Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Ngành nghề: Kinh doanh và chế biến nông lâm sản, được biết trong thời gian tới Bộ NN&PTNT có xuất khẩu nhãn Hưng Yên và một số sản phẩm nông sản xang MỸ .Tôi muốn hỏi bộ trưởng một số câu hỏi sau:

1. Đều kiện cần và đủ để 1 DN xuất khẩu nông sản là cần làm những gì ?

2. Mọi thủ tục để xuất khẩu được nông sản sang Mỹ gồm những thủ tục gì ?

3.Bộ có cơ chế gì để hỗ trợ doanh nghiệp khi nông sản Việt Nam đang dư cung cũng như chất lương nông sản của ta chưa được cao cho lắm ví dụ như Nhãn Hưng Yên ?

4.Tuổi trẻ Việt Nam rất năng động sáng tạo và nhậy bén . Bộ trưởng suy nghĩ gì khi tuổi trẻ Việt Nam rất mong muốn đem nông sản của nước ta xang nước ngoài để bán, trong khi đó chưa bao giờ chúng ta có những buổi xúc tiến thương mại mang tàm cỡ quốc tế mà tuổi trẻ của nước ta tham gia để chào bán.?Rất mong câu trả lời của bộ trưởng. HUNGHYTC2@Yahoo.com
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Câu hỏi: Điều kiện cần và đủ để 1 Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần làm là những gì?

Trả lời: Để xuất khẩu nông sản, trước hết Doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các quy định về xuất khẩu trong Luật thương mại.

Về lĩnh vực chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản, tại Điều 13, 14, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người xuất khẩu, cụ thể: “Người xuất khẩu hàng hoá phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan. Và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất”

Ngoài ra, tại Điều 13 (về kiểm tra điều kiện VSATTP xuất khẩu), Nghị định 163 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh VSATTP, qui định “các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu phải đảm bảo ATVSTP theo qui định của nước nhập khẩu”.

Do vậy, Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tuân thủ theo các qui định của từng nước nhập khẩu.


2. Câu hỏi: Mọi thủ tục để xuất khẩu được nông sản sang Mỹ gồm những thủ tục gì?

Trả lời:


Tại Mỹ, Cơ quan Thú y và thực vật (Animal and Plant Health Inspection Service – APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp (USDA) kiểm soát các loại rau và trái cây nhập khẩu vào Mỹ. Để xuất khẩu được các loại rau và trái cây sang Mỹ, doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ website của APHIS ( (http://www.aphis.usda.gov/import_export/plants/plant_imports/quarantine_56/favir.shtml) để được hướng dẫn cụ thể về các thủ tục và yêu cầu cần thiết.
Đối với 02 câu hỏi nêu trên, Quý công ty có thể liên hệ trực tiếp với Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) hoặc Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để được hướng dẫn cụ thể thêm về các thủ tục xuất khẩu.
3. Câu hỏi: Bộ có cơ chế gì để hỗ trợ doanh nghiệp khi nông sản Việt Nam đang dư cũng như chất lượng nông sản của ta chưa được cao (VD: Nhãn Hưng Yên).

Trả lời:

Quán triệt ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, đảm bảo ATVS thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng xây dựng các cơ chế chính sách và chỉ đạo triển khai các biện pháp tăng cường kiểm soát, từng bước cải thiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng nông sản là triển khai áp dụng các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè; Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong và các Quy chế chứng nhận tương ứng. Bộ cũng đã ban hành và hiện đang tích cực triển khai Đề án kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với rau, chè, quả và thịt giai đoạn 2009 – 2015 và Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm sản đến năm 2015.
Song song với việc triển khai xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, Bộ NN&PTNT đã kết hợp tổ chức hàng loạt các khóa đào tạo, tập huấn kiến thức về ATVSTP và hỗ trợ thực hành sản xuất tốt cho các Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng, cơ quan địa phương, doanh nghiệp. Bộ cũng thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về VSATTP; nâng cao nhận thức về các qui định về sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt an toàn đối với người sản xuất, cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các Sở NN&PTNT đã phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương tuyên truyền khá thường xuyên về công tác đảm bảo ATVSTP, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, các mô hình sản xuất rau, quả, chè, quy trình chăn nuôi an toàn.
Ngày 30/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015, theo đó:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, triển khai phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn; bố trí kinh phí và thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau, quả, chè an toàn

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn điều kiện, tổ chức, hoạt động của các tổ chức chứng nhận sản xuất rau, quả, chè an toàn theo VietGAP; giám sát chất lượng, ATVSTP rau, quả, chè an toàn trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ,..; bố trí kinh phí, thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, qua, chè an toàn.

- Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ bổ sung lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn vào Danh mục lĩnh vực được hưởng ưu đãi về đầu tư


Với tỉnh Hưng Yên, trong năm 2008, Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ Hiệp hội nhãn lồng Hưng Yên đào tạo, tập huấn cho nông dân xây dựng 13ha sản xuất nhãn an toàn tại phường Hồng Lam và phường Lam Sơn, tỉnh Hưng Yên.
Câu 4: Tuổi trẻ Việt Nam rất năng động, sáng tạo và nhạy bén. Bộ trưởng có suy nghĩ gì khi tuổi trẻ Việt Nam rất mong muốn đem nông sản nước ta ra nước ngoài để bán, trong khi đó chưa bao giờ chúng ta có những buổi xúc tiến thương mại mang tầm cỡ quốc tế mà tuổi trẻ nước ta tham gia để chào bán.
Trả lời:

Bộ hoan nghênh và rất ủng hộ việc các ngành các cấp chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp nước ta ra thị trường thế giới.

Trong khuôn khổ các hoạt động XTTM của ngành sắp tới, Bộ sẽ có văn bản đề nghị các tổ chức Thanh niên, mời các doanh nghiệp liên quan tham gia các hội chợ, triển lãm và sự kiện quảng bá hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam ra nước ngoài.
.

________________________________________

Họ tên: So Nong nghiep va PTNT

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Hiện nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả chế biến cho xuất khẩu ở tỉnh và miền Bắc vẫn chưa có những đầu mối để quy tụ cũng như việc cung cấp thông tin hướng dẫn các doanh nghiệp dẫn đến mạnh ai người ấy làm, tình trạng cạnh tranh nhau không lành mạnh cả trong sản xuất và tiêu thụ đã tạo cơ hội cho các khách hàng nhập khẩu đều ép giá, ép cấp các đơn vị trong nước. Hậu quả là doanh nghiệp và nông dân đều thua thiệt. Vì vậy, đề nghị Nhà nước cần đứng ra tổ chức các hiệp hội để giải quyết tình trạng trên.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiệp hội Trái cây Việt Nam được Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập theo Quyết định số 10/2001/QĐ-BTCCCBCP ngày 22 tháng 3 năm 2001.

Ngày 18 tháng 10 năm 2007 Hiệp hội Trái cây Việt Nam được đổi tên thành Hiệp hội rau quả Việt Nam theo Quyết định số 1289/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Đến nay Hiệp hội rau quả Việt Nam đã có gần 100 hội viên trên toàn quốc.

Nếu đơn vị, cá nhân có nhu cầu tham gia Hiệp hội Rau quả Việt Nam xin liên hệ với Văn phòng Hiệp hội tại địa chỉ:

24 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: 08. 39330665 Fax: 08. 39330664

Email: vinafruit@hcm.vnn.vn

Website: http://www.vinafruit

Để có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp tại địa phương thì có thể liên hệ với Hiệp hội để thành lập Chi hội.

________________________________________

Họ tên: So Nong nghiep va PTNT

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Chế biến rau quả xuất khẩu là ngành hàng nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, nó đòi hỏi ngày một nâng cao. Do nhu cầu của chất lượng cuộc sống. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như các tỉnh miền bắc đang phát triển các cơ sở chế biến một cách tự phát với tốc độ tương đối lớn. Đi đôi với việc phát triển nhanh các cơ sở chế biến thì đồng nghĩa với việc chất lượng của sản phẩm không đồng đều, thậm chí còn không đủ tiêu chuẩn về chất lượng xuất khẩu cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu cứ tiếp tục sẽ có nguy cơ mất thị trường và ảnh hưởng đến thu nhập. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị cần phải có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế biến rau quả. Căn cứ vào đó để cho địa phương phê duyệt các dự án đầu tư cho lĩnh vực này.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Chế biến- Thương mại NLS & nghề muối chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng NLTS và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia "Cơ sở chế biến rau quả- điều kiện đảm bảo VSATTP". Dự thảo này đã được Hội đồng khoa học công nghệ của Bộ thẩm định và hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi, nhằm hoàn thiện trước khi chuyển sang Bộ KHCN thẩm định theo đúng quy trình xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia- Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

________________________________________

Họ tên: Lê Quốc Việt

Địa chỉ: Thị xã Thủ Dầu một

Email: leviet06@gmail.com

Câu hỏi 2: Tôi là một đơn vị tư vấn, có chức năng lập các dự án, trong đó tôi có thực hiện việc lập qui hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi; Trong phần đơn giá lập qui hoạch trước đây chỉ bao gồm: Chi phí qui hoạch tổng thể ngành chăn nuôi, QH các khu vực khuyến khích chăn nuôi, QH điểm giết mổ Nhưng hiện nay theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 có qui định rõ “dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung” phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM); và đơn vị phải thực hiện theo Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đơn vị thực hiện theo Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/0/2007 cộng với phần trăm trượt giá không nói đến chi phí cho việc lập báo cáo (ĐTM), như vậy sẽ không đủ kinh phí cho việc lập chi phí của dự án; đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT có ý kiến bổ sung thêm phần chi phí cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể để đơn vị thực hiện lập QH cho các địa phương được thuận lợi.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đề nghị doanh nghiệp làm việc cụ thể với các cơ quan hữa quan chịu trách nhiệm về vẫn đề này tại địa phương. Ví dụ như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên môi trường

Họ tên: Lê Quốc Việt

Địa chỉ: Thị xã Thủ Dầu một

Email: leviet06@gmail.com

Câu hỏi 1: Tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Tôi là một doanh nghiệp, hiện đang sản xuất chăn nuôi với qui mô trang trại. Tại khoản 1, mục II, điều 1 có quy định chăn nuôi phải theo phương thức trang trại công nghiệp, phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm,… Và khoản 1, mục VI và khoản 1, mục V, điều 1 có qui định chăn nuôi phải nằm trong qui hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, để sản xuất chăn nuôi nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp & PTNT, tôi muốn biết khi vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tôi được hưởng những chính sách, chế độ gì; và hiện nay Bộ đã có ban hành chính sách, chế độ này hay chưa?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Quyết định số 10/2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Chiến lược này định hướng cho ngành chăn nuôi phát triển nhanh theo hình thức trang trại và công nghiệp, để phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp bền vững việc quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi tạo điều kiện giao đất lâu dài ổn định cho người chăn nuôi được đặt lên vị trí hàng đầu.Quy hoạch đất cụ thể cho chăn nuôi tuỳ thuộc vào điêù kiện khả năng đât đai của từng vùng, từng địa phương.Việc quy hoạch này chính quyền địa phương các cấp chụi trách nhiệm. Chính sách chế độ của các doanh nghiệp trong vùng quy hoạch để phát triển chăn nuôi được hưởng theo chính sách chung của Đảng và nhà nước và chính sách riêng cụ thể của từng địa phương.Doanh nghiệp có thể tham khảo một số chính sách chung phát triển chăn nuôi sau đây.

1.Nhà nước có nghị Quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về trang trại;

2.Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006 NĐ - CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị dịnh hướng dẫn thi hành Luật đất đai

3.Nghị định 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2203 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003 QH 11 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

4. Luật đầu tư năm 2005 và nghị định 108/2008/NĐ - CP ngày 22/4/2208 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư năm 2005

5. Quyết định số 17/QĐ - TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 225/1999/ QĐ - TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống cây trồng và giống, giống cây lâm nghiệp giai đoan 2001-2010

6.Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010;

7. Quyết định số 166 /2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010;

8. Quyết định số 394 /QĐ - TTg ngày 13/3/2006 của TTg Cính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;

9. Quyết định số 10 /2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của TTg Cính phủ về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

10. Một số chính sách khác: tăng giảm thuế vừa thực hiện theo lộ trình cam kết WTO vừa khuyến khích phát triển chăn nuôi trong nước góp phần ổn định an sinh xã hội ./.

________________________________________

Họ tên: thanh Son

Địa chỉ: Le Hong Phong

Email: vu_fimex@yahoo.com.vn

Kinh gởi: Bộ trưởng Hiện nay Chính phủ Nhật đã kiểm tra kháng sinh Sulfamethoxazole từ các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam các sản phẩm có thành phần Sulfamethoxazole được bán rộng rãi trên thị trường. Vậy xin hỏi Bộ NN &PTNN có biện pháp nào để kiểm soát dư lượng kháng sinh này trong sản phẩm để giúp cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản không bị trả hàng về?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo quy định của nhiều quốc gia khác như EU, Mỹ, Canada,., và Việt Nam (Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ NN&PTNT) thì Sulfamethoxazol là kháng sinh hạn chế sử dụng (có giới hạn tối đa cho phép) để sản xuất thuốc thú y sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ;

Từ năm 1999 đến nay, Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai Chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi, góp phần giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các mối nguy kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng (trong đó đã bao gồm cả Sulfamethoxazole) trong thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng, tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp do có lô hàng bị trả về.
Đồng thời Cục QLCL đã và đang phối hợp với Cục NTTS, Cục TY triển khai nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, phổ biến cho người sản xuất kinh doanh thủy sản các kiến thức về việc sử dụng hóa chất kháng sinh đúng quy định trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản; phối hợp với các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, các Bộ ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm khi phát hiện các vi phạm trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản.

________________________________________

Họ tên: Công Ty Dịch Vụ Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu

Địa chỉ: 1007/34 Đường 30/4 Phường 11 TP. Vũng Tàu

Email: vungtaufishport@vnn.vn

Ngành thủy sản: chúng ta phải thành lập các hiệp hội thủy sản tại các địa phương bao gồm: hộ nuôi trồng, đơn vị thu mua, chế biến, nhà cung cấp giống, thức ăn thủy sản (không chỉ có những nhà chế biến trong hiệp hội như lâu nay). Hiệp hội này hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo cho bà con, nhất là hộ nuôi cá tra không bị lao đao như năm vừa qua. Nếu Bộ không tổ chức các tổ chức xã hội như thế này thì khi thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính rót tiền cho một thành phần nào đó trong các hiệp hội trên sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bản thân thành phần đó ( vừa rồi chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thu mua cá tra nhưng họ vẫn ép người nuôi cá về giá và thời gian thanh toán, thậm chí họ dùng tiền nhà nước hỗ trợ để mua bán thương mại hoặc đầu tư bất động sản. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến? Bộ trưởng có nhất trí với việc thành lập các hiệp hội trên? nếu không xin Bộ trưởng vui lòng giải thích vì sao không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đối với chuyên ngành thuỷ sản: Hiện nay đã có các Hội, Hiệp hội ngành thuỷ sản hoạt động tích cực và hiệu quả, ví dụ: Hội nghề cá Việt Nam (VINAFISH) và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).

Hai tổ chức Hội/ Hiệp hội này trong thời gian qua đã hoạt động rất tích cực trên địa bàn cả nước, góp phần không nhỏ vào phát triển năng suất, chất lượng sản phẩm ngành thủy sản, đồng thời làm tốt vai trò bảo vệ các nhà doanh nghiệp hoạt động ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tháng 11/2008, Bộ đã ra Quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, gửi Bộ Nội vụ làm cơ sở cho việc đề nghị thành lập Hội.

________________________________________

Họ tên: Trần Việt Dũng

Địa chỉ: Hà nội

Email: dungviettran@gmail.com

Câu hỏi về liên kết doanh nghiệp và nông dân: Liệu Nông nghiệp Việt nam đã có hợp tác công bằng giữa sản xuất và thương mại? Rõ ràng là nông dân Việt nam hiện nay phản ứng nhanh nhạy với tín hiệu thị trường và có dấu hiệu khủng hoảng thừa (rau, cá basa, vải thiều Lục ngạn.....). Tuy vậy khi giá cả nông sản xuống thấp, thông thường người nông dân chịu thua thiệt hơn là tầng lớp buôn bán trung gian. Ví dụ nông dân ngoại thành bán 200-500d/kg bắp cải trong khi đó giá đến người tiêu dùng vẫn là 5000d/kg? Giải pháp nào vấn đề này? xin Bộ trưởng cho biết? Cảm ơn Bộ trưởng và ban biên tập

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định sô 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Đây là một cơ chế chính sách nhằm tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thúc đẩy sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường.

Để giải quyết vấn đề một cách căn cơ, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các việc như sau:

- Tiến hành tổng kết việc thực hiện quyết định 80 của Chính phủ; trên cơ sở đó sẽ đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách nhằm làm tốt việc tiêu thụ nông sản hàng hóa cho bà con nông dân

- Xây dựng đề án phát triển thương mại nông lâm thủy sản đến năm 2020; trong đó có các giải pháp liên quan đến tổ chức thị trường, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại và thông tin về thị trường... Các giải pháp đó sẽ góp phần làm cho thị trường hàng hóa NLTS của VN phát triển minh bạch hơn, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của người nông dân.

________________________________________

Họ tên: Tung Linh

Địa chỉ: Hanoi

Email: tungalinh_2008@gmail.com

Bộ Nông nghiệp và PTNT là một Bộ lớn, quản lý nhiều lĩnh vực nhưng tôi không thấy có các Tổng Cục để quản lý những lĩnh vực chuyên ngành, làm ơn cho hỏi với cách quản lý như hiện nay có hiệu quả hơn là thành lập các Tổng Cục chuyên ngành không? và có thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tìm kiếm thông tin và hoạt động không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

- Ngày 03/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong tháng 01/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành toàn bộ các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước có tên trong Nghị định số 01/2008/NĐ-CP.

Ngày 15/5/2008, Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Nội vụ ban hành Thông tư số 61/2008/TTLT-BNN-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tới nay đã có 43/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn của địa phương.

Sau một năm thực hiện Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiên nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả việc triển khai hoàn thiện tổ chức của Bộ, Ngành. Với cơ cấu tổ chức hợp lý theo Nghị định số 01, Bộ đã tăng cường chỉ đạo điều hành sản xuất có hiệu quả. Năm 2008, nông nghiệp cả nước “được mùa” trên tất cả các lĩnh vực sản xuất Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thuỷ sản và Thuỷ lợi. Những kết quả đạt được là rất quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống của nông dân, nông thôn được phát triển toàn diện hơn.

- Chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5909/VPCP-TCCV ngày 09/9/2008, văn bản số 7085/VPCP-TCCV ngày 22/10/2008 của Văn phòng Chính phủ Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thành lập Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thuỷ sản và Tổng cục Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 13/3/2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án kiện toàn tổ chức ngành và thành lập Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thuỷ sản, Tổng cục Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề án đề cập vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và đánh giá khách quan về hiệu quả của mô hình tổ chức hiện tại, có xem xét toàn diện, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp của hệ thống tổ chức ngành ở địa phương, các Bộ, ngành Trung ương và hội nhập quốc tế nên cần có thời gian và bước đi thích hợp.

- Về ý kiến có thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tìm kiếm thông tin và hoạt động không?

Vấn đề này, được quy định tại điều 9 của Nghị định số 178/2007/N Đ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cụ thể về trách nhiệm của Bộ cụ thể như sau:

+ Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và đinh hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục chính quy định và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

+ Thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động.

+ Ban hành tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, xem xét khía cạnh tổng thể. Lâu dài việc kiện toàn hệ thống tổ chức ngành có thể mang lại kết quả nhất định cho quản lý chuyên ngành./.

Họ tên: Thuyminhhiep

Địa chỉ: Phước Long, Bình Phước



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương