để băm dăm xuất khẩu.
Xin chân thành cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Kinh Thành

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Email: nguyenkinhthanhccln@gmail.com

Hiện nay đối với các công trình xây dựng cơ bản, hạ tầng kỹ thuật cũng như các công tình khác đều có các quy định định mức, nhưng riêng đối với các hạng mục của công trình lâm sinh ngoài đinh mức 38 và định mức lao động 400 của Bộ Lâm nghiệp cũ nhưng đối với các định mức xây dựng các nguồn giống chưa có định mức?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển lâm nghiệp, trong đó có lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho xây dựng định mức định mức kinh tế, kỹ thuật giống cây trồng Lâm nghiệp. Hiện nay bản dự thảo đang được chỉnh sửa và lấy ý kiến địa phưong để hoàn thiện và ban hành trong thời gian sớm nhất.

Xin trân trọng cảm ơn !

________________________________________

Họ tên: So Nong nghiep va PTNT

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Đề nghị hỗ trợ kinh phí cho Bắc Giang để thực hiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty lâm nghiệp

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Về Kinh phí hỗ trợ đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty Lâm nghiệp của Tỉnh Bắc Giang, theo các quy định của Luật ngân sách hiện hành, đề nghị Sở NN và PTNT Bắc Giang báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách cụ thể, nếu có khó khăn về nguồn ngân sách, còn thiếu hoặc không có nguồn cân đối thì tỉnh báo cáo Bộ Tài Chính để giải quyết .

Xin trân trọng cám ơn

________________________________________

Họ tên: thanhhung

Địa chỉ: ha tinh

Email: nguoi_rung204@yahoo.com

Rất cảm ơn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quan tâm sát cánh cùng doanh nghiệp tổ chức buỏi giao lưu trực tuyến. Kính thưa Bộ trưởng Cao Đức Phát. Hiện nay,Các công ty, doanh nghiệp đang đầu tư tập trung trồng rừng nguyên liệu, trong tương lai khối lượng gỗ nguyên liệu là rất lớn. Vậy, Bộ nông nghiệp và PTNT có thể cho biết định hướng tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu trong tương lai được không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Những năm gần đây việc trồng rừng, nhất là rừng sản xuất, đã trở thành phong trào tại nhiều địa phương trong cả nước; mỗi năm trên 200 nghìn ha rừng đã được trồng, trong đó phần lớn là rừng sản xuất. Việc trồng rừng, một mặt sẽ góp phần nâng thêm độ che phủ của rừng cho đất nước, mặt khác sẽ cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ sau này. Việc trồng rừng hiện nay đã được tính toán, cân đối trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó có các chỉ tiêu về trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản trong cả nước cho nhiều năm sau này.

Trong những năm qua ngành chế biến gỗ của nước ta đã rất phát triển, riêng sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu đã đạt trên 2,8 tỷ USĐ (năm 2008), tuy nhiên nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu (trên 80%). Diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác thời gian qua cũng đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, kể cả cho chế biến đồ mộc ngoài trời, trong nhà, ván nhân tạo, nguyên liệu giấy.. Để nâng cao hơn nữa giá trị rừng trồng, ngoài việc thâm canh rừng trồng, chú trọng giống cây rừng.. thì việc bố trí mạng lưới các cơ sở chế biến thích hợp (có tính đến yếu tố tổng hợp) trên địa bàn mỗi địa phương là rất quan trọng.

Như vậy tiềm năng và cơ hội là rất lớn cho các doanh nghiệp, cho các hộ gia đình và cá nhân trong việc trồng rừng.

Xin trân trọng cám ơn!

Họ tên: hoang trong hoa

Địa chỉ: Phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình

Email: hoanghoahb@yahoo.com

Trong trang web của Công ty Nông sinh (nongsinh.com) có thông tin về giá trị, giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc... đặc biệt là phần hiệu quả kinh tế đối với cây Paulownia : Với mức đầu tư trong 8 năm là 131.950.000đ, thu sau 8 năm 50% là 1.000.000.000đ. Đầu tư tiếp 75triệu ,đến năm thứ 16-20 năm số thu là 2.000.000đ. Nếu như vậy, tôi thấy đây là cây trồng thật tuyệt vời không có loại cây rừng nào sánh bằng. Vậy Bộ có ý kiến đánh giá thế nào về thông tin này ? Hiện nay ở nước ta đã có cơ sở nào sản xuất và tiêu thụ loại cây rừng quý này chưa? Xin chân thành cám ơn.!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Cây Paulownia (cây Hông- Paulownia fortunei, cũng có ở rừng nước ta) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và một số địa phương cho trồng khảo nghiệm ở một số địa điểm (Hòa Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn,…), ngoài ra một số cá nhân và doanh nghiệp ở một số địa phương cũng đã trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, qua thực tế trồng khảo nghiệm ở nước ta trong thời gian qua cho thấy cây chỉ phù hợp với việc trồng phân tán, còn khi đưa vào trồng rừng tập trung có mức độ thành công rất thấp.
Về những thông tin đầu tư và lợi nhuận từ việc trồng cây này chưa có kết quả đánh giá cụ thể. Thị trường đối với gỗ loài cây này chưa rõ ràng và không ổn định. Vì vậy chúng tôi đề nghị quý vị cần cân nhắc thận trọng trước khi gây trồng với quy mô diện tích lớn .

Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!

________________________________________

Họ tên: Đức Việt

Địa chỉ: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng sơn

Email: VPSoNongNghiepls@yahoo.com.vn

Sở NN&PTNT Lạng Sơn đề nghị Bộ NN&PTNT cho biết: 1. Việc xử lý rừng phòng hộ ở khu vực biên giới đã được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước(661), rừng đã hết thời gian đầu tư nhưng vẫn nằm trong vùng rừng bảo vệ biên giới và hiện nay đã được chuyển đỏi sang mục đích khác làm đường tuần tra biên giới, sản phẩm trên diện tích đó xử lý như thể nào? 2. Trường hợp đối với các diện tích rừng trồng thuộc dự án 327,661 khi khai thác cây phù trợ, tỉnh Lạng Sơn không thành lập BQL rừng phòng hộ mà chỉ thành lập BQL dự án 661 cơ sở. Vậy BQL dự án 661cơ sở có được hưởng tỷ lệ % giá trị từ sản phẩm khai thác theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


1. Việc chuyển đổi rừng phòng hộ biên giới sang các mục đích khác thực hiện theo các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật BV&PTR, các quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng hiện hành. Sản phẩm khai thác trên diện tích rừng phòng hộ biên giới được chuyển đổi mục đích làm đường tuần tra biên giới, trước khi tiến hành làm đường phải tiến hành thủ tục để khai thác tận thu sản phẩm và tiền thu được do bán sản phẩm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, số còn lại nộp về ngân sách Nhà nước.

2. Ban quản lý Dự án cơ sở là đơn vị tạm thời để thay mặt Nhà nước tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại địa bàn, do đó không được giao đất và không có đủ tư cách chủ rừng, vì vậy không được hưởng quyền lợi theo quy định đối với chủ rừng.

Xin trân trọng cảm ơn !

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Bình Dương

Địa chỉ: CCKL Bình Dương

Email: Binhduongforest@yahoo.com

Đơn vị tôi là lâm trường sự nghiệp có thu. Trong quá trình chuyển đổi theo nghị định 200/CP thì chưa được công nhận chính thức là công ty lâm nghiệp. Trước đây lâm trường có hợp tác với một công ty nước ngoài trồng rừng. Nay lâm trường muốn khai thác rừng trồng nói trên, thì cần trình tự thủ tục khai thác nào. Kính đề nghị Bộ Trưởng xem xét, có ý kiến!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Các quy định về trình tự, thủ tục khai thác rừng trồng đã được quy định cụ thể trong Quy chế khai thác gỗ và lâm sản (QĐ 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ NN&PTNT).

1. Trường hợp diện tích rừng này là rừng sản xuất

- Nếu diện tích rừng trồng trên không sử dụng vốn Nhà nước, thì thủ tục đựoc quy định tại mục 5, Điều 28, quy chế khai thác gỗ và Lâm sản (QĐ số 40/2005/QĐ-BNN).

- Nếu rừng trồng trên có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước thì thực hiện theo Điều 27, Quy chế khai thác gỗ và Lâm sản (QĐ số 40/2005/QĐ-BNN).

2. Trường hợp diện tích rừng này là rừng phòng hộ

Thì thực hiện theo Điều 36, Chương IV, quy chế khai thác gỗ và Lâm sản (QĐ số 40/2005/QĐ-BNN).

Để biết chi tiết những quy định trên, quý vị vào mục văn bản pháp quy của website:http://www.Cuclamnghiep.mard.gov.vn để tham khảo.

Xin trân trọng cám ơn!

________________________________________

Họ tên: tran viet cuong

Địa chỉ: SNN KONTUM

Email: vietcuongktum@yahoo.com

Tiêu chí xác định rừng được quy đinh tại Quyết định số: 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) quy định tại điều 13: Rừng là diện tích đất đai có cây gỗ hoặc tre nứa và các loại cây đặc sản mọc có độ tàn che từ 0,3 trở lên. Theo quy định của Luật bảo vệ và Phát triển rừng tiêu chí xác định rừng quy định tại điểm 1 Điều 3 quy định: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Như vậy tiêu chí để xác định rừng chưa thống nhất, đựoc biết hiện nay Quyết định số: 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) vẫn còn hiệu lực áp dụng (chưa điều chỉnh). Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết áp dụng tiêu chí nào là đúng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng hướng dẫn về tiêu chí phân loại rừng, trong đó có tiêu chí xác định rừng, để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

Về tiêu chí xác định rừng, chúng tôi chia sẻ với quý vị về sự khác nhau giữa quy định của Luật BV&PTR (năm 2004) và Quyết định số 682B/QĐKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT). Tuy nhiên, cũng phải nhắc lại rằng, trong tiêu chí rừng tại QĐ 682B của Bộ Lâm nghiệp, 0,3 là độ tàn che của “cây gỗ hoặc tre nứa và các loại cây đặc sản mọc (trong rừng)”, còn trong Luật BV&PTR (năm 2004) thì 0,1 là độ tàn che của “cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính (của rừng)”.

Như vậy về bản chất thì không hẳn đã hoàn toàn “chưa thống nhất” trong 2 “tiêu chí rừng”, vấn đề là cần những hướng dẫn cụ thể hơn về những “thành phần chính” của rừng như Luật BV&PTR (năm 2004) đã nêu. Song, do rừng của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, trong quá trình chuẩn bị những tiêu chí rừng và phân loại rừng còn nhiều ý kiến khác nhau, nên Bộ đã chưa ban hành ngay được. Hy vọng các hướng dẫn này sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.

Cám ơn sự quan tâm của quý vị.

________________________________________

Họ tên: Ban quan ly rung phong ho Ninh Hoa

Địa chỉ: Ninh An, Ninh Hòa, Khánh Hòa

Email: bqlrnh@khanhhoa.gov.vn

Rừng trồng đầu tư bằng vốn 327, 661. Sau quy hoạch phân chia 3 loại rừng, hiện nay là rừng sản xuất. Hướng xử lý rừng này như thế nào, thời gian nào bắt đầu thực hiện. Nếu cứ tiếp tục giao cho chủ rừng bảo vệ sẽ tốn thêm kinh phí, lãng phí đất đai do rừng này đã đến tuổi khai thác, một số quá tuổi thành thục.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Trong quá trình rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương đã có một số diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng không đảm bảo tiêu chí được quy hoạch chuyển sang rừng sản xuất (và ngược lại, chuyển từ rừng sản xuất sang thành rừng phòng hộ đặc dụng). Gần đây, tại Văn bản số 80/TTg-KTN ngày 15/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng của các địa phương, trong đó về việc chuyển đổi quy hoạch giữa các loại rừng, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh triển khai và xử lý cụ thể. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chuyển đổi đối với diện tích này và đang gửi UBND các tỉnh để lấy ý kiến tham khảo để hoàn thiện và ban hành.

Hướng xử lý dự kiến như sau:

- Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức bàn giao kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng tới các chủ rừng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài Chính xây dựng phương án chuyển đổi rừng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giao rừng chuyển đổi cho các tổ chức là doanh nghiệp lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quản lý.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý.

Về quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao rừng, bên nhận rừng về cơ bản đã được quy định trong QĐ 186/TTg và QĐ 147/TTg của Thủ tướng Chính phủ và sẽ được cụ thể hóa thêm trong hướng dẫn của Bộ tới đây. Việc triển khai sẽ được thực hiện ngay sau khi văn bản ban hành có hiệu lực (Dự kiến trong tháng 4/2009)



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương