Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang23/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Họ tên: Le van Thang

Địa chỉ: Khoái Châu - Hưng Yên

Email: thanglevanhy@gmail.com

Tôi xin hỏi chính sách ưu đãi của Bộ về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản? Trân trọng cảm ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Các doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh xuất khẩu nông sản được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

- Thuế xuất khẩu 0%, hoàn thuế VAT (hoàn ngay 90%, hoàn trả sau hậu kiểm 10%) theo điểm c, khoản 1 mục III Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ..

- Được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng xuất khẩu theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài Chính. Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu được hưởng mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Quyết định số 291/QĐ-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính (bằng đồng Việt Nam 6,9%/năm, bằng ngoại tệ 5,4%/năm). Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu được Nhà nước hỗ trợ xúc tiến thương mại theo Quyết định số 123/2008/QĐ-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Khi nhập khẩu nông sản phải thực hiện nộp thuế nhập khẩu từng mặt hàng theo quy định của Nhà nước. Danh mục các mặt hàng nông lâm thuỷ sản và vật tư nông nghiệp rất nhiều. Vì vậy, đề nghị tra cứu tham khảo các văn bản sau: Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Quyết định số 112/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ Tài chính ban hành biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi

________________________________________

Họ tên: haichau

Địa chỉ: ha noi

Email: ngthanhhuongtt@yahoo.com

Tôi ở Miền Nam (HCM), tôi cần mua cây giống gỗ Sưa (Huỳnh Đàn) để trồng. Xin Bộ chỉ giúp địa chỉ mua cây giống tại Miền Nam (ở Miền Bắc thì có nhiều chỗ bán nhưng vì xa xôi không tiện đi lại mua và vận chuyển cây giống được). Xin cảm ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Cây Sưa là loài cây ít phổ biến, trong thời gian qua có một số thông tin không chính thức về thị trường nên một số địa phương đã sản xuất giống và tiêu thụ. Do thị trường đối với gỗ loài cây này chưa rõ ràng và không ổn định nên chúng tôi đề nghị quý vị cần cân nhắc thận trọng trước khi mở rộng diện tích gây trồng.

Về địa chỉ cung cấp giống: Do việc gây trồng loài cây này tại các tỉnh phía Nam cũng ít phổ biến nên chúng tôi giới thiệu để Quý vị có thể liên hệ với các đơn vị sản xuất kinh doanh giống đã được cấp "Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống" theo địa chỉ sau :

TT Tỉnh, TP/Đơn vị SXKDgiống Địa chỉ Đơn vị SXKD giống

I Thành phố Hồ Chí Minh

1 Công ty TNHH Phong San 357 Cộng Hòa, F.13, quận Tân Bình

2 Trung tâm DV Kỹ thuật Lâm nghiệp Cống số 7 đường Đặng Công Bỉnh, Ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh

3 Công ty TNHH Hương Trầm Cổng số 6 quân đội, đường Tân Sơn, quận Gò Vấp

4 Công ty TNHH Hưng Thành 47/3 Trần Quốc Toản, quận 3

5 Công ty CP Giống Lâm nghiệp vùng Nam Bộ Số 6 Nguyễn Thành Ý, phường Đa Kao, quận 1

II Tỉnh Đồng Nai

1 Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu Xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu

2 Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú Xã Phú Ngọc Huyện Định Quán

3 Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc Xã Xuân Tâm Huyện Xuân Lộc

4 Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ Thị trấn Trảng Bom Huyện Trảng Bom

5 DNTN Hoàng Kim Ngân (Công ty lâm nghiệp La Ngà) Xã Thanh Sơn Huyện Định Quán

6 Cơ sở ươm cây giống lâm nghiệp Phường Trảng Dài Thành phố Biên Hòa

7 Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa Phường Tân Biên Thành phố Biên Hòa

8 Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành Thị trấn Long Thành Huyện Long Thành

9 Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ - Trạm giống lâm nghiệp La Ngà Thị Trấn Tân Phú Huyện Tân Phú; Xã Phú Tân và Phú Lợi Huyện Định Quán

10 Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ - Trạm thực nghiệm mô hom và vườn ươm Long Thành Xã An Hòa Huyện Long Thành

11 Công ty TNHH Thuận Lâm Thị trấn Vĩnh An Huyện Vĩnh Cửu

12 Cơ cở vườn ươm cây giống số 1 Thị trấn Trảng Bom Huyện Trảng Bom

13 Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ-Trạm giống lâm nghiệp Bình Sơn Xã Bình Sơn Huyện Long Thành

Tuy nhiên các đơn vị này cũng có thể có hay không có cây con giống cây sưa vì họ có thể chỉ sản xuất theo nhu cầu thị trường, để biết rõ thông tin quý vị có thể trực tiếp liên hệ với họ.

Mọi thông tin cụ thể xin liên hệ về Phòng Phát triển rừng địa chỉ: phòng 407, nhà B9, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội theo số điện thoại sau để được giải đáp: ĐT: 04.38438812

Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị về lĩnh vực lâm nghiệp!

________________________________________

Họ tên: giangngocbe

Địa chỉ: ha tien, kien giang

Email: ngocbe_18@yahoo.com

làm sao để người dân đánh bắt thủy sản có thể bán hàng trực tiếp tới công ty chế biến thủy sản? lí do: vì chúng tôi thường bị ép giá. khi đánh bắt số lượng nhiều thì họ bắt đầu ép giá và chúng tôi bán trở nên khó khăn. không có một hợp đồng nào cho chúng tôi. đời sống không thể thay đổi được. mặc dù chúng tôi đã liên doanh lên tận công ty chế biến thủy sản để nhờ họ mua trực tiếp nhưng họ không chấp nhận. nguyên nhân chính là do quy tắc trong làm ăn kinh doanh. chúng tôi rất bất nãn vì dù chúng tôi sản xuất nhiều thì đời sống không khá lên rõ rệt được. giỏi lắm chỉ tiến lên chút nào thôi vì phần kia đã bị chặn lại bởi người thu mua. chúng tôi đi đánh bắt phải đương đầu với sóng gió, không những thế mà còn phải chiệu nạn ăn cắp trên biển. chính vì đời sống của ai cũng khó nên nạn ăn cắp ngày càng nhiều. thậm chí chúng tôi còn đánh nhau bằng đá, dao,..đó là dụng cụ vừa dùng đánh bắt và vừa giữ của cải khi chúng tôi trên biển. có những vụ đụng tàu với nhau lật tàu và bị thương chết chóc mà không ai hay biết. vậy chúng tôi đánh bắt để bị bốc lột hay sao? chúng tôi có thể liên doanh với nhau để bán hàng trực tiếp đến công ty chế biến thủy sản được hay không? nếu được thì xin bộ trưởng hãy liên lạc với công ty chế biến giùm chúng tôi để chúng tôi có thể bán tận nơi. chúng tôi gồm có 22 tàu. mỗi tàu có khoảng 4 đến 7 người. cuộc sống chúng tôi đang chờ ở bộ thứ trưởng để được tốt hơn.mong được sự trả lời sớm của bộ thứ trưởng.

cảm ơn.


Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để bán được sản phẩm hải sản của mình khai thác được thì việc việc liên kết với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là rất cần thiết nhằm đảm bảo ổn định đầu ra tiêu thụ sản phẩm khai thác theo các hợp đồng bán sản phẩm cho nhà máy chế biến. Ngoài ra việc liên kết giữa các đội tàu khai thác cũng cần được quan tâm thực hiện nhằm giảm chi phí, trao đổi thông tin về nguồn lợi, vùng khai thác, giá cả. Thực hiện tốt liên kết giữa các tàu khai thác thành tổ /đội khai thác sẽ tập trung được khối lượng lớn sản phẩm khai thác tạo ra ưu thế có cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp chế biến và có ưu thế trong thương thảo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến, giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đội tàu.

Để làm tốt việc liên kết với các doanh nghiệp chế biến và giữa các đội khai thác với nhau thì các tàu cần thống nhất đảm bảo việc phân loại và bảo quản sản phẩm, không sử dụng chất bảo quản không được phép theo quy định. Đây vừa là yêu cầu tiên quyết và bắt buộc đối với tàu khai thác hải sản.

Bên cạnh một số doanh nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm còn có những doanh nghiệp chế biến chỉ chuyên chế biến một số loại sản phẩm nên chủ tàu liên lạc với nhiều doanh nghiệp để thoả thuận hợp cung cấp nguyên liệu cho phù hợp vừa đảm bảo tiêu thụ hết tất cả các loại sản phẩm khai thác với giá hợp lý, nâng cao hiệu quả. Danh sách cụ thể của các doanh nghiệp chế biến hải sản liên quan có thể truy cập trên các trang tin của địa phương và các trang tin các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Hiệp hội VASEP (www.vasep.com.vn) ; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (www.nafiqaved.gov.vn); Trung tâm tin học và thống kê (www.agroviet.gov.vn).

________________________________________

Họ tên: nguyen thu hang

Địa chỉ: 6/2D ap Hung Lan Ba diem Hoc Mon tp.HCM

Email: thuhang8120@yahoo.com.vn

hien nay toi muon nhap khau mot so san pham moi nhu thuc an, hoa chat dung trong thuy san. Toi phai xin giap phep o dau ? thu tuc nhu the nao ? theo van ban nao? Xin cam on

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Người hỏi: Nguyễn Thu Hằng

Địa chỉ: 6/2D Ấp Hung Lan Ba Diệm Hoc Mon Tp. HCM

Email: thuhang8120@yahoo.com.vn

Câu hỏi:


Hiện nay tôi muốn nhập khẩu một số sản phẩm mới như thức ăn, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Tôi phải xin phép ở đâu? thủ tục như thế nào? Theo văn bản nao? Xin cám ơn!

Trả lời:


Để nhập khẩu một số sản phẩm mới như thức ăn, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Thủ tục trình tự trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản.

Đối với các sản phẩm mới lần đầu tiên nhập vào Việt Nam thì cần tham khảoQuyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 về việc bành hanhQuy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản

Hồ sơ gửi về Cục Nuôi trồng thuỷ sản số 10 Nguyễn Công Hoan – Hà Nội. Trong 05 ngày làm việc Cục có trách nhiệm thông báo cho bạn biết nếu hồ sơ cần còn thiếu cần bổ sung, trong 15 ngày trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cảm ơn bạn đã có câu hỏi!

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Kinh Thành

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Email: nguyenkinhthanhccln@gmail.com

Giá rừng chỉ tính bằng giá trị lâm sản mà không tính đến tác dụng phòng hộ và vai trò của Lâm nghiệp chỉ được tính bằng giá trị từ các lâm sản liệu đã dúng, đủ chưa ? Xin Quý Bộ cho biết;

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời :

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thì giá rừng có giá quyền sử dụng rừng đối với rừng tự nhiên và giá quyền sở hữu đối với rừng trồng. Giá quyền sử dụng rừng được tính toán cụ thể trên cơ sở các lợi ích của rừng đem lại trước mắt và trực tiếp là gỗ và lâm sản. Các giá trị về phòng hộ của rừng sẽ từng bước tính đến khi có chi trả về dịch vụ môi trường rừng.

Thông tư số 65/2008/TTLB-BNN-BTC ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày/28/3/2007 của Chính phủ được thực hiện theo tinh thần trên.

Đến nay Thông tư đã có hiệu lực được 9 tháng, tuy nhiên việc định giá các loại rừng tự nhiên trong điều kiện rừng nhiệt đới Việt Nam là công việc mới và khó khăn, cho đến thời điểm hiện tại nói chung các địa phương đang nghiên cứu và lập kế hoạch triển khai; công việc này đòi hỏi từng bước vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tổng hợp kết quả mới có thể có định giá rừng phù hợp.

- Vai trò của ngành lâm nghiệp ngoài những giá trị cung cấp và phòng hộ còn có giá trị nhiều mặt cả về môi trường, xã hội, an ninh quốc phòng...vv

Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý vị.

Họ tên: Phạm Thị Hương

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp & PTNT Lai Châu

Email: phamhuong301@yahoo.com

Trong thời gian qua, báo chí đề cập rất nhiều đến vấn đề tích tụ ruộng đất, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân. Và thấy còn rất nhiều vướng mắc trong quá trình chuyển đổi đất đai, nhất là đối với các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp cần nhiều đất để hoạt động. Vấn đề này Bộ đã có cách nào giải quyết phù hợp?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Gần đây báo chí đề cập nhiều đến vấn đề tích tụ ruộng đất, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân là vì khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng phải thích ứng với cuộc chơi theo cơ chế thị trường của kinh tế thế giới theo lộ trình cam kết của Việt Nam; phải cạnh tranh để tồn tại.

Muốn cạnh tranh và phát triển, ngành nông nghiệp phải tiến tới sản xuất hàng hoá quy mô lớn, với khối lượng sản phẩm lớn và chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng thực trạng đất nông nghiệp của Việt Nam được giao cho các hộ nông dân sử dụng, quy mô ruộng đất của các hộ nhỏ bé, manh mún, Quy mô diện tích của hộ như sau:

Đơn vị: (%)

Hạng mục Năm 2001 Năm 2006

< 0,5 ha 0,5 đến

< 2,0 ha 2,0 – 5,0

ha > 5,0


ha < 0,5 ha 0,5 đến

< 2,0 ha 2,0 – 5,0

ha > 5,0 ha

% Số hộ CẢ NƯỚC 67,13 27,46 4,94 0,47 63,59 29,45 6,23 0,73

(Nguồn Tổng cục thống kê)

Để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn phải tập trung, tích tụ ruộng đất và liên kết sản xuất. Nhưng quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất phải nhằm mục đích để sản xuất nông nghiệp; mặt khác quá trình tích tụ ruộng đất phải đi liền với việc từng bước đào tạo nghề cho nông dân để chuyển một bộ phận nông dân không còn ruộng đất sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Quá trình này phải được tiến hành hợp lý, đồng bộ để tránh tình trạng nông dân mất đất nhưng vẫn chưa được chuẩn bị để chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.

Để tích tụ ruộng đất được thì chúng ta phải sửa đổi những vướng mắc trong luật đất đai liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát đề xuất phương án sửa đổi bổ sung Luật đất đai..

Hướng đề xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT là:

- Đối với các Doanh nghiệp và HTX nông nghiệp: khuyến khích Doanh nghiệp, HTX nông nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất - chế biến – tiêu thụ nông sản; đầu tư vào nông nghiệp, có chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, thuế, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật ...

Riêng vấn đề đất cho doanh nghiệp và HTX hướng giải quyết như sau:

1. Các doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất nông nghiệp có thể thực hiện theo 2 phương thức:

a. Liên kết sản xuất với nông dân (đất của nông dân, nông dân tổ chức sản xuất; Doanh nghiệp hỗ trợ quy trình kỹ thuật sản xuất, giống, vật tư phân bón ... và chế biến tiêu thụ sản phẩm) mô mình này đã có ở một số ngành Mía đường, rau quả, nuôi cá tra, ba sa ...

b. Doanh nghiệp thuê đất của nông dân, nhận chuyển nhượng đất, vận động nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, khi đó nông dân là cổ đông của doanh nghiệp,

2. Đối với các HTX nông nghiệp: nhà nước đã có chính sách giao đất không thu tiền sử dụng đất để HTX xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, xưởng chế biến ... (theo quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ), nếu HTX chưa được giao đất đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để giải quyết.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Cong Thuc

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc giang

Email: so_nnptnt_vt@bacgiang.gov.vn

Các doanh nghiệp chế biến nông sản Bắc Giang cần nguồn vốn lớn (khoảng 10 triệu USD) để thu mua nông sản cho nông dân? Để được hưởng hỗ trợ lãi xuất theo Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ các ngân hàng yêu cầu các công ty phải có bảo lãnh tín dụng, song (vốn +Tài sản) của các Công ty để bảo lãnh tín dụng rất thấp. Bộ và TW có biện pháp nào để tháo gỡ ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Câu hỏi do ông đặt ra là ngoài QĐ 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 vv Hỗ trợ lãi suất cho tổ chức cá nhân vay vốn NH để SX kinh doanh và ngoài qui định tại Thông tư sôa 02/2009/TT-NHNN nagỳ 3/2/2009 Qui định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi xuất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn NH để SXKD. Vì vậy, Chúng tôi xin tiếp thu và làm công văn đề nghị NHNN trả lời việc này.

Mong ông thông cảm

________________________________________

Họ tên: tran thanh man

Địa chỉ: cty lam nghiep ha thanh

Email: man.hathanh@yahoo.com.vn

1. Bộ NN&PTNT, cùng các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp liên quan có ý kiến nào chỉ đạo cho các đơn vị chủ rừng (các Cty lâm nghiệp) chuẩn bị các bước công việc nào để chuẩn bị cho việc cấp chứng chỉ rừng FSC đó ko? Nếu có thì tại văn bản nào?

2. Hỏi về kinh phí quản lý bảo vệ- phòng cháy, chữa cháy rừng: Hiện tại Cty tôi công tác, đang quản lý khoảng hơn 920,0 ha rừng trồng, cây keo lá tràm, trồng trong những năm 1995- 2001. Trước đây diện tích rừng trồng này được trồng từ nguồn vốn chường trình 327-CP, và dự án 661 (5 triệu ha rừng), trồng phòng hộ, trên thực bì là cỏ tranh lau lách.v.v., đến năm 2008 tỉnh Bình Định qui hoạch chi tiết 3 loại rừng, diện tích này được qui hoạch cho đất với mục đích sản xuất.

Năm 2008, Cty đang có kế hoạch đăng ký khai thác khoảng 150 ha để trồng lại rừng kinh doanh, sẽ còn quản lý bảo vệ PCCCR tiếp tục cho 770,0 ha còn lại. Và theo tôi được biết, khi khai thác rừng trồng trên đất phòng hộ chuyền qua đất sản xuất theo qui hoạch 3 loại rừng thì toàn bộ chi phí thu được phải nộp cho ngân sách nhà nước, Cty không được quyền giữ lại.

Xin hỏi: Kinh phí để đầu tư cho việc QLBV_PCCCR năm 2009 của 770,0 ha còn lại này sẽ được bố trí từ nguồn vốn nào? Có văn bản nào qui định về phân bổ nguồn vốn này ko?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Theo yêu cầu của Quý vị chúng tôi xin trả lời như sau:

1, Chứng chỉ rừng là giấy chứng nhận cho khu rừng cụ thể đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí về quản lý rừng bền vững của các tổ chức có mối quan tâm cụ thể và thường được nhiều tổ chức và quốc gia thừa nhận, ví dụ như tổ chức FSC. Chứng chỉ rừng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của chủ rừng, Nhà nước không bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng do các tổ chức độc lập và được uỷ thác thực hiện và không có sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước.

Để được chứng chỉ rừng (hiện nay ở nước ta phổ biến là chứng chỉ rừng FSC), chủ rừng phải thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững (như 10 nguyên tắc của Hội đồng quản trị rừng quốc tế FSC). Để được biết các nguyên tắc, tiêu chuẩn này, đề nghị quý vị truy cập vào website theo địa chỉ: http://www.FSC.org

Để được cấp chứng chỉ rừng, việc quan trọng nhất là chủ rừng phải xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững cho khu rừng muốn cấp chứng chỉ. Để giúp các chủ rừng có những chuẩn bị cần thiết và đáp ứng được yêu cầu chứng chỉ rừng phù hợp với điều kiện của Việt Nam, Cục Lâm nghiệp đã ban hành “Hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng theo mục tiêu bền vững” kèm theo văn bản số: 1369/CV-SDR ngày 18/9/2007; trong hướng dẫn đã đề cập cụ thể đến các nội dung cần thực hiện để xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng cho đối tượng chủ rừng cụ thể. Do nội dung của tài liệu hướng dẫn rất chi tiết, đề nghị quý vị có thể liên hệ với Phòng Sử dụng rừng, Cục Lâm nghiệp, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại 04.38438813 để được nhận tài liệu.

Ngoài ra, để được biết thêm chi tiết về chứng chỉ rừng, đề nghị quý vị liên hệ theo địa chỉ: Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, số 114 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, số điện thoại: 04.37552220, thư điện tử: Vietnam fsc@yahoo.com.

2, Về cơ chế và chính sách xử lý đối với rừng trồng là rừng phòng hộ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước (theo 327 và 661), nay được chuyển sang rừng sản xuất sau quy hoạch 3 loại rừng:

- Về kinh phí quản lý bảo vệ rừng và PCCR đối với loại rừng này, về nguyên tắc, các đơn vị thực hiện bằng nguồn tự có và từ nguồn hưởng lợi. Theo quy định tại điều 6 quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015 được quy định như sau:

Về quyền lợi:

+ Đối với những diện tích rừng mà hộ gia đình, tổ chức ngoài quốc doanh đã nhận khoán tất cả các công đoạn, từ trồng rừng, chăm sóc đến bảo vệ thì sẽ được ưu tiên chuyển sang hợp đồng khoán ổn định lâu dài, hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Đối với những diện tích rừng mà hộ gia đình chỉ nhận khoán công đoạn bảo vệ rừng (đang nhận khoán bảo vệ): khi khai thác hộ gia đình được hưởng bổ sung tiền bảo vệ rừng, trung bình là 200.000 đồng/ha/năm bảo vệ từ tiền bán gỗ khai thác của diện tích nhận khoán quản lý bảo vệ. Mức cụ thể do các chủ rừng đề nghị, UBND cấp huyện quyết định cụ thể.

2. Về nghĩa vụ: khi khai thác sản phẩm rừng trồng chủ rừng phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, để xây dựng Quỹ phát triển rừng của xã và Quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%. Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.

Trường hơp toàn bộ nguồn thu được phải nộp cho ngân sách nhà nước, thì kinh phí từ nguồn thu cần tiếp tục đầu tư cho việc QLBV và PCCCR

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã dự thảo Hướng dẫn cụ thể về vấn đề này và đang lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, các ngành có liên quan trên cơ sở đó ban hành thực hiện.

Cám ơn sự quan tâm của Quý vị.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Thị Thùy

Địa chỉ: Phủ Lý

Email: sonn97@gmail.com

Chúng tôi không xem được Bài phát biểu của đ/c Bộ trưởng Cao Đức Phát vào hồi 8h030 ngày 20/3/2009. Đề nghị đơn vị cho biết đường truyền sao bị lỗi thường xuyên vậy.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Mời bạn vào Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ sau: www.agroviet.gov.vn hoặc www.mard.gov.vn, chuyên mục trang video hoặc tại trang giao lưu http://gltt.mard.gov.vn

Xin cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk

Địa chỉ: 47 Nguyễn Tất Thành, Buôn Ma Thuột

Email: sonnptntdl@vnn.vn

Các Công ty lâm nghiệp chưa chủ động được việc khai thác gỗ rừng tự nhiên theo phương án điều chế rừng mà chỉ khai thác gỗ theo chỉ tiêu được giao. Vì vậy để chủ động triển khai theo phương án sản xuất kinh doanh của các đơn vị đề nghị được khai thác theo phương án điều chế rừng và tiến đến xây dựng phương án quản lý rừng bền vững để được khai thác theo năng lực rừng mà không cần phân bổ theo chỉ tiêu.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Từ năm 2005, Bộ NN&PTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với một số lâm trường, công ty lâm nghiệp và cho thực hiện việc khai thác rừng tự nhiên theo phương án quản lý rừng bền vững ( khai thác theo năng lực rừng) và đã được Thủ tướng đồng ý.

Triển khai chủ trương này, Bộ đã chọn 14 lâm trường đại diện cho các vùng sinh thái xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững (có 9 lâm trường tự làm, 5 lâm trường do dự án Quốc tế tài trợ). Đến nay, 4 phương án đã được Bộ thẩm định để UBND các tỉnh quyết định cho thực hiện, cụ thể:

- Phương án của Công ty Lâm nghiệp Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã được tỉnh phê duyệt từ năm 2007cho thực hiện từ năm 2008 (Công ty đã được khai thác theo năng lực rừng: 7.000m3/năm - trước đây là 3.000m3/năm)

- 3 Phương án: Công ty Lâm nghiệp MĐrăk, Công ty Lâm nghiệp Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) và Lâm trường Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, hiện đang làm thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt cho thực hiện từ năm 2009. Cả 3 đơn vị này, Bộ đã cho phép khai thác theo đúng năng lực rừng được xác định trong phương án.(Công ty Lâm nghiệp MĐrăk: 7.000m3/năm, Công ty Lâm nghiệp Krông Bông: 8.000m3/ năm, Lâm trường Đắk Tô 8.000m3/năm)

Theo kế hoạch và hy vọng trong năm 2009 sẽ thẩm định và phê duyệt 10 phương án còn lại, đồng thời tiến hành sơ kết những phương án đã triển khai. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ hướng dẫn các chủ rừng trong cả nước xây dựng phương án QLRBV và chính thức trình Thủ tướng Chính phủ sau năm 2010, không áp dụng việc giao chỉ tiêu sản lượng khai thác hàng năm mà khai thác theo phương án QLRBV, những chủ rừng nào không có phương án được duyệt sẽ không được khai thác (kể cả trường hợp đã có phương án Điều chế rừng được duyệt)



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương