Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang12/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27

- Dưới mức xả nêu trên, việc cấp phép do UBND cấp tỉnh thực hiện sau khi được thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

2. Trước khi xả vào hệ thống công trình thủy lợi, nước thải phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định tại Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ TN & MT. Những chỉ tiêu cụ thể và mức độ quy định đề nghị tham khảo tại Quyết định nêu trên.

________________________________________

Họ tên: Giap van Vu

Địa chỉ: đường Xương Giang- P Trần Phú- TP Bắc Giang

Email: kiemlam_vt@bacgiang.gov.vn

- Xin bộ trưởng cho biết Chế độ phụ cấp thâm niên đối với lực lượng Kiểm lâm khi nào được thực hiện.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với Kiểm lâm quy định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006, theo quy định của pháp luật phải được Chính phủ quy định cụ thể. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ xem xét quy định về vấn đề này, tuy nhiên Chính phủ đã giao cho Bộ Nội Vụ nghiên cứu trình Chính phủ xem xét quyết định. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa hướng dẫn cụ thể được, ngay sau khi Chính phủ ban hành văn bản quy định về chính sách này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức triển khai kịp thời đến các đia phương và đơn vị có liên quan.

Trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Tiết Kim Chiêu

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre

Email: aquabentre@hcm.vnn.vn

Hiện nay có một doanh nghiệp xin được tỉnh giao 750ha đất(rừng và đất rừng) phòng hộ để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng. Do đây là vấn đề mới của tỉnh. Do vậy, xin hỏi: -Thẩm quyền do tỉnh hay Bộ quyết định. -Hình thức là giao đất hay cho thuê đất -Cách thức tiến hành như thế nào. Có cần chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:

Theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, việc cho tổ chức thuê rừng phòng hộ để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Không áp dụng hình thức giao rừng phòng hộ để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng.


Việc cho thuê rừng phòng hộ để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng không cần chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Trình tự, thủ tục cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. Để biết thêm chi tiết về thông tư này, đề nghị truy cập theo địa chỉ: htpt://www.mard.gov.vn (mục văn bản pháp luật).
Xin trân thành cám ơn./.

Họ tên: Nguyễn Phi Long

Địa chỉ: 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3

Email: npnplong@yahoo.com

Kính gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát:

Trong cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ với hơn 100 Tập đoàn và TCT Nhà nướic tại Hà Nội vào ngày 26/12/2008 về việc tìm giải pháp chống suy giảm kinh tế và sử dụng gói kích cầu sao cho hiệu quả, ông Lê Quang Thung, TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN có kiến nghị được vay ưu đãi 1.500 tỉ đồng để mua dự trữ 100.000 tấn cao su của nông dân. Đây là việc làm thiết thực để hỗ trợ các hộ cao su tiểu điền trong việc tiêu thủ sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy triển khai cụ thể, trong khi cao su tiểu điền đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do giá cao su xuống thấp, nhiều hộ đã ngưng cạo do không tìm được đầu ra.

Vậy bộ trưởng có thể cho biết phiá Bộ có ý kiến gì về kiến nghị trên của Tập đoàn và Bộ đã có tác động như thế nào với Chính phủ để Tập đoàn được vay nguồn vốn này phục vụ cho việc thu mua cao su tiểu điền? Làm thế nào để không để xảy ra tình trạng, khi Tập đoàn nhận được tiền thì các hộ cao su tiểu điền đã bán hết sản phẩm với giá rẻ và bỏ mặc vườn cây?

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Kiến nghị của Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam về việc nhà nước hỗ trợ mua sản phầm hàng hoá của nông dân tạm trữ chờ xuất khẩu trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là mong đợi của của khác doanh nghiệp khác làm xuất khẩu. Bước đầu Bộ NN và PTNT đã có văn bản số 608/BNN-CB ngày 16/3/2009 gửi Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính Phủ có cơ chế hỗ trợ cho nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm như hỗ trợ đầu tư hệ thống phơi sấy, kho trữ và vốn trữ nông sản, …

Riêng đối với 100.000 tân mủ Cao su mua tạm trữ theo đề nghị của Tổng giám đốc Tập Đoàn. Bộ NN và PTNT nhất trí với chủ trương này và chỉ thực hiện khi giá bán thấp hơn giá thành. Khi đó Tập đoàn Công nghiệp Cao Su xây dựng phương án và làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại để thực hiện theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN và PTNT xin trân trọng cám ơn

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

HTXNN Ngọc An – Hoài Nhơn Bình Định Câu hỏi: Để củng cố xây dựng và phát triển HTX một cách bền vững, nhiều HTX đang thực hiện đa chức năng dịch vụ: chế biến hàng hóa phục vụ cho xã hội từ nguồn nguyên liệu nông sản thực phẩm ở địa phương; hiện nay đang thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu thực hiện đang phấn đấu từng giờ, từng ngày gắn liền với chủ trương khuyến khích của Nhà nước. Nhu cầu nhiều HTX hiện nay đang thiếu vốn đầu tư phát triển. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp hỗ trợ như thế nào để mục tiêu phấn đấu trên trở thành hiện thực.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay, nhu cầu vốn của các HTX NN để mua sắm máy móc thiết bị, tăng cường năng lực công trình thuỷ lợi, xây dựng công trình chế biến rất lớn, đặc biệt những HTX hoạt động có hiệu quả thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển càng lớn. Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư này, nhiều HTX đã năng động tìm cách tăng nguồn vốn đầu tư bằng cách huy động vốn góp xã viên có kế hoạch trung hạn và dài hạn để tạo vốn đầu tư từ lãi hoạt động….

Về phía Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Các HTX có thể vay vốn lãi suất thấp với các điều kiện ưu đãi từ quỹ này để tạo vốn đầu tư. Ngoài ra, một số địa phương đã trích ngân sách để hỗ trợ lãi suất cho các HTX vay vốn ngân hàng mua máy móc thiết bị như máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa, cơ sở chế biến… để giúp HTX nâng cao đáp ứng nhu cầu xã viên

Ngày 21/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản…. Riêng năm 2009, mức vốn bố trí là 4.000 tỷ đồng cho chương trình này. Các địa phương có thể sử dung nguồn vốn này để hỗ trợ HTX

Hiện nay, Bộ đang xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hoá trong NN (trình Thủ tướng Chính phủ); chính sách đối với các HTX khi vay vốn của ngân hàng, được hưỏng chính sách theo Quyết dịnh 131 về hỗ trợ lãi suất (giảm 4%)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí ./.

________________________________________

Họ tên: ducminh

Địa chỉ: dongnai

Email: ducminh1283@yahoo.com

Kinh goi: Bo Truong NN & PTNT Toi muon dau tu trong ngo (bap) xin Bo Truong cho biet la nen dau tu vao vung nao? thu tuc dau tu ra sao? Rat mong nha duoc su giai dap. Chan thanh cam on.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay diện tích trồng ngô của nước ta năm 2008 đạt khoảng 1,1 triệu ha. Các vùng trồng ngô lớn là Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu), Tây Nguyên (Đắc Lắc), Tây Bắc (Sơn La), các tỉnh Đông Bắc. Ông (bà) có thể liên hệ với các tỉnh để xác định vùng đầu tư trồng ngô và các tỉnh sẽ hướng dẫn cụ thể các thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.

________________________________________

Họ tên: Pham Quynh Tam

Địa chỉ: Nghệ An

Email:


Câu hỏi số 1: Vai trò, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trong việc triển khai Nghị quyết tam nông của Trung ương?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn sự quan tâm của bạn tới vị trí, vai trò của Vụ Pháp chế và vấn đề tam nông. Chúng tôi xin trả lời như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 17/11/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 ban hành Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Theo đó Vụ Pháp chế có nhiệm vụ:

+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện Đề án rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân gồm 17 lĩnh vực: Luật Đất đai, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Giống vật nuôi, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật , Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Luật Đê điều, Pháp lệnh về Phòng chống lụt bão, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thuỷ sản, Luật Tài nguyên nước, Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, Luật Thương mại. Đề án rà soát nhằm mục đích phát hiện những văn bản, quy định pháp luật lạc hậu, chồng chéo, còn thiếu; từ đó sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản QPPL liên quan đến thực hiện Nghị quyết tam nông.

+ Chủ trì xây dựng Luật Nông nghiệp. Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 329/QĐ-BNN-PC ngày 11/02/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng Luật Nông nghiệp và thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Nông nghiệp. Căn cứ vào Quyết định trên, dự kiến thời gian trình cấp có thẩm quyền vào tháng 5/2012.

+ Làm đầu mối tham mưu, tổ chức xây dựng các văn bản QPPL có nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân

+ Làm đầu mối tuyên truyền các văn bản QPPL có nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân; kiểm tra văn bản và kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL về nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại các địa phương


________________________________________

Họ tên: Đức Việt

Địa chỉ: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng sơn

Email: VPSoNongNghiepls@yahoo.com.vn

Bộ quy định cho các Sở NN&PTNT thêm chức năng nhiệm vụ công tác xúc tiến thương mại. Xin hỏi Bộ NN&PTNT cho biết: Hiện nay có Sở NN&PTNT nào làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản cho nông dân?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Vừa qua, các Sở NN&PTNT đã tích cực triển khai công tác XTTM. Một số Sở làm khá tốt là: Sở NN&PTNT Lào Cai, Hải Dương, Thanh Hóa, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Anh Giang...

Họ tên: tran quoc thanh

Địa chỉ: lo 7, khu cong nghiep dien nam dien ngoc quang nam

Email: sales@alphasea.net

Kính gởi Bộ trưởng Cao Đức Phát. 1) Nghị định 115 của Chính phủ quy định mức thu phí 8-10% giá trị sản lượng đối với nuôi cá bằng lồng bè là không hợp lý vì củng là nghề nông nghiệp khó có thể lãi trên 10%. 2) Đối với ao nuôi sử dụng nước từ hồ nhà nước thu 2500 đồng/m3 ( 25 triệu đồng/ha), đây là mức phí quá cao, vì củng là làm nông nghiêp nhưng trồng lúa thì nhà nước cho không nước tưới còn nuôi cá thì phải nộp phí quá cao. Xin bội trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này? Kính chào bộ trưởng

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT xin cám ơn bạn đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó quy định miễn thủy lợi phí cho cá nhân, hộ gia đình được giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối trong hạn mức đất nông nghiệp được giao.

Mức thu đối với nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thủy lợi, nuôi cá bè quy định trong Nghị định 115 không thay đổi so với quy định số 143 trước đây, và đã được thực hiện từ năm 2003.

2. Đối với mức thu để cấp nước nuôi trồng thủy sản quy định tại tiết 4, điểm d của điều 19, Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ bị nhầm do sai sót về đánh máy. Thực tế, mức thu chỉ là 250 đồng/m2 mặt thoáng. Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho đính chính vấn đề này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nói thêm bạn rõ, các cá nhân, hộ gia đình được giao đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản trong hạn mức đất theo quy định của Chính phủ được miễn thủy lợi phí. Mức thu quy định trong Nghị định 115 là để làm căn cứ xác định số thủy lợi phí cấp bù cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cấp nước.

________________________________________

Họ tên: Pham Quynh Tam

Địa chỉ: Nghệ An

Email:


Câu hỏi : Vai trò của Vụ PC trong việc tư vấn, hướng dẫn về những vấn đề pháp lý liên quan đến chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế, thì Vụ Pháp chế có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn về những vấn đề pháp lý liên quan đến chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thực tế thời gian qua, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Bộ về vấn đề trên, cụ thể như sau:

+ Tham gia ý kiến đối với văn bản xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

+ Tham mưu cho Bộ có ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể trong thời gian vừa qua, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ có công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết khiếu nại của một số Tổng công ty, như Tổng Công ty Dâu tầm tơ Việt Nam, Tổng công ty Vật tư nông nghiệp trong việc đấu giá quyền sử dụng đất khi công ty này kiến nghị, tranh chấp về pháp lý.

+ Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ khi có yêu cầu, theo quy định của pháp luật.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Thuy Van

Địa chỉ: Bac Ninh

Email:


Câu hỏi 1: Kể từ ngày 01/01/2009 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ ban hành văn bản dưới hình thức Thông tư, vậy những văn bản trước ban hành như các Quyết định, Chỉ thị có còn hiệu lực không? Những văn bản đấy có phải sửa lại hình thức văn bản không?

Câu hỏi 2: Theo tôi được biết, một số lĩnh vực quản lý của Bộ NN và PTNT có các văn bản Luật điều chỉnh như thủy sản có Luật thủy sản, lâm nghiệp có Luật bảo vệ và phát triển rừng, đê điều có Luật Đê điều, vậy lĩnh vực Nông nghiệp nói riêng (trong các lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ NN và PTNT) có cần ban hành một văn bản Luật riêng về nông nghiệp để điều chỉnh những vấn đề trên không? Nếu có thì dự kiến kế hoạch sẽ trình cơ quan có thẩm quyền là bao giờ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời câu hỏi 1:


Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN và PTNT xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo khoản 8 Điều 2 và Điều 16 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của Bộ trưởng là Thông tư. Đối với các văn bản QPPL trước đây của Bộ đã ban hành (Thông tư, Quyết định, Chỉ thị) vẫn có hiệu lực thi hành (cả về nội dung và hình thức)


Trả lời câu hỏi 2:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn bạn đã quan tâm tới lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 17/11/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 ban hành Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Theo Quyết định trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Vụ Pháp chế chủ trì xây dựng Luật Nông nghiệp. Đến nay, Vụ Pháp chế đã xây dựng và trình Bộ ký ban hành Quyết định số 329/QĐ-BNN-PC ngày 11/02/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng Luật Nông nghiệp và thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Nông nghiệp. Căn cứ vào Quyết định trên, dự kiến thời gian trình cấp có thẩm quyền vào tháng 5/2012.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Văn Hải

Địa chỉ: Tiền Giang

Email: duongvpvp@yahoo.com

Kính gửi Bộ Trưởng. Hiện nay, ngoài nhu cầu về thông tin chính sách, thông tin kỹ thuật, thì thông tin thị trường nông sản rất được bà con nông dân cũng như các Doanh nghiệp quan tâm theo dõi. Thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư 1 số dự án để cung cấp thông tin cho người dân như: Trung tâm Thông tin nông thôn cấp xã; dự án thông tin khuyến nông và thị trường... Các dự án này đã được triển khai và thu được một số kết quả ban đầu. Tuy vậy thời gian thực hiện các dự án này là quá ngắn (chỉ từ 2 - 3 năm). Đề nghị Bộ trưởng quan tâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục quan tâm đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo để hiệu quả của dự án được nhân rộng trong việc cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp. Xin cảm ơn và chúc sức khoẻ Bộ trưởng.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Nhận thức được thông tin có ý nghĩa quan trọng, Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai các chương trình, dự án với mục tiêu cung cấp thông tin về chính sách, kỹ thuật, khuyến nông, thị trường nông sản cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có các dự án mà bạn đề cập. Các dự án có thời gian ngắn là vì tập trung chủ yếu cho việc tổ chức hệ thống, xây dựng mô hình, phương pháp thu thập xử lý và cung cấp thông tin. Rất mừng là các dự án này đã bước đầu đem lại hiệu quả như bạn đã nhận xét. Việc duy trì, phát triển các hệ thống thông tin sau khi dự án kết thúc được Bộ giao các đơn vị chức năng của Bộ cùng các địa phương hưởng lợi thực hiện. Hiện nay, theo cam kết từ khi bắt đầu triển khai dự án, các địa phương hưởng lợi đã có kế hoạch duy trì hoạt động tại các địa phương. Về việc mở rộng các hệ thống thông tin trên ra các địa phương khác, như ý kiến của bạn, Bộ có chủ trương chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét và đánh giá toàn diện, trên cơ sở đó đề xuất kế hoạch đầu tư trong thời gian tới. Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Nguyen Hoang Tuan

Địa chỉ: 282 Le Van Sy- Tan Binh

Email: ssc-production@hcm.vnn.vn

Hiện nay các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển về nông nghiệp hơn Việt Nam như Afganistan, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan...đều đã ban hành Chính sách hạt giống quốc gia (National Seed Policy) và cả Luật về Hạt giống (Seed Law) - Về phương pháp luận mà nói thì phải có CHÍNH SÁCH trước, mới xây dựng CHIẾN LƯỢC, và xây dựng các ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH Như vậy, đến khi nào chúng ta mới xây dựng và ban hành được CHÍNH SÁCH, và CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HẠT GIỐNG QUỐC GIA có hệ thống, toàn diện, đồng bộ, nhất quán để theo kịp các nước trong khu vực ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay nước ta đã có Pháp lệnh Giống cây trồng, Luật Sở hữu trí tuệ (Phần IV Quyền đối với giống cây trồng) và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Về cơ bản, các văn bản QPPL về giống cây trồng của nước ta là đầy đủ và hội nhập với quốc tế. Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp do Danida tài trợ giai đoạn 2001-2006 đã phân tích về hiện trạng ngành giống và đề xuất nhiều giải pháp để từng bước xây dựng ngành công nghiệp hạt giống của nước ta phát triển theo hướng có hệ thống, toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay do khả năng đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp còn hạn chế nên cơ sở hạ tầng như hệ thống sấy, kho bảo quản, bao gói... còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Để từng bước giải quyết những hạn chế của ngành giống, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình giống giai đoạn I từ 2001-2005 và giai đoạn 2 là 2006-2010 và hiện nay, đang xây dựng Chương trình giống giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020. Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực giống cây trồng giai đoạn 2006-2010. Thông qua các Chương trình trên, các Viện nghiên cứu đã được đầu tư, nâng cấp và triển khai nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng mới, các cơ sở sản xuất, chế biến giống cây trồng cũng đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ làm giống,... Luật Sở hữu trí tuệ (Phần IV Quyền đối với giống cây trồng) cũng đang được Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong năm 2009 cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế... Với những nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp, trong thời gian tới ngành công nghiệp hạt giống ở nước ta sẽ phát triển và đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Họ tên: Cacon

Địa chỉ: Dau tien

Email: liby@hotmail.com

Kính thưa Bộ Trưởng, Tôi có 1 câu hỏi dành cho thức ăn thủy sản. Công ty tôi trước đây được Bộ Thủy Sản (nay đã xác nhập với Bộ NN) cho phép sản xuất thức ăn tôm thẻ chân trắng (tức có số công bố cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng). Nay công ty muốn xin thêm nhãn hiệu mới cho sản phẩm mới của tôm thẻ chân trắng (tiêu chuẩn độ đạm chỉ khác với tiêu chuẩn cơ sở đã được công bố trước đó là +-1%, những tiêu chuẩn khác không thay đổi). Như vậy, công ty tôi có được mặc nhiên xin công bố hay phải làm khảo nghiệm? Cám ơn rất nhiều

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đối với thức ăn thuỷ sản mà công ty đã được Bộ thuỷ sản trước đây công bố và cho phép sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở mà công ty nộp trong hồ sơ. Nay công ty có nhu cầu muốn thay đổi hàm lượng (độ đạm thay đổi +-1%) Công ty có thể gửi hồ sơ về Cục Nuôi trồng thuỷ sản - Số 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - HN để Cục xem xét và trả lời Công ty một cách cụ thể. Hồ sơ gồm: bản sao hợp pháp các giấy tờ đã được Bộ Thuỷ sản xác nhận công bố và các yêu cầu mới của Công ty.

Cảm ơn bạn đã có câu hỏi.

________________________________________

Họ tên: Tran Quoc Ky

Địa chỉ: Hoa Minh - Lien Chieu - Da Nang

Email: kytranquoc@gmail.com

Kính gửi: Ban trực tuyến - Bộ NN & PTNN Hiện nay ở quê tôi có hộ nông dân nuôi bò khá nhiều, hàng năm lượng phân bò thải ra cũng rất lớn. Tuy nhiên phân bò không được người dân sử dụng hiệu quả (bởi một số nhược điểm) và gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tôi có ý định đầu tư cho các hộ nông dân này nuôi trùn từ nguồn phân sẵn có, sau đó thu mua lại phân này và chế biến, đóng bao và đưa ra tiêu thụ sản phẩm. Tôi nghĩ nếu thực hiện được sẽ đem lại thu nhập cho nông dân, giảm ô nhiễm môi trường đồng thời cung cấp nguồn phân hữu cơ sạch góp phần cải tạo và bảo vệ đất. Để thực hiện theo đúng qui định và pháp luật Nhà nước, tôi xin Bộ NN&PTNT cho tôi biết thủ tục, điều kiện để sản xuất và kinh doanh loại mặt hàng này? Tôi xin chân thành cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1.Ý tưởng của anh rất tốt Bộ NN&PTNT rất hoan nghênh và ủng hộ ý tưởng này.

2.Ở nước ta nuôi giun (trùn) đã được phát triển ở một số địa phương như ngoại ô TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh ĐBS Cửu Long, Hà Tây cũ (Nay là Hà Nội).

3 Về thủ tục, điều kiện sản xuất kinh doanh của mặt hàng này chưa có trong các quy định của Bộ NN&PTNT.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương