Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang14/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   27

1.2. Trách nhiệm:

- Thực hiện việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng hiện có và trồng lại rừng mới theo đúng tiêu chí rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-Tg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Trường hợp chuyển giao cho chủ rừng mới

2.1. Bên giao rừng chuyển đổi:

a) Quyền lợi:

- Đối với rừng trồng cây không phải cây trồng chính được quy định đối với trồng rừng phòng hộ, đặc dụng:

+ Được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác trên diện tích đã đầu tư nếu là rừng đến tuổi khai thác.

+ Nếu rừng chưa đến thời kỳ khai thác: Được tiếp tục đầu tư chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ hiện tại và và hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác trên diện tích này.

- Đối với rừng trồng cây trồng chính phù hợp với quy định đối với rừng phòng hộ, đặc dụng:

+ Được đền bù phần vốn đã đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ.

+ Được ưu tiên tiếp tục nhận khoán toàn bộ hoặc một phần để bảo vệ diện tích rừng đã trồng, rừng tự nhiên hiện có, trồng rừng mới trên diện tích rừng sản xuất chuyển đổi sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hưởng lợi theo các quy định hiện hành.

b) Nghĩa vụ:

- Tham gia giám sát, bàn giao diện tích và chất lượng rừng, nguồn vốn đã đầu tư cho rừng được chuyển đổi.

- Báo cáo kết quả chuyển đổi rừng do đơn vị quản lý và hoàn thiện các thủ tục giảm vốn đã đầu tư cho diện tích rừng đã giao cho cấp có thẩm quyền nếu là các doanh nghiệp quốc doanh, tập thể.

2.2. Bên nhận rừng chuyển đổi

a) Quyền lợi:

- Được sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác trong rừng phòng hộ, đặc dụng theo Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-Tg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hiện hành khác.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 và Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

b) Nghĩa vụ:

- Thực hiện việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng hiện có và trồng lại rừng mới theo đúng tiêu chí rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-Tg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tăng vốn đầu tư theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với diện tích rừng tăng thêm.

2. Trình tự và thẩm quyền quyết định chuyển đổi rừng

2.1. Trình tự:

2.1.1. Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức bàn giao kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng tới các xã, chủ dự án và chủ rừng.

2.1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường; Sở Tài Chính xây dựng phương án chuyển đổi rừng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, chuyển đổi rừng có các nội dung cơ bản sau:

- Thể hiện rõ hiện trạng rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng đã được nhà nước đầu tư cho công tác khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp, trồng mới và chăm sóc rừng trồng cho mục đích phòng hộ và đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng không đảm bảo tiêu chí được chuyển thành rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất chuyển thành rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Đối với diện tích rừng trồng cần phân biệt mức độ đầu tư (đã hết thời gian chăm sóc hay đang trong thời kỳ chăm sóc), trồng thuần loài, hay rừng hỗn giao cây phù trợ với cây mục đích, cây bản địa. Sự phân biệt các loại rừng này là cần thiết để xác định các chính sách hưởng lợi phù hợp đối với từng loại rừng, đảm bảo diện tích rừng sau khi chuyển đổi được tiếp tục đầu tư, phát triển và sử dụng có hiệu quả. Quy định, hạn mức giao nhận rừng, mức đền bù phần vốn đã bỏ ra trồng, chăm sóc, bảo vệ đối với rừng sản xuất chuyển đổi sang rừng phòng hộ hay cho phép kinh doanh đến hết chu kỳ hiện tại.

2.1.3. Việc tăng giảm vốn các loại rừng chuyển đổi thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài Chính.

2.2. Thẩm quyền:

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giao rừng chuyển đổi cho các tổ chức là doanh nghiệp lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, các nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Đề nghị quý vị có thể tham khảo và trao đổi thêm thông qua sở Nông nghiệp và PTNT đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hướng dẫn
Xin trân trọng cám ơn!

________________________________________

Họ tên: Phan Tân Khánh

Địa chỉ: Số 10, ngõ 670/27, Ngô Gia Tự, long biên

Email: tanphathn@vnn.vn

4. Xin Bộ trưởng cho biết vai trò của Cục trồng trọt, Cục BVTV hướng dẫn và thực hiện về vấn đề này như thế nào? Lộ trình thực hiện? có nên lẫn lộn khoai thương phẩm và khoai giống có xuất xứ từ Trung Quốc hay không? 5. Theo Bộ trưởng có chính sách và giải pháp như thế nào để thu hút nhiều nhà doanh nghiệp cùng với chính phủ giải quyết vấn đề: Nông thôn, nông dân và nông nghiệp “Tam Nông” trong giai đoạn hiện nay.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ NN&PTNT đã xác định rõ vai trò quản lý chất lượng giống cây trồng của Cục Trồng trọt và vai trò kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật .Vì vậy việc quản lý chất lượng khoai tây giống nhập từ Trung quốc thuộc nhiệm vụ của 2 Cục này và của các địa phương có liên quan.

Trong chuơng trình hành động thực hiện nghị quyết trung ương 7 mà Bộ NN&PTNT đã xây dựng có rất nhiều chính sách và giải pháp thu hút các doanh nghiệp tham gia cùng với Chính phủ giải quyết vấn đề Nông nghiệp ,nông dân và nông thôn.

________________________________________

Họ tên: sonndongnai

Địa chỉ: Phuờng Tân Hiệp - Biên Hòa

Email: so_nn-ptnt-dongnai@yahoo.com.vn

Ngày 20/11/2008 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 149/2008/QĐ-TTg “Về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư”. Tại điều 1. Quy định chế độ bồi dưỡng đi biển cho những đối tượng nêu trên trong thời gian đi biển với mức 110.000đồng/người/ngày thực tế đi biển. Trong thực tế tại những địa phương không có biển, nhưng có sông hồ lớn. Mặc dù mức độ nguy hiểm cho người đi trên sông hồ không bằng ở biển, nhưng cũng rất nguy hiểm và gian khổ. Theo Bộ trưởng thì giải quyết như thế nào cho phù hợp đối với lực lượng Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản trên sông, hồ.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo Quyết định số 149/2008/QĐ-TTg “Về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư”. Tại điều 1. Quy định chế độ bồi dưỡng đi biển cho những đối tượng nêu trên trong thời gian đi biển với mức 110.000đồng/người/ngày thực tế đi biển. Chưa quy định chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản trên sông, hồ. Bộ Nông nghiệp và PTNT xin tiếp thu ý kiến trên, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu, xem xét trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định trên.

Xin trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Le Anh Duc

Địa chỉ: 347 LNT - Thai nguyen

Email: owlgoett@yahoo.com

Để xuất khẩu nông sản, thực phẩm thường các doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu chẩn được thị trường nước nhập khẩu chấp nhận, như (global GAP, hay qui trình SX HACCP, GMP) và các tổ chức chứng nhận thường là của nước ngoài - Bộ NN và PTNT đã có chính sách quản lý gì đối với các tổ chức này? hay qui chế cho việc hợp tác với các cơ quan quản lý trong nước trong công tác chứng nhận tiêu chuẩn?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, các cơ quan chức năng thuộc Bộ đã xây dựng quy định về kiểm tra chứng nhận chất lượng, ATVS thực phẩm phù hợp với các quy định quốc tế và tương đương quy định của các nước nhập khẩu (Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ban hành Quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Vietgap cho rau, quả, chè an toàn; Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN về quy chế kiểm tra chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững...). Tại các quyết định nêu trên, Bộ đã quy định các điều kiện để một tổ chức được chỉ định là tổ chức chứng nhận cũng như quy định về trình tự, thủ tục đánh giá chỉ định tổ chức chứng nhận. Các tổ chức trong và ngoài nước nếu đáp ứng các điều kiện quy định đều được đánh giá chỉ định là tổ chức chứng nhận. Các tổ chức chứng nhận trong nước và ngoài nước đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Do vậy, chứng nhận do các tổ chức chứng nhận nước ngoài và chứng nhận do các tổ chức chứng nhận trong nước đều có giá trị pháp lý tương đương.

Họ tên: Cty TNHH 1TV Thương mại Quảng Trị

Địa chỉ: Số 01 Phan Bội Châu, TX Đông Hà

Email: sepongroup@vnn.vn

Gửi Cục Thú y, Về vấn đề tạo điều kiện cho Doanh nghiệp trong việc nhập khẩu, có kiểm soát chặt chẽ gia súc nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi theo văn bản số 8074/VPCP-KTN, Bộ Nông nghiệp cho biết đã giao cho Cục Thú y hướng dẫn địa phương thực hiện. Xin hỏi Cục Thú y đã có văn bản nào hướng dẫn địa phương và các doanh nghiệp thực hiện chủ trương này?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:


Hiện nay Cục Thú y đang gửi bản Dự thảo hướng dẫn lấy ý kiến các đơn vị liên quan theo quy định sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.
Xin chân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Phan Tân Khánh

Địa chỉ: Số 10, ngõ 670/27, Ngô Gia Tự, long biên

Email: tanphathn@vnn.vn

3. Nhập khẩu nguồn giống khoai tây sạch bệnh từ một số nước tiến tiến với các giống đã được xác định rõ tại Việt Nam (Diamant, Solara, Sinora, Eben, Atlantic…) việc trợ giá giống một phần cho nông dân là một việc nên làm. Trong một số năm gần đây một số địa phương còn trợ giá cả nguồn giống từ khoai an Trung Quốc về làm “giống”. Xin hởi Bộ trưởng có nên làm việc đó không? Nếu có thì chỉ nên trợ giá cho nguồn khoai tây giống có nguồn gốc giống rõ ràng hay cả nguồn không có nguồn gốc rõ ràng?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trong thời gian qua đúng là có một số địa phương dùng ngân sách của địa phương mình trợ giá cho giống khoai tây nhập khẩu từ Trung quốc ,trước mắt do nhu cầu sản xuất giống ở trong nước chưa đáp ứng đủ thì việc này là cần thiết để phục vụ sản xuất .Về mặt lâu dài việc trợ giá giống nông nghiệp nói chung ,giống khoai tây nói riêng vẫn rất cần cho người nông dân ,tuy nhiên sự hỗ trợ này cần nâng cao về mặt chất lượng và chủng loại giống để người nông dân có thể tự sản xuất và giữ giống cho mình .Việc kiểm soát chất lượng giống là rất cần thiết phải được làm thường xuyên nhằm hạn chế những thiệt hại tối đa cho người sản xuất

________________________________________

Họ tên: Nguyen Huu Duc

Địa chỉ: Sở NN&PTNT Hà Tĩnh

Email: huuduc1965@yahoo.com.vn

Tôi hiểu: Quy hoạch là hoạch định trước những việc cần làm và đặt ra trước những mục tiêu cần đạt tới. Quy hoach phát triển cấp tỉnh là tài liệu định hướng cho điều hành, quản lý, chỉ đạo của tỉnh. Muốn triển khai đầu tư sản xuất thì còn phải có quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, thiết kế...trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Chưa thể sử dụng quy hoạch chung cấp tỉnh làm tài liệu pháp lý cho việc thẩm định các thiết kế. Việc tôi hiểu thế có đúng không, hay như thế nào thì đúng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cấp tỉnh, phần lớn ở các địa phương hiện nay chưa thực sự là cơ sở pháp lý để thẩm định các thiết kế dự án chi tiết. Vấn đề bạn đưa ra là đúng.

Bộ NN và PTNT xin trân trọng cám ơn

________________________________________

Họ tên: NGUYỄN VĂN KHUÂN

Địa chỉ: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THÚ Y THỦY SẢN LONG AN

Email: laveco_vietnam@yahoo.com


Công Xin Bộ trưởng xem xét và cho ý kiến trả lời về : Quyết định 08/2004/QĐ-BNN-TY ngày 30/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông ngiệp & PTNT) v/v triển khai áp dụng các nguyên tắc ,tiêu chuẩn “ thực hành tốt sản xuất thuốc”( GMP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ) và Công văn số 1691/TY-QLT Ngày 16 /10/2008 của Cục trưởng Cục Thú y ban hành : v/v triển khai thực hiện GMP . Có phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005 và Pháp lệnh thú y 2004 hay không ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:

Sản xuất, kinh doanh thuốc thú y là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

(Quy định tại phụ lục III, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện).

Việc áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc(GMP) được quy định tại khoản 4, Điều 38, Pháp lệnh Thú y và Điều 59, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y. Đây là quy định bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thuốc thú y( bao gồm cả thuốc thú y thuỷ sản) nhằm sản xuất thuốc thú y đạt 03 tiêu chí: Chất lượng, an toàn và hiệu quả. Yêu cầu này cũng được quy định tại khoản 5, Điều 9 Luật Doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 08/2004/QĐ-BNN-TY ngày 30/3/2004 về việc triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “ Thực hành tốt sản xuất thuốc ”(GMP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á và văn bản số 1691/TY-QLT ngày 16/10/2008 của Cục trưởng Cục Thú y hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện lộ trình GMP theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là hoàn toàn phù hợp với Luật doanh nghiệp năm 2005 và Pháp lệnh Thú y năm 2004 đồng thời phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.

Cục Thú y đã tổ chức các lớp tập huấn và cung cấp đầy đủ các tài liệu về GMP cho tất cả các Doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản trong cả nước và hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện lộ trình GMP theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện đã thẩm định hồ sơ đăng ký GMP của 10 Doanh nghiệp và đã kiểm tra đánh giá cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn GMP-WHO cho công ty cổ phần Dược và vật tư thú y HANVET(ngày 15/12/2008).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn

________________________________________

Họ tên: Phan Tân Khánh

Địa chỉ: Số 10, ngõ 670/27, Ngô Gia Tự, long biên

Email: tanphathn@vnn.vn

1.Là một doanh nghiệp tư nhân chuyên làm công tác nhập khẩu khoai tây giống từ nước ngoài (Hà Lan). Do chính nhập giống về cây khoai tây hiện nay chưa rõ ràng nhất là nhập ồ ạt khoai tây thương phẩm Trung Quốc về làm giống vì những giống này không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về các loại bệnh hại, cạnh tranh giá… nên đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến những danh nghiệp làm ăn theo đúng pháp lệnh giống cây trồng> - Xin hỏi Bộ trưởng sẽ giải quyết vấn này như thế nào cho những năm tiếp theo từ nay dến năm 2020. - Chính phủ có giúp đỡ cho các doanh nghiệp nhập khẩu giống khoai tây không? Nếu giúp thì giúp vấn đề gì (Tài chính, thủ tục Hải quan…)

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay do khoai tây giống trong nứơc chưa đủ đáp ứng cho phát triển sản xuất khoai tây trong nước vì vậy Bộ NN&PTNT khuyến khích các tổ chức cá nhân nhập giống khoai tây từ các nứoc trong đó có từ Trung quốc để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển khoai tây trong sản xuất đặc biệt là các tỉnh phía Bắc .Nhu cầu giống là khá lớn hơn nữa lượng giống khoai tây cho 1 ha trồng khoai tây là cao vì vậy lượng giống nhập là rất nhiều trong đó từ Trung quốc là một địa phương sát nách Việt nam ,giá lại rẻ vì vậy lượng giống khoai tây nhập từ Trung quốc hiện đang rất khó kiểm soát về mặt chất lượng mặc dù Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra ,kiểm dịch chất lượng khoai tây giống nhập từ Trung quốc .Để hạn chế những bất cập này Bộ NN&PTNT tiếp tục khuyến khích các địa phưong, các tổ chức cá nhân chủ động sản xuất các loại củ khoai tây giống ,và đựoc bảo quản trong các kho lạnh .Đội với các doanh nghiệp nhập khẩu khoai tây giống từ nước ngoài Bộ NN&PTNT tiếp tục tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các doanh nghiệp nhanh chóng nhập đựoc nhiều giống khoai tây để phục vụ sản xuất. Đối với việc nhập khẩu giống khoai tây từ Trung quốc Bộ NN&PTNT tăng cuờng kiểm tra kiểm dịch nguồn gốc giống khoai tây trứoc khi cho phép nhập vào Việt nam.

Họ tên: Lê Minh Tuấn

Địa chỉ: 12 nguyễn Trung trực p2 Thị xã Bạc Liêu

Email:

2. Cửa hàng thuốc Thú y Cà lỷ Vĩnh Châu Xin ngành nông nghiệp Sóc Trăng cho biết tại sao tôi phải chịu sự quản lý của 2 đơn vị thuộc ngành nông nghiệp về việc cấp phép bán thuốc thú y bao gồm cả thuốc Thú y thủy sản (Chi cục Thú y và Chi cục nuôi trồng) trong khi nhà nước đã hợp nhất chức năng quản lý thuốc thú y về một mối là Chi cục Thú y;



Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:

Hiện nay, việc quản lý thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản Bộ NN & PTNT giao cho Cục Thú y.

Quản lý chế phẩm sinh học, hoá chất, sản phẩm cải tạo xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản do Cục Nuôi trồng thuỷ sản quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xem xét việc phân công nhiệm vụ của các Cục về Thú y thuỷ sản để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản và sản phẩm dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.

Xin chân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: nguyen thanh van

Địa chỉ: hai ba trung ha noi

Email: thanhvan19982003@yahoo.com

Thưa bộ trưởng,trước tình hình phân bón kém chất lượng đang tràn lan ngoài thị trường hiện nay đang được bộ nông nghiệp tiến hành thanh tra,kiểm tra trên phạm vi cả nước.Nhưng khi phát hiện ra phân bón có chất lượng kém thì quan điểm sử lý của bộ nông nghiệp trong những tình huống khác nhau dưới đây như thế nào? Một là sản phẩm phân bón đó chỉ vi phạm một chỉ tiêu trong nhiều chỉ tiêu đăng ký.Hay vi phạm với mức độ nhỏ chỉ từ 5 đến 10%. Hai là sản phẩm phân bón thiếu nhiều chỉ tiêu và thiếu ở mức độ cao (trên 50%) so với các chỉ tiêu đăng kí.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt về hoá chất và phân bón, do vậy sau khi Nghị định được ban hành thì các quy định về xử phạt đối với các trường hợp được nêu ra sẽ được quy định cụ thể

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Hoàng Hương

Địa chỉ: Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nôi

Email: hungfhuong2000@yahoo.com

Xin hỏi Bộ trưởng Cao Đức Phát 3 câu hỏi.

1, Bao giờ Việt Nam mới khống chế thành công, tiến tới thanh toán hoàn toàn được 3 loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm hiện nay (cúm gia cầm, lở mồm long móng và bệnh tai xanh)?

2, Bao giờ các doanh nghiệp VN mới đủ khả năng xuất khẩu các chế phẩm từ chăn nuôi gia súc, gia cầm? (Được biết, số lượng xuất khẩu hiện nay không đáng kể so với tiềm năng ngành nông nghiệp)

3, Bộ đã có định hướng, chỉ đạo gì đối với các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp thuộc quyền trong việc nghiên cứu, ứng dụng phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam? Hiện đã triển khai đến đâu và khả năng thành công tại VN? (Bởi vì, trên thực tế, nhiều nước đã chiết xuất được dầu diêzen từ cây cọc rào và nhiều loại cây khác để thay thế dầu mỏ, năng lượng hoá thạch. Người nông dân cũng có cơ hội làm ăn khi trồng những loại cây này)?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Câu 1:


Khống chế và tiến tới thanh toán các loại dịch bệnh động vật, đặc biệt là 3 loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm hiện nay như cúm gia cầm, lở mồm long móng và bệnh Tai xanh là mục tiêu hành động của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thú y nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Để kiểm soát bệnh dịch động vật, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, cần có các chương trình khống chế và thanh toán phù hợp với từng giai đoạn có mục tiêu cụ thể. Trong giai đoạn khống chế, mục tiêu chính sẽ là kiểm soát không để dịch lây lan ra diện rộng. Khi đã hoàn thành giai đoạn khống chế và đã có đánh giá kết quả thực hiện, thì có thể quyết định tiến đến giai đoạn thanh toán bệnh, nếu nhu cầu thanh toán bệnh là thiết thực và lợi ích thu được từ việc sạch bệnh là tương xứng với chi phí thanh toán bệnh. Tuy nhiên, đối với các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người như bệnh cúm gia cầm thì định hướng là bằng nhiều biện pháp phải thanh toán bệnh dù cho chi phí có thể là rất cao.

Trong trường hợp bệnh đã xâm nhập và hiện diện ở nhiều địa phương thì việc khống chế và thanh toán là một thách thức rất lớn. Trước hết, cần có sự đầu tư thích đáng về kinh phí từ ngân sách Nhà nước, phải có chiến lược khống chế và thanh toán đúng đắn và sau đó là phải có sự nỗ lực chung, cùng thực hiện của chính quyền các cấp, người chăn nuôi (áp dụng các biện pháp kỹ thuật và an toàn sinh học) và người buôn bán (tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về buôn bán, vận chuyển).

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc khống chế và tiến tới thanh toán các loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là cúm gia cầm, lở mồm long móng và Tai xanh, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề xuất dự án khống chế và thanh toán bệnh như “Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán lở mồm long móng giai đoạn 2006-2010” và “Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao” (giai đoạn 1: 2005-2006, giai đoạn 2: 2007-2008 và giai đoạn 3: 2009-2010). Đối với bệnh Tai xanh, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp KHCN phòng chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) phục vụ chương trình quốc gia phòng chống PRRS (bệnh Tai xanh)”, cùng với việc triển khai các dự án do quốc tế tài trợ để có cơ sở cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ dự án khống chế và thanh toán bệnh Tai xanh.

Lộ trình khống chế và thanh toán 3 bệnh nguy hiểm đã được đề ra và hiện đang trong quá trình thực hiện.Kết quả hiện nay đã cho thấy dịch cúm gia cầm đã được khống chế, chỉ còn xảy ra các ổ dịch nhỏ lẻ với mức độ tổn thất về gia cầm giảm đi rất nhiều (bằng 0,1%) so với thời kỳ đầu khi có loại dịch bệnh này xuất hiện tại Việt Nam; đối với bệnh LMLM thì dịch được khoanh vùng, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung, trong năm 2008-2009 tại phía Nam chỉ xuất hiện một ổ dịch tại tỉnh Long An. Dịch Tai xanh hiện cũng đã cơ bản được khống chế, chỉ còn xuất hiện một số ổ dịch ở quy mô hẹp.

Như vậy, đến thời điểm hiện nay của năm 2009, về cơ bản 3 loại dịch bệnh nguy hiểm đã cơ bản được khống chế, chỉ còn xuất hiện một số ổ dịch lẻ tẻ, không bùng phát dịch lớn. Tuy nhiên, việc tiến tới thanh toán các loại dịch bệnh nguy hiểm này, tức là không còn gia súc mắc bệnh, không còn sự hiện diện của tác nhân gây bệnh là một đòi hỏi ở bậc cao hơn rất nhiều. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới có điều kiện kinh tế phát triển hơn nước ta rất nhiều, đã đầu tư rất lớn cho phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn chưa thể thanh toán được bệnh dịch, ví dụ như bệnh Tai xanh ở Mỹ, bệnh LMLM ở Anh hoặc bệnh Cúm gia cầm ở Nhật.

Để đạt được hiện trạng sạch bệnh cần phải có chiến lược dài hạn, khả thi về mặt kỹ thuật, được đầu tư thỏa đáng và có sự tham gia tích cực của các thành phần tham gia hệ thống chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Việc thực hiện thành công chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 sẽ đặt nền móng cho việc khống chế và thanh toán bệnh vì chỉ có thể tiến tới thanh toán bệnh khi điều kiện an toàn sinh học được cải thiện, chăn nuôi theo tập trung phát triển, chăn nuôi nhỏ lẻ được giảm thiểu.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương