Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang10/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27

- Tiếp tục giữ mức thuế suất xuất khẩu cao su nguyên liệu hiện hành là 0-5% (mức này hiện cũng cao so với thuế xuất khẩu của các nước khác trên thế giới), chưa thực hiện dự thảo tăng thuế xuất khẩu cao su nguyên liệu lên 5 -20%.

- Miễn/giảm thuế xuất khẩu 10% đối với tất cả các loại sản phẩm gỗ, kể cả sản phẩm ván ghép thanh (hiện nay ván ghép thanh vẫn thu thuế xuất khẩu 10% theo danh mục sửa đổi biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-BTC ngày 26/12/2008)

________________________________________

Họ tên: Lý Văn Thuận

Địa chỉ: 20 A Nguyễn Tất Thành, P8, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Email: hoichebien@yahoo.com.vn

1- Người nuôi tôm đặt câu hỏi với Bộ Trưởng, đều là sản phẩm của nông dân - nông thôn nhưng gia cầm, gia súc... bị dich bệnh chết đều được nhà nước hỗ trợ . Năm 2008 nhà nước cũng đã hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư dân, nhưng tại sao khi con tôm bị dịch bệnh chết, thất mùa lại bị thất giá họ bị thiệt hại nặng nề, khó khăn chồng chất khó khăn, ngành tôm Việt Nam đang điêu đứng... không được nhà nước hỗ trợ . Người nuôi tôm đang lúng túng, nuôi tôm tiếp thì sợ lỗ - không nuôi thì không biết sống ra sao - vốn nuôi tôm không còn, giá thức ăn chưa giảm.... Suy nghĩ của Bộ trưởng về vấn đề nầy như thế nào, giải pháp của Bộ đối với ngành Tôm Việt Nam trong thời gian tới?. Nếu có lời nhắn nhủ với người nuôi tôm , thì lời nhắn nhủ đó là gì để giúp bà con nuôi tôm vượt qua khó khăn hiện nay.

2- Tệ nạn bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản xảy ra trên 10 năm nay. Chính phủ, Bộ Thủy sản củ nay là Bộ NNPTNT và Chính quyền địa phương đã tốn nhiều công sức, tiền của để chống. Nhưng càng chống thì tệ BCTC càng tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Một số người cho rằng, nguyên nhân chưa chống có hiệu quả tệ BCTC là do doanh nghiệp chế biến còn mua" có cầu thì có cung ". Các doanh nghiệp chế biến thì cho rằng " BCTC tràn lan, doanh nghiệp tỉnh nầy không mua thì doanh nghiệp tỉnh khác mua. Họ có thể không mua 5 ngày, 10 ngày thậm chí không mua một tháng đồng nghĩa họ chấp nhận không có tôm sản xuất trong những ngày họ không mua tôm có BCTC. Nhưng quá thời gian đó Nhà nước có đảm bảo rằng tệ BCTC sẽ chấm dứt hay không ?

Theo chúng tôi có mấy nguyên nhân :

-Các cơ quan nhà nước thiếu kiên quyết, không thường xuyên, lúc chống, lúc buông lỏng và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tỉnh;

- Tệ BCTC diễn ra tại các làng , xã ( ở gốc) nhưng chúng ta chỉ tập trung chống tại các nhà máy chế biến ( chống ở ngọn ) và vì thế chưa được sự vào cuộc của chính quyền xã, ấp. Đặc biệt là thiếu sự đồng tình ủng hộ của bà con ngư dân.

- Thiếu sự tuyền truyền để bà con ngư dân hiểu rõ tác hại trực triếp của tệ BCTC đối với sản phẩm do mình sản xuất ra, nên họ gần nhưđứng ngoài cuộc.

- Xử phạt còn quá nhẹ so với lợi nhuận bất chính mà kẽ BCTC có được nên kẽ BCTC không ngần ngại. Còn cán bộ quản lý có trách nhiệm thì chưa có ai bị ký luật khi để xảy ra BCTC trên địa bàn quản lý của mình nên cũng chẳng lo lắng gì.

- Đặc biệt là các tỉnh còn nặng tính cục bộ địa phương, sợ chống mạnh thì các doanh nghiệp không mua được tôm, nhà máy không có nguyên liệu chế biến.

Chúng ta không thể đầu hàng với tệ BCTC nầy, Vậy Bộ trưởng có chỉ đạo thế nào để chấm dứt tệ BCTC?

3- Tại cuộc họp ngày16/1/2009 về " XKTS năm 2009: Thách thức và giải pháp" do Vasep tổ chức đã kiến nghị 8 vấn đề... Là thành viên Chính phủ, Bộ trưởng có báo cáo 8 kiến nghị đó với Chính phủ chưa, kiến nghị đó cái vì đã chấp nhận, sẽ chấp nhận, hoặc không chấp nhận.

4- Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, giá thành nguyên liệu còn cao là một thực trạng đã, đang và sẽ xảy ra . Với góc cơ quan quản lý chuyên ngành, Bộ trưởng có chỉ đạo về vấn đề nầy như thế nào?

5- Hiện nay đang thiếu nguyên liệu. Giả sử trời cho tôm, cá nguyên liệu trúng mùa lại và trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái thì điều gì sẽ xảy ra. Xin Bộ trưởng và các cơ quan tham mưu của bộ cho một dự đoán và một lời khuyến cáo cùng các giải pháp cho vấn đề nầy.

Người đặt câu hỏi : LÝ VĂN THUẬN , TTK Casep
-

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Mục 1: Bộ xin chia sẻ với những khó khăn, vất vả của bà con nuôi tôm nói riêng và NTTS nói chung. Đúng là hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản. Bộ đang chỉ đạo các cơ quan tham mưu khẩn trương soạn thảo chính sách hỗ trợ rủi ro trong NTTS để ban hành trong năm 2009. Trong lúc chưa ban hành được chính sách thì các địa phương căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để có sự hỗ trợ kịp thời cho người nuôi
Mục 2: Chúng tôi hoàn toàn nhất trí về những nguyên nhân ông đã nêu dẫn đến hiệu quả phòng chống tệ bơm chích tạp chất chưa cao. Để nâng cao hiệu quả phòng chống tệ bơm chích tạp chất, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng sẽ triển khai quyết liệt một số việt sau:

- Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương duy trì việc kiểm tra thanh tra liên tục, thường xuyên trong toàn bộ chuỗi từ thu gom, bảo quản (nậu vựa) đến cơ sở, sơ chế chế biến.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân, nậu vựa, cơ sở sơ chế chế biến và huy động các tổ chức chính trị - xã hội và các hội nghề nghiệp cùng tham gia tuyên truyền và phát hiện các trường hợp vi phạm.

- Rà soát quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản để sửa đổi các quy định về xử phạt đối với hành vi bơm chích tạp chất, đảm bảo đủ tính răn đe.

- Tăng cường phối hợp, hợp tác của cơ quan chức năng giữa trung ương và địa phương; giữa cơ quan chức năng các tỉnh để ngăn chặn hành vi trốn tránh khi bị phát hiện vi phạm.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ (C15) để phát hiện kịp thời nơi bơm chích tạp chất; tổ chức bắt và xử lý các cá nhân, tổ chức bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản.


Mục 3: tại cuộc họp ngày 16/1/2009, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có trả lời trực tiếp rõ ràng đầy đủ và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 424/BN-CV ngày 27/2/2009 báo cáo Văn phòng Chính phủ và hiện nay Bô đang chờ ý kiến trả lời.
Mục 4: Cần xác định nguyên nhân cụ thể để có biện pháp khắc phục:

- Nguyên nhân là do tình hình nguyên liệu vẫn còn thiếu vào lúc vào mùa vụ thu hoạch, do quy luật cung cầu.

- Về việc giá thành cao Bộ đã phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo và rà soát lại giá bán một số lại một số loại nguyên liệu như thức ăn cho thủy sản, phân bón, . . . có giá bán bất hợp lý và sẽ có kiến nghị để điều chỉnh lại. Tuy nhiên, theo Luật pháp thì việc xác định giá bán do DN sản xuất tự định, Nhà nước không thể can thiệp sâu vào giá bán.

Họ tên: Lê Thanh Bình

Địa chỉ: Phù Cừ, Hưng Yên

Email: BinhHY@yahoo.com

Tôi muốn mua vắc xin Cúm gia cầm để tiêm cho gà xin hỏi mua ở đâu? Tôi được biết là Nhà nước hỗ trợ vắc xin và tiền công tiêm cho lợn, nhưng sao trang trại nhà tôi chăng bao giờ được cán bộ đến tiêm? Xin cảm ơn nhiều

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Thực hiện Quyết định số 2218/TTg-KNT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý cho phép Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án sử dụng vắc xin tiêm phòng nhằm khống chế và thanh toán cúm gia cầm, giai đoạn 3 (2009-2010), Bộ Nông nghiệp và PTNGT xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án. Theo đó, các chủ chăn nuôi gia cầm dưới 500 con được ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ tiền vắc xin, ngân sách tỉnh tài trợ tiền công tiêm phòng. Các chủ chăn nuôi từ 500 con gia cầm trở lên phải trả tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng (nếu thuê người tiêm). Như vậy, nếu trang trại của ông có quy mô đàn trên 500 con thì sẽ phải chi trả tiền vắc xin tiêm phòng, ngược lại, nếu quy mô đàn dưới 500 con thì sẽ được miễn phí tiền vắc xin. Theo quy định, Chi cục Thú y các tỉnh tiến hành tiêm phòng vắc xin 2 đợt chính/năm (đợt 1: tháng 4-5, đợt 2: tháng 10-11) và tiêm phòng bổ sung hàng tháng. Trước mỗi đợt tiêm phòng cán bộ thú y cơ sở sẽ tiến hành thống kê số gia cầm thuộc diện tiêm trong từng địa bàn và khi tiến hành tiêm theo đợt sẽ thông báo trước về thời gian và địa điểm tiêm cho các hộ gia đình để chuẩn bị gia cầm. Giữa các đợt tiêm chính sẽ có các đợt tiêm phòng bổ sung hàng tháng. Chủ gia cầm cần thông báo với cán bộ thú y thôn, xã để được tiêm phòng bổ sung miễn phí (với đàn dưới 500 con) hoặc phải trả phí (với đàn trên 500 con). Việc phân phối văcxin cúm gia cầm được giao cho Chi cục Thú y tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Do vậy ông(bà) cần liên hệ với cán bộ thú y xã (hoặc Trạm thú y Huyện, Chi cục thú y tỉnh để nhận hoặc mua văcxin).

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, 13 tỉnh, thành phố đã tái phát dịch cúm gia cầm và các địa phương đã có đề nghị chính phủ về việc điều chỉnh một số nội dung trong Dự án tiêm phòng văcxin cúm gia cầm giai đoạn 3. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo tờ trình để trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Dự án giai đoạn 3, theo đó, Bộ đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ việc tiêm phòng vắc xin cho các chủ chăn nuôi gia cầm quy mô dưới 2000 con. Các chủ chăn nuôi quy mô trên 2000 con cần phải chia sẻ kinh phí với Nhà nước.

Về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008, theo đó, khi chống dịch và phòng dịch lây lan sang các khu vực xung quanh, người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin được hỗ trợ bình quân 1 lần tiêm là 1.000đ/con lợn. Chính sách này chỉ được áp dụng trong trường hợp chống dịch. Ngoài ra, các trường hợp tiêm phòng thông thường (khi không có dịch) vẫn do người dân chi trả và phải chủ động bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm của mình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Địa chỉ: 61 Phan Đình Phùng-TP Hà Tĩnh

Email: sonongnghiephatinh@gmail.com.vn

Hiệp hội chế biến thuỷ sản đã có đề nghị Bộ trình Chính phủ cho giảm hoặc miễn thuê nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Bộ đã có văn bản trình Chính phủ chưa và quan điểm của Bộ vấn đề này như thế nao?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về việc miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương giải quyết. Bộ đã có công văn số 599/BNN-CB ngày 16/3/2009 gửi Bộ Tài chính. Quan điểm của Bộ về vấn đề này như sau: đồng ý giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các đối với các loại nguyên liệu thủy sản mà trong nước không có hoặc có sản lượng nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu chế biến xuất khẩu, tạo thêm việc làm, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng không làm ảnh hưởng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản trong nước do gián tiếp tác động về giá bán, thị phần tiêu thụ trong nước.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Đôn Văn

Địa chỉ: Thành Phố Hưng Yên

Email: DonnguyenVan_hau1@yahoo.com

Xin chào Bộ trưởng Hiên nay các doanh nghiệp vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật cần có chứng nhận nguồn gốc đảm bảo an toàn dịch bệnh mới được phép lưu thông, tuy nhiên tôi được biết tỷ lệ vận chuyển động vật và sản phẩm động vật vận chuyển trong nước đảm bảo đúng quy trình là rất nhỏ, bộ đã có nhiều văn bản, thủ tục hướng dẫn nhưng sao kết quả thực hiện vẫn còn thấp. Có nên xét nghiệm trước khi tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc để có biện pháp xử lý phù hợp tránh lãng phí khi tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật không mang mầm bệnh nguy hiểm theo Pháp Lệnh thú y.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 của Quyết định số 15 /2006/QĐ - BNN ngày 08 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y, đã quy định như sau:

- Khi phát hiện lô hàng động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch (không rõ nguồn gốc) thì tạm dừng việc vận chuyển, đồng thời yêu cầu chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến nơi cách ly để thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định;

- Trong thời gian thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:

+ Nếu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cho phép sử dụng;

+ Nếu phát hiện thấy động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tiêu hủy.

Xin chân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

Giá bán sản phẩm của nông sản hiện nay không ổn định, người sản xuất khó có định hướng trong quy hoạch sản xuất. Đến nay, vấn đề dự án báo giá thị trường nông sản Bộ đã triển khai như thế nào để giúp người nông dân

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về công tác dự báo giá thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công cho các cơ quan giúp việc thực hiện dự báo tham mưu cho Bộ như sau:

+ Trung tâm tin học và thống kê: Dự báo ngắn hạn.

+ Viện Chính sách và chiến lượng phát triển nông nghiệp nông thôn: Dự báo chiến lược và dài hạn.

Trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch; kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện công tác này tại các địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

________________________________________

Họ tên: Hoang Tien Cuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNTQuang Binh

Email: htcuongqb@yahoo.com.vn

Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Bình Lợi hỏi: Câu 1: Đề nghị Nhà nước bổ sung cho khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các mặt hàng nông lâm, thuỷ sản mua của bà con nông dân theo hợp đồng (không có hoá đơn) như chính sách thuế GTGT trước đây để khỏi thiệt thòi cho các đơn vị sản xuất chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Xin cám ơn quí Bộ!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Việc bãi bỏ qui định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % đối với một số hàng hóa, dịch vụ đã được Chính phủ qui định tại Nghị định 108/2002/NĐ-CP căn cứ vào đề nghị của Bộ tài chính và căn cứ vào tình hình thực tế là tình trạng gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT gây bức xúc trong nhân dân.

Ý kiến của Công ty về việc đề nghị nhà nước cho phép bổ sung qui định cho khấu trừ thuế GTGT (như đã được thực hiện từ năm 2000 đến 2002), thuộc chức năng, thẩm quyền của Bộ Bộ Tài chính, vì vậy đề nghị Công ty có văn bản kiến nghị với Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.

Họ tên: Hoang Tien Cuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNTQuang Binh

Email: htcuongqb@yahoo.com.vn

Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Bình Lợi hỏi: Câu 1: Năm 2008 sản phẩm tinh bột săn chịu thuế suất thuế GTGT 5%, nhưng sản phẩm tồn kho của năm 2008 sang năm 2009 khi bán phải chịu thuế suất thuế GTGT 10% là ngoài dự tính của doanh nghiệp vì đầu vào đã cơ bản xác định ( theo hợp đồng với bà con nông dân). Giá cả thị trường không tăng mà lại giảm so với năm 2008. Như vậy, giá trị hàng tồn kho của năm 2008 sang 2009 nếu thuế GTGT không được giảm 50% thi có được áp dụng thuế suất thuế GTGT như năm 2008 là 5% không? Xin cám ơn quí Bộ!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Khoản 2 mục I Phần B Thông tư số 129 /2008/TT- BTC của Bộ Tài chính ngày 26 tháng 12 năm 2008 qui định như sau:

“ 2. Thời điểm xác định thuế GTGT như sau: Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.

Như vậy, lượng hàng hóa phải chịu thuế GTGT căn cứ váo thời điểm xuất hàng mà không phụ thuộc vào thời điểm sản xuất nên giá trị hàng tồn kho của năm 2008 sang năm 2009 khi xuất bán phải thực hiện mức thuế GTGT qui định tại Thông tư trên.

Để rõ hơn, đề nghị Công ty có công văn gửi Bộ Tài chính để được trả lời chi tiết hơn.

________________________________________

Họ tên: Sở NN và PTNT Quảng Trị

Địa chỉ: 256Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị

Email: snnptntqt@gmai.com

Hiện nay có quá nhiều cơ sở lắp đặt hệ thống máy Băm dăm gỗ rừng trồng, hầu hết đặt tại cảng Biển các Tỉnh miền Trung để mua gỗ rừng trồng Băm dăm xuất bán ra nước ngoài ( ăn xổi). Về vấn đề này Bộ quản lý chỉ đạo như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về vấn đề này, Cục CBTMNLTS&NM đã có công văn số 876/CB-LS ngày 06/8/2008 gửi Sở NN&PTNT các tỉnh trong đó, Cục chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối đề nghị các Sở Nông nghiệp và PTNT với vai trò quản lý nhà nước chuyên ngành tại địa phương, tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố xác định kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tại địa phương theo hướng:

- Phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Trong đầu tư mới, cần ưu tiên để đầu tư các nhà máy sản xuất ván nhân tạo và các sản phẩm được chế biến từ gỗ rừng trồng. Hạn chế đầu tư, phát triển các cơ sở băm dăm gỗ xuất khẩu.

- Cần cân nhắc kỹ các lĩnh vực đầu tư để vừa phát triển đúng hướng, vừa đảm bảo tốt đến khả năng tiêu thụ gỗ rừng trồng của địa phương.

Có như vậy, công nghiệp chế biến lâm sản Việt Nam mới từng bước trở thành mũi nhọn của ngành kinh tế lâm nghiệp và góp phần phát triển bền vứng kinh tế - xã hội của cả nước

________________________________________

Họ tên: Hoang Tien Cuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNTQuang Binh

Email: htcuongqb@yahoo.com.vn

Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Bình Lợi hỏi: Câu 1: Sản phẩm tinh bột sắn có được giảm thuế theo thông tư 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 không ? Tinh bột sắn được sản xuất từ sắn tươi đang ở dạng bột chưa được chuyển hoá và kết tinh sang sản phẩm khác vì vậy vẫn coi như là sản phẩm sơ chế giống mũ cao su ( mũ cao su qua sơ chế hoặc đường....thuế suất thuế GTGT5%) Xin cám ơn quí Bộ!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Điều 1 Thông tư 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 qui định: “Giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ thuộc nhóm áp dụng thuế suất 10% quy định tại điểm 3 mục II phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008”. Theo đó, 19 loại hàng hóa, dịch vụ được giảm 50% thuế không có mặt hàng tinh bột sắn.

Như vậy mặt hàng tinh bột sắn không thuộc mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT qui định tại Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 608/BNN-CB ngày 16/3/2009 về việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2009, trong đó có kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong đó có tinh bột sắn.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Thị Thùy

Địa chỉ: Phủ Lý

Email: sonn97@gmail.com

1. Doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng có được miễn thuế Nông nghiệp hay không? 2. Đối với giống cây trồng có được nhà nước hỗ trợ kinh phí giữ giống gốc hay không? Xin cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đối với lĩnh vực giống cây trồng, các doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng được miễn thuế VAT, được miễn giảm thuỷ lợi phí theo quy định của nhà nước; doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy đinh. Đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan quản lý thuế gần nhất để được trả lời rõ hơn.

Hiện nay nhà noớc chưa có quy định hỗ trợ kinh phí giữ giống gốc (siêu nguyên chủng, nguyên chủng) cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số địa phương có quy định này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định của từng tỉnh

________________________________________

Họ tên: Dinh Quyet Tam

Địa chỉ: Ngo 68, Nguyen Hong,

Email: dinhquyettam@yahoo.com

Công ty CP Ong TW vốn nhà nước 33%, có Xí nghiệp vật tư chế biến xuất khẩu 2 tại TP HCM, đã sử dụng diện tích 3680m2 tại số 9-11 Anhxtanh, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP HCM từ năm 1979. Năm 1988, Xí nghiệp đã ký hợp đồng thuê với Công ty Quản lý kinh doanh nhà TPHCM. Công ty ong đã tự đầu tư nâng cấp hạ tầng, không gây ô nhiễm môi trường, thanh toán đủ tiền thuê nhà. Công ty ong có Công văn gửi UBNDTP HCM, Bộ NN và PTNT và Công ty quản lý KD nhà TP HCM xin ký tiếp hợp đồng và xin được mua toàn bộ cơ sở trên (CV số 34/CTO, 24/2/09 và CV số 42,16/3/09), nhưng Công ty quản lý KD nhà TP HCM vẫn yêu cầu thu hồi 900- 1000m2 ngay (CV số 0774/ 13/3/09), mặc dù mục 4 Điều 1 Nghị định 09/2007/QĐ-TTg về việc xắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, Công ty CP Ong TW không thuộc đối tượng. Việc này đang đe dọa trực tiếp đến sản xuất xuất khẩu và việc làm của trên 200 CBCN và người nuôi ong, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Kính xin Bộ Trưởng cho ý kiến chỉ đạo.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cám ơn bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến của Bộ Nông nghiệp – PTNT. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo qui định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm và quyền hạn kiểm tra, rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại nhà, đất thuộc các Tổng công ty, Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ có sử dụng đất đai trên địa bàn cả nước. Ngày 29/12/2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có phương án tổng thể sắp xếp các cơ sở nhà, đất của các Doanh nghiệp, Tổng công ty thuộc Bộ đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Công văn số 3868/BNN-ĐMDN ngày 29/12/2008) gửi Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết việc này. Hiện Ủy ban Nhân dân Thành phố đã giao cho Ban chỉ đạo 09 của Thành phố (Sở Tài chính) đang xem xét, giải quyết Phương án của Bộ.

Công ty Cổ phần Ong TW đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt chuyển sang Công ty Cổ phần từ ngày 30/12/2005. Nay, việc giải quyết đất đai của Công ty thuộc thẩm quyền chính quyền địa phương. Công ty CP Ong TW cần tiếp tục có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và quan hệ trực tiếp với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà Thành phố để giải quyết theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ sẽ căn cứ vào hồ sơ, báo cáo giải trình cụ thế của đơn vị để có cơ sở làm việc với cơ quan nhà đất thành phố.

Họ tên: minhphuong

Địa chỉ: Bắc Ninh

Email: minhphuong169@gmail.com

Xin hỏi Vụ Pháp chế - Bộ NN Tôi được biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản liên quan đến việc thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 để xác định những nội dung cần sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan. Vậy hiện nay Quyết định số 425/2001/QĐ-BTS về việc công bố chất lượng sản phẩm hàng hoá còn thực hiện hay không? Bộ có văn bản nào bãi bỏ Quyết định 425/2001/QĐ-BTS hay không? Việc công bố chất lượng sản phẩm hàng hoá hiện nay thực hiện theo văn bản nào? cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Câu hỏi của bạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:

Về nguyên tắc, Quyết định số 425/2001/QĐ-BTS công bố chất lượng sản phẩm hàng hoá vẫn còn hiệu lực pháp lý vì chưa có văn bản QPPL nào bãi bỏ hoặc thay thế Quyết định này. Tuy nhiên, các quy định của Quyết định này không còn phù hợp với các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, vì vậy theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trên thực tế Quyết định này không còn được áp dụng. Trong thời gian gần nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành văn bản thay thế hoặc huỷ bỏ Quyết định này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cảm ơn bạn đã phát hiện văn bản trên để Bộ chỉ đạo các đơn vị có liên quan sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định hiện hành.

________________________________________

Họ tên: Đặng Văn Linh

Địa chỉ: Pleiku-Gia Lai

Email: linhdv_gla@yahoo.com.vn



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương