Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Địa chỉ: 282 Le Van Sy- Tan Binh

Email: ssc-production@hcm.vnn.vn

Hiện nay trong Bộ đã có một số bộ phận phụ trách công tác giống cây trồng như: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống cây trồng TW, thường trực các Hội đồng công nhận giống mới, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới... Để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành công nghiệp hạt giống quốc gia nhằm cung ứng ngày càng nhiều các GIỐNG MỚI, GIỐNG LAI F1, HẠT GIỐNG XÁC NHẬN đúng nghĩa cho nông dân, tại sao Bộ không thành lập một đơn vị (Cục/Vụ) chuyên trách bao gồm các bộ phận kể trên, để đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ đầy đủ hơn trong việc chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, thúc đẩy ngành giống Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Việc chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, nghiên cứu, chuyển giao,…nhằm thúc đẩy ngành giống Việt Nam là trách nhiệm không chỉ các Cục, Vụ thuộc Bộ mà còn là nhiệm vụ cả hệ thống tổ chức ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, các Viện, Trường, Trung tâm, các doanh nghiệp và cả nhà nông.

Việc tổ thành lập tổ chức hành chính nói chung và các Cục, Vụ chuyên ngành nói riêng phải đúng thẩm quyền, theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục nhất định theo quy định tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP. Trong đó, tổ chức hành chính chỉ được thành lập khi xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và không chồng chéo với tổ chức đã được thành lập trước đó. Đồng thời, đảm bảo không chia cắt nhiệm vụ, từ chỉ đạo sản xuất đến các khâu (giống, phân bón,..), kỹ thuật sản xuất.

Hiện tại, Cục Trồng trọt là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm các lĩnh vực như: Giống cây trồng, phân bón, chỉ đạo sản xuất,…Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đã thành lập các Phòng, Trung tâm trực thuộc Cục đảm bảo tham mưu cho Cục thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Từ những lý do trên, không cần thiết phải thành lập một Vụ/ Cục tham mưu cho Bộ riêng về lĩnh vực giống cây trồng./.

Họ tên: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Địa chỉ: 61 Phan Đình Phùng-TP Hà Tĩnh

Email: sonongnghiephatinh@gmail.com.vn

Theo quy định tại Quyết định số 456 QĐ/BNN ngày 2/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì quy mô Trại giống tôm he quy hoạch đến năm 2010 phải đạt công suất 500 triệu tôm giống/năm; nhưng hiện nay ở các tỉnh phía Bắc xây dựng Trại giống khó đạt được quy mô đó trong khi nhu cầu giống đang và sẽ đang cần rất lớn, xin hỏi Bộ hiện nay có được lập Dự án Trại quy mô nhỏ hơn quy định trên không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đối với các tỉnh ven biển từ Quản Ninh đến Bình Thuận trại sản xuất tôm giống phải nằm trong vùng quy hoạch của Bộ và địa phương, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, công suất 250triệu PL15/trại/năm trở lên. Từ ngày 01/01/2010 phải nâng công xuất đạt 500 triệu PL15/trại/năm trở lên được quy định tại Quyết định số 456/QĐ-BNN ngày 02/4/2008 V/v ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng. Do vậy các dự án thành lập Trại có quy mô công suất nhỏ hơn 500 triệu Pos/năm là trái với Quyết định này.

________________________________________

Họ tên: Trần Thanh Long

Địa chỉ: Công ty Cao su Hương Khê Hà Tĩnh

Email: hoadieu66@gmail.com

Kính thưa Bộ trưởng Theo TT số 127 của Bộ NN & PTNT tại Khoản 4.2.2 Điểm a quy định: Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn NS được phép chuyển sang trồng Cao su khi khai thác Lâm sản thì đối với CT chúng tôi là một đv thuộc TĐCN cao su VN khi cấp phép KTLS đối với diện tích rừng trồng bằng vốn NN là phải theo mục 3 điều 27 Quy chế kt gỗ và LS khác ban hành theo QĐ số 40 Cục LN thẩm định hồ sơ và Tập đoàn CN Cao su VN cấp phép . Còn đối với RTN nghèo kiệt được phép chuyển sang trồng Cao su khi cấp phép khai thác Lâm sản do Sở NN & PTNT Hà Tĩnh cấp phép. Như vậy nếu đơn vị chúng tôi có 1 khoảnh rừng trong đó có 1/2 diện tích là rừng trồng và còn lại là RTN nghèo kiệt được phép chuyển đổi sang trồng Cao su thì DN phải làm 2 bộ hồ sơ và được 2 cơ quan QLNN khác nhau cấp giấy phép khai thác Lâm sản để khai hoang trồng Cao su .Điều đố cho thấy hoàn toàn chưa thuận lợi cho DN lập hồ sơ và xin cấp phép khai thác gỗ, LS và triển khai thực hiện.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời:
Thông tư 127 quy định việc khai thác tận dụng trên diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên là trong trường hợp khi dự án chỉ là rừng tự nhiên, hoặc rừng trồng, còn nếu trường hợp dự án chuyển sang trồng cao su vừa có rừng trồng và rừng tự nhiên thì biện pháp xác minh sản lượng gỗ tuy có khác nhau, nhưng không cần thiết phải lập 2 hồ sơ tận dụng riêng biệt và cấp trình duyệt như sau:
- Đối với đơn vị thuộc tỉnh thì thực hiện theo điểm 4.2.2 hoặc điểm 4.3.1 khoản 4 Mục II của Thông tư 127.

- Nếu đơn vị không thuộc tỉnh thì thực hiện theo điểm 4.2.2 khoản 4 Mục II của Thông tư 127.


Như vậy, Công ty Cao su Hương Khê Hà Tĩnh là đơn vị không thuộc tỉnh, nếu dự án chuyển sang trồng cao su vừa có rừng trồng và rừng tự nhiên thì lập hồ sơ và trình duyệt theo điểm 4.22 khoản 4 của Thông tư 127.
Xin chân thành cảm ơn./.

________________________________________

Họ tên: Trương Bá Diejp

Địa chỉ: Phòng Kế hoạch, Công ty Lệ Ninh, Lệ Thủy, Quảng Bình

Email: Leninhrubbers@yahoo.com

Công ty tôi sắp cổ phần hóa thì lực lượng lao động sắp xếp như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Nếu công ty là doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thì chính sách đối với người lao động thực hiện theo nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007

________________________________________

Họ tên: Khánh Nguyên

Địa chỉ: Hà Nội

Email: duckebtp@gmail.com

Cũng theo văn bản của Thủ tướng, Thủ tướng yêu cầu ngành NN&PTNT cùng Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội thanh tra những sai phạm trong việc sử dụng đất của Công ty Forprodex tại Vạn Phúc (Hà Đông) và 1111 đường Giải Phóng. Việc này đã được Bộ tiếp thu như thế nào? Xin Bộ trưởng cho biết. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

* Theo văn bản số 8728/VPCP-KNTN ngày 22/12/2008 của VPCP Về việc xử lý sau thanh tra tại Công ty Lâm đặc sản Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội xử lý dứt điểm những vướng mắc, tồn tại và các kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng khu đất 5.194 m2 tại phường Vạn Phúc, TP. Hà Đông, Hà Nội, để đưa khu đất này khai thác có hiệu quả, đúng pháp luật.

Như vậy trách nhiệm giải quyết nội dung này thuộc UBND TP. Hà Nội đề nghị Ông liên hệ với UBND TP. Hà Nội để biết kết quả.

* Về khu đất tại 1111 đường Giải Phóng, Hà Nội. Công ty Lâm đặc sản Hà Nội đã ký hợp đồng thuê đất với Sở Địa chính Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường). Theo Kết luận thanh tra số 13675/BTC-TTr ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính, Công ty đã sử dụng đất đúng mục đích.

Xin trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Đại

Địa chỉ: 293A, Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Phú, tp Quảng Ngãi

Email: vanthanhnga@ymail.com

Điều kiện để được công nhận một trại giống cây lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn. cơ quan nào cấp. Thủ tục như thế nào Trân trọng cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Trả lời:

- Về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại điều 23 Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 như sau:

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh các loại giống có trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm chất lượng giống theo đăng ký và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng giống do mình sản xuất, kinh doanh.

3. Chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp trong quá trình sản xuất giống phải có sổ nhật ký ghi chép các công đoạn sản xuất giống.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 19 còn phải thực hiện các quy định về vận chuyển, bảo quản hàng hoá theo pháp lệnh chất lượng hàng hoá và thực hiện các quy định về cân, đong, đo, đếm theo Pháp lệnh đo lường.

- Điều kiện để được công nhận; Thủ tục đề nghị và cấp giấy chứng nhận được quy định tại điều 19, 20 của Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Để có thêm chi tiết về thủ tục, trình tự và quy định liên quan đến nội dung này đề nghị Quý vị truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Lâm nghiệp theo địa chỉ:

http://dof.mard.gov.vn/giong

hoặc: http://www.cuclamnghiep.gov.vn/giong/

vào mục “Biểu mẫu và Văn bản quản lý”để tải tài liệu và nội dung Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005" trong tài liệu này hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc Quý vị nêu trong câu hỏi./.
Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!

Họ tên: Nguyen Phan Dau

Địa chỉ: So 8 - CMT8-Thi xa Tan An - Long An

Email: phandaunhuthuy@yahoo.com

Vừa qua, bò giống từ huyện Đức Hòa – tỉnh Long An cung cấp cho tỉnh Kon Tum và cho dự án xóa nghèo ở huyện Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An, do Hội LHPN tỉnh làm chủ dự án) đã bị nhiễm bệnh LMLM từ nguồn, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong sai sót này, có hay không lỗi cùa ngành thú y địa phương? Nếu có, cách nào để khắc phục những bất cập có thể dẫn đến những sai sót tương tự?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

- Việc kiểm dịch vận chuyển bò giống từ tỉnh Long An đến tỉnh Kon Tum làm lây lan bệnh Lở mồm long móng, sai sót này thuộc về cơ quan thú y của tỉnh Long An.

Đồng thời, sai sót này thuộc cả về đơn vị mua bò từ Long An vận chuyển về tỉnh Kon Tum đã không tuân thủ theo đúng quy định là phải nuôi cách ly kiểm dịch trước khi đưa về nuôi ở các hộ gia đình.

- Để khắc phục những bất cập nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 404/BNN-TY ngày 22/02/2008 về việc Tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển gia súc.

Xin chân thành cảm ơn

________________________________________

Họ tên: Đậu Trọng Bằng

Địa chỉ: Thanh Tra Sở NN Đồng Nai

Email: bangttsnn@yahoo.com

Theo Luật Bảo vệ và PTR, quy định cư 5 năm sẽ tổ chức kiểm kê lại nguồi tài nguyên rừng trên tòan quốc. Nhưng thực tế từ năm 1999 đến nay Bộ vẫn chưa tổ chức đánh giá, kiểm kê lại nguồi tài nguyên rừng theo quy định của Luật. Vậy đề nghị Bộ cho biêt khi nào sẽ tổ chức kiểm kê lại rừng trên tòan quốc, phương pháp kiểm kê nào sẽ đem lại hiệu quả, độ chính xác cao ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Thực hiện quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và quy định tại Điều 4, 39, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về kiểm kê rừng toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại văn bản số 80/TTg-KTNN ngày 15/ 01 / 2009. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chuẩn bị các điều kiện; xây dựng dự án tổng thể về kiểm kê rừng toàn quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để năm 2010 bắt đầu triển khai tại một số tỉnh để thí điểm sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng trong toàn quốc.

Trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Huynh Le

Địa chỉ: Thu Dau Mot, Binh Duong

Email: huynh@yahoo.com

Kinh Gui Bo Truong, Toi co co so qui mo nho ve kinh doanh thit cho, meo ( cung cap cho cac quan nhau), vua qua co quan Thu y dia phuong co kiem tra xu phat va buot tieu huy so luong thit cho lam san ly do thit nay khong ro nguon goc, chua qua kiem dich. Co quan chuc nang yeu cau dong cua co so kinh doanh cua toi. Xin hoi Bo Truong viec nay dung hay sai ? Rat mong nhan duoc su hoi dap Bo Truong. Xin cam on.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

- Việc giết mổ động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền ở địa phương nơi động vật xuất phát và không được cơ quan thú y kiểm soát là vi phạm quy định của pháp luật thú y.

- Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thì cơ quan có thẩm quyền của địa phương xử phạt vi phạm hành chính và tiến hành kiểm tra sản phẩm. Nếu sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn thì được phép sử dụng; nếu không đảm bảo tiêu chuẩn thì tùy theo mức độ để xử lý.

- Trong trường hợp cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật không đảm bảo tiêu chuẩn, thì cơ quan có thẩm quyền của địa phương yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục.

Xin chân thành cảm ơn./.

________________________________________

Họ tên: thanhhung

Địa chỉ: ha tinh

Email: nguoi_rung204@yahoo.com

Xin BỘ nông nghiệp và PTNT cho biết khi thu giữ giống cây lâm nghiệp lưu hành trên địa bàn mà không có thủ tục, nguồn gốc thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và hình thức xử phạt như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Trả lời:
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực Giống cây trồng được quy định tại điều 26, 27,28 Chương III; Các hình thức xử phạt được quy định trong các điều từ điều 8 đến điều 25 Chương II nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.

- Để có thêm chi tiết về Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng đề nghị Quý vị truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Lâm nghiệp theo địa chỉ:

http://dof.mard.gov.vn/giong

hoặc: http://www.cuclamnghiep.gov.vn/giong/

vào mục “Văn bản quản lý”để tải tài liệu ./.
Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!
________________________________________

Họ tên: Lê Thắng

Địa chỉ: 10 ĐàoDuy Từ - Nha Trang

Email: thangle.khh@gmail.com

Hiện nay chăn nuôi gia súc gia cầm gặp rất nhiều khó khăn: thức ăn chăn nuôi cao; dịch bệnh nguy hiểm LMLM, PRRS, Cúm gia cầm hầunhư năm nào cũng có. Lợi nhuận của chăn nuôi vừa thấp vừa bấp bênh. Để hỗ trợ chăn nuôi tốt nhất là tiêm phòng vắc xin những bệnh nguy hiểm. Đối với Cúm gia cầm đã thực hiện tiêm phòng cho hộ chăn nuôi không thu tiền (đàn dưới 2.000 con). Nếu có thể Nhà nước hỗ trợ tiêm phòng nhiều bệnh hơn nữa cho người chăn nuôi như LMLM, PRRS, Dịch tả, THT.... coi đây là chính sách hỗ trợ chăn nuôi không vi phạm WTO.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Khi xây dựng chính sách phòng chống dịch bệnh động vật, có thể xếp các loại dịch bệnh động vật thành hai nhóm chính là:

1. Nhóm các bệnh cần có sự đầu tư của nhà nước: là các bệnh nguy hiểm ở động vật dễ lây lan ra diện rộng, khi phát ra có khả năng gây thành dịch, gây ra ảnh hướng lớn đến kinh tế -xã hội như làm chết nhiều động vật ảnh hưởng đến xuất khẩu hoặc là bệnh truyền lây sang người. Các bệnh thuộc nhóm này bao gồm: cúm gia cầm, LMLM, Dại, Nhiệt thán.

2. Nhóm các bệnh thuộc phạm vi trách nhiệm tư của các chủ chăn nuôi: là những bệnh khi xảy ra làm giảm năng suất hoặc đôi khi làm chết gia súc, gia cầm nhưng ít có khả năng gây dịch. Các bệnh thuộc nhóm này có thể kể đến THT, Phó thương hàn, CRD, Gumboro, Tai xanh…

Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án khống chế và thanh toán bệnh như “Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán lở mồm long móng giai đoạn 2006-2010” và “Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao” (giai đoạn 1: 2005-2006, giai đoạn 2: 2007-2008 và giai đoạn 3: 2009-2010). Đối với bệnh Tai xanh, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp KHCN phòng chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) phục vụ chương trình quốc gia phòng chống PRRS (bệnh Tai xanh)”, cùng với việc triển khai các dự án do quốc tế tài trợ để có cơ sở cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ dự án khống chế và thanh toán bệnh Tai xanh.

Đối với các bệnh hiện đang có các chương trình quốc gia (cúm gia cầm, LMM) thì Ngân sách Trung ương đảm bảo vắc xin và hỗ trợ chi phí tiêm phòng theo các đối tượng và địa bàn cụ thể.

Trong trường hợp xảy ra dịch, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thực hiện theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chi phí tiêm phòng chống dịch sẽ được hỗ trợ. Ngoài ra, các trường hợp tiêm phòng thông thường sẽ không được bao cấp.

Nhà nước luôn luôn mong muốn người chăn nuôi giảm thiểu các thiệt hại về dịch bệnh và muốn hỗ trợ người chăn nuôi khắc phục được nhiều loại dịch bệnh. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu đề xuất ý kiến của ông.

Xin chân thành cảm ơn

Họ tên: Hoang Xuan Thanh

Địa chỉ: Chi cuc thu y Quang Binh

Email: thanhktty_08@yahoo.com.vn

Câu 1: Theo thông tư 42/2006/TT-BNN ngảy 01/6/2006 Hướng dẩn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ: Tại điểm a mục 1: Điều kiện đối với cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm: a) Về quy mô, công suất giết mổ Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các cở giết mổ có công suất, quy mô nhỏ hơn qui đinh nêu tại điểm a, muc 1 thì việc lập Đề án qui hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung căn cứ theo văn bản nào? Câu 2:Trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với công tác kiểm soát, giết mổ như thế nào? Có văn bản nào qui định trách nhiệm, nghĩa vụ của Cá nhân, hộ giết mổ gia súc, gia cầm tham gia vào điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 1/3/2006 của Thủ Tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ cho cơ sở giết mổ gia súc gia cầm và chăn nuôi tập trung đã hết hiệu lực. Hiện nay Bộ NN&PTNT đang xây cơ chế chính sách để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp và giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp chính sách này sẽ được ban hành trong năm 2009

2. Trong thời gian chờ đợi chính sách mới đề nghị quý cơ quan tham khảo một số chính sách phát triển chăn nuôi trong các văn bản sau đây.

2.1. Nhà nước có nghị Quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về trang trại;

2.2. Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006 NĐ - CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị dịnh hướng dẫn thi hành Luật đất đai

2.3. Nghị định 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2203 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003 QH 11 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

2.4. Luật đầu tư năm 2005 và nghị định 108/2008/NĐ - CP ngày 22/4/2208 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư năm 2005

2.5. Quyết định số 17/QĐ - TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 225/1999/ QĐ - TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống cây trồng và giống, giống cây lâm nghiệp giai đoan 2001-2010

2.6. Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010;

2.7. Quyết định số 166 /2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010;

2.8. Quyết định số 394 /QĐ - TTg ngày 13/3/2006 của TTg Cính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;

2.9. Quyết định số 10 /2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của TTg Cính phủ về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

2.10. Một số chính sách khác: tăng giảm thuế vừa thực hiện theo lộ trình cam kết WTO vừa khuyến khích phát triển chăn nuôi trong nước góp phần ổn định an sinh xã hội

3. Trách nhiệm của địa phương trong muc II chương 3 Pháp lệnh Thú y của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 18/2004/PL-UBTNQH11, ngày 29 tháng 4 năm 2004 và Nghị định 33/2005/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh thú y./.

________________________________________

Họ tên: So Nong nghiep va PTNT

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Trong Quyết định 80/CP của Chính ohur còn thiếu các đề tài cụ thể ràng buộc trách nhiệm của 4 nhà dẫn đến mối quan hệ lỏng lẻo nên việc tiêu thụ nông sản và rau quả còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Nông nghiệp cần bổ sung các chế tài cho Quyết định 80/CP. Xin cám ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần đây là Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg chỉ đề cập tới chủ trương khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Riêng các vấn đề liên quan đến tranh chấp và phá vỡ, không tôn trọng hợp đồng đã ký, các văn bản trên quy định các bên liên quan thương thảo tìm cách giải quyết trên cơ sở tôn trọng lợi ích và chia sẻ rủi ro đối với hợp đồng đã ký. Trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau thì có thể khởi kiện theo quy định về chế tài hợp đồng của Bộ Luật dân sự và Luật Thương mại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí ./.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Hồng Sơn

Địa chỉ: 426 Đường Bưởi

Email: son.nguyenhong@vodic.vn

Bảo hiểm nông nghiệp??? Cho hỏi Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch hoặc sự chuẩn bị như thế nào với hoạt động bảo hiểm nông nghiệp (trước mắt với sản xuất nông nghiệp)??? Cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Thực hiện Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần 7 Ban chấp hành trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đang phối hợp cùng Bộ Tài chính (được Chính phủ giao chủ trì) và cá Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm về bảo hiểm nông nghiệp trình Chính phủ phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí ./.

________________________________________

Họ tên: Hoàng Viết Thông

Địa chỉ: Chi cục BVNL Thuỷ sản Quảng Bình

Email: Hoangvietthong@gmail.com

Xin được hỏi: 1. Từ trước đến nay Bộ Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT đã cấp thẻ kiểm dịch viên động vật lưỡng cư và dưới nước cho tỉnh thành/cá nhân nào chưa ? (theo chúng tôi biết thì chưa). Chúng tôi đã được đào tạo kiểm dịch viên nhiều lần (do cục BVNL Thuỷ sản, Cục QLCL, ATVS&TYTS, các viên 1, 3) Nhưng đến nay chưa được cấp thẻ kiểm dịch viên, nên khi thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch theo pháp lệnh Thú y và Nghị điịnh số 33/2005/NĐ-CP thì không đủ tư cách (sai thẩm quyền vì chưa công nhận kiểm dịch viên) . Để khắc phục vấn đề này Bộ có kế hoạch gì chưa ? Trân trong cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các Cục liên quan dự thảo bổ sung chức năng, nhiệm vụ thú y thủy sản, trong đó có phân công công tác kiểm dịch thủy sản nội địa cho Cục Thú y.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao cho Cục Thú y tổ chức tập huấn, cấp thẻ kiểm dịch cho cán bộ kiểm dịch thủy sản thuộc hệ thống ngành thú y.

Xin chân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Tùng



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương