Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang4/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Địa chỉ: Kim Ngưu

Email: Hoangtung06@gmail.com

Được biết, Chính phủ vừa giao Bộ NN phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án đào tạo 1 triệu nông dân mỗi năm. Đây là 1 đề án lớn, song vấn đề đào tạo nông dân thời gian qua còn tồn tại khá nhiều bất cập, dẫn đến kết quả chưa như mong muốn. Vậy, với đề án này, về phía Bộ NN, trước tiên xin cho ý kiến đánh giá khách quan về chất lượng đào tạo nông dân thời gian qua, hệ thống trường lớp, giáo viên, giáo trình có đáp ứng được đề án ko? Nếu ko, Bộ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào, tập trung vào những giải pháp gì? Thứ 2, Bộ NN được giao đào tạo ngành nghề dịch vụ nông thôn, vậy, Bộ sẽ tập trung vào đào tạo nội dung gì, làm sao đảm bảo đào tạo có chất lượng mà ko chạy theo thành tích, báo cáo cho đủ chỉ tiêu?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Chính phủ giao Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để người nông dân có khả năng tham gia nền nông nghiệp hiện đại, dự kiến quy mô 300.000 học viên/năm (là một Tiểu Đề án nằm trong Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn do Bộ LĐTB và Xã hội xây dựng dự kiến đào tạo 1.000.000 học viên/năm).

Về chất lượng đào tạo nghề cho nông dân thời gian qua đề án đánh giá như sau: Công tác đào tạo lao động nông thôn những năm qua được Đảng và Nhà quan tâm và đã thu nhiều kết quả quan trọng. Số lao động được đào tạo ngày càng tăng góp phần nâng cao hiệu công tác, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn cả về số lượng và chất lương. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Cho đến nay chúng ta chưa có một đề án mang tính chiến lược về dạy nghề cho lao động nông thôn.

Về điều kiện của các cơ sở dạy nghề, Đề án quy định như sau:

Các cơ sở dạy nghề trực thuộc các Bộ ngành, UBND các cấp, các doanh nghiệp, các Hội và tổ chức đoàn thể chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội làm vườn, Hội Nghề cá, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ Việt Nam…), các tổ chức cá nhân, các tổ chức quốc tế đều được tham gia vào chương trình dạy nghề nông nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau:

a) Cơ sở vật chất:

Các cơ sở tham gia dạy nghề nông cho lao động nông thôn phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất trong Phụ lục 4 (tính cho quy mô 5.000 học viên/năm).

b) Đội ngũ giáo viên dạy nghề:

- Giáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp với sản xuất nông nghiệp hiện đại.

- Tỷ lệ học sinh trên giáo viên không vượt quá 15 học sinh/giáo viên.

c) Chương trình dạy nghề.

Có chương trình dạy nghề được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định.

d) Đối với các lớp dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, làng nghề … phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phù hợp với các nghề đào tạo.

- Có chương trình dạy nghề được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo quy định.

Về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, Đề án chủ trương như sau:

Về chính sách cho các cơ sở đào tạo:

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo bổ sung ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài; Có chính sách để các cơ sở đào tạo được thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Có chương trình hỗ trợ để xây dựng và phát triển một số cơ sở đào tạo ở những tỉnh miền núi, một số tỉnh khó khăn và thực hiện thí điểm đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo cho các cá nhân, tổ chức thuê với giá ưu đãi nhằm hỗ trợ quá trình xã hội hoá, trước hết là những nơi kinh tế chưa phát triển.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân mở các các cơ sở đào tạo, các lớp dạy nghề tại các làng nghề, phố nghề; phát triển mạnh các cơ sở đào tạo trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho đào tạo và dạy nghề; chuyển từ cơ chế cấp kinh phí cho cơ sở dạy nghề sang cơ chế cấp học bổng cho người học.

Về đổi mới và tăng cường hệ thống dạy nghề cho lao động nông thôn

- Củng cố, tăng cường năng lực đào tạo cho hệ thống các trường dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

+ Ưu tiên Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đầu tư cho các nghề nông – lâm – nghiệp.

+ Thành lập các trung tâm dạy nghề trong các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng để mở rộng khả năng đào tạo cho lao động nông thôn.

+ Xây dựng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo về nông – lâm – ngư nghiệp.

- Phối hợp với các Bộ ngành hữu quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng và củng cố các trung tâm đào tạo thường xuyên, trung tâm dạy nghề cấp huyện để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

- Kết hợp chặt chẽ hệ thống các trường đào tạo và hệ thống khuyến nông - khuyến ngư (từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã), để xây dựng mạng lưới dạy nghề cho nông dân ngay tại làng, xã nông thôn.

Về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo

- Rà soát lại danh mục các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp đã ban hành, bổ sung các ngành nghề mới.

- Xây dựng các chương trình dạy nghề nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

- Xác định một số chương trình, ngành nghề đào tạo trọng điểm tạo ra các bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng mở, liên thông tạo điều kiện cho người lao động có thể học tập suốt đời nhằm nâng cao trình độ, tăng thu nhập.

- Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng thiết thực, tập trung vào đào tạo kỹ năng nghề phục vụ trực tiếp cho lao động nông thôn.

- Xây dựng và áp dụng các phương pháp đào tạo linh hoạt, phù hợp với độ tuổi, trình độ và điều kiện học tập của lao động nông thôn.

- Thường xuyên đánh giá chất lượng công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để có các điều chỉnh phù hợp về nội dung và chương trình.

Về các nội dung đào tạo:

Đối với nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

* Nội dung đào tạo:

Các kiến thức cơ bản và các kỹ năng nghề đối với từng nghề hoặc nhóm nghề sau:

-Kỹ thuật nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, VAC, VACR....)

-Ngư nghiệp (kỹ thuật khai thác, nuôi trồng thủy sản... )

-Diêm nghiệp (kỹ thuật sản xuất muối …)

-Ngoài các kiến thức cơ bản về sản xuât nông nghiệp, các kỹ năng nghề, cần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các hình thức tổ chức sản xuất, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm, …)

* Loại hình đào tạo

Dạy nghề thường xuyên từ 1 đến 3 tháng (cấp chứng nhận và chứng chỉ nghề)

* Địa điểm đào tạo: Chủ yếu tại các địa phương, các cơ sở sản xuất có đủ điều kiện và tại các cơ sở đào tạo.

Đối với lao động nông thôn làm các nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp

* Nội dung đào tạo:

Các kiến thức cơ bản và các kỹ năng nghề đối với từng nghề hoặc nhóm nghề sau:

(i) Thú y

(ii) Bảo vệ thực vật

(iii) Giống và vật tư nông nghiệp

(iv) Chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản

(v) Khuyến nông, lâm, ngư

(vi) Cơ điện nông thôn

(vii) Quản lý, vận hành và khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ

(viii) Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

(ix) Quản lý sản xuất nông nghiệp

(x) Tín dụng nông thôn

* Loại hình đào tạo

Dạy nghề thường xuyên từ 1 đến 3 tháng (cấp chứng nhận và chứng chỉ nghề)

* Địa điểm đào tạo: Chủ yếu tại các cơ sở đào tạo và các địa phương có đủ điều kiện

Họ tên: Đặng Văn Linh

Địa chỉ: Pleiku-Gia Lai

Email: linhdv_gla@yahoo.com.vn

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp &PTNT! Dự án hỗ trợ phương án sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2; Người nghèo được hưởng trực tiếp sự hỗ trợ cây con giống có được hưởng tiếp lợi ích từ máy nông nghiệp thuộc nhóm hộ không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2 được phân cấp đến tận cơ sở. Do vậy, việc xét đối tượng tham gia, nội dung hỗ trợ sẽ do Ban Quản lý dự án 135 của xã và cộng đồng dân cư lựa chọn theo quy định tại Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 của Bộ NN&PTNT.

Thông thường, do nguồn vốn có hạn nên nếu hộ nghèo thuộc đối tượng đã được hỗ trợ cây con giống thì sẽ không được tiếp tục hưởng lợi từ việc hỗ trợ máy nông nghiệp thuộc nhóm hộ; nhưng cũng có thể được hưởng nếu được sự nhất trí của công đồng dân cư.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí ./.

________________________________________

Họ tên: Vũ Văn Nên

Địa chỉ: Số 3 Đường Xưong Giang - TP Bắc Giang

Email: Nenvv_cckl@bacgiang.gov.vn

Kính thưa Bộ Trưởng ! Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước đang được các tỉnh đặc biệt quan tâm, việc xác định tiêu chí, đánh giá loại đất, loại rừng giữa hai ngành Tài Nguyên Môi Trường và ngành NN&PTNT còn thiếu tính thống nhất dẫn đến Số liệu cập nhật thống kê giữa 2 ngành còn nhiều bấp cập. Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này. Xin cảm ơn Bộ trưởng

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời:


Vấn đề mà quý vị nêu là thực trạng đang xảy ra ở các địa phương. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ TNMT đã thấy vấn đề này và đang chuẩn bị dự thảo hướng dẫn chung đẻ giúp các địa phương khắc phục những bất cập trên
Xin trân trọng cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Công Ty Dịch Vụ Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu

Địa chỉ: 1007/34 Đường 30/4 Phường 11 TP. Vũng Tàu

Email: vungtaufishport@vnn.vn

Ngành điện vừa tăng giá, chúng tôi đồng ý việc tăng giá nhưng không đồng ý việc quy định giờ cao điểm từ 9h30 đến 11h30sáng. Đồng ý giờ này rất quan trọng với nhiều ngành nhưng đối với ngành thủy sản bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên liệu về tới xí nghiệp đầu giờ sáng. Từ nguyên liệu->phân loại->chế biến-> size cỡ-> lên khuôn->cấp đông, (rất tiếc không có thời gian để trình bày với Bộ trưởng vấn đề này chi tiết hơn) (Vui lòng xem tiếp nội dung câu hỏi gửi liền ngay sau đây vì trang web không cho phép được gửi 1 lúc quá 1000từ)

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Ngày 18/3/2009 Hội nghị bàn về sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐB SCL tại An Giang Thủ tướng Chính phủ đã giao việc này cho Bộ Công thương nghiên cứu, đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Hồng Sơn

Địa chỉ: 426 Đường Bưởi

Email: son.nguyenhong@vodic.vn

Hỗ trợ nông dân trồng cà phê Tây nguyên?? Hiện nay hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng nông lâm sản của Bộ NN&PTNT đã có một số thành công nhất định, đặc biệt với nông dân (như các chương trình bao tiêu sản phẩm, xây dựng sàn giao dịch hàng hóa,...). Tuy nhiên, với 1 số mặt hàng chiến lược như cà phê ở Tây nguyên thì vẫn còn nhiều thách thức lớn, như việc ép giá, ép lượng với bà con nông dân. Đã có những khảo sát, đánh giá thực trạng này từ phía Bộ NN&PTNT cũng như 1 số tổ chức quốc tế (thông qua Hội VINACAFE). Bộ đã có biện pháp gì để giải quyết hay chưa?? và dự kiến như thế nào?? Cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để giải quyết hiện tượng ép giá, ép cấp trong mua bán cà phê nói riêng và nông sản nói chung , biện pháp giải quyết của Bộ NN & PTNT là:

- Phát triển hệ thống thông tin để người dân tiếp cận tốt hơn với thị trường; tạo điều kiện để người dân tham gia sàn giao dịch hàng hóa để chủ động hơn trong thương mại.

- Sản xuất theo hướng bền vững để giảm chi phí, tăng năng suất, và nâng cao tính cạnh tranh.

- Thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTG về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Để làm được điều này, Bộ NN & PTNT đang nghiên cứu, triển khai các chính sách tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, quy mô hộ nông dân trong sản xuất cà phê.

- Nhà nước tăng cường theo dõi, quản lý tình hình sản xuất, thị trường để có quy định về giá sàn thu mua cà phê phù hợp mỗi đầu vụ.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (phù hợp với WTO) để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp khi giá xuất khẩu cà phê xuống thấp. Chẳng hạn như hiện nay, nhà nước đang đầu tư hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để tạm ứng cho người dân thu mua, ký gửi cà phê

________________________________________

Họ tên: Ta Hoang

Địa chỉ: So NN va PTNT

Email: tvnhoang@yahoo.com

Kính thưa Bộ trưởng. Nhu cầu công bố hợp quy các hàng hoá chuyên ngành nông nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bànt ỉnh Long An đang là vấn đề bức xúc. các doanh nghiệp đang có nhu cầu về công bố hợp quy nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm có hướng dẫn vấn đề này.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời như sau: Việc chứng nhận, công bố, đăng ký hợp quy đối với các sản phẩm hàng hóa được thực hiện theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/09/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đối với hàng hoá chuyên ngành nông nghiệp, các tổ chức sẽ công bố và đăng ký tại sở Nông nghiệp và PTNT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang soạn thảo thông tư hướng dẫn chi tiết thêm về vấn đề này.

Họ tên: Doan Manh Hieu

Địa chỉ: 10 Nguyen Cong Hoan - BĐ-HN

Email: doanhieu1807@yahoo.com

Hiện nay Bộ Thủy sản đã sát nhập về Bộ NN&PTNT, về mặt tổ chức chủ trương thành lập Tổng Cục thủy sản có được triển khai thực hiện trong thời gian tới hay không? Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Sau hơn một năm hợp nhất Bộ Thuỷ sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả việc triển khai hoàn thiện tổ chức của Bộ, của ngành. Với cơ cấu tổ chức hợp lý theo Nghị định số 01, Bộ đã tăng cường chỉ đạo điều hành sản xuất có hiệu quả. Năm 2008, nông nghiệp cả nước “được mùa” trên tất cả các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Những kết quả đạt được là rất quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống của nông dân, nông thôn được phát triển toàn diện hơn.

Chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5909/VPCP –TCCV ngày 09/9/2008, văn bản số 7085/VPCP-TCCV ngày 22/10/2008 của Văn phòng Chính phủ Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thành lập Tổng cục lâm nghiệp, Tổng cục Thuỷ sản và Tổng cục Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 13/3/2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án kiện toàn tổ chức ngành và thành lập Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thuỷ sản, Tổng cục Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề án đề cập vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và đánh giá khách quan về hiệu quả của mô hình tổ chức hiện tại, có xem xét toàn diện, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp của hệ thống tổ chức ngành ở địa phương, các Bộ, ngành Trung ương và hội nhập quốc tế nên cần có thời gian và bước đi thích hợp.

Tuy nhiên, xem xét khía cạnh tổng thể. Lâu dài việc kiện toàn hệ thống tổ chức ngành có thể mang lại kết quả nhất định cho quản lý chuyên ngành./.

________________________________________

Họ tên: Mai Van Minh

Địa chỉ: Quang Binh

Email: minhmaivanqbi@gmail.com

Kính thưa Bộ Trưởng! Theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 về quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ATTP thì Cơ quan kiểm tra không có quyền xữ lý mà phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xữ lý vi phạm. Đây là vấn đề khó khăn cho cơ quan kiểm tra, kính đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan xem xét. Xin cảm ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo Quyết định 117/2008/QĐ-BNN, cơ quan kiểm tra hoàn toàn có đủ thẩm quyền để xử lý cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện VSAT thực phẩm (theo khoản 1 Điều 17 Quyết định 117) bằng việc ra quyết định chỉ hiệu lực công nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATVS thực phẩm và tạm thời đình chỉ việc sử dụng mã số công nhận được cấp. Theo Quyết định 118/2008/QĐ-BNN, cơ quan kiểm tra công nhận đồng thời được giao nhiệm vụ là cơ quan chứng nhận chất lượng, ATTP đối với hàng hóa thủy sản, do vậy có thể áp dụng các biện pháp xử lý đối với các lô hàng của các cơ sở không đảm bảo ATVS thực phẩm. Đối với một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cơ quan kiểm tra công nhận có trách nhiệm gửi văn bản thông báo tới Sở Kế hoạch - Đầu tư để xem xét việc thu hồi giấychứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở sản xuất-kinh doanh.

Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ liên quan rà soát lại các nội dung của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có Nghị định 59 /2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủy sản, Nghị 128/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản để đề xuất các nội dung cần sửa đổi. Trong quá trình soát xét, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi.

Ngoài ra Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức hướng dẫn xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng, ATVS thực phẩm các cấp để triển khai thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

________________________________________

Họ tên: Tran Hoang Yen

Địa chỉ: 25 Ly Thai To, Hoan Kiem

Email: hoangyen208@yahoo.com

Kính thưa Bộ trưởng, hiện đang có một số ý kiến cho rằng cần phát triển bauxite hơn là phát triển cây công nghiệp và cho rằng bauxite có lợi hơn sản phẩm nông nghiệp (chè, cà phê, điều, cao su) vì giá của sản phẩm nông nghiệp rất biến động. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến của Bộ về vấn đề này?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Việc phát triển bauxite phải cân nhắc tới lợi ích tổng thể cả về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng dự án cụ thể. Nếu có lợi hơn cho đất nước thì đề nghị nên ủng hộ.

________________________________________

Họ tên: So Nong nghiep va PTNT

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 5 công ty lâm nghiệp được chuyển đổi từ lâm trường, xong các công ty lâm nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thế các công ty không thể vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh rừng. Kinh phí giao đất cho các công ty theo dự toán của sở Tài nguyên - Môi trường khoảng 8 tỷ đồng, trong khi Bắc Giang là một tỉnh nghèo không có nguồn kinh phí này. Để tháo gỡ khó khăn trên. Đề nghị Bộ có biện pháp nào để các công ty lâm nghiệp được vay vốn trong khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề nghị cơ quan thẩm quyền cho phép đơn vị được thế chấp tài sản rừng trồng để vay vốn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Kinh phí đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty lâm nghiệp của tỉnh, nếu tỉnh Bắc Giang không cân đối được thì Sở Nông nghiệp PTNT báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính giải quyết sớm, tạo điều kiện cho các công ty lâm nghiệp có điều kiện thế chấp để vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Bộ Nông nghiệp PTNT sẽ báo cáo Thủ tướng và Bộ Tài chính xem xét xử lý kinh phí hỗ trợ khi có văn bản đề nghị của UBND tỉnh.

Riêng rừng trồng hiện nay chưa có văn bản quy định được phép thế chấp.

Bộ NN và PTNT xin trân trọng cám ơn

________________________________________

Họ tên: khuông Mạnh Hùng

Địa chỉ: Tổ 7 Lương Châu - Sông Công - Thái Nguyên

Email: khuonghungsc@yahoo.com

Tôi có kế hoạch và đã lập dự án làm trang trại chăn nuôi các loại gia súc và vật nuôi theo hướng tự nhiên, cung cấp cho thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch. Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và theo sát các mô hình trang trại trên cả nước. Tôi đang gặp khó khăn sau: Vậy xin Bộ cho biết : Với cơ sở bước đầu thực hiện kinh tế trang trại tôi được hỗ trợ gì không? Hiện nay có nguồn đầu tư , các quỹ hỗ trợ từ trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ để tôi thực hiện được không. Yêu cầu của các quỹ đó và các nguồn khác có thể? Nếu Ngân hàng Agribank giải quyết được thì tối đa tôi có thể vay được là bao nhiêu % của dự án? Tôi Xin chân thành cảm ơn !

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1.Bảo tồn giống vật nuôi bản địa là một trong những hướng được ưa tiên phát triển.Việc phát triển giống bản địa gắn với việc cung ứng sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường đượ Bộ NN&PTNT hoan nghênh. Trên thê giới người ta gọi hường chăn nuôi này là chăn nuôi hữa cơ. Tất nhiên doanh nghiệp phải lập dự án và dự án phải được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở dự án được phê duyệt doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như vay vốn và vay vốn lãi suất giảm 4%, chính sách giảm hoặc miễn thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập....

2.Chính sách để khuyến khích phát triển chăn nuôi giống này nằm trong các chính sách phát triển chăn nuôi nói chung đề nghị doanh nghiệp tham khảo theo các tài liệu sau đây để quyết định các hướng đầu tư của mình;

2.1.Nhà nước có nghị Quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về trang trại;

2.2.Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006 NĐ - CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị dịnh hướng dẫn thi hành Luật đất đai

2.3.Nghị định 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2203 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003 QH 11 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

2.4. Luật đầu tư năm 2005 và nghị định 108/2008/NĐ - CP ngày 22/4/2208 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư năm 2005

2.5. Quyết định số 17/QĐ - TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 225/1999/ QĐ - TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống cây trồng và giống, giống cây lâm nghiệp giai đoan 2001-2010

2.6.Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010;

2.7. Quyết định số 166 /2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010;

2.8. Quyết định số 394 /QĐ - TTg ngày 13/3/2006 của TTg Cính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;

2.9. Quyết định số 10 /2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của TTg Cính phủ về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

2.10. Một số chính sách khác: tăng giảm thuế vừa thực hiện theo lộ trình cam kết WTO vừa khuyến khích phát triển chăn nuôi trong nước góp phần ổn định an sinh xã hội

3. Doanh nghiệp liên hệ với Viện Chăn nuôi để được hướng dẫn và tham gia vào chương trình quỹ gien vật nuôi

Địa chỉ Viện chăn nuôi Thuỵ Phương, Chèm, Từ Liêm, Hà Nôi ĐT.04 3.838.9267/ 0913215804 - wepsite www.vcn.vnn.vn

Họ tên: Hoang Tien Cuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNTQuang Binh

Email: htcuongqb@yahoo.com.vn

Kính đề nghị Bộ trả lời:Hiện nay có nhiều người đã cống hiến lâu năm cho HTX. Nguyện vọng của họ là được hướng các chế độ BHXH khi đủ tuổi nghĩ hưu. để tạo điều kiện cho các đối tượng trên đề nghị Bộ thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có hướng dẫn cho họ được truy nộp BHXH bắt buộc tính từ thời điểm 1/1/1997 thời điểm luật HTX có hiệu lực thi hành. Xin cám ơn!



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương