Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang8/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27

Xin trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Dung

Địa chỉ: Phuong Thanh Xuan Quan 12

Email: nv.dunghcm@yahoo.com

Kinh gui Bo Truong! Hien nay, mot so benh tren dong vat chua co tieu chuan chan doan chinh thuc ( so voi tieu chuan chan doan Nganh da ban hanh), mot so tieu chuan chua duoc cap nhat so voi tieu chuan chan doan OIE, EU. Xin cho hoi Viet Nam khi nao se co bo tieu chuan chan doan tuong doi day du de cac co so o tinh thanh ap dung thong nhat ! Xin chan thanh cam on !

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Hiện nay, tiêu chuẩn ngành đối với một số bệnh động vật chưa được ban hành. Các quy trình chẩn đoán xét nghiệm đối với hầu hết các bệnh quan trọng sẽ được ban hành như những quy trình cơ sở để thực hiện tại các phòng thí nghiệm thuộc hệ thống phòng xét nghiệm chẩn đoán chuyên ngành thú y. Các quy trình cơ sở này đều được xây dựng có sự tham khảo các quy trình mới nhất của OIE, EU. Một số quy trình có thể cần phải được thay đổi, cập nhật định kỳ trên cơ sở sự biến đổi chủng vi sinh vật gây bệnh để đảm bảo độ nhạy, độ chính xác của xét nghiệm.

Thủ tục và quy trình thay đổi, bổ sung Tiêu chuẩn Ngành sẽ cần nhiều thời gian. Do vậy, một số quy trình có khả năng cần cập nhật thường xuyên, ví dụ quy trình chẩn đoán cúm gia cầm, sẽ vẫn được ban hành dưới hình thức quy trình cơ sở. Trong khi đó, các quy trình ổn định hơn sẽ được ban hành thành Tiêu chuẩn Ngành. Việc xây dựng bộ quy trình chẩn đoán các bệnh động vật và ban hành thành tiêu chuẩn ngành là hết sức cấp bách và cần thiết, Bộ Nông nghiệp sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương.

Xin chân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Đỗ Văn Hà

Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội

Email: comay51@ymail.com

Hợp đồng kinh tế sản xuất theo mô hình trang trại chăn nuôi, trồng trọt trước đây ký thời gian là 50 năm , sản xuất theo cơ chế tự chủ, cuối năm nộp 1 khoản nghĩa vụ cho Công ty, còn lại người lao động tự chủ sản xuất hoàn toàn. Vậy tôi xin hỏi hiện nay theo quy định của nhà nước có ký lại hợp đồng mới không, theo cơ chế nào, hợp đồng củ còn hiệu lực pháp lý không.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:

Nếu là Hợp đồng kinh tế về việc sử dụng đất giữa cá nhân với doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại, ký theo quy định của Nghị định số 01 năm 1995 thì có quy định thời hạn 50 năm.

Ngày 8/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định số 01 năm 1995 về khoán sử dụng đất sản xuất và đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp nhà nước. Từ ngày Nghị định số 135/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì các Hợp đồng đã ký theo Nghị định 01 không còn hiệu lực thi hành, hai bên phải bàn và ký lại hợp đồng mới hoặc thanh lý chấm dứt hợp đồng cũ (trên cơ sở đối tượng hợp đồng nhận khoán của Hợp đồng theo Nghị định 01 và của Nghị định 135 chiểu theo hướng dẫn thi hành tại Thông tư số 102/TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Đề nghị ông liên hệ trực tiếp với công ty, nơi đã ký hợp đồng trước đây để được hướng dẫn cụ thể./.

________________________________________

Họ tên: Phạm Tường Lân

Địa chỉ: Km 20, quốc lộ 9, Cam lộ.

Email: lanpham@talaco.com.vn

3.Gói kích cầu của chính phủ có thời hạn là vay từ 01/02/2009 về sau mới được hỗ trợ lãi suất, trong nông nghiệp cứ đến thời vụ là DN phải vay tiền để thu mua cho nông dân, có những vùng miền, loại sản phẩm vay trong quý 4/2008 hoặc đầu quý 1/2009, nay do khủng hoảng hàng hoá vẫn chưa tiêu thụ được (tồn kho), đề nghị bộ kiến nghị với cấp có thẩm quyền để những đối tượng này được hỗ trợ. 4.Sản phẩm nông nghiệp sạch là nhu cầu bức thiết, nhưng hiện làm chưa được bao nhiêu, có DN làm rồi nhưng gặp khó khăn khó duy trì được, với chức năng của bộ làm sao để sản xuất bền vững ra SP đó.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Việc hỗ trợ lãi xuất thực hiện theo quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 02/2009/TT-NHNN “ Qui định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất- kinh doanh”…. nên các khoản vay từ 1/2/2009 mới được lãi suất. Do tính thời vụ trong nông nghiệp, Bộ đã có công văn số 608/BNN-CB ngày 16/3 gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy kinh doanh, trong đó có đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ vốn trữ nông sản (lúa gạo, cà phê).

Họ tên: Ha Van Thiep

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Long An

Email: phongkehoachla@yahoo.com.vn

Kính thưa Bộ Trưởng! Long An đang có chính sách cơ giới hóa nông nghiệp hiệu quả, thiết thực đang được bà con nông dân phấn khởi hưởng ứng. Nhu cầu cơ giới hóa cho sản xuất và thu hoạch lúa của các tỉnh đồng bằng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Trong khi ngân sách tỉnh có hạn và mỗi tỉnh có cách làm khác nhau. Xin Bộ trưởng cho biết khi nào, thời gian nào Bộ đề xuất cho Chính phủ, khi nào, lúc nào Chính phủ có chính sách cụ thể về cơ giới hóa, trước hết là cơ giới hóa cho khâu thu hoạch lúa để giúp bà con nông dân hạ giá thành sản phẩm, chống thống thoát và giải quyết tình trạng lao động nông nghiệp ngày càng khan hiếm.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đến nay, đã có 32 tỉnh trên cả nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ lãi suất và vốn vay cho nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng nguồn ngân sách của địa phương, riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có 9/13 tỉnh. Trên cơ sở tống hợp của các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT có Tờ trình số 871/TTr-BNN-CB ngày 04/4/2008 trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cả nước, trên cơ sở tờ trình trên, Chính phủ đã có băn bản số 3465/VPCP-KTTH ngày 26/5/2008 giao Bộ Tài chính tiếp tục hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo và phối hợp với các bộ ngành triển khai xây dựng đề án cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong quí I năm 2009. Trong đó tập trung chính sách khuyến khích phát triển cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp./.

________________________________________

Họ tên: Sở NN và PTNT Quảng Trị

Địa chỉ: 256Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị

Email: snnptntqt@gmai.com

Việc ổn định nguồn nguyên liệu cho các Nhà máy chế biến Nông, Lâm, Thuỷ Sản gặp khó khăn do mới có quy hoạch vùng nguyên liệu của từng Tỉnh nhưng chưa có quy hoạch liên vùng ( liên tỉnh ) như việc quy hoạch cây cafe ở vùng Tây Nguyên.... Vậy vấn đề này Bộ có ý kiến như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Căn cứ thực tế, tiềm năng của các địa phương và yêu cầu phát triển, Chính phủ đã có các quy hoạch tổng thể và cụ thể đối với từng ngành hàng (như Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đễn năm 2020; Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN ngày 02/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt qui hoạch phát triển ngành điều năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 phê duyệt qui hoạch phát triển ngành rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB ngày 26/8/2008 về phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê). Đối với một số ngành hàng (Mía đường, Điều, chè,…), công suất của các cơ sở chế biến đã vượt quá khả năng cung cấp của vùng nguyên liệu. Trong quy hoạch, Chính phủ cũng đã định hướng đến năm 2010 không xây dựng thêm cơ sở chế biến mới, chỉ tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cơ sở hiện có để tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.

________________________________________

Họ tên: Công Ty Dịch Vụ Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu

Địa chỉ: 1007/34 Đường 30/4 Phường 11 TP. Vũng Tàu

Email: vungtaufishport@vnn.vn

Chúng tôi xin nêu ví dụ cụ thể liên quan đến các câu vừa hỏi trên: về ngành nông nghiệp lâu nay chúng ta có tiềm năng sản xuất lúa nhưng bà con nông dân vẫn bị lao đao vì không có tổ chức nào hỗ trợ cho họ về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Theo chúng tôi cần phải thành lập các hiệp hội nông dân tại các địa phương, nhất là các vùng trọng điểm lúa của cả nước. Hiệp hội này sẽ bao gồm những người nông dân sản xuất lúa, những người sản xuất lúa giống, những người thu mua - chế biến và xuất khẩu gạo (chứ không phải chỉ có một thành phần là nông dân trong hội như lâu nay). Thông qua hiệp hội này sẽ điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Hiệp hội này như một pháp nhân để chính phủ và Bộ triển khai các chủ trương chính sách hỗ trợ về tài chính, thống kê sản lượng lúa gạo, thống nhất giá bán ra thị trường, v.v.. qua đó khắc phục được những tồn tại trong thời gian qua. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vần đề này?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Tổ chức Hội, Hiệp hội phi chính phủ hoạt động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là các tổ chức xã hội, nghề nghiệp được thành lập và hoạt động với nguyên tắc tự nguyện và tự quản. Theo quy định tại Nghị định 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũng như các Bộ chuyên ngành) quyết định việc công nhận Ban vận động thành lập Hội trên cơ sở xem xét đề nghị của các thành viên sáng lập (hay còn gọi là Ban trù bị thành lập Hội); Bộ Nội vụ là cơ quan Quyết định việc thành lập Hội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các Hội/ Hiệp hội chuyên ngành. Hiện nay, nhiều Hội/ Hiệp hội thuộc Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung, Ngành Thuỷ sản nói riêng đang hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển lớn mạnh của ngành ta. Bên cạnh đó, cũng còn một số Hội/ Hiệp hội hoạt động chưa thực sự hiệu quả, việc này, Lãnh đạo Bộ đã giao cho các Vụ, Cục chức năng nghiên cứu và đề xuất biện pháp tạo điều kiện và cùng tháo gỡ.

________________________________________

Họ tên: Công Ty Dịch Vụ Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu

Địa chỉ: 1007/34 Đường 30/4 Phường 11 TP. Vũng Tàu

Email: vungtaufishport@vnn.vn

Câu hỏi 1: Thưa Bộ Trưởng, để thực hiện các chủ trương, chính sách của Bộ nhằm phát triển một cách đồng bộ và bền vững ngành nông nghiệp và thủy sản cả nước, xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã thành lập hoặc có chủ trương sẽ thành lập các tổ chức xã hội như là một trong các bước đi cụ thể nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển ngành hay không? Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản trong thời gian tới? Câu hỏi 2: Theo chúng tôi, muốn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Bộ trong quá trình phát triển ngành, điều đầu tiên là Bộ phải quan tâm đến việc thành lập các tổ chức xã hội phù hợp để góp phần thực hiện và phát huy tác dụng các chủ trương, chính sách đã đề ra. Nếu không có các tổ chức xã hội phù hợp, hoạt động hiệu quả thì liệu các chủ trương, chính sách của Bộ khi đi vào thực tế sẽ mang tính khả thi, xin Bộ trưởng vui lòng cho biết ý kiến về vần đề này?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Tổ chức Hội, Hiệp hội phi chính phủ hoạt động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là các tổ chức xã hội, nghề nghiệp được thành lập và hoạt động với nguyên tắc tự nguyện và tự quản. Theo quy định tại Nghị định 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũng như các Bộ chuyên ngành) quyết định việc công nhận Ban vận động thành lập Hội trên cơ sở xem xét đề nghị của các thành viên sáng lập (hay còn gọi là Ban trù bị thành lập Hội); Bộ Nội vụ là cơ quan Quyết định việc thành lập Hội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các Hội/ Hiệp hội chuyên ngành. Hiện nay, nhiều Hội/ Hiệp hội thuộc Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, ngành Thuỷ sản nói riêng đang hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển lớn mạnh của ngành ta. Bên cạnh đó, cũng còn một số Hội/ Hiệp hội hoạt động chưa thực sự hiệu quả, việc này, Lãnh đạo Bộ đã giao cho các Vụ, Cục chức năng nghiên cứu và đề xuất biện pháp tạo điều kiện và cùng tháo gỡ.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Long

Địa chỉ: Thong Nhat, Dong Nai

Email: nguyenlong@yahoo.com

Kinh gui Bo Truong, Toi o Dong Nai kinh doanh ve giet mo cho, vua qua co quan y te co kiem tra diem kinh doanh an uong va co yeu cau toi khi kinh doanh san pham thi cho thi phai co kiem tra cua co quan thu y. Tuy nhien, qua lien he voi co quan thu y dia phuong thi duoc biet hien nay Bo chua co qui dinh huong dan ve giet mo, kinh doanhh cho meo. Nhu vay toi phai lam sao de co quan y te khong nhac nho va xu phat. Cam on Bo truong

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

- Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm động vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ và chưa thấy có một nước nào ban hành quy trình kiểm soát giết mổ chó, mèo để lấy thịt làm thực phẩm cho con người.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi văn bản lấy ý kiến góp ý của nhiều tổ chức liên quan về việc giết mổ chó để làm thực phẩm cho con người và đã nhận được thông tin như sau:

+ Các Tổ chức Bảo vệ động vật hoàn toàn không ủng hộ việc ban hành quy trình kiểm soát giết mổ chó, mèo để lấy thịt làm thực phẩm cho con người, vì vi phạm các tôn chỉ và quy định cơ bản về bảo vệ động vật nuôi trong nhà.

+ Hiện nay chưa có một quốc gia nào ban hành quy định về việc giết mổ chó, mèo.

+ Nhiều nước phát triển trên thế giới và một số nước trong khu vực đã cấm buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, lông chó, mèo từ lâu.

Với những lý do nêu trên, hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa thể ban hành quy định về kiểm soát giết mổ chó, mèo.

Để đảm bảo việc kinh doanh thịt chó của Ông/bà, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y chỉ đạo Chi cục Thú y Đồng Nai giải quyết theo đề nghị của ông(bà)

Xin chân thành cảm ơn.

Họ tên: trần thanh tâm

Địa chỉ: Quận Tân Bình, Tp. HCM

Email: tttam1968@gmail.com

Tôi đọc báo được biết tỉnh Sóc Trăng có tiếng là nơi nghiên cứu chọn ra rất nhiều giống lúa thơm, không biết họ có thiết bị gì mà sao họ thành công quá, giống lúa Đỏ của họ chứa sắt rất cao, tôi còn nghe nói không thua lúa chuyển gen, mua ở hội chợ Sức khỏe người tiêu dùng ăn thử thì thấy ngon lắm; không biết Bộ Trưởng có khen họ không chứ riêng tôi thì thương họ quá. Giống lúa đã có rồi, xin hỏi Bộ trưởng có chính sách hay kế hoạch phát triển những giống lúa này không, chúng ta cần nâng cao giá trị gạo xuất khẩu và có kế hoạch gì để bảo hộ lúa Đỏ không? Nếu không thì chắc chắn chúng ta sẽ bị lấy mất. Đồng thời ở Việt Nam có công ty nào chuyên doanh về gạo thơm xuất khẩu không sao tôi không nghe nói, ở Thái Lan thì quá nhiều. Xin cảm ơn bộ trưởng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Ông Hồ Quang Cua PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng và cán bộ kỹ thuật của tỉnh đã sử dụng các giống địa phương và các giống nhập nội tạo ra một số giống lúa thơm như ST3, ST5, ST10... có chất lượng gạo tốt, hiện đang được gieo trồng tại tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa này được tạo ra bằng lai tạo, chọn lọc truyền thống, không phải là giống chuyển gen. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ khen thưởng tập thể và cá nhân trên.

Trong những năm vừa qua, Bộ chỉ đạo tăng cường diện tích các giống lúa chất lượng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các giống ST nói trên nhằm tăng tỷ lệ gạo thơm hạt dài trong xuất khẩu gạo ở nước ta. Ngoài ra, Bộ đang xây dựng Đề án Kho bảo quản khoảng 4 triệu tấn lúa gạo phục vụ xuất khẩu và dự trữ đảm bảo an ninh lương thực, chỉ đạo các địa phương quy vùng sản xuất lúa gạo hàng hoá tập trung gieo trồng cùng một giống, xây dựng các thương hiệu gạo Việt Nam.... nhằm tăng sức cạnh tranh cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nước ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ (Phần IV Quyền đối với giống cây trồng), tác giả các giống lúa mới có quyền đăng ký bảo hộ tại Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện nay đã có 20 giống đã được cấp bằng Bảo hộ và khoảng 80 giống khác đang đăng ký bảo hộ. Giống được cấp Bằng bảo hộ sẽ được bảo hộ trong nước và các nước khác trên thế giới có ký kết với nước ta về bảo hộ giống cây trồng.

________________________________________

Họ tên: Trần Việt Dũng

Địa chỉ: Hà nội

Email: dungviettran@gmail.com

Xin hỏi Bộ trưởng như sau hiện nay các sản phẩm chiến lược xuất khẩu ngành nông nghiệp của nước ta là : Gạo, Chè, Cà phê, Hồ tiêu, Cao su, Thủy sản phụ thuộc rất lớn vào giá cả, biến động trên thị trường thế giới. Các nước phát triển trên thế giới đều có các giải pháp tức thời và có hiệu quả khi biến động xảy ra. Liệu ngành Nông nghiệp của Việt nam đã có các giải pháp, phản ứng tức thời có hiệu quả?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bản chất của thị trường là luôn luôn biến động (chủ yếu theo quy luật cung cầu). Trong thời gian vừa qua, trước những biến động của thị trường thế giới Bộ NN&PTNT đã có những tham mưu kịp thời với Chính phủ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời chỉ đạo điều chỉnh sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù trong năm qua, giá cả, thị trường biến động rất lớn, nhưng các phản ứng của ta là rất kịp thời và đã có những hiệu quả nhất định, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu NLTS ở mức khá, đạt 16,5 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước.

________________________________________

Họ tên: Phạm Tường Lân

Địa chỉ: Km 20, quốc lộ 9, Cam lộ.

Email: lanpham@talaco.com.vn

Chúng tôi ở Công ty CP Nông sản Tân Lâm, tỉnh Quảng Trị. Nhân dịp Bộ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp trong nước, xin có mấy ý kiến như sau: 1.Hiện nay tình trạng cấp giấy phép tràn lan dẩn đến nhà máy chế biến nông sản có công suất lớn hơn nhiều lần quy mô vùng nguyên liệu, điều đó lãng phí nguồn lực xã hội nói chung và quan trọng hơn rất nguy hại cho việc phát triển bền vững ngành ( như đầu tư, kiểm soát chất lượng, xây dựng thương hiệu...). Xin cho biết kế hoạch của Bộ trong việc giải quyết vấn đề này để DN biết và hoạch định công việc của mình? 2.Hiện việc thực hiện Quyết định 80/2002 của CP còn gặp nhiều trở ngại, ngành nông nghiệp đã phát hiện ra nguyên nhân và có hoạt động gì để giúp các bên thực hiện tốt hơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Chính phủ đã có quy hoạch phát triển theo từng giai đoạn để định hướng phát triển ổn định đối với từng ngành hàng (như Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đễn năm 2020; Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN ngày 02/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt qui hoạch phát triển ngành điều năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 phê duyệt qui hoạch phát triển ngành rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020…). Trên cơ sở đó các tỉnh sẽ rà soát, quy hoạch cụ thể tại địa phương cho phù hợp với quy hoạch chung. Tuy vậy, quy hoạch chỉ là định hướng, các doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh theo luật pháp. Vì vậy, khi đầu tư kinh doanh đối với mỗi mặt hàng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu đủ thông tin để có quyết định hợp lý.

Đối với một số ngành hàng (Mía đường, Điều, chè,…), công suất của các cơ sở chế biến đã vượt quá khả năng cung cấp của vùng nguyên liệu. Trong quy hoạch, Chính phủ cũng đã định hướng đến năm 2010 không xây dựng thêm cơ sở chế biến mới, chỉ tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cơ sở hiện có để tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cho xây dựng và chuẩn bị ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở chế biến, chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm để tạo hành lang pháp lý chấn chỉnh sản xuất đối với từng ngành hàng

2. Việc thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, trong những năm qua đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp và nông dân tham gia. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn xuất hiện nhiều vấn đề hạn chế, trở ngại. Để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 25/200//CT-TTg ngày 25/8/2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các Bộ, ngành và địa phương để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp và nông dân quan tâm là chế tài khi thực hiện hợp đồng, tại điểm 5 Thủ tướng Chính phủ đã giao “Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn triển khai các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo hợp đồng và xây dựng chế tài xử lý vi phạm hợp đồng phù hợp với quy định của Luật Thương mại…”. Về các nội dung cụ thể khác xin tham khảo tại Chỉ thị trên.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Thành Hiếu

Địa chỉ: Kon Tum

Email: tckh82@yahoo.com.vn

Thưa Bộ trưởng. Qua thông tin trên mạng internet tôi đợc biết Bộ NN&PTNT đang soạn thảo để ban hành "Quy chế quản lý đầu tư XD công trình lâm sinh". Tôi muốn hỏi thông tin này có đúng không , nếu đúng thì khi nào Bộ sẽ ban hành. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Dự thảo văn bản này và dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào Quý II năm 2009.

Xin trân trọng cảm ơn !

________________________________________

Họ tên: tran khanh linh

Địa chỉ: dong ha- quang tri

Email: trkhlinh@gmail.com

hiện nay, các đơn vị sản xuất phân bón NPK chỉ cần được sở kế hoạch đầu tư cấp phép là có thể hoạt động được không cần có sự kiểm tra của ngành Nông nghiệp . mặc khác theo quy định mới hiện nay thì các đơn vị sản xuất tự chịu trách nhiệm về sản phẩm này nên rất khó cho sở NN trong việc quản lý . Vậy xin Bộ trưởng cho biết về vấn đề này. Xin cám ơn Bộ trưởng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón. Như vậy việc quản lý sản xuất phân bón sẽ thông qua hàng rào kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp quy định. Các Sở Nông nghiệp sẽ căn cứ vào nhũng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia để thực hiện việc quản lý. Nếu đơn vị nào không đáp ứng được những quy định sẽ bị đình chỉ sản xuất và bị xử phạt theo quy định.

Họ tên: TienQuy

Địa chỉ: 114/23 Tp kontum

Email: iuanhmai2004@yahoo.com.vn

Kính gửi Bộ NN, tôi có một câu hỏi liên quan đến chất lượng cà phê như sau: - xin cho biết thực trạng sản xuất , chế biến và chất lượng cà phê - và công tác quản lý chất lượng cà phê hiện nay như thê nào>?



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương