Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang18/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   27

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang

Địa chỉ: 1066 Nguyễn Trung Trực - P. An Hòa - Rạch Giá - Kiên Giang

Email: snnptntkg@gmail.com

Sở Nông nghiệp&PTNT Kiên Giang tiếp nhận ý kiến của một số doanh nghiệp kiến nghị với Bộ Nông nghiệp&PTNT: 2.Một số cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi,thủy sản phản ánh: Giá bán các loại thức ăn từ nhà máy cao đã hạn chế sức mua của người dân, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi nói chung và hoạt động kinh doanh của cơ sở nói riêng. Bộ Nông nghiệp&PTNT có giải pháp gì nhằm bình ổn giá và quản lý giá bán thức ăn từ nhà máy sản xuất?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Giá thức ăn chăn thành phẩm của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực bình quân cao hơn từ 5% đến 7% do số nguyên nhân:

- Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của ta phụ thuộc nhiều vào thế giới ( 45-50% nguyên liệu thức ăn chế biến công nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài) vì vậy giá thức ăn phụ thuộc vào giá nguyên liệu thế

- Cầu cảng, bến phà, kho chứa công suất nhỏ vì vậy việc giải toả nguyên vật liệu chậm, chi phí lưu kho lưu bãi cao; chi phí trong quá trình vận chuyển từ cảng đến kho, nhà máy và từ nhà máy đến các cơ sở chăn nuôi cao; hệ thống chuyên môn hoá, tự động hoá trong việc bốc xếp, vẩn chuyển chưa hiện đại, lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ cao cho nên giá thành thức ăn cũng bị đẩy lên một phần

- Chăn nuôi trang trại chưa phát triển, quy mô nhỏ, phân tán vì vậy chi phí cho bao bì, quảng cáo và vận chuyển thức ăn từ nhà máy đến trang trại cao

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT có giải pháp gì nhằm bình ổn giá và quản lý giá bán thức ăn chăn nuôi từ nhà máy sản xuât ?

- Chỉ đạo trong việc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp.

- Quy hoạch và có chính sách ưa đãi đối với việc sản xuất nguyên liệu thức ăn trong nước, giảm nhập khẩu (ngô, đậu tương, bột cá, thức ăn bổ sung ...);

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối doanh nghiệp đầu tư, cải tạo và xây dựng cầu cảng, kho dự trữ nguyên liệu phục vụ bốc dỡ nhanh hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo quản nguyên liệu như ngô, sắn khi vào vụ nhằm giảm thất thu;

- Thanh tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng TĂCN từ nơi sản xuất tới người chăn nuôi, kết hơp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan khác giám sát chi phí đầu vào và chi phí đầu ra của sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Đề nghị Chính phủ đưa một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào bình ổn giá: khô dầu đậu tương, đậu tương, ngô.

- Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng các quy trình chăn nuôi nhằm giảm chi phí./.

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

Hệ thống thông tin liên lạc biển Đề nghị Trung ương thiết lập hệ thống thông tin liên lạc quốc gia trên biển, phục vụ cho khai thác thủy sản, PCLB&TKCN tàu thuyền trên biển. Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý của các địa phuuwong và quá trình khai thác của ngư dân được an toàn hiệu quả.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc trên biển phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trong hoạt động khai thác Thủy sản là vấn đề cấp thiết và đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Chính phủ đã có quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/08/2007 về việc phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên biển. Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có quyết định số 878/QĐ-BTS ngày 31/10/2006 về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn I. Hiện dự án đã và đang được triển khai khẩn trương nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người và tàu thuyền trong quá trình khai thác Thủy sản trên biển.

________________________________________

Họ tên: Hoang Si Tuan

Địa chỉ: 49 Le Loi TP. Thanh Hoa

Email: sonongnghiepptnt@thanhhoa.gov.vn

Hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đa số, dịch bệnh thường xảy ra đối với hộ chăn nuôi nhỏ. Trong khi các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí lỗ vốn khi dịch bệnh xảy ra do không tiêu thụ được sản phẩm. Bộ có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp khi có dịch ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Về hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008. Theo đó, các chủ chăn nuôi (bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy.

Chủ chăn nuôi cũng sẽ được hỗ trợ về việc vay vốn bằng chính sách khoanh nợ trong thời gian hai năm (chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai), một năm (chăn nuôi lợn, gia cầm) đối với số dư nợ vay đến ngày công bố dịch tại địa phương mà các chủ chăn nuôi đã vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để chăn nuôi trước khi có dịch nhưng bị thiệt hại do dịch bệnh gia súc, gia cầm gây ra.

Các tổ chức tín dụng không thu nợ lãi tiền vay phát sinh trong thời gian khoanh nợ đối với số dự nợ được khoanh và được tính giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng với số lãi mà các tổ chức tín dụng không thu được.

Các chủ chăn nuôi đang được khoanh nợ vay nếu có nhu cầu vốn vay để khôi phục chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc chuyển đổi ngành nghề thì được tiếp tục vay vốn theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: nguyenhien

Địa chỉ: hatinh

Email: hien.htdof@gmail.com

Hiện nay cây Sưa đã được gây trồng ở một số nơi tại các tỉnh, nhưng đã bắt đầu có hiện tượng sâu xanh và sâu cuốn lá, cho hỏi cách phòng và trừ bệnh sâu xanh và sâu cuốn lá ở cây Sưa?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Sâu xanh và sâu cuốn lá trên cây sưa có thể phòng trừ được bằng biện pháp hoá học sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV đư ợcsử dụng ở Việt Nam. Phưong pháp phòng trừ và loại thuốc BVTV dùng để phòng trừ có hiệu quả đề nghị ông/bà liên hệ với Chi cục BVTV của địa phương để có hướng dẫn cụ thể.

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang

Địa chỉ: 1066 Nguyễn Trung Trực - P. An Hòa - Rạch Giá - Kiên Giang

Email: snnptntkg@gmail.com

1.Công ty Du lịch-Thương mại Kiên Giang nêu ý kiến : Theo thông báo của Hiệp hội lương thực Việt nam thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là: “Chỉ đăng ký cho các hợp đồng xuất khẩu gạo có thời hạn giao hàng từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2009”. Tuy nhiên, đầu tháng 2/2009, Công ty đã giao dịch và ký kết được một số hợp đồng xuất khẩu gạo có thời gian giao hàng trong tháng 3-4/2009 với số lượng là 131.901 tấn. Công ty đã đăng ký nhưng đến nay chưa được Hiệp hội chấp thuận. Hiện tại các kho chưa lúa gạo của Công ty bị hạn chế, nếu không xuất được sẽ không tiêu thụ được lúa gạo cho nông dân. Công ty cũng kiến nghị cho phép được xuất hàng thắng nhằm duy trì mối quan hệ với đối tác truyền thống , đồng thời giảm sức ép về kho chứa để tạo điều kiện thu mua lúa cho dân.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

- Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,04 triệu tấn (đạt 226% so cùng kỳ năm 2008), kim ngạch đạt 469 triệu USD (đạt 277% so cùng kỳ 2008).

- Theo báo cáo của HHLTVN, tính đến hết tháng 2/2009, tổng số hợp đồng đã đăng ký là 3,656 triệu tấn (cùng kỳ năm 2008 là 1,17 triệu tấn), trong đó có 0,685 triệu tấn hợp đồng năm 2008 chuyển qua; Số lượng hợp đồng giao dịch chưa đăng ký là gần 0,345 triệu tấn; Như vậy, nếu tính cả các hợp đồng đang giao dịch chưa đăng ký thì tổng số hợp đồng hiện nay là 4 triệu tấn (bằng 80-88% tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm 2009), các hợp đồng này chủ yếu có lịch giao hàng nửa đầu năm 2009.

Căn cứ tiến độ xuất khẩu, lượng hợp đồng và lượng gạo hàng hoá vụ Đông xuân, đảm bảo điều hành xuất khẩu gạo theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, ngày 23/01/2006 của Chính phủ và chỉ đạo của TTCP tại văn bản số 215/VPCP-KTTH, ngày 10/2/2009 về điều hành xuất khẩu năm 2009, ngày 13/3/2009, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2093/BCT-XNK, đề nghị HHLTVN chủ động phối hợp với các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn, điều tiết số lượng gạo xuất khẩu hết tháng 6/2009 trong khả năng nguồn cung theo hướng:

- Ưu tiên các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đóng tại địa bàn có lúa hàng hoá đã và đang thu hoạch, có chân hàng, đặc biệt là các hợp đồng có điều kiện thanh toán ngay.

- Trao đổi thống nhất với các doanh nghiệp đã ký hợp đồng tập trung thương thảo với khách hàng để giãn thời hạn giao hàng một phần các hợp đồng tập trung.

Đề nghị Công ty làm việc trực tiếp với HHLTVN để đăng ký hợp đồng cho phù hợp với chỉ đạo của TTCP và các bộ ngành.

________________________________________

Họ tên: le hao

Địa chỉ: 210 HQV

Email: leethoa@hotmail.com

Nhà nước đã ban hành Luật về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật theo đó chỉ có hai tiêu chuẩn là TCVN và TCSC, các tiêu chuẩn ngành liên quan đến Nông Lâm Sản và Thủy san - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành triển khai và thực hiện như thế nào -Bao nhiêu tiêu chuẩn đã nâng cấp thành TCVN?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ NN - PTNT trả lời như sau:

Bộ NN - PTNT đang tích cực triển khai thực hiện Luật về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật . Bộ đã chỉ đạo rà soát tất cả các Tiêu chuẩn trong các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý, xây dyựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, trong tổng số 1249 Tiêu chuẩn ngành được rà soát sẽ chuyển đổi như sau:

- Chuyển đổi 906 Tiêu chuẩn Ngành (TCN) thành Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

- Chuyển 29 Tiêu chuẩn Ngành (TCN) thành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia có sử đổi nội dung

- Huỷ bỏ 314 TCN do không còn phù hợp với điều kiện mới.


- Từ 2008 đến 2010 sẽ xây dựng mới 53 TCVN.

- Đối với Tiêu chuẩn cơ sở do các đơn vị tự xây dựng và công bố, Bộ chưa tổng hợp được.


Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý vị,

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

Chi nhánh công ty Vinamilk tại Bình Định 1.Kế hoạch phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2015 là tăng tổng đàn bò sữa lên 200.000 con . Để đạt được con số này thì Bộ NN&PTNT đã thực hiện những biện pháp và chiến lược như thế nào? Trên thực tế, hiện nay tổng đàn bò sữa tại Bình Định đang càng ngày càng giảm và khả năm cho sữa ngày càng giảm. 2.Tại Bình Định, Vinamilk đã xây dựng một trang trại bò sữa lớn, quy mô trên 1.000 con. Tuy nhiên, hiện nay trang trại vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì không nhập được bò sữa từ úc (công ty đã ký hợp đồng với Úc) mà nguyên nhân là vướng mắc về thủ tục thú y. Vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo gì cho các cơ quan chuyên môn để hỗ trợ cho doanh nghiệp? Xin Bộ trưởng cho biết khả năng nhập bò sữa Úc về Việt nam có thực hiện được hay không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Phần 1:

1. Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa: Mộc Châu - Sơn La, Lâm Đồng nuôi bò thuần HF (Holstein Frisian); TP. HCM, TP. Hà Nội và các vùng lân cận nuôi bò lai F2 trở lên, nếu có điều kiện, kinh nghiệm chăn nuôi tốt nuôi thêm bò thuần; các tỉnh khác nuôi bò lai là chính, tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và kỹ thuật có thể hoặc thậm chí nuôi cả bò thuần; không nuôi bò sữa tại các vùng nắng nóng, ẩm độ cao, những nơi ngập úng thường xuyên, vùng nghèo; người nghèo không nên nuôi bò sữa;

2. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các quy trình thực hành chăn nuôi bò sữa tốt từ khâu xây dựng chuồng trại, chọn lọc nhân giống, chế biến bảo quản thức ăn, phòng chống dịch bệnh đến vệ sinh môi trường, kỹ thuật khai thác và sơ chế bảo quản sữa;

3. Xây dựng, hình thành các hợp tác xã, các câu lạc bộ, các dịch vụ chăn nuôi bò sữa từ cung cấp giống cỏ, vật tư chăn nuôi bò sữa, thiết bị sơ chế bảo quản sữa đến các dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi bò sữa và thu gom sữa;

4. Đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho người chăn nuôi, người quản lý trang trại bò sữa; tổ chức các hội thảo, tham quan học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa;

5. Nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao các quy trình chăn nuôi bò sữa năng suất cao ra sản xuất ;

6. Nhập khẩu các nguồn gen bò sữa có năng suất cao từ bên ngoài có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của Việt Nam; đẩy nhanh tốc độ nhân giống và lai tạo bò sữa trong nước.

7. Đẩy nhanh công tác thông tin tuyên truyền về tiêu thụ sữa, đặc biệt là sữa tươi.

8. Một số chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa nằm trong chính sách chung phát triển chăn nuôi và trong Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010;
Phần 2:

Trong thời gian vừa qua, Cục Thú y đã nhiều lần liên hệ với Sứ quán Úc tại Hà Nội, cơ quan Thú y của Úc về việc kiểm dịch nhập khẩu bò giống từ Úc. Tuy nhiên, cho đến ngày 19/3/2009 Cục Thú y mới tiếp nhận được phản hồi bằng văn bản từ phía Úc (thư ghi ngày 18/3/2009 và kèm theo bản dự thảo mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch bò giống xuất khẩu từ Úc vào Việt Nam, gửi qua Email). Đồng thời phía Úc thông báo sẽ tiếp tục làm việc với Cục Thú y để trao đổi về việc kiểm dịch nhập khẩu bò giống từ Úc; khi nào hai nước thống nhất được thoả thuận về yêu cầu vệ sinh thú y nhập khẩu bò giống, Cục Thú y sẽ thông báo cho Công ty Cổ phần bò sữa Việt Nam để xúc tiến việc kiểm dịch nhập khẩu theo quy định.

________________________________________

Họ tên: Ha Thuc Tam

Địa chỉ: Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế

Email: hatam2009@gmail.com

Xin hỏi Bộ Nông nghiệp và PTNT như sau: Điều 13 của điều lệ Bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP, quy định: Người trực tiếp làm dịch vụ thực vật phải có điều kiện: có trình độ chuyên môn về Bảo vệ thực vật (văn bằng hoặc chứng chỉ). Vậy nếu 01 kỹ sư nông học, trồng trọt hoặc trung cấp trồng trọt có làm dịch vụ bảo vệ thực vật được không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Kỹ sư nông học (chuyên ngành BVTV hoặc trồng trọt) hoặc có bằng trung cấp trồng trọt có thể tham gia dịch vụ bảo vệ thực vật và phải có đủ các điều kiện khác theo quy định tại điều 13 của điều lệ BVTV

Họ tên: do van thanh

Địa chỉ: vinh yen -vinh phuc

Email: thanh100@yahoo.com.vn

Chương trinh kiên cố hoá kênh mương thực hiện theo nghi quyết số 66 của Chính Phủ ,theo dó thì TƯ đâu tư kênh loại 1 .Những năm tới đây Bộ NN &PTNT có tiếp tuc. thực hiên. chương trinh này hay không ? Lộ trình tiến độ thế nào xin quí Bộ trả lời giúp ,xin cam on .

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiến cố hóa kênh mương. Theo đó, cơ chế tài chính về vốn đầu tư kiên cố hóa kênh loại 1 do ngân sách Trung ương đầu tư, nguồn vốn bố trí vào vốn xây dựng hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Những năm vừa qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bố trí vốn để đầu tư gia cố kênh loại 1 của một số hệ thống thủy lợi lớn như hệ thống Trạm bơm Như Trác, Nhâm Tràng (tỉnh Hà Nam), Cốc Thành (Nam Định), Hoàng Khánh, sông Mực (Thanh Hóa), Sông Quao (Bình Thuận), Diên Hồng (Phú Thọ)...v.v. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây do nguồn vốn phân bổ cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý không nhiều nên việc bố trí vốn kiên cố hóa kênh mương chưa đáp ứng được yêu cầu của các địa phương.

Trong những năm tới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn để kiên cố hóa kênh loại I trong điều kiện nguồn vốn cho phép. Trong đó ưu tiên các kênh đi qua vùng đất cát, đô thị hóa và các hệ thống lớn.

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

5. Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định Nguồn lợi thủy sản tự nhiên của Việt Nam hiện nay đang suy kiệt trầm trọng, Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có kế hoạch, chỉ đạo và chính sách tầm vĩ mô để phục hưng nguồn lợi thủy sản.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Nguồn lợi thủy sản ngoài các thủy vực tự nhiên bao gồm sông ngòi, hồ chứa, ven biển và ngoài vùng biển Việt Nam đang có dấu hiệu suy giảm, biểu hiện là giống loài thủy sản quý hiếm đã được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam ngày càng nhiều. Để đảm bảo phát triển NLTS bền vững, thời gian qua Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có một số chính sách và chương trình, đề án để phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản như sau:

-Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010

-Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 và định hướng đến 2020

-Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó Bộ NN&PTNT được giao thực hiện dự án: Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững.

-Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 29/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2007 v/v thành lập và quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam

-Quyết định 485/2008/QĐ-TTg ngày 2 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

-Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.

-Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v phê duyệt danh mục các loài thủy sinh qúy hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ, bảo tồn và phát triển.

Trong các chương trình, đề án nêu trên Bộ NN&PTNT đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; Chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành triển khai các dự án, nhiệm vụ cụ thể theo lộ trình đã được phê duyệt.

Với việc triển khai đồng bộ các dự án trên, Bộ NN&PTNT hy vọng nguồn lợi thủy sản nói chung và các loài thủy sinh quý hiếm nói riêng sẽ được phục hồi và phát triển.

________________________________________

Họ tên: Trần văn chính

Địa chỉ: ấp nam hải xã đại hải huyện Kế sách

Email:

2. Ông Trần văn Chính ấp Nam hải-Đại Hải-Kế Sách chủ Trại gà gia công cho Cty CP-VINA đề nghị Sở NN-PTNT hướng dẫn thủ tục điều kiện xây dựng một trại gà qui mô từ 10 ngàn con trở lên



Sở NN & PTNT Sóc Trăng Sóc Trăng trả lời như sau:

Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng xin trả lời câu hỏi của ông như sau:

Điều kiện để được cấp phép xây dựng Trại gà qui mô 10 ngàn con của ông:

1. Hợp đồng nuôi gia công cho Cty CP-VINA.

2. Bản vẽ thiết kế xây dựng được cơ quan chuyên môn xây dựng Huyện thẩm định, sau đó ông quan hệ đến UBND huyện Kế Sách để nộp đơn xin cấp phép xây dựng để Huyện xem xét vị trí xây dựng trại gà có phù hợp với qui hoạch của Huyện, Tỉnh không?

3. Đơn xin thẩm định điều kiện vệ sinh thú y gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, kèm theo bản cam kết bảo vệ vệ sinh môi trường được phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kế Sách xác nhận.

Nếu đủ các thủ tục trên, ông nộp toàn bộ hồ sơ trên đến UBND huyện Kế Sách để được xem xét, giải quyết.

Ông có thể liên hệ trực tiếp đến Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng qua số điện thoại 0793. 822090.

________________________________________

Họ tên: Thu Hang

Địa chỉ: Trung Nguyen, Yen Lac

Email: cq470989@gmail.com

Tôi có thể có được thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông Nghiệp của các cơ sở có qui mô hoặc các doanh nghiệp có tên tuổi ở miền Bắc hay cả nước ở cổng thông tin nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cám ơn bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến của Bộ nông nghiệp – PTNT.

Bạn có thể vào trang web của Tổng cục Thống kê :http://www.gso.gov.vn/


hoặc trang web của Trung tâm Tin học Thống kê Bộ Nông nghiệp - PTNT: www.agroviet.gov.vn

để có được các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản.

________________________________________

Họ tên: Ngô Văn Vinh

Địa chỉ: Ấp Lý lịch- xã Phú Lý - Huyện Vĩnh Cửu

Email: vinhbhoa@yahoo.com.vn

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để trách tình trạng trồng - chặt, nuôi - bỏ. Đề nghị Bô NN và PTNT xác định nuôi con gì, trồng cây gì để hướng dẫn người nông dân sản xuất có hiệu quả ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và lợi thế của mỗi địa phương. Để hạn chế việc trồng- chặt, nuôi-bỏ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương thông tin kịp thời về giá cả, thị trường tiêu thụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm... Trên cơ sở những thông tin này, người sản xuất nông nghiệp tự lựa chọn cây, con để đầu tư phát triển có hiệu quả. Để nắm được những thông tin trên, đề nghị bạn tham khảo trên website của Bộ Nông nghiệp và PTNT: www. Omard.gov.vn.

Bộ NN và PTNT xin trân trọng cám ơn

Họ tên: nguyen duy tan

Địa chỉ: 131a Vinh Ho, Dong Da, Ha Noi

Email: duytan131a@yahoo.com.vn

Hội DN sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam xin hỏi:

1. Bộ cho biết các chư¬ơng trình phát triển nền công nghiệp thuốc BVTV thời gian tới (công nghiệp sản xuất thuốc BVTV sinh học và hoá học) và các dự án khả thi của Bộ Nông nghiệp và PTNT để cùng các ngành liên quan xem xét cơ chế, chính sách hỗ trợ, ¬ưu đãi, tạo môi tr¬ường đầu t¬ư để tiến tới làm chủ thị trường thuốc BVTV trong n¬ước).

2. QĐ 89/2006/Q§-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ NN&PTNT cho phép đăng ký đặc cách thuốc sinh học đã làm tăng nhanh thị phần sử dụng loại thuốc này lên trên 5%. Tuy nhiên QĐ 63/2007/QĐ-BNN ngày 02/07/2007 của Bộ và bản dự thảo sửa đổi QĐ 89 của Cục BVTV lại huỷ bỏ đăng ký đặc cách đối với thuốc sinh học và chỉ giảm khâu khảo nghiệm diện hẹp mà theo chúng tôi ch¬ưa có tác động đáng kể tới việc khuyến khích đăng ký và sử dụng thuốc sinh học. Hội xin Bộ giải thích thêm về vấn đề này.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Về cơ chế, chính sách đối với nền công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

Tuyệt đại đa số các thuốc hóa học hữu cơ đều do nước ngoài sản xuất (nguyên liệu hoặc thành phẩm).

Trong số hơn 100 doanh nghiệp trong nước được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tự sản xuất được nguyên liệu thuốc hóa học hữu cơ. Do đó, tất cả các loại thuốc này đều phải nhập khẩu để gia công, sang chai đóng gói lại tại Việt Nam.

Về cơ chế, chính sách: Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 3-6-2002 của Chính phủ đã quy định tại Điều 9 đã ghi "Tổ chức, cá nhân được quyền hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật kể từ khi có đủ các điều kiện quy định".

Các điều kiện này cũng đã được quy định tại Điều 7, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật nêu trên, bao gồm:

- Người trực tiếp điều hành phải có chứng chỉ hành nghề;

- Có quy trình công nghệ;

- Có địa điểm;

- Có trang thiết bị đảm bảo;

- Có hệ thống xử lý chất thải;

- Có cơ sở kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Chỉ cần hội đủ các điều kiện này thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quyền tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Mặt khác, cũng tại Điều 9, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định 58 kể trên của Chính phủ, chỉ quy định "Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương