Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang21/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27

4. TW & Địa phương đã có chính sách trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp thông qua hệ thống phân phối cố định là Công ty vật tư Nông nghiệp của Tỉnh. Như vậy, để được hưởng chính sách trợ cước, trợ giá trên, bắt buộc các Nông - Lâm trường và Nông dân phải mua vật tư của Công ty Vật tư Nông nghiệp Tỉnh. Thêm 1 khâu trung gia là thêm phí, phụ phí và nhiều khoản chi phí khác không phải là nhỏ. Thực tế đã cho thấy: Giá bán vật tư Nông nghiệp cho dân của công ty vật tư nông nghiệp tỉnh cao hơn so với giá nông dân mua trực tiếp của nhà sản xuất ở cùng 01 thời điểm giao hàng. Vì vậy, đề nghị nhà nước có chính sách trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp trực tiếp cho các Nông - Lâm trường hoặc khuyến nông cấp xã để chính sách trên đến được và có hiệu quả hơn đối với người dân. Nguyện vọng của CBCNVC công ty CP Trà Than Uyên cũng mong muốn đề nghị Nhà nước có chính sách trợ cước vận chuyển than đốt để chế biến chè khô.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Trước hết, Công ty cần phân biệt rõ về khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,…hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.

Nhãn hiệu hàng hóa (lôgô) là bất kỳ dấu hiệu nào có khẳ năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Quá trình tạo dựng một thương hiệu cần thiết kế cho sản phẩm một tên gọi, lôgô, biểu tượng để phân biệt với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh hoặc đơn vị khác. Trên cơ sở đó, Công ty liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ VN để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Thông thường thủ tục để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

- Đơn đăng ký nhãn hiệu (mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ) kèm theo lệ phí.

- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

- Giấy uỷ quyền (nếu thuê công ty tư vấn Luật thực hiện)

Thời gian thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông thường từ 10-12 tháng (qua 02 giai đoạn: xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung).

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm "CHÈ TUYẾT SHAN THAN UYÊN", Công ty cần xây dựng một “Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè Tuyết shan Than Uyên”, bao gồm rất nhiều các vấn đề liên quan như xây dựng chiến lược về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội chương trình quảng bá cho sản phẩm, …

2. Giải pháp cho chè vùng núi cao có nước trong mùa hanh khô:

- Về thủy lợi: cần xây dựng hệ thống hồ đập, kênh mương để có nguồn nước tưới cho chè.

- Biện pháp cải tạo đất: cung cấp đủ phân hữu cơ, dùng cành lá sau khi đốn chè vùi lại trong đất để giữ ẩm cho đất

- Trồng cây che bóng cho đồi chè như: trồng cây muồng lá nhọn với mật độ 180-250 cây/ha vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa có tác dụng giữ nước và giảm sự bốc hơi nước cho vườn chè.

- Phủ màng PE giữa các hàng chè để giảm sự bốc hơi nước của đất.

- Xin lưu ý: để việc tưới nước cho chè vào mùa hanh khô có hiệu quả cần tính toán kỹ các chi phí vì thời kỳ này thường là giai đoạn đốn chè và điều kiện thời tiết không thuận lợi cho việc phát triển của chè nên năng suất rất thấp (chỉ chiếm khoảng 5-7% sản lượng cả năm), hiệu quả của tưới nước rất thấp, nhất là ở miền núi như Than Uyên thì mùa khô còn là mùa rét nên phương pháp tưới cho chè trong mùa khô là không khả thi.

3. Việc xây dựng quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đã thực hiện liên tục trong nhiều năm nay.

Về quy hoạch chung toàn ngành, Bộ đã trình và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 tại Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005.

Ngoài ra đối với từng ngành hàng cũng đều có quy hoạch cho toàn quốc như:

- Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007).

- Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN ngày 02/5/2007).

- Quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 5/6/2007).

- Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đang xây dựng Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn các tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010 và năm 2020.

- Riêng đối với ngành chè, Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định Kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010 (Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999).

Để định hướng phát triển ngành chè trong giai đoạn tới, năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Dự án điều tra hiện trạng sản xuất, chế biến chè và đề xuất giải pháp phát triển giai đoạn 2011-2020 và định hướng 2030.

4. Về chính sách trợ cước, trợ giá: Từ năm 1996, Ủy ban dân tộc và miền núi đã có Thông tư số 137/UB-TTLB ngày 6/3/1996 hướng dẫn thực hiện văn bản số 7464 KT-TH ngày 30/12/1995 của Chính phủ về chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa lên miền núi. Theo đó, UBND các tỉnh đã ban hành chính sách cụ thể cho địa phương mình.

Năm 2008, Bộ Công thương phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các ngành chức năng đã xây dựng đề án hỗ trợ trực tiếp cho người dân, thay thế chính sách trợ giá, trợ cước đối với vùng khó khăn theo Nghị định 20/1998/NĐ-CP và Nghị định 02/2002/NĐ-CP. Theo đề án về chính sách mới, định mức hỗ trợ trực tiếp sẽ tính theo đầu người ở các xã khu vực 2, các xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo. Những chính sách mới được ban hành sẽ đảm bảo an sinh cho bà con vùng đồng bào miền núi, hải đảo và thúc đẩy nền kinh tế của miền núi, hải đảo phát triển. Hiện đề án đã được trình Thủ tướng Chính phủ.

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Địa chỉ: 61 Phan Đình Phùng-TP Hà Tĩnh

Email: sonongnghiephatinh@gmail.com.vn

Chế độ giải quyết lao động dôi dư do sáp nhập doanh nghiệp, trong đó đã giải quyết 1 lần trước đây, vậy hiện nay tiếp tục sáp nhập tiếp thành doanh nghiệp lớn hơn thì có được giải quyết chế độ cho số lao động dôi dư do sắp xếp lại lần 2 hay không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cám ơn câu hỏi của Quí sở.

Theo nội dung câu hỏi, việc giải quyết lao động dôi dư do sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Lao động. Sở liên hệ qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để được hướng dẫn cụ thể hơn.

________________________________________

Họ tên: Hoang Tien Cuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNTQuang Binh

Email: htcuongqb@yahoo.com.vn

Kính đề nghị Bộ trả lời: 1.Về đào tạo chứng chỉ chuyên môn tàu cá: Trong thời gian qua, số lượng tàu cá cải hoán máy để nâng công suất máy chính từ 90 CV trở lên tương đối nhiều nhưng số lượng các thuyền viên có bằng thuyền trưởng , máy trưởng và chứng chỉ thuyền viên tàu cá chưa đáp ứng được. Hiện tại, một số tàu cá không có đủ chứng chỉ chuyên môn theo quy định để được cấp giấy phép khai thác thủy sản, kính đề nghị Bộ NN & PTNT cho hướng chỉ đạo xử lý vướng mắc đối với những tàu cá này Xin cám ơn !

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo Luật Thủy sản và các văn bản có liên quan thuyền trưởng, máy trường trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật là điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép thai thác thủy sản.

Thực tế đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập và trình độ của ngư dân còn thấp chưa đáp ứng được các điều kiện qui định. Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30/6/2008 Ban hành Quy chế Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá, theo đó đã đơn gian bớt một số điều kiện trong công tác đào tạo thuyền trưởng máy trưởng, để giải quyết những khó khăn trước mắt cho ngư dân, nhằm tạo điều kiện để ngư dân có đủ văn bằng, chứng chỉ theo qui định. Đề nghị các Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn ngư dân liên hệ với các cơ sở đào tạo để sớm được đào tạo và cấp chứng chỉ.

Họ tên: bùi công phương

Địa chỉ: thành phố hà đông-hà nội

Email: bcphuong@yahoo.com

Tên tôi là bùi công phương,hiện nay đang quản lý kinh doanh của một công ty chuyên về sản xuất phân bón,tôi có một số câu hỏi muốn gửi tới bộ trưởng sau đây. -Câu hỏi thứ nhất:Hiện nay trên thị trường có thông tin một số doanh nghiệp đang sử dụng chất 2,4d trong phân bón lá,theo bộ trưởng có được sử dụng chất 2,4d trong phân bón hay không?Và nếu được sử dụng thì được sử dụng với hàm lượng là bao nhiêu? -Câu hỏi thứ hai:Theo luật thanh tra và nghị định 61/1998 và nghị định 41/2005 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật thanh tra thì những vị trí lãnh đạo nào của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được quyền ban hành quyết định thanh tra,kiểm tra doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1)Chất 2,4 D là chất kích thích sinh trưởng có trong Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật, nếu dùng 2,4 D với liếu lượng thấp theo quy định thì có tác dụng kích thích cây trồng sinh trưởng, kích thích ra rễ…Nhưng nếu dùng với liếu lượng quá lớn sẽ có tác dụng ngược lại, thậm trí gây chết cây. Theo quy định tại Mục B, Phụ lục số 3 của Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN thì tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng có trong phân bón không được vượt quá mức 0,5% (<0,5%).
4)Ngoài 3 văn bản Luật thanh tra, Nghị định số 61/1998, Nghị định số 41/2005 mà ông nêu ra, còn có Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 73/2006/TT-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương và của tổ chức thanh tra trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định người được quyền ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón gồm:

Ở cấp Bộ: Bộ trưởng, Chánh thanh tra Bộ và Cục trưởng (khi được Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra).

Ở cấp tỉnh: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh thanh tra Sở.

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang

Địa chỉ: 1066 Nguyễn Trung Trực - P. An Hòa - Rạch Giá - Kiên Giang

Email: snnptntkg@gmail.com

Sở Nông nghiệp&PTNT Kiên Giang tiếp nhận ý kiến của một số doanh nghiệp kiến nghị với Bộ Nông nghiệp&PTNT: 4.Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản kiến nghị: -Bộ Nông nghiệp&PTNT nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ giống bố mẹ đối với cơ sở sản xuất giống và doanh nghiệp tự sản xuất giống phục vụ sản xuất. -Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động doanh nghiệp nhằm khắc phục khó khăn thiếu lao động kỹ thuật và có tay nghề hiện nay.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về một số chính sách phát triển giống thuỷ sản trong đó ngân sách nhà nước đầu tư cho sản xuất giống gốc, giống mới, giống quý hiếm,....Tuy nhiên, hiện nay Bộ đang chỉ đạo xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện nội dung này. Trong đó sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.

2. Về hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động: Bộ xin tiếp thu về đề xuất này và Bộ đang cùng với Bộ Lao động và các Bộ ngành liên quan để xây dựng Chương trình đào tạo 1 triệu lao động thực hiện Nghị quyết trung ương VII (khoá 10) về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.

________________________________________

Họ tên: nguyễn văn minh

Địa chỉ: 793/3 Tân thạnh- Tân hương - châu thành - tiền giang

Email: vanminh.2007@yahoo.com

Hiện nay doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Tiền giang đang gặp lúng túng khi đăng ký công bố tiêu chuẩn áp dụng,chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.Vì nhiều lý do như sau:

C/cứ QĐ 100/2008 /QĐ-BNN tại điều 3 khoản 4 là phải đăng ký Bản công bố hợp quy phân bón tại Sở NN&PTNN nơi có trụ sở chính theo hướng dẫn Phụ lục 2.Nhưng doanh nghiệp đã thực hiện tại Tiền giang nhưng Sở NN&PTNT không tiếp nhận,mặc dầu doanh nghiệp đã có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất ,kinh doanh và sử dụng tại Việt nam theo QĐ 105 /2008 /QĐ -BNN từ tháng 10/2008 đến nay .Việc làm này làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường vì không đủ tiêu chí qui định về nhãn hàng hóa theo QĐ 89 /CP .

C/Cứ điều 15 khoản 4 Sở NN&PTNT phải có trách nhiệm tiếp nhận công bố hợp quy chất lượng phân bón của tổ chức ,cá nhân sản xuất ,kinh doanh phân bón theo phụ lục 11 của quy định ( kèm theo QĐ 100/2008/QĐ-BNN) nhưng doanh nghiệp đã làm thủ tục bộ phận Phòng Trồng trọt tiếp nhận , nhưng sau đó trả lại lý do là giao cho phòng Quản lý chất lượng hàng hóa quản lý.Đến nay DN đã làm văn bản đề nghị Sở NN &PTNT hướng dẫn các thủ tục cần thiết như thế nào,cần bổ sung gì để sớm có đăng ký được công bố tiêu chuẩn hợp quy.

Xin cho biết bộ phận nào của Sở NN&PTNT tiếp nhận hồ sơ nầy.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục công bố hợp quy tại Khoản 4, Điều 3, trong đó các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón “Phải đăng ký Bản công bố hợp quy phân bón tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Quy định này” và tại Khoản 4 Điều 15, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: “Tiếp nhận công bố hợp quy chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón theo Phụ lục số 11 của quy định này”. Như vậy Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân cấp việc tiếp nhận công bố hợp quy cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở có trách nhiệm phải tiếp nhận công bố hợp quy do các tổ chức, cá nhân đăng ký.

2. Đề nghị Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cần phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho một đơn vị cụ thể trực thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận công bố hợp quy của các doanh nghiệp, tránh sự chồng chéo hoặc né tránh nhiệm vụ như phản ánh của Ông Minh.

________________________________________

Họ tên: Phuong

Địa chỉ: TP Bắc Ninh

Email: minhphuong169@gmail.com

Tôi xin hỏi Vụ Pháp Chế - Bộ NN&PTNT: Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã có hiệu lực; Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn có:Thông tư 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 về việc ban hành Quy định chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy. Bộ NN&PTNT chưa có văn bản bãi bỏ Quyết định 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001 về việc ban hành Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản. Vậy hiện nay công bố chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản hiện nay sẽ thực hiện theo Quyết định 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001 hay áp dụng theo Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ?Hay Bộ có văn bản nào khác quy định vấn đề này?cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 tại Chương II Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn từ Điều 10 đến Điều 25 thì việc công bố tiêu chuẩn được thực hiện theo Điều 11.

Theo quy định của Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 thì chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng như sau:

“1. Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng

2. Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng”

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản liên quan đến việc thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 để xác định những nội dung cần sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan trong đó có Quyết định số 425/20011/QĐ-BTS.

Như vậy, việc công bố chất lượng hàng hóa sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn và mong nhận được nhiều câu hỏi hơn nữa.

________________________________________

Họ tên: khanh1007

Địa chỉ: Ka Long, Mong Cai, Quang Ninh

Email: life1007hp@gmail.com

Công ty chúng tôi đang phát triển dự án trồng rừng bạch đàn đỏ tại huyện đảo Cát Hải - Hải Phòng, diện tích trên 620 héc-ta.Hiện tại Chúng tôi muốn vay thêm vốn(từ trái phiếu chính phủ hoặc ODA) để tiếp tục phát triển và mở rộng 02 dự án trên, vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể giúp Chúng tôi được vay vốn từ các nguồn trên.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Trả lời : Về đề nghị của Quý vị chúng tôi xin trả lời như sau :

- Về nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ: Hiện nay Chính phủ đang tập trung nguồn vốn trái phiếu cho các công trình trọng điểm quốc gia, chưa có chủ trương cho vay trái phiếu Chính phủ để trồng rừng sản xuất. Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của Quý Công ty để báo cáo và đề nghị Chính phủ trong thời gian tới.

- Về nguồn vốn vay ODA: Hiện nay các nguồn vốn ODA do các tổ chức như WB, ADB, JIBIC, KFW… đã cam kết với Chính phủ để thực hiện các dự án cụ thể về trồng rừng và Phát triển Lâm nghiệp và đã được thực thi trên một số địa bàn trọng điểm của quốc gia. Rất tiếc công ty của Quý vị không nằm trong khu vực dự án nên trước mắt chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn này

- Tuy nhiên trong đề nghị của quý vị đã chưa nêu rõ là diện tích trồng rừng nêu trên có nằm trong diện tích quy hoạch cho đất rừng sản xuất hay không? Ngoài các nguồn vốn ODA, Trái phiếu CP, việc trồng rừng sản xuất có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng theo các quy định hiện hành.

Xin trân trọng cám ơn !

Họ tên: Cty TNHH 1TV Thương mại Quảng Trị

Địa chỉ: Số 01 Phan Bội Châu, TX Đông Hà

Email: sepongroup@vnn.vn

Hiện nay, tình hình gia súc nhập lậu tại Quảng Trị diễn biến hết sức phức tạp, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 34/UBND-TM ngày 07/01/2009 gửi Bộ NN&PTNT đề nghị cho phép Cty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị được nhập khẩu hợp pháp, có kiểm soát gia súc sống từ Lào theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 8074/VPCP-KTN, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời của Bộ. Đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo sớm có văn bản trả lời UBND tỉnh Quảng Trị./.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời câu hỏi

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu gia súc và có sự kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 3288/BNN-TY ngày 4 tháng 11 năm 2008 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép nhập khẩu có kiểm soát gia súc sống từ Campuchia và Lào. Ngày 24 tháng 11 năm 2008 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8074/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ đồng ý cho phép nhập khẩu hợp pháp, có kiểm soát từ Campuchia và Lào. Đồng thời, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương làm việc cụ thể với phía bạn tại các địa phương có biên giới để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về thú y . Hiện nay Bộ Nông nghiệp giao cho Cục Thú y làm việc với Lào, Campuchia và soạn văn bản hướng dẫn địa phương. Bộ Nông nghiệp yêu cầu Cục Thú y sớm có hướng dẫn các địa phương theo nhiệm vụ đã được giao, đề nghị UBND tỉnh Quảng trị và đơn vị liên quan làm việc với Cục Thú y.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Trọng Tấn

Địa chỉ: 07 Trần Nhật Duật, TP Nam Định

Email: trongtan78@gmail.com

Đề nghị bộ phận thông tin đưa câu hỏi và trả lời theo thứ tự trước sau để chúng tôi tiện theo dõi (câu nào mới nhất ở trang 1). Xin trân trọng cảm ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Chúng tôi tiếp thu góp ý của bạn để chỉnh sửa lại phần mềm.

Xin cảm ơn!

________________________________________

Họ tên: Trần Ngọc Tài

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam

Email: taitranngockhtc@gmail.com

Thuỷ sản là 01 ngành đem lại ngoại tệ thực sự cho đất nước, trong đó cá nước ngọt là một đóng gốp quan trọng ở miền nam thì ở miền Trung là nuôi trên sông hồ tự nhiên. Tuy nhiên QĐ 115 của chính phủ ra ngày 22/11/2008 ghi rỏ mức thu thuỷ lợi phí:8-10% giá trị sản lượng đối với nuôi lồng, bè là không hợp lý. Đây là mức thu quá lớn vì nuôi cá cũng là nghề nông nghiệp khó có thể có lãi trên 10% doanh thu.

Đối với ao nuôi sử dụng nước từ hồ nhà nước thu 2500 đồng/m3 ( 25 triệu đồng/ ha) cũng là quá cao. Đơn cử đối với đối tượng nuôi cá Rôfi xuất khẩu, mật độ 02 con/m2 (10 tấn/ha), phí thu nước 25 triệu /ha, riêng tiền nước chiếm 2,500 đồng/kg. (Đặc biệt là hiện nay ở địa phương đang phát triển nuôi cá Tra xuất khẩu)
Đây là mức phí quá cao, điều nay làm cho ngành nuôi cá Rôfi (hoặc cá Tra) để xuât khẩu, khó có thể phát triển được đồng thời cũng nẩy sinh sự bất công giữa các nghành nghề. Vì cũng là làm nông nghiệp nhưng làm lúa thì được nhà nước cho không nước tưới, còn nuôi cá thì phải mua nước với một giá cao khủng khiếp

Xin bộ trưởng cho biết vì sao lại có sự phân biệt đối xử này ?

Với chính sách thu phí thuỷ lợi như vậy phải chăng nhà nước muốn hạn chế ngành nuôi cá bằng nước thuỷ lợi phát triển. Kính mong Bộ trưởng xem xét điều chỉnh lại để nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè, ao hồ bằng nguồn nước thuỷ lợi có cơ hội phát triển cùng với các ngành khác, gốp phần vào việc thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của nông nghiệp.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trước hết, Bộ Nông nghiệp & PTNT xin cám ơn bạn đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và đính chính câu hỏi của bạn là: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó quy định miễn thủy lợi phí cho cá nhân, hộ gia định được giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối trong hạn mức đất nông nghiệp được giao (không phải Quyết định số 115 ngày 22/11/2008 như câu hỏi của bạn).

Mức thu đối với nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thủy lợi, nuôi cá bè quy định trong Nghị định 115 không thay đổi so với quy định số 143 trước đây, đã được thực hiện từ nhiều năm nay.

Đối với mức thu để cấp nước nuôi trồng thủy sản quy định tại tiết 4, điểm d của điều 19, Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ bị nhầm do sai sót về đánh máy. Thực tế, mức thu chỉ là 250 đồng/m2 mặt thoáng. Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho đính chính vấn đề này.

Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng xin nói thêm bạn rõ, các cá nhân, hộ gia đình được giao đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản trong hạn mức đất theo quy định của Chính phủ được miễn thủy lợi phí. Mức thu quy định trong Nghị định 115 là để làm căn cứ xác định số thủy lợi phí cấp bù cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cấp nước.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương